Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

HỌC SINH CÁ BIỆT

PHẦN I : Đặt vấn đề

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Câu nói trên như một chân lý khẳng định đạo đức con người là yếu tố quan trọng để tạo nên một nhân cách hoàn thiện.

Dù ở thời đại nào, xã hội nào, bất cứ đâu, đạo đức con người cũng được đặt lên hàng đầu. Ở xã hội hiện nay, với nền kinh tế phát triển thì vấn đề đạo đức giáo dục con người được mọi người quan tâm hơn, để ý đến nhiều hơn.

Với tư cách là một cán bộ quản lý, nhiều năm liền tôi luôn trăn trở về việc “Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt”.

Giáo dục học sinh bình thường đã khó, giáo dục học sinh cá biệt lại càng khó hơn. Nên tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt” nhằm đem những kinh nghiệm thực tiễn của mình để làm kinh nghiệm chung cho giáo viên của trường.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁ BIỆT ---@&?--- PHẦN I : Đặt vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Câu nói trên như một chân lý khẳng định đạo đức con người là yếu tố quan trọng để tạo nên một nhân cách hoàn thiện. Dù ở thời đại nào, xã hội nào, bất cứ đâu, đạo đức con người cũng được đặt lên hàng đầu. Ở xã hội hiện nay, với nền kinh tế phát triển thì vấn đề đạo đức giáo dục con người được mọi người quan tâm hơn, để ý đến nhiều hơn. Với tư cách là một cán bộ quản lý, nhiều năm liền tôi luôn trăn trở về việc “Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt”. Giáo dục học sinh bình thường đã khó, giáo dục học sinh cá biệt lại càng khó hơn. Nên tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt” nhằm đem những kinh nghiệm thực tiễn của mình để làm kinh nghiệm chung cho giáo viên của trường. a) Chủ quan : Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức học sinh được xã hội quan tâm rất nhiều. Đặc biệt là người làm công tác giáo dục, rất băn khoăn lo lắng cho một số học sinh, tác phong đạo đức ngày càng suy giảm. Là lứa tuổi thanh thiếu niên, đây là lứa tuổi chuyển giao giữa trẻ con và người lớn nên tâm lý của các em chưa ổn định, dễ bị kích động. Về chủ quan ta không thể nói về một phía là do tâm lý của các em mà ta phải nhận thức một phần lớn đạo đức các em có suy giảm hoặc do giáo viên giải quyết tình huống còn non kém, thiếu kinh nghiệm, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của các em. Và từ đó làm cho các em có những thái độ, hay hành vi vô lễ với thầy cô giáo, hoặc trong nhận thức giáo viên còn nhiều tư tưởng lạc hậu, thầy cô bao giờ cũng là người làm đúng, học sinh chỉ biết nghe, biết làm theo, không được phản kháng dù đúng hay sai. b) Khách quan : Hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục nhân cách con người. Hiện nay xã hội có nhiều thay đổi, nhất là sự thay đổi để phù hợp với sự đi lên của xã hội và nền kinh tế nước ta trên đà phát triển. Một trong những yếu tố tác động hàng đầu lên nhân cách con người đó là môi trường sống của các em (gia đình, nhà trường và xã hội). Nếu một học sinh sống trong một xóm một phường, một khu phố nào đó có môi trường sống phức tạp như trong gia đình cha mẹ không gương mẫu anh chị em không hòa thuận, v.v. Về tâm lí các em bị ảnh hưởng rất nhiều. Có nhữnh gia đình còn quan niệm lạc hậu cho rằng “con nít thì biết gì” vì vậy các em thường vô lễ, hay có những hành động không đúng,cha mẹ chỉ biết quở mắng qua loa,mà không biết rằng từ những việc nhỏ trên làm ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ suốt cuộc đời. Hoặc ở vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa thiếu phương tiện đi lại,thiếu những thông tin liên lạc, cũng làm ảnh hưởng đến đạo đức các em. Nếu nơi nào cơ sở vật chất đầy đủ, các em được đọc sách báo đăng tải, cập nhật hàng ngày cho các em thấy được “Gương người tốt việt tốt” cũng hình thành nên đạo đức cho học sinh. PHẦN II : Với tính chủ quan và khách quan nêu ở phần trên sau đây là những biện pháp cơ bản giáo dục nhữnh học sinh cá biệt. a) Quan tâm đến hoàn cảnh gia đình : Trong trường học mỗi học sinh đều có hoàn cảnh riêng, có em được sống trong tình thương yêu của cha mẹ, ông bà, nhưng có em lại sống trong gia đình không hạnh phúc, hoặc những em cha mẹ bỏ nhau phải nương tựa vào ông bà, cô bác. Do đó những em này hay có mặc cảm về bản thân, không người chăm sóc dạy bảo. Trong trường hợp này giáo viên không nên xoáy xâu vào nổi đau của các em, mà cần phải nhẹ nhàng khuyên bảo, động viên bằng nhiều hình thức khác nhau. F Ví dụ : học sinh A vi phạm rất nhiều lần như không thuộc bài, không làm bài, đi học trễ ,có biểu hiện cộc cằn với bạn bè, mỗi lần vi phạm giáo viên gọi lên kiểm điểm, em A chỉ biết khóc. Khi giáo viên đến tận gia đình để tìm hiểu nguyên nhân được biết cha mẹ em ly dị nhau, khiến em dao động tâm lý mà bỏ học. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp khác, cha mẹ sống trong gia đình không hợp nhau, chửi mắng suốt ngày và trút giận lên đầu con cái. Cách đây vài tháng ở lớp 9 của một trường trung học cơ sở. Người cha vì tức giận con vào lớp vô lễ với thầy cô, về nhà đánh con rất thô bạo, làm cho em học sinh đó hoảng sợ bỏ nhà ra đi. Ở trường hợp này vai trò thầy cô rất cần thiết, giáo viên nên gặp gỡ với phụ huynh tìm ra biện pháp hay nhất gọi em về, để em tiếp tục học tập và sau đó giáo viên đừng làm cho em mặc cảm, phải biết cách khuyên răng, giảng giải cho em hiểu gia đình nhà trường rất quan tâm tới em và việc học rất cần cho tương lai em sau này. b) Động viên và khuyến khích : Động viên và khuyến khích cũng là một hình thức để giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao nhất. Trong giờ sinh hoạt cuối tuần, giáo viên thường có phần tổng kết những vi phạm của học sinh hoặc những hình thức khen thưởng những em có thành tích học tập tốt. Riêng những em học sinh cá biệt giáo viên nên quan tâm nhiều hơn bằng cách mua vài quyển tập cho em “Chỉ cần có sự tiến bộ dù nhỏ” cũng đủ cho em yêu trường yêu lớp nhiều hơn. c) Giáo dục phải mang tính thuyết phục : Là một giáo viên được nhà nước giao trách nhiệm truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách học sinh. Về phía học sinh nhìn vào thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Do đó mỗi cử chỉ, mỗi lời nói của thầy cô mang tính sư phạm. Giáo viên phải biết kiềm chế khi học sinh có những lời nói hoặc hành động vô lễ. Vào những ngày cuối tuần nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm thường hay phê bình kiểm điểm, thậm chí quở phạt la rầy những em vi phạm. Có một trường hợp nêu lên đây để thấy rằng qua tính thuyết phục đem đến kết quả tốt. - Trường hợp của em T ở lớp 9D là một học sinh cá biệt, giáo viên dạy lớp rất than phiền về em, vô lễ hổn láo, ngang bướng và thường xuyên nói leo, lúc nào cũng quậy phá làm mất trật tự trong lớp. Có nhiều giáo viên cho rằng tính tình em học sinh T “Không bình thường”. Giáo viên lơ là, mặc kệ cho em, thích thì học, không thích thì thôi, không cần quan tâm tới, có thầy cô