Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc - Hiểu văn bản cho học sinh trong chương trình ngữ văn 7

Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương đều được chọn lọc trong kho tàng văn hoá của dân tộc và nhân loại. Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến nghệ thuật ngôn từ, hình tượng, sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Văn chương như một khối đa diện nhiều mầu tuỳ theo chỗ đúng, cách nhìn của người xem mà phát hiện ra vẻ đẹp khác nhau của nó. Từ xưa người ta đã nhận thấy tác dụng to lớn của văn chương khi nó phục vụ cho những lý tưởng cao cả, những sự nghiệp chân chính. Trước hoạ ngoại xâm, chỉ một bài thơ của Lý Thường Kiệt, một bài hịch của Trần Quốc Tuấn hoặc bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi không kém gì những binh hùng tướng mạnh.Hơn bất cứ hoạt động ý thức tinh thần nào, văn học nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn huyền diệu vô tận của cuộc sống tâm linh, của số phận, tính cách con người.

MacXim Gooc-ki nói: "Văn học giúp con người biểu hiện được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý" Các văn bản văn chương chắp cánh để các em học sinh đến với một thời đại văn minh, với mọi miền đất nước, mọi nền văn hoá dân tộc, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn sống hướng các em tới đỉnh cao của cái đẹp trong cuộc sống.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc - Hiểu văn bản cho học sinh trong chương trình ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh trong chương trình ngữ văn 7 A. Phần mở đầu: I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận. Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương đều được chọn lọc trong kho tàng văn hoá của dân tộc và nhân loại. Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến nghệ thuật ngôn từ, hình tượng, sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Văn chương như một khối đa diện nhiều mầu tuỳ theo chỗ đúng, cách nhìn của người xem mà phát hiện ra vẻ đẹp khác nhau của nó. Từ xưa người ta đã nhận thấy tác dụng to lớn của văn chương khi nó phục vụ cho những lý tưởng cao cả, những sự nghiệp chân chính. Trước hoạ ngoại xâm, chỉ một bài thơ của Lý Thường Kiệt, một bài hịch của Trần Quốc Tuấn hoặc bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi không kém gì những binh hùng tướng mạnh...Hơn bất cứ hoạt động ý thức tinh thần nào, văn học nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn huyền diệu vô tận của cuộc sống tâm linh, của số phận, tính cách con người. MacXim Gooc-ki nói: "Văn học giúp con người biểu hiện được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý" Các văn bản văn chương chắp cánh để các em học sinh đến với một thời đại văn minh, với mọi miền đất nước, mọi nền văn hoá dân tộc, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn sống hướng các em tới đỉnh cao của cái đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy mà việc rèn luyện kỹ năng Đọc - hiểu văn bản cho học sinh trong nhà trường là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng của chất lượng giờ dạy. 2. Cơ sở thực tiễn. Từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục thực hiện chương trình thay sách giáo khoa đại trà ở bậc Tiểu học và THCS. Đồng thời thực hiện việc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng toàn diện các môn học. Việc thay sách đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời đại nhằm phát huy và kế thừa những ưu điểm loại bỏ hạn chế của SGK cũ, đưa giáo dục nước ta tiếp cận với nền khoa học giáo dục tiên tiến của thế giới, giúp học sinh có tư tưởng tình cảm cao đẹp. Năm học 2007 - 2008 tổng kết 5 năm thay sách giáo khoa đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Việc đổi mới chương trình Ngữ văn THCS theo quan điểm tích hợp đòi hỏi cả sự đổi mới về phương pháp giảng dạy. Tuy vậy, chúng ta vẫn phát huy và kế thừa được nhiều phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại, lấy học sinh làm chủ thể, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo nhằm phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc học. Thực tế nhiều học sinh chưa có hứng thú học tập, soạn bài qua loa, sơ sài, đọc và cảm thụ văn yếu. Từ những suy nghĩ trên tôi xin trình bày một số ý kiến về: Phương pháp rèn kỹ năng Đọc - hiểu cho học sinh môn Ngữ văn 7. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. 1. Mục đích. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi còn mải chơi, nhiều em chưa coi trọng đúng mức việc học tập bộ môn, khả năng tư duy tổng hợp yếu. Đối với tác phẩm dài hoặc đoạn trích còn ngại đọc hoặc đọc bài qua loa. Việc chuẩn bị bài sơ sài, chưa kỹ, chưa sâu. Muốn học sinh chiếm lĩnh được tác phẩm vai trò của thầy trong quá trình dạy học rất quan trọng, thầy phải hướng dẫn trò chủ động tự giác tiếp cận văn bản qua việc Đọc - hiểu ở nhà cũng như trong quá trình phân tích trên lớp. 2. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Dạy học là quá trình vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn. Hoạt động dạy học nhằm chiếm lĩnh giá trị của tác phẩm văn chương bằng nhiều thao tác tiếp nhận, sáng tạo đồng bộ và đặc trưng phù hợp quy luật tư duy nghệ thuật để tạo nên sự nhất quán về hình tượng, tạo nên sự toàn vẹn bức tranh nghệ thuật, đảm bảo về thẩm mỹ, giá trị tư tưởng tác phẩm. Cụ thể là phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đọc sáng tạo, đọc diễn cảm, phân tích... 3. Phạm vi nghiên cứu. Đối tượng: Học sinh lớp 7. Đề tài: Phương pháp rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh B. Nội dung - Phương pháp cụ thể. 1. Xác định tầm quan trọng của khâu Đọc - hiểu văn bản. Đọc và hiểu văn bản là một khâu vô cùng quan trọng giúp học sinh cảm thụ văn bản một cách có hệ thống sẽ giúp học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp. Đọc - hiểu văn bản không nhằm diễn đạt hai hoạt động tách rời là Đọc và hiểu mà "Đọc" ở đây diễn ra theo các bám sát, luồn sâu vào văn bản để giúp học sinh "Giải mã" văn bản, nghĩa là xác lập được giá trị của văn bản theo cách cảm và hiểu của người đọc. Như thế bản chất của đọc hiểu văn bản trong bài học Ngữ văn chính là hoạt động tìm tòi phân tích. Và "Hiểu" văn bản theo mục tiêu cụ thể của phần văn trong mục tiêu của bài Ngữ văn lớn. Chúng ta có nhiều hình thức dạy học Đọc - hiểu văn bản. Giảng văn, bình văn cũng là Đọc - hiểu nhưng đó là đọc hiểu của người dạy. Đọc diễn cảm cũng là Đọc - hiểu nhưng ở góc độ cảm tính. Còn Đọc - hiểu ở mức độ sâu sắc đối với người học sẽ là chiếm lĩnh văn bản bằng đối thoại lấy câu hỏi do thầy thiết kế làm phương tiện. Đây là hình thức dạy học văn quan trọng hàng đầu, bởi hệ thống câu hỏi cảm thụ phân tích văn có khả năng kích thích, khơi dậy năng lực cảm và hiểu văn theo nỗ lực và kinh nghiệm riêng của người học mà vẫn giữ được những định hướng giáo dục cụ thể của một bài Ngữ văn mới là chứng cớ cho một quan niệm đúng đắn về bản chất của môn học: " Đọc - hiểu văn bản" ở môn ngữ văn. 2. Phương pháp Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn 7. Muốn học sinh cảm thụ được văn bản thì công việc của giáo viên giảng dạy Ngữ văn không dừng lại ở việc xây dựng câu hỏi đúng, hay tạo cơ hội tự bộc lộ cảm thụ văn bản của người đọc mà còn phải định hướng được câu trả lời của học sinh. Định hướng trả lời chứ không áp đặt bày sẵn cách trả lời. Vì vậy vai trò hướng dẫn của người dạy văn không thể loại trừ nhiệm vụ đó. Việc hướng dẫn học sinh hiểu được văn bản trải qua các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu về tác giả - tác phẩm. Bước này giúp học sinh nắm được nét tiêu biểu của tác giả, hoàn cảnh sách tác, sự nghiệp sáng tác của tác giả (giáo viên sưu tầm tranh ảnh, chân dung cuộc đời và sự nghiệp của tác giả trong chương trình). Thông qua việc học sinh hiểu được tác giả, tác phẩm, các em sẽ hứng thú say sưa, tìm tòi nghiên cứu về nội dung văn bản. Bước 2: Đọc văn bản. Muốn học sinh cảm thụ và hiểu nội dung của văn bản thì việc đọc văn bản giữ vai trò quan trọng. Việc đọc của học sinh (đọc ở nhà, đọc ở lớp): - Đọc ở nhà: Để giúp học sinh hiểu nội dung và soạn bài trước ở nhà. Yêu cầu đọc to, rõ ràng hoặc đọc thầm, đọc diễn cảm. - Đọc ở lớp: Giúp học sinh mạnh dạn trình bày trước tập thể qua đó rèn các phát âm, đọc diễn cảm, cách đọc phân vai... Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thật cụ thể về từng cách đọc: + Đọc thầm: Giúp các em tập trung cao, thâm nhập văn bản một cách nhanh chóng bao quát nội dung bài. + Đọc diễn cảm: Thể hiện được tình cảm của người đọc đối với nội dung văn bản. Tuỳ theo thể loại mà có cách đọc khác nhau. Ví dụ: + Đối với văn bản: " Cuộc chia tay của những con búp bê" - Khánh Hoài Giọng đọc: phân biệt rõ giữa lời kể, các đối thoại, diễn biến tâm lý của nhân vật người anh, người em qua các chặng chính: ở nhà - ở lớp - ở nhà. Học sinh đọc - Giáo viên cùng học sinh nhận xét cách đọc (khuyến khích, động viên những học sinh đọc tốt), uốn nắn những học sinh đọc chưa đúng yêu cầu của văn bản. + Cách đọc của văn bản nhật dụng: Chú ý đến thể loại bút kí giới thiệu vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở Cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giầu có về làn điệu, tinh tế và độc đáo trong cách biểu diễn và thưởng thức với những nghệ sỹ chuyên nghiệp, rất đỗi tài hoa. Đối với văn bản"Ca Huế trên sông Hương" - Hà Minh ánh, giáo viên cùng học sinh đọc tòan bài một lần. Yêu cầu đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt và câu rút gọn. + Đối với các bài tục ngữ: Vì đặc điểm, cấu trúc của tục ngữ ngắn gọn nội dung thông báo hoàn chỉnh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc cụ thể: Văn bản "Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất": Đọc với giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối ở giữa hai vế câu: Nuôi lợn ăn cơm nằm / Nuôi tằm ăn cơm đứng. Đêm tháng năm/ chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười/chưa cười đã tối. + Đối với văn bản "Cổng trường mở ra" - Lí Lan, yêu cầu học sinh đọc giọng dịu dàng chậm rãi, đôi khi thầm (khi nhìn con đang ngủ) giọng đọc hết sức tình cảm, có khi giọng xa vắng (hồi tưởng ngày xưa bà ngoại đã dẫn mình đến lớp), giọng hơi hơi buồn (khi bà phải đứng ngoài cổng trường). +Đối với văn bản: "Quan âm Thị Kính" - Thể loại chèo cổ. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc phân vai (nhập vai nhân vật thể hiện qua giọng đọc). - Người dẫn chuyện: Đọc tên các nhân vật, các lời chỉ dẫn làn điệu ca, hành động trong ngoặc đơn. Giọng chậm, rõ, bình thản. - Nhân vật Thiện Sĩ: Giọng hốt hoảng, sợ hãi. - Nhân vật Thị Kính: Giọng từ tốn âu yếm, ân cần, chuyển sang đau đớn, nghẹn tủi, thê thảm , rồi buồn bã chấp nhận và có phần bình tĩnh kìm nén khi đã quyết định hành động. - Nhân vật Sùng Bà: Giọng nanh nọc, ác độc, lấn lướt, có lúc quát thét, có lúc đay nghiến, chì chiết, có lúc thắt buộc, khẳng định vu hãm, có lúc hả hê, khoái trá... - Nhân vật Sùng Ông: Giọng lèm bèm vì nghiện ngậm, a dua với vợ, tàn nhẫn thô bạo, đắc ý vì lừa được thông gia Mãng Ông khốn khổ. - Nhân vật Mãng Ông: Hai câu đầu giọng mừng vui, tự hào, hãnh diện vì con gái. Các câu sau giọng ngạc nhiên, đau khổ và bất lực phải cam chịu. (Yêu cầu học sinh đọc giọng phù hợp với vai của nhân vật). Để cho học sinh đọc đúng, đọc hay, vệc rèn đọc giáo viên cần uốn nắn sửa lỗi phát âm cho học sinh thật tỉ mỉ, chi tiết. Đối với những văn bản có nhân vật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhập vai để đọc. "Đọc" là khâu quan trọng giúp học sinh hiểu văn bản. Bước 3: Tìm hiểu chú thích Muốn học sinh hiểu văn bản, việc hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa các từ khó (chú thích) cũng giúp học sinh có chuẩn mực sử dụng từ, dùng từ đúng khi nói và viết, việc hiểu nghĩa của từ giúp học sinh hiểu nội dung văn bản. Vì vậy việc tìm hiểu chú thích cũng là khâu hiểu nghĩa của từ trong văn bản, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dung của văn bản. Bước 4. Hiểu nội dung văn bản. Sau khi học sinh đọc văn bản, tìm hiều bố cục văn bản, học sinh muốn hiểu đựơc văn bản trước tiên các em phải biết chia đoạn (nêu bố cục) văn bản. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm bố cục ở phần chuẩn bị bài ở nhà trước. Đến lớp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm bố cục nhanh và chính xác hơn. Ví du: Văn bản "Cổng trường mở ra" - Lí Lan. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu cầu trúc văn bản (?). Theo dõi nội dung văn bản "Cổng trường mở ra", hãy cho biết bài văn kể chuyện nhà trường, chuyện đưa con đến trường hay biểu hiện tâm tư của người mẹ? - Biều hiện tâm tư của người mẹ. (?). Nếu thế, nhân vật chính trong văn bản là ai ? - Người mẹ. (?). Tự sự là kể người, kể việc. Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của con người. Vậy "Cổng trường mở ra" thuộc kiểu văn bản nào? - Kiểu văn bản biểu cảm. (?). Tâm tư của người mẹ được biểu hiện trong hai phần nội dung văn bản. Đó là gì? - Nỗi lòng yêu thương của mẹ. - Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em. (?). Em hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản? - Phần 1: Từ đầu đến "Thế giới mà mẹ vừa bước vào". - Phần 2: Còn lại Hoặc có câu hỏi tìm bố cục văn bản như sau: (?)Theo các em văn bản trên được chia làm mấy đoạn? Em hãy nêu nội dung của từng đoạn? Dưới hình thức câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục văn bản, sau đó giáo viên gợi mở, hướng dẫn học sinh hiểu nội dung thông qua hệ thống câu hỏi Đọc - hiểu văn bản ở trong sách giáo khoa giúp học sinh chuyển bị bài ở nhà. Khi học sinh đã chuyển bị bài kĩ ở nhà, đến lớp các em sẽ hiểu nội dung văn bản một cách cụ thể, chắc chắn. Vì thế việc soạn bài ở nhà hết sức quan trọng, yêu cầu học sinh đọc kỹ văn bản, trả lời bài theo hệ thống câu hỏi SGK Sau khi đã chuyển bị bài ở nhà, đến lớp giáo viên gợi mở, hướng dẫn học sinh. Ví dụ: Văn bản "Sài Gòn tôi yêu" - Minh Hương. Muốn hiểu nội dung văn bản theo các phần đã được tìm ở bố cục, giáo viên gợi dẫn học sinh tìm hiểu nội dung vẻ đẹp của Sài Gòn: Thiên nhiên, khí hậu, phong cách sống của con người Sài Gòn. (?) Ghi nhận đầu tiên về vẻ đẹp Sài Gòn là sức sống của đô thị trẻ. Điều đó được diễn tả bằng hình ảnh nào? H: "Sài Gòn cứ trẻ hoài như vậy... như cây tơ đương độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt" (?) Em hãy nhận xét cách cấu tạo hình ảnh trên ? H: Cách tạo hình ảnh - So sánh: Sài Gòn trẻ như cây tơ... - Tính từ miêu tả: Nõn nà. - Thành ngữ: Thay da đổi thịt. (?) Em hãy nêu tác dụng của cách tạo hình ảnh đó? H: Tác dụng: - Thể hiện một cách gợi cảm về sức trẻ của Sài Gòn. - Thể hiện cách nhìn tin yêu của tác giả đối với Sài Gòn. (?)Ghi nhận thứ hai thuộc về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn. Những nét riêng biệt nào được nhắc tới? (?) Ghi nhận thứ ba thuộc về đặc điểm con người Sài Gòn. Qua đó tác giả muốn người đọc hiểu thêm nét đáng quý nào trong cuộc sống của con người Sài Gòn? (?) Trong văn bản tác giả đã miêu tả và bình luận một cách cụ thể, tự tin. Theo em, do đâu tác giả có thể viết như thế? (?) Văn bản: "Sài Gòn tôi yêu" đem lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào về cuộc sống và con người Sài Gòn? (?) Theo em sức truyền cảm của bài văn này là do những nguyên nhân nào? (Cách viết, vốn hiểu biết về Sài Gòn, sự chân thành nồng hậu trong tình cảm của tác giả?) Với cách đưa câu hỏi trên, các em sẽ dần hiểu được nội dung của văn bản: Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn thật dạt dào, chân thành , sâu sắc. Khi hướng dẫn học sinh Đọc - hiểu văn bản: "Tiếng gà trưa" - Xuân Quỳnh, tôi hướng dẫn học sinh hiểu văn bản thông qua câu hỏi sau: (?) Nhận xét về văn bản được viết theo thể thơ nào? (?) Mạch cảm xúc được trình bày trong văn bản theo những nội dung nào? (?) Tiếng gà vọng vào tâm trí của tác giả trong thời điểm nào? (?) Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tác giả lại bị chi phối bởi âm thanh tiếng gà trưa? (?) Tại sao trên đường hành quân ra trận, tiếng gà trưa lại gợi cảm giác mới lạ cho người chiến sĩ trên đường hành quân? (?) Vì sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó của con người? (?) Tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình ảnh thân thương nào trong đoạn thơ thứ hai? (?) Âm thanh tiếng gà trưa gợi lại kỉ niệm gì về tình bà cháu? (?) Cảm nghĩ của em về người bà, từ hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng hồng trên tay? (?) Tiếng gà trưa còn gợi cả những suy tư của con người về hạnh phúc, về cuộc chiến đấu hôm nay. Em hãy tìm những câu thơ tương ứng với nội dung trên? (?)Theo em trong văn bản này những tình cảm sâu sắc nào của tác giả được bộc lộ? (?) Nhứng nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? Qua hàng loạt các câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời. Khi học sinh đã trả lời được có nghĩa là các em đã hiểu được nội dung của văn bản. Đối với những bài khó hiểu, giáo viên gợi dẫn từng ý nhỏ sau đó học sinh sẽ hiểu đựơc nội dung của văn bản và có cơ hội cảm thụ đựơc văn bản một cách rõ ràng. Vì thế việc hướng dẫn học sinh Đọc - hiểu văn bản phải tuân theo một trình tự cụ thể. Khi hướng dẫn học sinh, giáo viên phải lưu ý hướng dẫn thật tỉ mỉ,cụ thể để học sinh dễ dàng cảm thục được văn bản. Thông qua các bước tìm hiểu văn bản, việc hướng dẫn học sinh soạn bài hết sức quan trọng Nghe bàn chân đỡ mỏi, Nghe gọi về tuổi thơ. Nhà thơ diễn tả như thế có phi lí không? Tại sao? Hãy phân tích, lí giải theo cảm nhận của riêng em? Trong dạy học với các hình thức giúp học sinh cảm thụ tác phẩm, việc hướng dẫn học sinh Đọc - hiểu văn bản vô cùng quan trọng. Vì thế giáo viên cần có những hình thức phong phú để giúp học sinh hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở, phần hướng dẫn đọc (đọc diễn cảm, đọc phân vai), tranh ảnh, tư liệu minh hoạ...cũng là việc giúp học sinh hiểu đựơc văn bản một cách sâu sắc. Qua những bước hướng dẫn học sinh đọc, trả lời câu hỏi, phân tích... học sinh tích cực chủ động tiếp xúc với văn bản mới một cách chủ động, rèn thói quen tự học, phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh trong việc học Ngữ văn. C. Kết Luận Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 7 trong năm học 2007 - 2008, tôi tự thấy mình đã làm được môt số việc cụ thể như sau: Từ chỗ nhận thức đúng đắn đặc trưng của bộ môn là một loại hình nghệ thuật, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học thông qua một chất liệu đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Người giáo viên với vai trò tổ chức , hướng dẫn gợi mở cho học sinh con đường mới đầy sáng tạo chủ động đặc biệt trong việc giúp học sinh hiểu nội dung văn bản. Để giúp các em định hướng đúng tôi đã bám sát chương trình sách giáo khao, sách giáo viên. Tìm tòi học hỏi đồng nghiệp, chú trọng nghiên cứu tài liệu để soạn bài, tìm hệ thống câu hỏi hợp lý, lô gích, sinh động cho bài giảng. Chú ý khâu đọc diễn cảm cho học sinh. Sau mỗi tiết học đều hướng dẫn tỉ mỉ cho các em tự học ở nhà. Trên đây là một số phương pháp mà tôi đã áp dụng cho học sinh trong việc Đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn 7: Rèn kĩ năng Đọc - hiểu văn bản. Tôi đã đạt được một số kết quả nhất định ở các em học sinh. Nếu so sánh kết quả học tập của năm học này với năm học trước đã có nhiều chuyển biến: Học sinh đã hình thành kĩ năm đọc diễn cảm, đọc phân vai, học sinh có ý thức tìm hiểu về tác giả,tác phẩm, nhân vật và những chi tiết hình ảnh đặc sắc trong văn bản. Khả năng diễn đạt của học sinh nâng lên rõ rệt, các em có được hiểu biết về những văn bản đã học, trình bày suy nghĩ của mình một cách rõ ràng mạch lạc, trôi chẩy hơn (Đặc biệt một số em có những bài văn biểu cảm tốt).

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem 8DD.doc
Giáo án liên quan