Về mặt lí luận: Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tập làm văn Trung học cơ sở hướng dẫn các em tạo lập các kiểu văn bản riêng biệt. Tách rời như vậy nhằm giúp các em dễ nhận biết và luyện tập trong thực tế ít có văn bản tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt để phản ánh mà thường kết hợp đan xen hai hay nhiều phương thức vì vậy đề tài này giúp giáo viên giảng dạy và học sinh học tập thấy được vai trò, tác dụng của sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự.
Về mặt thực tiễn: Giúp học sinh hiểu biết được vai trò tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luân trong văn tự sự từ đó rèn luyện để tạo lập kiểu văn bản tự sự sinh động sáng tạo đặc biệt còn giúp các em có tri tức đẻ học tốt phần Đọc – hiểu các văn bản tự sự ở phân môn Văn học.
28 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng lựa chọn, nhận xét và phân tích biểu đồ môn Địa lí cho học sinh Lớp 9 THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT huyện bá thước
Trường THCS Ban công
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
Đề tài:
“Rèn luyện kĩ năng lựa chọn, nhận xét và phân tích biểu đồ cho học sinh lớp 9 THCS”
Môn: Địa lí
Người thực hiện: Trịnh Thị Hoài
Đơn vị: Trường THCS Ban Công
Tháng 03 năm 2008
a. phần mở đầu
i. lí do chọn đề tài
Trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản được xác định là trục đồng quy cho cấu trúc của chương trình (Tự sư, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính – Công cụ). Tập làm văn là một hoạt động mang tính thực hành tổng hợp, tích hợp các tri thức Đọc – hiểu văn bản và Tiếng việt để tạo lập các văn bản mới.
Từ trước đến nay, nói đến giảng dạy phân môn Tập làm văn trong môn Ngữ Văn là một vấn đề có nhiều trăn trở đối với anh chị em giáo viên. Trong các đợt tập huấn, cá lớp chuyên đề được anh chị em đem ra trao đổi, bàn bạc về phương pháp dạy phân môn này sao cho có hiệu quả. Băn khoăn trong khi dạy cá kiểu bài lý thuyết, lúng túng, mơ hồ trong cách dạy các kiểu bài thực hành. Thậm chí nhiều giáo viên không dám chọn tiết Tập làm văn làm tiết thao giảng.
Về phía học sinh hôm nay, do thiên hướng “chạy theo những môn học thời thượng”, mà các môn khoa học xã hội nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng xu thế học sinh cũng như phụ huynh không “mặn mà” đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều học sinh vô cảm trước tiếng nói thân thiết của các nhà văn, không rung động tìm tòi, sáng tạo, không đào sâu suy nghĩ và càng “lười” viết – tạo lập văn bản. Các em thụ động nhiều và các tài liệu tham khảo. Sử dụng các bài văn mẫu là biện pháp “cứu cánh” cho tiết học và kiểm tra, thi cử.
Chính vì thế khi giảng dạy cho học sinh các kiểu văn bản và tạo lập các kiểu văn bản, giáo viên cần tạo lập cho học sinh tâm thế hứng khởi để cho các em có lòng say mê học tập. Cần có một phương pháp để học sinh nắm được đặc điểm của từng kiểu văn bản để có thể tạo lập các kiểu văn bản mới đạt hiệu quả. Học sinh phải thành thục các kỹ năng từ đặt câu, dựng đoạn cho từng kiểu văn bản nhất định. Cho nên khi giảng dạy phần “Văn tự sự có sử dụng các yếu tố: Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận” được học ở chương trình lớp 8 và lớp 9, tôi đã nghiên cứu để xây dựng một chuyên đề trong giảng dạy môn tự chọn Ngữ Văn là: “Tìm hiểu và sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự”. Và đây cũng chính là nội
dung đề tài mà tôi nghiên cứu thực hiện.
ii. mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: Giúp học sinh nhận diện, phân biệt được các yếu tố miêu tả biểu cảm và nghị luận trong Văn tự sự. Từ đó giúp các em thực hành đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố đó một cách thành thục, hiệu quả.
