Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn toán

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo, coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển; coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; và muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh GD - ĐT. Đây chính là những cơ hội, những thách thức mới đòi hỏi ngành GD -ĐT phải có nhiều đổi mới, trong đó có đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học.

 Trong Điều 24, mục 2 Luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 Trong những năm học vừa qua, việc áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy ở trường THCS nói chung và phân môn Toán học nói riêng đã đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ, học sinh hoạt động tích cực hơn trong giờ học, các em nắm vững và chủ động tìm tòi, phát hiện tri thức, giáo viên không còn là người làm thay mà các em đã phát huy được vai trò thực sự của mình . Đó là thành quả của phong trào đổi mới phương pháp dạy học , trong đó sử dụng bản đồ tư duy là phương tiện dạy học tương đối mới mẻ tại nước ta vì đây là phương pháp mang lại tâm lí thỏa mái, vui vẻ, đầy tính sáng tạo rất phù hợp với tình hình dạy học của giáo viên và học sinh hiện nay và các phong trào do Bộ giáo dục phát động như phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.

 Tuy nhiên hiện nay, còn nhiều học sinh học tập thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách rời rạc, máy móc hay theo một trình tự áp đặt của thầy cô giáo dẫn đến học sinh chóng quên. Do đó sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức rất thuận lợi trong quá trình học tập, tư duy và ghi nhớ kiến thức. Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở chính học sinh hình thành, sáng tạo thỏa sức, là sản phẩm của chính tay học sinh tạo ra nên học sinh nhớ rất lâu, đồng thời bản đồ tư duy được thể hiện bằng màu sắc, đường nét và dùng những từ khóa để ghi chép một cách ngắn gọn, đầy đủ giúp học sinh quan sát được tổng thể hệ thống kiến thức.

 Dạy học bằng những phương pháp tích cực và có sử dụng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới được áp dụng nên bước đầu cả thầy và trò đều bở ngỡ và gặp không ít khó khăn: Học sinh chưa quen với việc sử dụng bản đồ tư duy để hình thành được phương pháp tổng quát hóa nội dung của một tiết học, chưa quen trong quá trình thể hiện các nhánh cho khoa học. Đó là chưa kể đến một bộ phận học sinh lười tư duy và thụ động trong học tập

Đối với giáo viên sử dụng bản đồ tư duy gặp rất nhiều khó khăn trong khâu soạn , giảng. Trong thực tế giảng dạy môn toán, qua một thời gian tìm hiểu chúng tôi thấy rằng khi dạy tiết lý thuyết. chỉ có một đơn vị kiến thức rất khó hình thành bản đồ tư duy, các tiết lý thuyết là xây dựng kiến thức mà bản đồ tư duy thường dùng để hệ thống, củng cố kiến thức. Phần khác do một số giáo viên suy nghĩ là dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức nhằm mục đích là nhớ kiến thức để vận dụng vào giải bài tập.Khi dạy tiết ôn tập chương giáo viên thường ngại khó, chỉ hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết một cách qua loa đại khái rồi dành thời gian còn lại để hướng dẫn học sinh giải bài tập hoặc bỏ qua phần ôn tập lý thuyết chỉ hướng dẫn giải bài tập khi nào cần kiến thức nào thì mới yêu cầu hoc sinh nhắc lại, hoặc ôn tập kỹ lý thuyết thì thời gian hướng dẫn ôn các dạng loại bài tập trong chương không đảm bảo. Trong khi đó phân phối chương trình thì tiết ôn tập chương được phân bố thời lượng tối đa chỉ từ một đến hai tiết, nhưng nội dung ôn tập phải chuyển tải một lượng lớn kiến thức cơ bản của chương và bài tập vận dụng. Không ít học sinh lúng túng không biết học bắt đầu từ đâu , làm sao ghi nhớ các kiến thức, bởi lẽ kiến thức tổng kết chương nhiều, học sinh không biết sắp xếp ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống , không thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức dẫn đến nhầm lẫn, chán nản trong các giờ học kể cả tự học ở nhà. Ghi chép một cách thụ động các bài tập của giáo viên cung cấp nên khi gặp các bài tập tương tư. vẫn không biết cách giải quyết. Mặt khác, một số giáo viên còn ngần ngại sử dụng bản đồ tư duy. Vì chưa xác định rõ quy trình dạy học và vẽ bản đồ tư duy, nên khi bắt tay vào vẽ thì cứng nhắc, rập khuôn theo mẫu ,trong đó các nhánh phải cong, lúc ngoặc sang trái, lúc ngoặc sang phải , chữ viết lúc xuôi, lúc ngược, khó đọc dẫn đến thiếu tính sư pham.; đồng thời khi sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap lại gặp nhiều trở ngại nhất cấu hình máy vi tính phải đủ mạnh .Với thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạng đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những vướng mắc trên.