còn sợ trả thù, từ sự không quan tâm của thầy cô làm cho em T mỗi ngày thể hiện sự vô lễ ra mặt. Tình huống trên lãnh đạo trường có biện pháp thuyết phục em. Trước hết gọi em T lên văn phòng, cho em suy nghĩ là học tốt hay trả về gia đình. Sau đó em T xác định là học, tình huống trên có chiều hướng tốt đối với tính thuyết phục, mỗi ngày tôi đến thật sớm gọi em T lên 15 phút đầu giờ, dùng lời lẽ thuyết phục em. F Ví dụ : Em học cho em sao này, việc học rất cần với em, không học lớn lên thua kém bạn bè, không chữ nghĩa bị mọi người khi dễ vv Sau hai tuần em T có chuyển biến tốt, nghiêm túc trong các giờ học. Nhiều thầy cô nói đùa em T “Bình thường lại rồi”. Tính thuyết phục rất cần thiết đối với các em, nếu thuyết phục không tốt đem đến hậu quả không tốt đó cũng là một bài học cho giáo viên nói chung và người làm công tác quản lý nói riêng. d) Sử dụng tình huống trong phương pháp sư phạm : Khi chọn nghề sư phạm giáo viên phải chấp nhận có những tình huống khó xử, không tình huống nào giống tình huống nào. Nếu giáo viên biết xử lí tốt làm cho học sinh vâng lời, nếu học sinh cá biệt biết vâng lời thì giáo dục học sinh khác sẽ dễ dàng hơn. F Ví dụ : Khi một học sinh M mang tiền vào lớp, giờ ra chơi bị mất tiền. Một học sinh khác đã thấy em K là một học sinh cá biệt ngồi ngay bàn của em M. Trước khi bị mất tiền. Giáo viên không nên áp đặt cho em K lấy cấp tiền của em M, xử lý tình huống trên không khéo dễ gây mâu thuẫn với những em khác. Vì vậy giáo viên nên gặp riêng em K để tâm sự, tác động đến việc mất tiền của em M và nêu lên việc làm của em thầy cô đã biết nhưng em phải thành thật, thầy cô hứa sẽ không tiết lộ người lấy tiền. Kết quả ngay sau đó em K mang số tiền trả lại cho bạn. Trong những năm gần đây, một số học sinh cá biệt thường vi phạm nội qui nhà trường, bị đình chỉ học tập, cũng có những em tự ý bỏ học vì không theo kịpbạn bè, có em bỏ học giữa chừng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có em thì ham chơi vì sự rủ rê của chúng bạn . v.v. . @ Biện pháp : Liên hệ gia đình giúp các em trở lại trường học, vì các em nầy nghỉ học sẽ là một gánh nặng cho xã hội. @ Kết quả : Một số em sau nầy từ học sinh yếu kém trở thành học sinh tiên tiến và hoạt động tích cực phong trào của trường. Có em là học sinh cá biệt nhưng bây giờ các em lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, biết giúp đỡ gia đình, đó là kết quả của sự phấn đấu không mệt mõi của giáo viên trong ngành sư phạm nói riêng, của ngành giáo dục nói chung. Bác Hồ nói : “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” F Kết luận : Trên đây là một số phương pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cho học sinh, trong đó có học sinh cá biệt mà bản thân tôi đã thực hiện được. Tuy nhiên đây mới chỉ là sáng kiến kình nghiệm riêng cho bản thân. Vì vậy điều mà tôi muốn nói lên đây, giáo dục đạo đức học sinh cần phải kiên trì, cần nhiều thời gian để giáo dục. Nếu chúng ta không biết kết hợp nhiều biện pháp giáo dục dễ đưa các em đến chỗ hư hỏng đi hoang. Xin mượn hai câu thơ sau đây của Bác Hồ để kết thúc đề tài : “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Cà Mau, ngày 19 tháng 05 năm 2008 NGƯỜI VIẾT NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÕ THỊ SÁU Phường 6, ngày tháng năm 2008 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC THÀNH PHỐ CÀ MAU Phường 6, ngày tháng năm 2008 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docSKKN_Co-Sac.doc