Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát triển tư duy học sinh

Nêu câu hỏi đầu giờ học:

* Mục đích:

Vào đầu giờ học giáo viên có thể hoặc không nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ. Trước khi cung cấp kiến thức bài cho học sinh tôi thường hay nêu câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh.

* Tác dụng.

Thứ nhất : Xác định rõ nhiệm vụ của học sinh trong giờ học.

Thứ hai: Hướng cho học sinh vào kiến thức trọng tâm, huy động cao nhất các hoạt động của các giác quan của học sinh trong quá trình học tập: nghe, nhìn kết hợp với tư duy có định hướng.

*Yêu cầu:

Khi đặt câu hỏi không cần học sinh trả lời ngay mà chỉ khi giáo viên đã cung cấp cho các em đầy đủ các sự kiện mới trả lời được.

+Ví dụ: Khi dạy bài “Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta” (SGK lịch sử lớp 6) có thể nêu câu hỏi “cuộc sống của người tối cổ như thế nào ?”. Sau khi học xong quay trở lại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trên. Muốn trả lời được câu hỏi này học sinh phải theo dõi bài giảng, lựa chọn sự kiện. Đó chính là điều kiện quan trọng để tư duy học sinh phát triển.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát triển tư duy học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH A./ ĐẶT VẤN ĐỀ. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của cấp học nói chung và môn học lịch sử nói riêng là xây dựng thế hệ trẻ thành lớp người có tri thức mang bản sắc dân tộc Việt Nam, bồi đắp truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đây là nhiệm vụ đặt ra với các giáo viên nói chung và giáo viên dạy bộ môn lịch sử nói riêng. Việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy bộ môn lịch sử ở trường PT nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong học tập lĩnh hội tri thức của học sinh biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của học sinh đòi hỏi các giáo viên phải phối hợp tốt các phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học nêu vấn đề đóng vai trò chủ đạo mà hệ thống câu hỏi quyết định sự thành công của phương pháp này. Nó thúc đẩy tính tích cực trong học tập, lĩnh hội tri thức lịch sử, vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống, định hướng cho học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời giúp cho học sinh biết đánh giá, nhìn nhận sự kiện lịch sử một cách đúng đắn. Xác định được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử, đồng thời thấy được mục tiêu quan trọng của việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử nên trong quá trình nghiên cứu giảng dạy môn lịch sử cấp hai tôi luôn tìm tòi cải tiến áp dụng và đã đạt được một số thành công nhất định. Sau đây là một số kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. B./ MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH. 1.>Nêu câu hỏi đầu giờ học: * Mục đích: Vào đầu giờ học giáo viên có thể hoặc không nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ. Trước khi cung cấp kiến thức bài cho học sinh tôi thường hay nêu câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh. * Tác dụng. Thứ nhất : Xác định rõ nhiệm vụ của học sinh trong giờ học. Thứ hai: Hướng cho học sinh vào kiến thức trọng tâm, huy động cao nhất các hoạt động của các giác quan của học sinh trong quá trình học tập: nghe, nhìn kết hợp với tư duy có định hướng. *Yêu cầu: Khi đặt câu hỏi không cần học sinh trả lời ngay mà chỉ khi giáo viên đã cung cấp cho các em đầy đủ các sự kiện mới trả lời được. +Ví dụ: Khi dạy bài “Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta” (SGK lịch sử lớp 6) có thể nêu câu hỏi “cuộc sống của người tối cổ như thế nào ?”. Sau khi học xong quay trở lại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trên. Muốn trả lời được câu hỏi này học sinh phải theo dõi bài giảng, lựa chọn sự kiện. Đó chính là điều kiện quan trọng để tư duy học sinh phát triển. 2.Xác định mối quan hệ giữa câu hỏi với các sự kiện hiện tượng trong bài. Để có hiệu qua trong dạy học lịch sử phát triển năng lực tư duy của học sinh p[hải sử dụng đồng bộ các phương pháp đó là xác lập mối quan hệ giữa câu hỏi và các sự kiện, hiện tượng trong bài. +Ví dụ: Khi dạy bài: “Cuộc khàng chiến chống xâm lược Tống 1075 – 1077” (SGK lịch sử 7). Tôi đặt câu hỏi lớn: “Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quan xâm lược Tống” và “Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?”