 

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6693 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A. MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo, coi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển; coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; và muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh GD - ĐT. Đây chính là những cơ hội, những thách thức mới đòi hỏi ngành GD -ĐT phải có nhiều đổi mới, trong đó có đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Trong Điều 24, mục 2 Luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong những năm học vừa qua, việc áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy ở trường THCS nói chung và phân môn Toán học nói riêng đã đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ, học sinh hoạt động tích cực hơn trong giờ học, các em nắm vững và chủ động tìm tòi, phát hiện tri thức, giáo viên không còn là người làm thay mà các em đã phát huy được vai trò thực sự của mình . Đó là thành quả của phong trào đổi mới phương pháp dạy học , trong đó sử dụng bản đồ tư duy là phương tiện dạy học tương đối mới mẻ tại nước ta vì đây là phương pháp mang lại tâm lí thỏa mái, vui vẻ, đầy tính sáng tạo rất phù hợp với tình hình dạy học của giáo viên và học sinh hiện nay và các phong trào do Bộ giáo dục phát động như phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Tuy nhiên hiện nay, còn nhiều học sinh học tập thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách rời rạc, máy móc hay theo một trình tự áp đặt của thầy cô giáo dẫn đến học sinh chóng quên. Do đó sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức rất thuận lợi trong quá trình học tập, tư duy và ghi nhớ kiến thức. Bản đồ tư duy là một sơ đồ mở chính học sinh hình thành, sáng tạo thỏa sức, là sản phẩm của chính tay học sinh tạo ra nên học sinh nhớ rất lâu, đồng thời bản đồ tư duy được thể hiện bằng màu sắc, đường nét và dùng những từ khóa để ghi chép một cách ngắn gọn, đầy đủ giúp học sinh quan sát được tổng thể hệ thống kiến thức. Dạy học bằng những phương pháp tích cực và có sử dụng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới được áp dụng nên bước đầu cả thầy và trò đều bở ngỡ và gặp không ít khó khăn: Học sinh chưa quen với việc sử dụng bản đồ tư duy để hình thành được phương pháp tổng quát hóa nội dung của một tiết học, chưa quen trong quá trình thể hiện các nhánh cho khoa học. Đó là chưa kể đến một bộ phận học sinh lười tư duy và thụ động trong học tập Đối với giáo viên sử dụng bản đồ tư duy gặp rất nhiều khó khăn trong khâu soạn , giảng. Trong thực tế giảng dạy môn toán, qua một thời gian tìm hiểu chúng tôi thấy rằng khi dạy tiết lý thuyết. chỉ có một đơn vị kiến thức rất khó hình thành bản đồ tư duy, các tiết lý thuyết là xây dựng kiến thức mà bản đồ tư duy thường dùng để hệ thống, củng cố kiến thức. Phần khác do một số giáo viên suy nghĩ là dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức nhằm mục đích là nhớ kiến thức để vận dụng vào giải bài tập.Khi dạy tiết ôn tập chương giáo viên thường ngại khó, chỉ hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết một cách qua loa đại khái rồi dành thời gian còn lại để hướng dẫn học sinh giải bài tập hoặc bỏ qua phần ôn tập lý thuyết chỉ hướng dẫn giải bài tập khi nào cần kiến thức nào thì mới yêu cầu hoc sinh nhắc lại, hoặc ôn tập kỹ lý thuyết thì thời gian hướng dẫn ôn các dạng loại bài tập trong chương không đảm bảo. Trong khi đó phân phối chương trình thì tiết ôn tập chương được phân bố thời lượng tối đa chỉ từ một đến hai tiết, nhưng nội dung ôn tập phải chuyển tải một lượng