Thứ hai: Như tôi đã nói ở trên nghiên cứu đề tài này cũng là một nội dung giáo án soạn giảng một chuyên đề tự chọn Ngữ Văn cho học sinh khối 8, 9. Đồng thời cũng là một nội trong giáo án bồi dưỡng học sinh các đội tuyễn Ngữ Văn cuối cấp Trung học cơ sở hàng năm mà tôi đang trực tiếp ôn luyện.
iii. đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này hướng tới học sinh học Ngữ Văn Trung học cơ sở. Đặc biệt là học sinh khối 8, 9 và học sinh trong các đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn cuối cấp.
iv. phương pháp nội dung nghiên cứu
1. Về phương pháp:
Nghiên cứu lý thuyết và thực hành chủ yếu dùng phương pháp quy nạp – thực hành trong giảng dạy Tập làm văn. Nghiên cứu qua tài liệu: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Tài liệu tham khảo và thực nghiệm trên học sinh bằng hình thức: Trắc nghiệm, vấn đáp, thảo luận và tự luận.
2. Về nội dung:
Mức độ thứ nhất – nhận biết. Học sinh nhận diện các yếu tố Tự sự, Miêu tả và Nghị luận trong ngữ liệu.
Mức đoọ thứ hai – thông hiểu: Học sinh chỉ ra và phân tích được vai trò, tác dụng của sự kết hợp các yếu đó trong Văn bản tự sự.
Mức độ thứ ba – vận dụng: Học sinh thực hành sáng tạo viết đoạn văn, bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố trên.
v. phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn hẹp, kinh nghiệm tích lũy trong giảng dạy chương trình Ngữ Văn mới chưa nhiều nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ở phạm vi tìm hiểu và sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong đoạn văn tự sự là chủ yếu.
vi. những đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tập làm văn Trung học cơ sở hướng dẫn các em tạo lập các kiểu văn bản riêng biệt. Tách rời như vậy nhằm giúp các em dễ nhận biết và luyện tập trong thực tế ít có văn bản tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt để phản ánh mà thường kết hợp đan xen hai hay nhiều phương thức vì vậy đề tài này giúp giáo viên giảng dạy và học sinh học tập thấy được vai trò, tác dụng của sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự.
Về mặt thực tiễn: Giúp học sinh hiểu biết được vai trò tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luân trong văn tự sự từ đó rèn luyện để tạo lập kiểu văn bản tự sự sinh động sáng tạo đặc biệt còn giúp các em có tri tức đẻ học tốt phần Đọc – hiểu các văn bản tự sự ở phân môn Văn học.
b. phần nội dung
i. phân biệt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự
ở kiểu văn bản tự sự trong trương trình lớp 6 (vòng 1) đề cập tới các nội dung
: sự việc, nhân vật, chủ đề, dàn bài, lời văn, đoạn văn, ngôi kể, lời kể, thứ tự
kể trong văn tự sự, đồng thời rèn luyện cho học sinh thể loại kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng giúp các em nắm được đặc điểm chính của văn tự sự. ở vòng 2 (lớp 8,9) yêu cầu rèn luyện ở các kiểu văn bản được nâng cao mở rộng. Văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố: Miêu tả, biểu cảm, nghị luận để rèn luyện cho học sinh tiếp nhận kiểu văn bản tự sự có kết hợp nhiều phương thức này chúng ta cần phân biệt rõ đặc điểm của các yếu tố đó.
1. Phương thức tự sự (phương thức chính) trong văn tự sự:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (Ngữ Văn 6 – Tập I).
Tự sự có nghĩa bao hàm rất rộng, thuộc nhiều thể loại khác nhau. Tự sự có thể là trần thuật, tường thuật hay kể chuyệnNó được sử dụng trong nhiều thể loại của văn bản nghệ thuật: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ tự sự Tự sự mà chúng ta bàn ở đây thuộc một kiểu văn bản trong chương trình Trung học cơ sở.
Đặc điểm chính của yếu tố tự sự là tập trung nêu sự vật, sự việc, hành động nhân vật. Đó chính là khả năng kể người, kể việc trong văn bản. Ví dụ:
“Một hôm có hai tràng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh” (Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ Văn 6 ).
Đoạn văn là lời kể người, kể việc giới thiệu nhân vật về lai lịch và tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh khi đến gặp Vua Hùng để kén rễ.
2. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
Trước hết nói về phương thức miêu tả: “Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cáchlàm cho những cái đó như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe” (Ngữ Văn 6 – Tập 2)
Khi cần tái hiện các tính chất thuộc tính của sự vật, hiện tượng người ta dùng phương thức miêu tả. Ví như tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, tả người, tả sự vật Trong văn bản tự sự, việc miêu tả cụ thể chi tiết về cảnh vật, nhân vật có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và dung động.