. Trả lời hia câu hỏi này, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức lên bảng để học sinh quan sát. 1.Nguyên nhân 2.Cách đánh giặc thắng lợi của độc đáo của cuộc kháng Lý Thường Kiệt ?. chiến chống quân xâm lược Tống. Quan sát câu hỏi và hệ thống kiến thức trong bảng nêu trên học sinh tự tìm ra câu trả lời, tìm ra mối quan hệ giữa chúng. Các em có thể lựa chọn kiến thức nêu trên để trả lời câu hỏi thứ nhất: “nguyên nhân thắng lợi?” song không phải cả 9 kiến thức trên đều Trả lời được cho câu hỏi thứ hai “ Cách đánh giặc độc đáo của Lý thường Kiệt ?”. Cách lập bảng như vậy là cách sử dụng câu hỏi sẽ có hiệu quả không chỉ nắm kiến thức mà còn có tác dụng rèn kĩ năng, kĩ xảo phát triển tư duy cho học sinh. Đây còn là biện phápgiúp học sinh nhớ ngay sự kiện cơ bản ngay trên lớp đồng thời kích thích tính tích cực học tập của học sinh. 3.Xây dựng hệ thống câu hỏi trên lớp. Ngoài câu hỏi có tính chất xuyên suốt toàn bài mà tôi nêu ngay từ đầu giờ học, trong suốt quá trình giảng dạy tôi đã đặt nhiều câu hỏi có tích chất nhận thức kiến thức. Một hệ thống câu hỏi tốt nêu ra trong quá trình giảng dạy phải phù hợp với khả năng của học sinh, kích thích phát triển tư duy, đồng thời tạo ra mối liên hệ bên trong của học sinh, giữa học sinh với giáo viên. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi soạn, giáo viên phải có dự kiến nêu ra vào lúc nào, học sinh sẽ trả lời ra sao? Đáp án như thế nào? Khi câu hỏi đặt ra bắt buộc học sinh phải suy nghĩ kích thích lòng ham hiểu biết, trí thông minh sáng tạo của học sinh. Câu hỏi về nguyên nhân phát sinh các sự kiện hiện tượng lịch sử , mà thương gọi là câu hỏi. Về nguyên nhân sâu xa hay nguyên nhân trực tiếp hoặc bối cảnh lịch sử của sự kiện. VD: Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Anh? Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thế giới thứ hai? Loại câu hỏi này giúp học sinh khi xem xét bất cứ sự kiện nào cũng phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Tìm ra nguyên nhân làm nảy sinh sự kiện đó. *Loại câu hỏi về quá trình diễn biến, phát sinh của sự kiện, hiện tượng lịch sử. VD: Trình bày diễn biến chiến dịch biên giới (Lịch sử 9 tập hai). Sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta thế kỷ 15 (Lịch sử 7). Đây là loại câu hỏi ít phải suy luận song đòi hỏi phải có trí nhớ, phái biết nhiều sự kiện, địa danh. Để giúp học sinh phát triển trí nhớ cần phân chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ, đồng thời lập các liên biểu, mối liên hệ giữa các sự kiện. *Loại câu hỏi nêu đặc trưng của các hiện tượng lịch sử bao gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh với các sự kiện hiện tựơng lịch sử đó. VD: Lịch sử 8 có bài về cách mạng tư sản Pháp. Có thể nêu câu hỏi:Tại sao nói cách mạng tư sản Pháp 1789 là cách mạng tư sản triệt để? Nó có hạn chế gì? Những loại câu hỏi này khó với học sinh đòi hỏi các em phải bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện hiện tượng lịch sử. Thường học sinh rất ngại trả lời loại câu hỏi này nên tôi thường kiên trì đưa ra những câu hỏi gợi mở. *Loại câu hỏi tìm hiểu kết qủa, nguyên nhân dẫn đến kết quả ý nghĩa lịch sử của nó. VD: Nêu nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống? Loại câu hỏi này không khó đối với học sinh, các em có thể dựa vào SGK để trả lời, song cần phải hướng dẫn học sinh thoát ly SGK trả lời bằng ngôn ngữ. Loại câu hỏi đối chiếu so sánh giữa sự kiện hiện tượng lịch sử này với sự kiện lịch sử khác cùng loại. Đây cũng là loại câu hỏi khó đối với học sinh. Ưu điểm của loại câu hỏi này giúp học sinh củng cố ôn tập kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới. Tóm lại: Các loại câu hỏi trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh từ phát hiện đến gợi mở và nâng cao giúp học sinh trong quá trình học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả ý nghĩa của một sự kiện hay quá trình lịch sử. Những câu hỏi đó không chỉ cho các em biết sự kiện mà đi sâu hiểu bản chất của sự kiện, nó không chỉ đòi hỏi học sinh nhớ sự kiện mà phải suy nghĩ nhận thức sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử. C./ MẤY ĐIỂM LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG TỐT HỆ THỐNG CÂU HỎI. 1.