lớn kiến thức cơ bản của chương và bài tập vận dụng. Không ít học sinh lúng túng không biết học bắt đầu từ đâu , làm sao ghi nhớ các kiến thức, bởi lẽ kiến thức tổng kết chương nhiều, học sinh không biết sắp xếp ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống , không thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức dẫn đến nhầm lẫn, chán nản trong các giờ học kể cả tự học ở nhà.. Ghi chép một cách thụ động các bài tập của giáo viên cung cấp nên khi gặp các bài tập tương tư. vẫn không biết cách giải quyết. Mặt khác, một số giáo viên còn ngần ngại sử dụng bản đồ tư duy. Vì chưa xác định rõ quy trình dạy học và vẽ bản đồ tư duy, nên khi bắt tay vào vẽ thì cứng nhắc, rập khuôn theo mẫu ,trong đó các nhánh phải cong, lúc ngoặc sang trái, lúc ngoặc sang phải , chữ viết lúc xuôi, lúc ngược, khó đọc dẫn đến thiếu tính sư pham.; đồng thời khi sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap lại gặp nhiều trở ngại nhất cấu hình máy vi tính phải đủ mạnh .Với thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạng đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những vướng mắc trên. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới Bản đồ tư duy là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của não bộ. Bản đồ tư duy hoạt động dựa trên hai nguyên tắc chủ chốt là tưởng tượng và liên kết. Não bộ của con người chính là bộ máy nhận nó và nhân các ý tưởng bằng sự liên kết. Do đó dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán góp phần tích cực quyết định sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Chấn chỉnh được tình trạng lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, rời rạt, tạm thời của học sinh. Hình thành cho học sinh thói quen tìm tòi, đào sâu suy nghĩ có khoa học làm chủ được kiến thức, xây dựng lòng tự tin cho học sinh trong học tập, xóa bỏ được tình trạng nhút nhát, rụt rè, ngại khó của học sinh. Đồng thời góp phần phát triển nhân cách và thói quen làm việc , giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống sau này hợp tình, thấu lý , đầy tính nhân bản . Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán nhằm giúp cho học sinh tự hình thành, lĩnh hội và khắc sâu kiến thức một cách hiệu quả nhất thông qua tự nghiên cứu, tự hệ thống các kiến thức bằng cách hình thành bản đồ tư duy. Từ đó tư duy, phân tích để đưa ra cách giải các dạng bài tập một cách hợp lí nhất. Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong môn Toán là đòn bẩy góp phần đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở các môn học khác và xử lí các hoạt động khác trong cuộc sống thường ngày. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trên các cơ sở lí luận, thực tiễn và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã chọn phạm vi nghiên cứu của đề tài là : - Sử dụng bản đồ tư duy.trong dạy hoc môn toán THCS - Các tiết dạy học lí thuyết , ôn tập chương môn Toán ở các lớp - Qua các tiết thao giảng, hội giảng ở Trường và Ngành tổ chức. - Qua công tác dự giờ trong nhà trường và kết quả khảo sát . II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu a.. Cơ sở lí luận: Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ngành giáo dục nước ta không ngừng đổi mới phương pháp, nội dung để đào tạo con người mới . Đặc biệt trong các năm học qua ngành giáo dục đã đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nhất là dạy học có sử dụng bản đồ tư duy, đã khắc phục được tình trạng dạy học theo lối “ đọc chép” mà cả xã hội đang bức xúc và còn đưa học sinh vào trạng thái hăng hái hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, giúp cho học