Điều cần chú ý ở trong văn bản tự sự là thường tập trung chỉ ra tính chất, màu săc, mức độ của sự việc, nhân vật. Ví dụ:
“Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai caid răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng” (Dế mèn phiêu lưu ký – Ngữ Văn 6)
Đoạn văn tự sự là lời giới thiệu về mình của Dế mèn. Trong dó có yếu tố miêu tả để tả về đôi cánh, thân người, đầu, hai cái răng, sợi râu và điệu bộ. Qua đó đã hiện lên thật sinh động một “Chàng Dế thanh niên” khỏe mạnh, cường tráng, đẹp mã nhưng đầy vẻ tự mãn, kiêu căng, ngạo mạn.
Lời miêu tả trong Văn tự sự còn chú trọng miều tả tâm lý nhân vật, chẳng hạn những câu diễn tả nỗi buồn của Kiều trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Ta gọi đó là miêu tả nội tâm.
Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật như: “Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian ! Rồi đay biết làm ăn ra sao, buôn bán ra sao ?Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy” (Làng – Kim Lân).
Cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật như: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nét nhăn sâu lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít” (Lão Hạc – Nam Cao) .
3. Yếu tố biểu cảm trong văn tự sự:
Tác dụng của lời văn biểu cảm trong văn tự sự đã giúp người kể thể hiện được rõ hơn thái độ của mình trước sự việc đó, buộc người đọc phải trăn trở, suy nghĩ động lòng trước sự việc đang kể, vì vậy ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc. Ví dụ:
“Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi: toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giìơ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương” (Lão Hạc – Nam Cao).
Đoạn văn là tình cảm, thái độ và suy nghĩ của nhân vật ông giáo đang trăn trở với chính mình và bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc đối với những người sung quanh (người vợ của mình). Đây là một sư độc thoại nội tâm chính điều này đã làm cho người đọc “động lòng” trước sự việc đang kể và thấm thía cách sống cách nghĩ, cách nhìn đời, nhìn người của một người có hiểu biết, luôn trăn trở và giàu lòng thương người.
4. Yếu tố nghị luận trong văn tự sự:
Nếu các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm chủ yếu dùng hình tượng, hình ảnh, cảm xúc để tái hiện hiện thực thì nghị luận dùng lý lẽ lô gích phán đoánnhằm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, một tư tưởng nào đó. Các phương thức trên là cơ sở cho tư duy hình tượng (tưởng tượng – hư cấu) còn nghị luận là cơ sở cho tư duy luận lí (khoa học – lô gích) đặc trưng của nghị luận là chặt chẽ, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Mặc dù có những điểm khác nhau như thế nhưng nghị luận vẫn xuất hiện trong văn bản tự sự “Trong văn bản tự sự để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người kể và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nên lên ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường diễn đạt bằng hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí” (Ngữ Văn 9 – Tập I).
Và đây là lời (ý kiến) của nhân vật “Tôi” trong đoạn kết tác phẩm “Cố Hương” : “Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất ; kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” (Lỗ Tấn).
Vấn đề mà nhân vật “Tôi” (người kể chuyện) nêu ra đáng để cho người đọc suy ngẫm. Đó là những cong đường trên mặt đất, đó là con đường mà “Tôi” và cả gia đình đang đi. Là con đường đi mới cho người dân Trung Quốc trong tương lai với hi vọng một cuộc sống mới, một cuộc đời mới.
Để nhận diện những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự cần chú ý mấy điểm sau:
- Nghị luận thực chất là cuộc đối thoại (đối thoại với người hoặc với chính mình) trong đó người viết thường nêu lên các nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề, một quan điểm, một tư tưởng nào đó.
- Trong đoạn văn nghị luận người viết ít dùng câu miêu tả trần thuật mà thường dùng loại câu khẳng định và câu phủ định, câu có cặp quan hệ từ như: Nếu.thì ; không nhữngmà còn; càngcàng; vì thếcho nên; một mặtmặt khác
- Trong đoạn văn nghị luận người viết thường dùng nhiều từ ngữ như: Tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại
Có thể nói trong văn tự sự gần như có tất cả các phương thức biểu đạt. Năm vững các yếu tố biểu đạt đó ta có thể kết hợp một cách sinh động trong văn bản để làm cho bài viết có hồn hơn. Nắm vững các yếu tố này còn giúp ta cảm hiểu tốt hơn khi Đọc – hiểu văn bản, khi tiếp nhận nghệ thuật.