Đối với thầy: Câu hỏi đặt ra phải vừa sức, đúng đối tượng. Câu hỏi không mang tính chất đánh đố, máy móc mà phải gợi mở cho các em những suy nghĩ về những vấn đề đang nghiên cứu gây được hứng thú trí tò mò để các em tìm tòi. Mỗi giờ học không nên có quá nhiều câu hỏi vụn vặt câu hỏi của bài pohải tạo thành hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ logic chặt chẽ làm nổi bật chủ đề nội dung tư tưởng của bài. Cần triệt để khai thác nội dung các câu hỏi trong SGK để lựa chọn nội dung, phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể. Sử dụng câu hỏi trong SGK kết hợp với câu hỏi được sáng tạo trong quá trình soạn giảng của giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng đồng thời phát huy được tư duy, rèn luyện các kỹ năng, học tập của học sinh . 2. Đối với trò: Đọc kỹ bài nhận dạng câu hỏi, tìm hiểu nội dung và yêu cầu đặt ra cần phải giải quyết. Vận dụng kiến thức, sưu tầm tài liệu để làm cơ sở cho việc suy nghĩ và giải quyết vấn đề nêu ra trong câu hỏi. Tự kiểm tra đối chiếu lại câu trả lời có đúng và chính xác không. Có thể thảo luận cách trả lời câu hỏi trong quá trình trả lời phải cố gắng thoát ly SGK. Giáo viên nên khuyết khích học sinh tham gia trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức như: khen ngợi, đánh giá cho điểm. D./ THIẾT KẾ MỘT BÀI SOẠN MẪU: BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI SAU CHIẾM TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. I>MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giới thiệu một số nét mới trong đời sống kinh tế xã hội nước ta và trong phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thư nhất, nhằm giúp học sinh hiểu một cách khái quát những điều kiện của phong trào giải phóng dân tộc trong giai đoạn này. Tập cho học sinh biết phân tích các số liệu để nhận xét về một tình hình hoặc nhận thức một sự biến đổi. Chú ý bồi dưỡng cho học sinh thông cảm với cảnh bị áp bức bóc lột của nhân dân ta nhất là nông dân và công nhân trong thời gian này. II>Chuẩn bị: Bản đồ Việt Nam. Một số số liệu về kinh tế công nghiệp và nông nghiệp. Tài liệu tham khảo: Lịch sử Việt Nam từ 1919-1929. III>Lên lớp 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài mới: BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG -Tại sao sau chiến tranh thế giới thư nhất thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác bóc lột nước ta? Chính sách khai thác bóc lột của Pháp về kinh tế nông nghiệp? 1.Đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác bóc lột. a/Lý do: Sau chiến tranh nền kinh tế bị tàn phá nặng nề tài nguyên kiệt quệ. Việt Nam là thuộc địa quan trọng của chúng nên Pháp ra sức bóc lột để khôi phục nền kinh tế ở chính quốc. b/Nội dung khai thác. -Nông nghiệp: cướp ruộng đất lập đòn điền càfê, cao su. -GV cho học sinh quan sát các số liệu về kinh tế nông nghiệp. -Thủ đoạn khai thác bóc lột của thực dân Pháp về sự khai thác bóc lột của thực dân Pháp trong công nghiệp. -Chỉ trên bản đồ một số địa điểm mà Pháp đầu tư xây dựng nhà máy. -Qua các số liệu về kinh tế công nghiệp, nông nghiệp mà Pháp khai thác em có nhận xét gì về mức độ đầu tư khai thác của thực dân Pháp ? (mức độ khai thác ngày càng tăng). -Ngoài thủ đoạn bóc lột về công nghiệp, nông nghiệp TDP còn đẩy mạnh khai thác về những mặt nào ? -GV trích một số đoạn trong bài Á tế á ca để minh hoạ về chính sách thu thuế của thực dân Pháp. -GV giảng thêm về thuế đinh, thuế muối, thuế thuốc phiện. -Em có nhận xét gì về chính sách khai thác bóc lột về các mặt của TD Pháp? (Nặng về khai thác bóc lột, nhẹ về mở mang đặc biệt là không mở mang công nghiệp nặng). Tại sao Pháp lại nặng về bóc lột, nhẹ về mở mang? (Tận dụng nguồn nhân công, nguồn tài nguyên sẵn có của nước ta. Nhẹ về mở mang để kìm hãm nền kinh tế trong nước). Cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm kinh tế ở nước có biến đổi gì? -Do chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp về kinh tế nên đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc. -Giai cấp công nhân phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? -Vì