sinh phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp tự học, tạo hứng thú , đam mê trong học tập. Dạy học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm đã đặt ra cho giáo viên nhận thấy được quy luật nhận thức của học sinh. Học sinh là chủ thể xây dựng và tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ một cách chủ động mà chính bản thân đã hình thành được qua việc tự xây dựng bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép bằng hình ảnh, màu sắc, đường nét và chọn lọc những kiến thức cơ bản để biểu đạt theo sự sắp xếp có khoa học của học sinh một cách sáng tạo theo suy nghĩ riêng của mình, giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và vận dụng tốt..Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của học sinh rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.Nó.hỗ trợ rất tốt trong quá trình dạy của giáo viên và học tập của học sinh, những nội dung chính sẽ đựơc khái quát thông qua các từ khóa ngắn gọn cho từng nhánh trên bản đồ. b. Cơ sở thực tiễn: Trong các năm học vừa qua việc áp dụng phương pháp dạy học mới, sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn toán tại trường. Bản thân chúng tôi nhận thấy được sự lúng túng trong việc hình thành bản đồ tư duy cho từng tiết dạy, hệ thống kiến thức từng phần, từng chương; thiết kế và thực hiện các hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chưa thật sự độc lập suy nghĩ . Nhiều HS không biết cách đọc và lưu giữ thông tin (nghe giảng thì không ghi được; ghi thì không nghe được; sắp xếp lôn xộn; ghi xong quên ngay, khi trả bài hoặc làm kiểm tra thì hỏi thầy ơi nó ở phần nào, mục mấy,... ) Hầu hết học sinh chỉ đơn thuần là tìm kiếm kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa và ghi nhớ theo kiểu rời rạt, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các bài, các chương theo một hệ thống tư duy có lôgic và nhớ , thuộc kiến thức theo một trình tự sắp đặt , bắt buộc của thầy cô giáo , của sách giáo khoa, Mặt khác, dạy học có sử dụng bản đồ tư duy là một phương pháp dạy học mới . Do đó nhiều học sinh khi tiếp cận còn bỡ ngỡ, một số thầy cô giáo còn lúng túng trong quá trình giảng dạy cũng như hình thành bản đồ tư duy .Đặc biệt một số thầy cô giáo và học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc đưa bản đồ tư duy vào tiết học như thế nào, tại thời điểm nào cho thích hợp.Bên cạnh đó việc vẽ bản đồ tư duy trên giấy, trên bảng , trên bảng phụ , trên máy vi tính của thầy cô giáo gặp rất nhiều khó khăn . Mặt khác vì không tuân theo một chuẩn mực nào, nên không ít giáo viên vi phạm nguyên tắc ghi bảng.khi hình thành kiến thức theo dạng bản đồ tư duy Vậy làm thế nào để có thể có được một tiết dạy lí thuyết ,một tiêt dạy luyện tập , một tiêt dạy ôn tập chương... một cách trọn vẹn đảm bảo đúng quy định của chuẩn kiến thức kỷ năng và đạt hiệu quả cao? Đây chính là vấn đề khiến chúng tôi – những người trực tiếp giảng dạy môn Toán trong nhà trường THCS Mỹ Quang luôn trăn trở suy nghĩ. Việc tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề trên, sẽ giúp cho chúng ta giảng dạy thành công như mong muốn. Xuất phát từ những lí do nêu trên, Chúng tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Toán THCS” để nghiên cứu và vận dụng với mong muốn giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu ,có hệ thống và giúp thầy cô giáo có thể dạy tốt các tiết trong chương trình toán THCS. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp a. Các biện pháp tiến hành: - Xây dựng ý tưởng, đưa ra thảo luận ở tổ chuyên môn trong trường để thống nhất nội dung đề tài. - Qua thực tế dạy học của từng thành viên trong nhóm toán - Tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp ngoài trường ( thông qua các tiết thao giảng, hội giảng ). - Kết quả các tiết dạy học có sử dụng bản đồ tư duy của từng thàng viên trong trường và nghiệm thu chất lượng học tập của học sinh. và đối chiếu từ các tiết dạy không sử dụng bản đồ tư duy và các tiết dạy có sử dụng bản đồ tư duy - Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực nhất là dạy học bằng bản đồ tư duy của tác giả Trần Đình Châu trên tạp chí Toán học và tuổi trẻ. b.. Thời gian tạo ra giải pháp: Đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy mônToánTHCS ” được đầu tư xây dựng từ đầu năm học 2010 – 2011 đến nay. Được xây dựng và bổ sung qua các lần tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy học mới và qua các lần thao giảng, hội giảng ở trường , ở cụm. Được hoàn thiện và bổ sung trên cơ sở nghiệm thu chất lượng định kỳ ở các lớp thực nghiệm đề tài. PHẦN B. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU Nhiệm vụ của đề tài: “ Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán THCS ” - Giúp cho giáo viên dễ dàng dạy học đảm bảo và chính xác nội dung trọng tâm của từng bài, từng đơn vị kiến thức , từng chương , xác định đầy đủ một cách có hệ thống các kiến thức kỹ năng cơ bản có trong bài trong chương và mối quan hệ giữa chúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng từng bài khai thác, mở rộng kiến thức kỹ năng trên chuẩn cho học sinh khá giỏi. - Giúp học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới. Học sinh phát huy năng lực , sáng tạo, phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay, giúp học sinh phát huy tối đa khả năng nhận biết, thực hiên và vận dụng. Trong quá trình học tập, nghiên cứu hình thành cho học sinh phương pháp học tập tích cực, tránh được tình trạng lĩnh hội kiến thức thụ động theo trình tự áp đặt của giáo viên. - Đề xuất các phương án dạy học có sử dụng bản đồ tư duy nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc soạn - giảng của giáo viên nhất là sử dụng máy vi tính trong soạn giảng. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐỀ TÀI Thuyết minh tính mới Tổ chức dạy học một tiết lý thuyết có sử dụng bản đồ tư duy Hiện nay khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “ Có sử dụng bản đồ tư duy trong tiết lý thuyết môn Toán THCS” thầy cô giáo cần thực hiện như sau: + Nghiên cứu chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ giáo dục quy định. Xây dựng đúng đủ, chính xác kế hoach bộ môn và mục tiêu từng bài dạy. + Nghiên cứu kỹ trước nội dung từng bài, từng chương từ đó xác định nội dung trọng tâm của bài + Dựa trên những nội dung đã chuẩn bị thầy cô giáo tiến hành xây dựng bản đồ tư duy cho từng bài học. + Thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp khi có sử dụng bản đồ tư duy + Để thực hiện tốt việc soạn - giảng theo các yêu cầu trên chúng ta nên thực hiện đầy đủ các bước sau: a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Chuẩn bị của giáo viên: - Xác đinh đúng mục tiêu của bài . Nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng do bộ Giáo dục và Đào tạo quy định , xác định đúng trọng tâm của bài và các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng - Hệ thống kiến thức của bài và phân loại bài tập theo từng dạng để vận dụng ( chuẩn và trên chuẩn), mối quan hệ giữa kiến thức – kỹ năng từng bài. - Bảng phụ, giấy khổ A0, phấn màu để vẽ bản đồ tư duy và các đồ dùng dạy học có liên quan. - Giáo án điện tử có vẽ bản đồ tư duy dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh ( nếu dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy nên soạn trên Power Point có hiệu ứng từng nhánh để tăng tính trực quan, sinh động). - Chia học sinh thành các nhóm ( thường chia thành 6 nhóm). + Chuẩn bị của học sinh: - Đọc , nghiên cứu trước nội dung bài học và tiếp cận bài tập của bài học đó.Tự xây dựng bản đồ tư duy theo cách hiểu của cá nhân - Tìm hiểu các dạng loại bài tập đã giải trong chương và ghi nhớ cách giải - Bảng nhóm, giấy khổ A4, phấn màu, bút tô để vẽ bản đồ tư duy. - Chia nhóm, chọn nhóm trưởng đại diện cho nhóm b. Về nội dung và phương pháp dạy học: - Hệ thống kiến thức, xác định kiến thức trọng tâm. - Các dạng bài tập theo từng đơn vị kiến thức được hệ thống ở bản đồ tư duy. - Bản đồ tư duy được vẽ trên giấy khổ A0, hoặc bảng phụ, hoặc trên máy vi tính để trình chiếu khi dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. - Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, và các kỹ thuật dạy học bổ trợ khác. Để hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm hình thành bản đồ tư duy củng cố bài học hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm tự hình thành bản đồ tư duy. - Quy trình vẽ một bản đồ tư duy gồm các bước sau: + Xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài. + Chọn hình ảnh làm hình ảnh trung tâm cho phù hợp với nội dung trọng tâm. + Đặt mẫu vẽ theo trang ngang và vẽ từ chính giữa vẽ ra. + Vẽ lần lượt các nhánh từ nhánh cấp 1 đến các nhánh cấp tiếp theo, nhánh vẽ theo các kiểu khác nhau tùy thuộc vào nội dung ghi trên nhánh, ta có thể chọn nhánh kiểu ghi chữ trên nhánh, ghi chữ trong khung của nhánh hoặc nhánh nét đứt và ghi chữ cùng một màu với nhánh, không trùng lặp lại màu sắc, tạo bố cục hài hoà, khoa học và mối quan hệ giữa chúng ( nếu có ). + Sử dụng các cụm từ “ then chốt “, công thức, ví dụ minh họa, hình vẽ trên các nhánh theo đúng từng nội dung của nhánh. + Lập bảng thuyết minh cho từng bản đồ. Trong quá trình soạn - giảng tiết lý thuyết thầy cô giáo thường thực hiện phương pháp này theo ba phương án sau: Phương án 1: Hình thành bản đồ tư duy ngay từ đầu tiết học - Đây là phương án thực hiện mang lại hiệu quả tương đối cao, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, được giáo viên trong trường hết sức chú trọng. Xây dựng bản đồ tư duy ngay từ đầu và hoàn thiện xuyên suốt trong cả tiết dạy đã lôi cuốn học sinh vào trạng thái tự học, tự tìm ra kiến thức thông qua cách xây dựng các nhánh của bản đồ tư duy. Trong qua trình soạn - giảng giáo viên thường thực hiện theo quy trình sau: Kiểm tra bài cũ xong , giáo viên tạo tình huống có vần đề để xây dựng kiến thức trọng tâm của bản đồ tư duy, từ đó hướng học sinh tự tìm kiến thức để xây dựng tuần tự các nhánh của bản đồ tư duy. Giáo viên hình thành hình ảnh của bản đồ tư duy trên bảng hoặc bảng phụ, ( Lưu ý giáo viên không nhất thiết phải trình bày hệ thống nội dung kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy có các nhánh phải cong trái,quẹo phải; mà nên ghi sao cho ngay thẳng rõ ràng dễ đọc và đảm bảo cách ghi bảng khoa học, hợp lý ) dưới lớp học học sinh cũng xây dựng bản đồ tư duy theo hướng của học sinh trên khổ giấy A4 ( mẫu ngang), quá trình hình thành và bổ sung cho bản đồ tư duy trong suốt tiết dạy. Đến phần củng cố giáo viên tổ chức hoạt nhóm để học sinh hệ thống lại kiến thức bằng bản đồ tư duy ( thực hiện từ 2 đến 3 phút) , thống nhất ý kiến các bạn trong nhóm và hình thành bản đồ tư duy trên bảng phụ . Giáo viên thu kết quả các nhóm và gọi một vài nhóm lên thuyết trình., đai diện các nhóm góp ý, bổ sung. Giáo viên giới thiệu về bản đồ tư duy đã chuẩn bị trước của mình cho học sinh tham