II.Tìm hiểu các yếu tố miêu tả, biểu cảm và ngghị luận trong văn tự sự.
Giúp học sinh tìm hiểu để phân biệt và nhận diện các yếu tố miêu tả ,biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự chúng ta sẽ sử dụng hệ thống bài tập theo mức độ khác nhau từ dễ đến khó để học sinh từ chỗ hiểu khái niệm , đặc điểm, bản chất của các yếu tố đó để nhận biết phân biệt và hiểu được vai trò tác dụng của các yếu tố đó rồi đi đến vận dụng sáng tạo.
Bài tập1: Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng chứa ý có câu trả lời đúng.
1.trong các câu sau, câu nào chứa yếu tố miêu tả ?
a. Nhuận Thổ hẳn viết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết .
b. Hắn đứng trong bếp , khuôn mặt tròn trĩnh , nước da bánh mật , đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo , cổ đeo vòng bạc sáng loáng .
c. Nhuận Thổ phải về quê hắn .
d. Hồi đó và cho cả đến bây gi, tôi vẫn chưa biết con tra là gì .
2. Dòng nào sau đây chứa yếu tố biểu cảm?
a. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá !
b. Gian nhà như lịm đi mờ mờ hơi đất .
c. Giời này là mụ chủ sắp đi làm đồng về rồi đây .
d. Dứt lời , ông lão lại đi , làm như đang bận nhiều công việc lắm.
3. Các câu văn sau câu nào chứa yếu tố nghị luận.
a. Những nét hớn hởi trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi băng ra một lúc, Bác không nói gì.
b. Hỏi bao nhiêu người khác,ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật,của hội hoa trong cuộc hành trình ũ đại là cuộc đời.
c. Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười như đầy tiếc rẻ:
d. Cô con gái đứng lên, đặt chiếc ghế, thong thả đến đi đến chỗ bác già.
e. Tổ chức cho học sinh trách nghiệm khách quan dàn bài tập này hàng loạt dưới hìmh thức bài tập nhanh. đáo án : 1-B; 2-A; 3-B.
Bài tập 2 : chỉ ra yếu tố miêu tả và nêu rỏ vai trò của nó trong các đoạn văn xử sự sau :
A : Rồi chị, túm lấy cổ hắn ấn chúng ra cửa. Sức rẻo,khoẻo của anh chàng nghiêm chạy không kịp vội sức xô đẩy của người đàn bà lực điều hắn ngả chỏng quèo trên mặt đất,miệng vẵn nhanh nhảm thét chói vợ chồng kẻ thiếu sức.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn, Ngữ Văn 9 – Tập 1)
B : Nắng bây giờ bắt đầu le tối đốt cháy, rừng cây. Những cây không thể cao quá đầu, dung tất trong những ngón tay bằng bạc với cái nhình bao che cho những cây sử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu mầu hoa cài lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục lăn trên các vòm lá ướt xương, rồi xuống từng cái, luồn cả vào thành xe.
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẻ sa pa , nguyên Văn 9 - T1)
C : Nhìn lủ con , tuổi thân nước mắt ông lão cứ tràn ra – chúng nó trẻ con làng việt gian đấy ư ? chúng nó cũng bị người ta hắt huỉ đấy ư ? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu.....Ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên :
- Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà mày đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhả thế này.
(Kim Lân, Làng – Ngữ Văn 9 - T1 )
Dạy bài tập này cho học sinh thảo luận nhóm, sau đó đại diện trình bày kết quả hoặc phiếu học tập.
ở đoạn văn 2.1 trong bài tập 2 – kể về việc chị dậu “ Phản kháng “ đánh lại tên cai lê trong đoạn trích “ Tức nước vở bờ “ (Tắt đèn – Ngô tất tố ). Yếu tố miêu tả là những hành động của chị Dậu và tên Cai lê.
Trong kể chuyện tác giả đã miêu tả những hành động của nhân vật để làm cho câu chuyện hấp dẫn, sinh động . ở đấy ta thấy được tinh thần phản kháng mãnh liệt hướng đến vẻ đẹp khoẻ khoắn, sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. Đồng thời cũng thấy được bộ mặt bạc nhược, đê hèn, mạt hạng của tên Cai lệ đại diện cho kẻ áp bức dưới chế độ thực dân phong kiến .
Vẻ đẹp của Sa Pa thơ mộng, một vẻ đẹp nên thơ hút hồn khách. Trong văn bản tự sự này đoạn văn trên đã làm nên màu sắc trữ tình cho tác phẩm. Làm cho bức tranh về thiên nhiên, con người Sa Pa trở nên đáng yêu hơn.