sao giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng? (Do cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp, sự kinh doanh của tư sản Việt Nam. Dân mất ruộng đất phải đi kiếm sống trong các hầm mỏ đồn điền). -Đời sống của công nhân như thế nào? Giáo viên lấy ví dụ trong T.phẩm “Địa ngục cao su” để minh hoạ -Vì sao trong các cuộc cách mạng GCCN là lực lượng lãnh đạo cách mạng? -Đời sống của nông dân như thế nào? -GV lấy ví dụ minh hoạ cho nỗi khổ của người nông dân. -Tại sao giai cấp nông dân sau này là lực lượng chủ yếu của cách mạng? -Giai cấp TS Việt Nam Phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? -Giai cấp tiểu tư sản phát triển như thế nào? -Giai cấp phong kiiến bao gồm những ai? Đời sống củahọ như thế nào? -Hãy so sánh cuộc sống của nông dân với giai cấp địa chủ? Nêu mâu thuẫn của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trên thế giới có những nhân tố gì mới ảnh hưởng tới CN Việt Nam. -Vơ vét lúa gạo ở thôn quê để xuất khẩu. -Công nghiệp: -Đẩy mạnh chiếm đoạt khai thác hầm mỏ (than) để xuất khẩu. -Đầu tư xây dựng một số ngành công nghiệp nhẹ, xay xát, rượu -Thuế : là nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp. Có nhiều loại thuế khác nhau đặc biệt là thuế muối, rượu, thuế đinh, thuế thuốc phiện. Do chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp nền kinh tế công nghiệp của nước ta có phát triển một bước nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn lạc hậu phụ thuộc vào Pháp. 2.Những biến đổi trong đời sống xã hội: a>Giai cấp công nhân. -Tăng nhanh vế số lượng trước chiến tranh 10 vạn. Sau chiến tranh hơn 22 vạn. -Đời sống công nhân rất cực khổ: lương thấp, giá sinh hoạt cao, bị đánh đập giam cầm, điều kiện vệ sinh thiếu thốn, ngày làm việc căng thẳng (12-16 giờ). b>Giai cấp nông dân: -Chiếm 90% dân số. Đời sống vô cùng cực khổ không có hoặc có rấ ít ruộng đất phải làm thuê cho địa chủ, chịu sưu cao thuế nặng, chịu mọi hủ tục lạc hậu ở thôn quê. -Hầu hết nông dân mù chữ. c>Giai cấp tư sản; -Phát triển nhưng nhỏ và yếu. Vốn đầu tư vào các ngành kinh tế chiếm một số vốn của thực dân pháp. Số công nhân chiếm 3% bị Pháp chèn ép. d>Giai cấp tiểu tư sản. -Đông lên với tầng lớp tri thức, sinh viên, công chức, dân nghèo thành thị. e> Giai cấp phong kiến: -Gồm vua, quan lại, địa chủ chiếm 3- 5% dân số nhưng chiếm gần 50 % ruộng đất. Họ sống bằng cho vay lãi cao đầu cơ lúa gạo. *Bối cảnh trong nước: -Dân tộc Việt Nam mâu thuẫn với thực dân Pháp. Nông dân mâu thuẫn với phong kiến địa chủ. 3.Aûnh hưởng của phong trào CM tháng 10 và phong trào CM thế giới. -CM tháng 10 thắng lợi năm 1917. -Quốc tế cộng sản thành lập1919. -Liên bang Xô Viết thành lập 1922. -Nhiều đảng CS các nước ra đời. IV. CỦNG CỐ. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp về kinh tế. Bối cảnh ở trong nước và trên thế giới có ảnh hưởng gì tới cách mạng Việt Nam? V.DẶN DÒ. -Học thuộc bài cũ. -Chuẩn bị bài “Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc”. VI. HIỆU QUẢ. Với những phương thức tôi đã trình bày ở trên trong những năm tháng qua khi ứng dụng để dạy học sinh cấp hai, tôi đã thu được một số hiệu quả. Trước hết giáo viên trở thành người hoàn toàn chủ đạo gợi ý tổ chức để học sinh nắm kiến thức. Hiệu quả là tạo cho học sinh có hứng thú với phương thức trên học sinh hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.Đối với tôi chất lượng này đã được chứng minh qua các kỳ thi cuối học kỳ THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ KHỐI 9 LỚP SS >=TB Dưới TB SL % SL % 9A 28 16 57,14 12 42,86 9B 28 15 53,57 13 46,43 9C 30 12 40 18 60 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1,2,3 NXB GD-2000. 2.Thiết kế bài giảng lịch sử 6,7 NXB QGHN. 3.Bài soạn lịch sử lớp 9. 4.Sách giáo khoa lịch dử 6,7,8,9. LỜI KẾT. Những phần trình bày ở trên của tôi cũng là ý kiến mang tính cá nhân tích luỹ được trong quá trình dạy học. Do đó không tránh khỏi những khiếm khuyết như tôi vẫn mạnh dạn trao đổi suy nghĩ của mình với mong muốn cho việc dạy vàhọc môn Lịch sử ở trường PT ngày càng có chất lượng. Do vậy tôi mong được góp ý chân tình của quý thầy cô và quý bạn bè đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_he_thong_cau_hoi_trong_day_hoc.doc