khảo . - Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này ta thường vận dụng cho các bài có cấu trúc tương tự như các bài đã được học, các bài mà khi giáo viên đặt vấn đề học sinh đã nhận ra được các nhánh của bàn đồ tư duy hay những bài mang tính chất nhắc lại kiến thức mà học sinh đã được học qua. - Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Vị trí tương đói của hai đường tròn ” tiết 30 – Hình học 9 Khi giảng dạy bài này giáo viên tổ chức các hoạt động sau: 1. Kiểm tra bài cũ : + Nêu vị trí tương đối của giữa đường thẳng và đường tròn + Nêu các hệ thức liên hệ của khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng với bán kính đương tròn .Gọi HS nhận xét bổ sung hoàn chỉnh các câu trả lời. 2. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ giáo viên đặt vấn đề vào bài ( Giữa đường thẳng và đường tròn có ba vị trí tương đối. Vậy giửa hai đường tròn có những vị trí tương đối nào?). Từ đó học sinh dự đoán được giửa hai đường tròn cũng có ba vị trí tương đối .Giáo viên xây dựng hình ảnh trung tâm ( Vị trí tương đối của hai đường tròn ) sau đó yêu cầu học sinh lần lượt nêu các nhánh. Học sinh lần lượt nêu được: + Hai đường tròn cắt nhau. + Hai đường tròn tiếp xúc nhau - Tiếp xúc trong – Tiếp xúc ngoài + Hai đường tròn không giao nhau - Ngoài nhau – Đựng nhau. Với mỗi nhánh học sinh xây dựng được giáo viên tổ chức một hoạt động để tìm hiểu chi tiết hơn. Như vậy trên bảng giáo viên xây dựng một bản đồ tư duy lần lượt theo từng đơn vị kiến thức. Lưu ý bên dưới học sinh cũng thực hiện một bản đồ tư duy trên giấy khổ A4 theo quá trình tư duy của mình. Kết thúc các hoạt động trên giáo viên xóa sơ đồ vẽ trên bảng và tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hình thành nhanh ( 2 phút ) trên bảng phụ hoặc giấy khổ A0. Giáo viên thu kết quả và gọi đại diện vài nhóm lên trên thuyết trình. Trong trường hợp này các bảng vẽ thường thống nhất nhau, do đó giáo viên có thể giới thiệu thêm sơ đồ có cách thể hiện khác cho học sinh tham khảo. BẢN ĐỒ TƯ DUY DÙNG CHO BÀI “VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN” Như vậy bản đồ tư duy trong trường hợp này được học sinh xây dựng xuyên suốt quá trình học tập, do đó ở các tiết học kiểu này luôn lôi cuốn học sinh vào trạng thái tự nghiên cứu, tư duy nên đây là hình thức học tập tích cực nhất trong các phương pháp dạy học tích cực. Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Hình chữ nhật ” tiết 15 – môn Hình học 8 Khi giảng dạy bài này giáo viên tổ chức các hoạt động sau: 1. Kiểm tra bài cũ : HS1: + Nêu định nghĩa hình bình hành,tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành ? + Bài tập 44/ SGK – trang 92. HS2: Dùng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức bài “ Hình bình hành ” Giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh các câu trả lời. 2. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ giáo viên đặt vấn đề vào bài ( hình bình hành có 1 góc vuông trở thành hình chữ nhật ). Từ đó học sinh thấy được hình chữ nhật là trường hợp đặc biệt của hình bình hành, do đó hình chữ nhật có tấc cả những tính chất của hình bình hành. Giáo viên xây dựng hình ảnh trung tâm ( dạng hình chữ nhật ) sau đó yêu cầu học sinh lần lượt nêu các nhánh. Học sinh lần lượt nêu được: + Định nghĩa, lấy một vài hình ảnh về hình chữ nhật thường gặp trong cuộc sống. + Tính chất hình chữ nhật (học sinh nêu được các tính chất như tính chất hình bình hành rồi nêu thêm những tính chất mới riêng của hình chữ nhật ). + Dấu hiệu nhận biết . Với mỗi nhánh học sinh xây dựng được giáo viên tổ chức một hoạt động để tìm hiểu chi tiết hơn. Như