Đoạn văn c, bài tập 2: nếu ở 2 ví dụ trên tác giả sử dụng bút pháp miêu tả tả hành động và cảnh vật thì đoạn ở văn này tác giả miêu tả nội tâm nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng nét mặt, cử chỉ “ nhìn lũ con, tủi thân nước mắt ông cứ tràn ra”. Đồng thời miêu tả trực tiếp bằng cách miêu tả trực tiếp những ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật ông hai qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm. Từ đó, người đọc có thể hình dung được vẻ đau đớn tủi hổ, cảm giác nhục nhã giằng xé tâm can nhân vật ông Hai Thu khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Như vậy yếu tố miêu tả trong văn tự sự sẽ làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động hơn. Trong đó người viết có thể miêu tả chi tiết về cảnh vật, sự việc, miêu tả nhân vật ( hình dáng, hành động, nội tâm) giúp người đọc hình dung rõ hơn về nhân vật và sự việc trong bài văn tự sự.
Bài tập 3: Phân tích vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong các đoạn văn bản tự sự sau:
Ví dụ a: “Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, long tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”
(Tôi đi học – Thanh Tịnh Ngữ văn 8 tập 1)
Đoạn văn trên, nhân vật “ Tôi” kể về những cảm giác ấn tượng, kỉ niệm lần đầu tiên “ Tựu trường”. Có sử dụng yếu tố miêu tả “ Lá ngoài đương rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc”( tả cảnh vật). Đồng thời miêu tả tâm trạng để bộc lộ cảm xúc “ lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man” và miêu tả cảm giác tâm trạng bằng tâm trạng so sánh độc đáo: “những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. ở đây tác giả chủ yếu dùng yếu tố miêu tả và tái hiện cảnh vật và những suy nghĩ, cảm xúc, ấn tượng trong buổi ban đầu đến trường.
Ví dụ b : “Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc này lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì chót lừa một con chó ! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng Con người đáng kính ấy, bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm một đáng buồn
(Lão Hạc – Nam Cao, Ngữ Văn 8 - Tập 1)
Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm của nhân vật Ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao. Tác giả miêu tả nội tâm nhân vật để thể hiện tình cảm và suy nghĩ của ÔNg giáo trước sự việc Binh Tư báo cho biết “Lão xin một ít bã chó” cùng lời thì thầm của Binh Tư “Lão bảo có con chó của nhà nào cứ đến vườn nhà lão, lão định xin cho xơi một bữa”. Tính biểu cảm thể hiện ở ngôn từ, cách dùng nhiều dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?), dấu ba chấm (), để diễn tả một tình cảm, cảm xúc ngạc nhiên, đau đớn, buồn bã trước một sự việc, một con người đáng kính như lão Hạc “Đến lúc này lão cũng có thể làm liều như ai hết”. Đồng thời những câu độc
thoại nội tâm còn bộc lộ những suy nghĩ, chăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người của ông giáo và nó làm cho câu chuyện giàu kịch tính và thêm triết lý.
Ví dụ c: “ Anh hạ giọng, nửa như tâm sự, nửa như đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Con người thì ai mà chả “them” hở bác? Mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với cháu như thế đấy. Bác lái xe đi về Lai Châu cứ đến đây lại dừng lại một lát. Vào giờ “ốp” là cháu lại xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. ấy thế mà một hôm, Bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “ Đấy Bác cũng chẳng” thèm “ Người là gì”?.
(Lặng lẽ sa pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ Văn 9 – tập 1)
Yếu tố tự sự trong đoạn văn là việc anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu trong tác phẩm Lặng lẽ sa pa của Nguyễn Thành Long, đang kể về những kỷ niệm, những suy nghĩ của mình trước đây với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ trong cuộc gặp gỡ. Yếu tố miêu tả trong hồi tưởng của anh thanh niên “những đêm bầu trời đen kịt nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa”. Đoạn văn chủ yếu sử dụng yếu tố tự sự và nghị luận. Lời nói của anh thanh niên, là một suy nghĩ, một ý kiến lập luận, giải thích chứng minh cho quan niệm sống và làm việc của anh: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được; mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc; nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng” đó là một triết lý sống, một vẻ đẹp tâm hồn của người thanh niên rực sáng ý tưởng. Điều này khiến người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ cũng như người đọc chúng ta thầm thêm cảm phục về vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của một con ngưòi lao động bình dị đã hết mình cống hiến âm thầm “I Lặng lẽ” cho quê hương đất nước.
