Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào hoạt động kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới trong giờ học ngữ văn 6

Như chúng ta đã biết chương trình đổi mới sách giáo khoa ở bậc THCS đã được áp dụng rộng rãi và có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề dạy - học. Điều đó chứng tỏ rằng sự nghiệp giáo dục của chúng ta đang có những bước phát triển đáng kể . Trong lấc thang của sự phát triển đó, chúng ta không thể không nhắc tới môn Ngữ văn trong nhà trường.

Trước đây và cho đến bây giờ, để học sinh yêu thích môn Ngữ văn thì đó luôn luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà nghiên cứu . Biết bao nhiêu những chuyên đề, những sáng kiến kinh nghiệm ra đời nhằm cải tiến phương pháp dạy - học. Theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay, để có được một tiết dạy học Ngữ văn thành công thì đòi hỏi người giáo viên phải làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh . Xuất phát từ những trăn trở đó, trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra một phương pháp dạy - học tích cực nhất cho mỗi bài học, mỗi tình huống trong từng tiết học. Trong tất cả các phương pháp mới thì tôi chú ý nhiều nhất đến hình thức sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào hoạt động kiểm tra bài cũ và hoạt động củng cố bài mới .

Kiểm tra, đánh giá học sinh là nhiệm vụ thường ngày của giáo viên . Lâu nay giáo viên thường kiểm tra bài cũ, củng cố bài mới bằng hình thức vấn đáp là chính. Hình thức trắc nghiệm chỉ được kiểm tra 1 tiết hoặc trong thi cử . Chính vì thế hoạt động kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Vậy làm thế nào việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm này sẽ hỗ trợ tích cực trong các phương pháp áp dụng cho chương trình mới có hiệu quả, trở thành phương pháp tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì đòi hỏi người giáo viên cũng phải trang bị kiến thức và phương pháp giảng dạy thích hợp .

Đây không phải là phương pháp hoàn toàn chỉ có ưu điểm, nhưng trong quá trình giảng dạy thì nó giúp tôi rất nhiều trong khi giải quyết các tình huống của bài học. Chí vì vậy trên cơ sở các tiền đề sẵn có tôi rút ra và thường xuyên sử dụng một số dạng câu hỏi trắc nghiệm vào hoạt động kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới như sau:

- Câu nhiều lựa chọn

- Câu “đúng – sai”

- Câu “có – không”

- Câu ghép đôi

- Câu điền khuyết

Để có được những câu hỏi hay, logíc, phong phú đòi hỏi giáo viên khi soạn bài phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chi tiết làm sao thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh . Các em không còn là cái bình chứa nữa mà phải là ngọn đèn được thắp sáng trong giờ giảng văn của chúng ta.