vậy trên bảng giáo viên xây dựng một bản đồ tư duy lần lượt theo từng đơn vị kiến thức, bên dưới học sinh cũng thực hiện một bản đồ tư duy trên giấy khổ A4 theo quá trình tư duy của mình. Kết thúc các hoạt động trên giáo viên xóa sơ đồ vẽ trên bảng và tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hình thành nhanh ( 2 phút ) trên bảng phụ hoặc giấy khổ A0. Giáo viên thu kết quả và gọi từng đại diện nhóm lên bảng thuyết trình. Trong trường hợp này các bản vẽ thường thống nhất nhau, do đó giáo viên có thể giới thiệu thêm sơ đồ có cách thể hiện khác cho học sinh tham khảo. Như vậy bản đồ tư duy trong trường hợp này được học sinh xây dựng xuyên suốt quá trình học tập, do đó ở các tiết học kiểu này luôn lôi cuốn học sinh vào trạng thái tự nghiên cứu, tư duy nên đây là hình thức học tập tích cực nhất trong các phương pháp dạy học tích cực. Đối với các bài học có tính tương tự ta rất dễ dàng thực hiện soạn – giảng theo phương pháp dạy học này , như sau đó có các bài: hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình vuông. Phương án 2: Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố lí thuyết bài học và hình thành các dạng bài tập - Quy trình thực hiện: + Giáo viên nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức – kỹ năng từng bài để xác định chính xác nội dung của bài, từ đó để có cơ sở hình thành bản đồ tư duy. + Lựa chọn các phương pháp dạy học để phối hợp có hiệu quả với việc sử dụng bản đồ tư duy và những phương tiện dạy học thích hợp cho từng bài giảng. + Xây dựng hệ thống các hoạt động: - Kiểm tra bài cũ. - Giảng bài mới Đặt vấn đề vào bài Tổ chức các hoạt động : Hoạt động 1, Hoạt động 2, Hoạt động 3,..để hình thành các đơn vị kiến thức.Tổ chức học sinh hoạt động nhóm để hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy. Giáo viên thu kết quả, gọi học sinh lên thuyết minh và góp ý kết quả hoạt động nhóm của nhóm ban..( Chỉ góp ý , bổ sung , sửa chữa phần nội dung , không phê phán , bát bỏ phần hình thức ) Giáo viên giới thiệu bản đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn cho học sinh tham khảo Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau. - Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này thường vận dụng cho kiểu bài nhiều đơn vị kiến thức, hoặc củng cố cho các bài chia thành nhiều tiết mà ta dạy các tiết đầu của bài. - Các ví dụ minh họa: Ví dụ1 : Khi dạy bài “ Đồ thị hàm số y = ax + b, a ” tiết 22 - môn Đại số 9 - Kiểm tra bài cũ: Cho hàm số y = 2x. a) Hàm số trên đồng biến hay nghịch biến trên R. b) Vẽ đô thị hàm số y = 2x trên mặt phẳng tọa độ. Từ kết quả kiểm tra bài cũ ( đồ thị hàm số y = 2x ) giáo viên giới thiệu bài mới. - Tổ chức các hoạt động xây dựng kiến thức. Sau khi giáo viên tổ chức các hoạt động hình thành cho học sinh các kiến thức: + Đồ thị hàm số y = ax +b ,( a) + Cách vẽ đồ thị hàm số + Làm bài tập áp dụng - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm khoảng 4 phút ( 1 phút giành cho cá nhân, 3 phút giành cho hoạt động nhóm ) để hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy. Giáo viên tiến hành thu kết quả và gọi đại diện nhóm lên thuyết trình kết quả của nhóm mình. Tại đây học sinh thường chỉ hệ thống lí thuyết chưa đưa ra các dạng bài tập vận dụng, do đó giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành thêm một nhánh vận dụng ở đó nêu các dạng bài tập vận dụng Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm và đưa ra bản đồ tư duy mà mình đã chuẩn bị để học sinh tham khảo Ví dụ2 : Khi dạy bài “ Phép cộng các phân thức đại số “ tiết 28 - Đại số 8 - T

File đính kèm:

  • docSKKN DỰ THI (12-13).doc