Biện pháp thực hiện với lớp học sinh đại trà ta dùng thảo luận nhóm để đạt được kết quả cao trên bình diện chung là cùng tham gia ý kiến. Nhưng đối với học sinh bồi dưỡng khá giỏi ta nên cho học sinhlàm bài độc lập để phân loại. Bởi vì dạng bài tập này không những nó giúp ta đánh giá được việc nắm các kiến thức về các yếu tố kết hợp trong phương thức tự sự mà còn biết được khả năng cảm thụ văn học của các em.
iii. sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn tự sự:
Trên cơ sở học sinh đã nắm được về đặc điểm, bản chất của các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự, hướng dẫn các em đưa các yếu tố này vào văn tự sự sao cho thật tự nhiên sinh động. Song cần lưu ý, các yếu tố này chỉ đóng vai trò bổ trợ cho phương thức tự sự chứ không được lấn át khiến bài văn trở thành một kiểu bài - phương thức biểu đạt khác. Muốn vậy, học sinh cần nắm vững các bước cơ bản sau:
1. Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề: Tìm ý
- Đọc kỹ
- Xác định yêu cầu của đề. Tự sự vấn đề gì?
2. Lập dàn ý cho đề bài:
Trước khi lập dàn ý nên xác định thứ tự kể: kể xuôi hay kể ngược để sắp xếp bố cục.
Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc ( Kể xuôi ) hoặc nêu kết quả của nhân vật sự việc ( kể ngược).
Thân bài: kể diễn biến của sự việc. Nêu lên diễn biến bằng cách vạch các ý theo trình tự. ( chú ý: ý nào sử dụng yếu tố miêu tả để miêu tả hành động, sử việc, tả hình dáng hay nội tâm con người; chi tiết nào cần bộc lộ biểu cảm, chi tiết nào cần lập luận).
Kết bài: kể kết cục sự việc ( kể xuôi) suy nghĩ ấn tượng về nhân vật sự việc ( kể ngược).
3. Viết bài:
Chọn ngôi kể phù hợp:
+ Kể theo ngôi thứ nhất xưng “ Tôi” để trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra ý nghĩ cảm tưởng của mình ( chú ý “ tôi” trong văn bản không nhất thiết phải là chính tác giả).
+ Kể theo ngôi thứ ba: Người kể dấu mình, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật.
Dựa vào dàn ý để triển khai diễn đạt thành bài văn. Chú ý cách diễn đạt lời văn tự sự kể người, kể việc kết hợp với các yếu tố khác. Mỗi ý triển khai thành một đoạn văn. ( thường có câu chủ đề). Các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng các phương tiện liên kết.
4. Đọc và sửa lỗi sai:
Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp chú ý liên kết mạnh lạc giữa các câu trong đoạn và sửa các phần của bài văn.
Thực hành phần tự luận:
Đề bài 1: Hảy kể về một người thầy giáo (hay cô giáo) mà em yêu quý.
Lập dàn ý: (3 điểm).
Viết thành văn: (7 điểm).
Bài làm của học sinh:
1. Lập dàn ý:
a. mở bài: Giới thiệu về cô giáo (tên, tuổi).
b. Thân bài:
* Miêu tả qua về cô giáo.
- Mái tóc: Đã điểm bạc.
- Vóc dáng: Đậm trung bình.
- Cách ăn mặc: Gọn gàng, sạch sẽ.
- Đôi mắt: Sâu thẳm hiền từ.
- Tính cách: Khiêm tốn, thẳng thắn, luôn công bằng.
* Những việc làm, hành động của cô:
- Tận tuỵ vớ học sinh.
- Giảng bài dễ hiểu.
- Hay giúp đỡ học sinh khó khăn (vật chất, tinh thần).
* Nhớ về một kỷ niệm với cô giáo.
- Một lần mắc lỗi với cô giáo.
- Cô giáo bỏ qua, tha thứ.
- Nghĩ lại và ân hận.
c. Kết bài:
- Suy nghĩ về cô giáo.
- Tự hứa học giỏi để không phụ lòng cô giáo.
2. Viết thành văn:
Đã 2 năm trôi qua, kể từ khi tôi học lớp 6A do cô Long chủ nhiệm, tôi có nhiều ấn tượng về hình ảnh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lua_chon_nhan_xet_va.doc