Tôi mong rằng những kinh nghiệm trong chuyên đề này là một chút đóng góp nhỏ bé cho quá trình đổi mới môn ngữ văn . Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4516 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào hoạt động kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới trong giờ học ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường THCS Phú Xuân SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA BÀI CŨ VÀ CỦNG CỐ BÀI MỚI TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN 6 Người thực hiện: Vũ Thị Lan Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục…… Phương pháp dạy học bộ môn … Phương pháp giáo dục… Lĩnh vực khác………………… Sản phẩm đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2007- 2008 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị : Trường THCS Phú Xuân Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc Phú Xuân, ngày 15 tháng 02 năm 2008 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2007-2008 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong giờ học Ngữ văn Họ và tên tác giả: Vũ Thị Lan Đơn vị (tổ): Văn Lĩnh vực: Quản lí giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao. - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao. - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao . 3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên ) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Vũ Thị Lan 2. Ngày tháng năm sinh : 16/ 08/ 1976 3. Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ : Khu 10 TT. Tân Phú – Tân Phú – Đồng Nai 5. Điện thoại : 0907697054 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Xuân II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: ĐHSP Ngữ văn Năm nhận bằng : 2005 Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Số năm có kinh nghiệm : 08 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : Có Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp tỉnh năm 2006 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết chương trình đổi mới sách giáo khoa ở bậc THCS đã được áp dụng rộng rãi và có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề dạy - học. Điều đó chứng tỏ rằng sự nghiệp giáo dục của chúng ta đang có những bước phát triển đáng kể . Trong lấc thang của sự phát triển đó, chúng ta không thể không nhắc tới môn Ngữ văn trong nhà trường. Trước đây và cho đến bây giờ, để học sinh yêu thích môn Ngữ văn thì đó luôn luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà nghiên cứu . Biết bao nhiêu những chuyên đề, những sáng kiến kinh nghiệm ra đời nhằm cải tiến phương pháp dạy - học. Theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay, để có được một tiết dạy học Ngữ văn thành công thì đòi hỏi người giáo viên phải làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh . Xuất phát từ những trăn trở đó, trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra một phương pháp dạy - học tích cực nhất cho mỗi bài học, mỗi tình huống trong từng tiết học. Trong tất cả các phương pháp mới thì tôi chú ý nhiều nhất đến hình thức sử dụng câu hỏi trắc nghiệm vào hoạt động kiểm tra bài cũ và hoạt động củng cố bài mới . Kiểm tra, đánh giá học sinh là nhiệm vụ thường ngày của giáo viên . Lâu nay giáo viên thường kiểm tra bài cũ, củng cố bài mới bằng hình thức vấn đáp là chính. Hình thức trắc nghiệm chỉ được kiểm tra 1 tiết hoặc trong thi cử . Chính vì thế hoạt động kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vậy làm thế nào việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm này sẽ hỗ trợ tích cực trong các phương pháp áp dụng cho chương trình mới có hiệu quả, trở thành phương pháp tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì đòi hỏi người giáo viên cũng phải trang bị kiến thức và phương pháp giảng dạy thích hợp . Đây không phải là phương pháp hoàn toàn chỉ có ưu điểm, nhưng trong quá trình giảng dạy thì nó giúp tôi rất nhiều trong khi giải quyết các tình huống của bài học. Chí vì vậy trên cơ sở các tiền đề sẵn có tôi rút ra và thường xuyên sử dụng một số dạng câu hỏi trắc nghiệm vào hoạt động kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới như sau: Câu nhiều lựa chọn Câu “đúng – sai” Câu “có – không” Câu ghép đôi Câu điền khuyết Để có được những câu hỏi hay, logíc, phong phú đòi hỏi giáo viên khi soạn bài phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chi tiết làm sao thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh . Các em không còn là cái bình chứa nữa mà phải là ngọn đèn được thắp sáng trong giờ giảng văn của chúng ta. Tôi mong rằng những kinh nghiệm trong chuyên đề này là một chút đóng góp nhỏ bé cho quá trình đổi mới môn ngữ văn . Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Thuận lợi: - Một số em có tinh thần học tốt, năng động và thích tìm hiểu. - Đồ dùng dạy học khá đầy đủ: máy chiếu, máy tính sách tay, …. - Giáo viên nhiệt tình làm việc, thích tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. - Kiểm tra trắc nhiệm cho phép một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức. - Kiểm tra trắc nhiệm đảm bảo được tính khách quan khi cho điểm. - Kiểm tra trắc nghiệm gây hứng thú và tích cực học tập cho học sinh. Học sinh có thể kiểm tra được kết qủa cuả mình ngay trong một thời gian ngắn. - Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong giờ học Ngữ văn sẽ kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. Chính vì thế người giáo viên cũng sẽ truyền đạt được hết kiến thức cho học sinh, nhờ vào sự hứng thú ấy của học sinh mà giờ học sẽ trở nên tốt hơn. Khó khăn: - Học sinh chưa thật sự coi trọng môn văn . - Những kiến thức về văn học còn thiếu hụt. - Tài liệu tham khảo còn ít. Bên cạnh việc đem lại sự say mê, hứng thú, sáng tạo cho học sinh trong giờ học thì vẫn còn một số học sinh chưa quen với việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong giờ học Ngữ văn. Chính điều đó đã ảnh hưởng một phần đến chất lượng giờ học. 3. Số liệu thống kê Trong qúa trình tôi giảng dạy cũng như các đồng nghiệp trong trường đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào trong tiết dạy của mình kết qủa thu được như sau: “ Các em có thích kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới bằng hình thức trắc nghiệm không?” Lớp 6 Tổng số Thích Không thích Có cũng được Không có cũng được Sĩ số Tlệ % Sĩ số Tlệ % Sĩ số Tlệ % Sĩ số Tlệ % 61 41 62 40 63 40 64 40 65 39 66 40 67 39 III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Cơ sở lí luận: Chính vì sự cấp thiết của tình hình giáo dục hiện nay, Bộ GD& ĐT đã không ngừng tìm tòi, cải tiến để tạo ra các phương pháp phù hợp. Trong đó việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm cũng ngày càng mang tính phổ biến nhưng chỉ tập trung chú ý ở các bài kiểm tra. Nhưng để tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh thì cần sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm trong mỗi giờ học Ngữ văn ở tất cả các hoạt động. Và để đạt được điều ấy còn phải đòi hỏi ở sự nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. 2 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích: Cũng như tôi đã nêu ở trên đây chỉ là một trong những phương pháp hỗ trợ cho tiết học ngữ văn nhằm đạt hiệu qủa cao hơn, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh khi kiểm tra, đánh giá qúa trình tiếp nhận kiến thức của mình. b. Nhiệm vụ: - Nhằm nâng cao vai trò của người giáo viên dạy văn - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh - Xây dựng một không khí lớp học sôi nổi tạo hứng thú học tập cho học sinh 3. Phạm vi nghiên cứu - Trên cơ sở tiếp thu vấn đề qua kiến thức được học ở nội dung thay đổi phương pháp mới và thay sách giáo khoa, tìm hiểu một số tài liệu có liên quan đến hình thức câu hỏi trắc nghiệm - Dạy học tích cực nó bao gồm nhiều phương pháp . Nhưng trong qúa trình dạy- học giáo viên phải có sự phối hợp hài hòa giữa các phương pháp đó. Riêng việc sử dụng câu hỏi trắc nghiêm vào hoạt động kiểm tra bài cũ và củng cố bài mới, tôi thường sử dụng các dạng câu hỏi sau: + Câu nhiều lựa chọn + Câu “đúng – sai” + Câu “có – không” + Câu ghép đôi + Câu điền khuyết 5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu a. Đối tượng - Giáo viên giảng dạy môn ngữ văn - Đối tượng học sinh lớp 6 b. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu lí luận văn bản, văn bản, tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên và các sách tham khảo khác - Nghiên cứu thực tiễn. - Nghiên cứu theo phương pháp hội đồng, tổng hợp ý kiến của nhiều người. 6 . Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong hoạt động kiểm tra bài cũ: Đây là hoạt động được tiến hành trước khi dạy bài mới. Tuy bị hạn chế về thời gian nhưng không thể bỏ qua hoạt động này. Nhờ việc kiểm tra bài cũ mà giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh ở tiết trước. Trước đây, trong kiểm tra bài cũ giáo viên chỉ yêu cầu học sinh nêu những nội dung của bài học mà học sinh đã được ghi. Làm như vây sẽ khiến nhiều học sinh học vẹt. Còn việc kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm thì yêu cầu học sinh phải vận dụng tư duy của mình, giáo viên thì phải linh động tùy theo từng đối tượng học sinh, cần ghi sẵn các câu hỏi vào bảng phụ. Ví dụ 1 : Khi kiểm tra bài cũ của văn bản : “ Thánh Gióng” giáo viên có thể sử dụng bằng những câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Truyện Thánh Gióng được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba Ngôi thứ tư Câu 2: Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nào? Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Ngựa phun lửa, Gióng thúc ngụa phi thẳng đến nơi có giặc. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời. Tất cả đều đúng Câu 3: Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện ngu ngôn Truyện cổ tích Truyền thuyết Truyện cười Câu 4: Tại sao tác giả dân gian lại để cho tráng sĩ làng Gióng bay về trời sau khi chiến thắng? a. Thể hiện sự vô tư, đức hi sinh và tính vị tha, làm việc nghĩa không hề nghĩ đến sự trả ơn của người nhận. Đ S b. Gióng sinh ra chỉ để đánh giặc, giặc tan không còn việc gì để làm, không còn lí do để ở lại. Đ S ĐÁP ÁN 1. c 2. d 3. c Câu 4: a. Đ b. S Ví dụ 2: Khi kiểm tra bài cũ của bài “Chỉ từ” giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Nội dung nào nói về chỉ từ là đúng nhất? Chỉ từ là các từ định vị sự vật ở thời điểm phát ngôn. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong khoảng cách gần với người phát ngôn. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong thời gian và không gian Chỉ từ là nh ững từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian và không gian Câu 2: Chỉ từ thường để làm gì? Làm phụ ngữ trong cụm danh từ Chủ ngữ trong câu Trạng ngữ trong câu Cả a, b, c đều đúng Câu 3: Đoạn thơ sau có mấy chỉ từ? Cô kia đi đằng ấy với ai Trồng dưa dưa héo, trồng khoai khoai hà Cô kia đi đằng này với ai Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai Hai Ba Bốn Năm Câu 4: Điền các chỉ từ : “ này, kia, đấy, đây” vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau: Tình thâm mong trả nghĩa đầy Cành . . . . . có chắc cội . . . . . cho chăng Cô . . . . cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang . . . . . c. Cấy cày vố nghiệp nông gia Ta . . . . . .trâu . . . . . .ai mà quản công. ĐÁP ÁN 1. d 2. d 3. c Câu 4: Tình thâm mong trả nghĩa đầy Cành kia có chắc cội này cho chăng Cô kia cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây c. Cấy cày vố nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công. b. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong hoạt động củng cố bài mới Đây là hoạt động nhằm củng cố lại kiến thức của một tiết học, vì vậy giáo viên phải lựa chọn câu hỏi đáp ứng được trọng tâm của bài. Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài : “Ôn tập truyện dân gian” giáo viên có thể củng cố bài bằng những câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Truyền thuyết khác với truyện Cổ tích như thế nào? Có yếu tố kì ảo Có yếu tố hiện thực Có cốt lõi là sự thật lịch sử Thể hiện thái độ nhân dân Câu 2: Nhóm truyện nào trong những nhóm sau đây không cùng thể loại? Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Cây bút thần; Sọ Dừa; Ông lão đánh cá và con cá vàng. Sự tích hồ gươm; Em bé thông minh, Đeo nhạc cho mèo. Câu 3: Trong nhóm truyện sau, nhóm nào dùng kiểu kết thúc có hậu? Thạch Sanh; Sọ Dừa; Cây Bút Thần. Em bé thông minh; Sự tích Hồ Gươm. Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng. Đeo nhạc cho mèo; Lợn cưới áo mới; Treo biển. Câu 4: Truyện“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì? Người đời phải biết sống nương tựa vào nhau vì cùng sống trong một công đồng, một tập thể. Mỗi người phải biết hoàn thành công việc của mình thật tốt, người nào việc nấy, không nên ghen tị nhau. Ghen tị là một thói xấu làm hại đến người khác và ngay cả chính mình. Tất cả đều đúng. Câu 5: Truyện thánh Gióng nhằm giải thích hiện tượng nào? Tre đằng ngà có màu vàng óng Có một làng tên là làng cháy Những ao hồ liên tiếp ở vùng Gia Bình Giải thích cả 3 hiện tượng trên. ĐÁP ÁN 1. c 2. d 3. d 4. d 5. a Ví dụ 2: Khi dạy xong bài : “So sánh” giáo viên có thể củng cố bài bằng những câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh? Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người. Câu 2: Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất? Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh. Câu 3: So s ánh gồm những kiểu nào? a. So sánh ngang bằng. b. So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. c. So sánh không ngang bằng . d. C ả a,b,c đều đúng. Câu 4: Cho các từ, cụm từ sau: hai chiếc máy xén lúa, cú mèo, một gã nghiện thuốc phiện, cài dùi sắt, hãy diền vào chỗ trống cho hoàn thiện những so sánh sau: a. Cái chàng dế choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như . . . . . . . . . . . . . . . . b. Chú mày hôi như . . . . . . . . . . . . . . . . . . c. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như . . . . . . . . . . . d. Mỏ cốc như . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ĐÁP ÁN 1. c 2. c 3. b Câu 4: a. Một gã nghiện thuốc phiện b. Cú mèo c. Hai chiếc mày xén lúa d. Cái dùi sắt Trong quá trình đưa ra câu hỏi yêu cầu giáo viên phải đáp án đúng, chính xác, khoa học để đánh giá học sinh chính xác. Tránh câu hỏi có đáp án mập mờ và có sự áp đặt đáp án. IV. KẾT QUẢ Qua việc nghiên cứu đưa câu hỏi trắc nghiệm vào hoạt động Ngữ văn đã tạo cho học sinh hứng thú học tập. Giáo viên càng đưa ra nhiều dạng câu hỏi thì học sinh càng có thêm nhiều kinh nghiệm giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, làm bài thi và hệ thống các kiến thức đã học. Số liệu thống kê: Tổng số học sinh Môn Loại Tổng số Tỷ lệ (%) 240 Ngữ văn Giỏi 75 13.6 Khá 41 37.3 Trung bình 46 38.2 Yếu 8 10.9 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực tiễn thực hiện đề tài bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau : - Đề tài đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong những giờ lên lớp, Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giờ học diễn ra sôi nổi nhẹ nhàng. - Việc áp dụng tốt đề tài còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của học sinh, ý thức học tập của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải thể hiện được khả năng sư phạm, sự khéo léo của bản thân để dẫn dắt học sinh dần dần hình thành trong các em, rèn luyện cho các em kỹ năng làm bài trắc nghiệm. - Nhà trường tạo điều kiện cung cấp sách giáo khoa, sách tham khao cần thiết để phục vụ cho hoạt động dạy và học - Cần tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá, các buổi sinh hoạt bộ môn rộng rãi để trao đổi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, phục vụ tốt hơn cho chuyên môn - Đối với việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong giờ học Ngữ văn, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi lên lớp, phải chủ động đưa ra các dạng câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó cần kết hợp tốt các phương pháp trong một giờ học, cần dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. VI. KẾT LUẬN Qua thực tế giảng dạy hoạt động đọc - hiểu văn bản trên lớp và hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động đọc hiểu văn bản chuẩn bị bài mới ở nhà. Tôi nhận thấy rằng những ý kiến mà tôi đưa ra và trình bày trong chuyên đề đã giúp cho học sinh chủ động tích cực tự giác hơn trong việc học tập, tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Do đó giờ dạy trên lớp sôi nổi và thật nhẹ nhàng. Một tiết học thành công là khi tiết học ấy trôi qua mà vẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho học sinh về kiến thức người giáo viên đã truyền đạt. Một ấn tượng nhẹ nhàng, thoải mái. Giáo viên không còn là người chuyên cung cấp kiến thức, mà là người tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh chủ động khám phá tác phẩm văn chương, phát triển ngôn ngữ và tạo lập văn bản. Để hoạt động đọc hiểu văn bản được thực hiện tốt trong dạy học ngữ văn thì người giáo viên ngoài việc cung cấp cho học sinh những tri thức về việc đọc - hiểu văn bản qua hoạt động dạy đọc - hiểu văn bản trên lớp và qua việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà đòi hỏi người giáo viên cần phải khéo léo, tài tình khi hướng dẫn, tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp để luôn lôi kéo, kích thích được sự hào hứng của học sinh khi học tập. Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi khi dạy đọc hiểu văn bản trong dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp ở nhà trường trung học cơ sở. Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. Qua việc giảng dạy tôi nhận thấy sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong tiết dạy Ngữ văn sẽ giúp các em chủ động, hứng thú trong giờ học. Từ đó học sinh khắc sâu kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế cuộc sống. Đó cũng là thực tiễn nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó còn cần rất nhiều ở sự giúp đỡ và quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để thầy và trò hoàn thành tốt giờ học. Những ý kiến trong đề tài này được bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy Ngữ văn. Tuy nhiên những ý kiến trên chỉ là ý kiến cá nhân không thể không nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô, xin chân thành cảm ơn. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài tập Ngữ văn 6 - nhà xuất bản Giáo dục. Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6 – nhà xuất bản Giáo dục. 3. Sách giáo khoa , sách giáo viện Ngữ văn 6 4. Tiếp cận văn học - Nguyễn Trọng Hoàn 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III 6. Văn học tuổi trẻ 7. Thế giới trong ta NGƯỜI THỰC HIỆN (Kí và ghi rõ họ tên ) Vũ Thị Lan

File đính kèm:

  • docSKKN sd trac nghiem kiem tra bai cu VAN.doc