Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS chiếm một vị trí quan trọng. Là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội , nó góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời , hoặc tiếp tục học lên bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng , biết yêu thương , quý trọng gia đình bạn bè ; có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng , tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái , tinh thần tôn trọng lẽ phải , sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu , cái ác. Môn Ngữ văn THCS được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn : Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn và theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học . Sự tuân thủ 2 nguyên tắc này đã tạo nên những tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng định hướng đổi mới phương pháp vào quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCS.
Dạy học văn ( trước đây) đã là khó, dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp lại càng khó hơn. Theo quan điểm tích hợp ba phân môn này không còn ranh giới nữa mà chúng đã sát nhập vào một , tuy nhiên giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn. Vì vậy mỗi giáo viên cần biết tích hợp của ba phân môn trong mỗi giờ dạy.
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng lời bình trong giờ học hiẻu văn bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
A- Phần mở đầu :
I- Lý do chọn đề tài
II- Mục đích, nhiệm vụ , phạm vi, phương pháp nghiên cứu
1, Mục đích
2, Nhiệm vụ
3, Phạm vi, phương pháp nghiên cứu
B- Nội dung:
I - Vị trí của lời bình trong đọc - hiểu văn bản
II - Khảo sát tình hình thực tế
III- Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng lời bình
IV -Một vài cách thức bình giảng quen thuộc
VI-Sử dụng lời bình trong đọc- hiểu một văn bản cụ thể
VII-Bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
C- Kết luận
A- Phần mở đầu :
I - Lý do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS chiếm một vị trí quan trọng. Là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội , nó góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời , hoặc tiếp tục học lên bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng , biết yêu thương , quý trọng gia đình bạn bè ; có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng , tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái , tinh thần tôn trọng lẽ phải , sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu , cái ác. Môn Ngữ văn THCS được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn : Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn và theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học . Sự tuân thủ 2 nguyên tắc này đã tạo nên những tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng định hướng đổi mới phương pháp vào quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCS.
Dạy học văn ( trước đây) đã là khó, dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp lại càng khó hơn. Theo quan điểm tích hợp ba phân môn này không còn ranh giới nữa mà chúng đã sát nhập vào một , tuy nhiên giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn. Vì vậy mỗi giáo viên cần biết tích hợp của ba phân môn trong mỗi giờ dạy.
Mặc dù được biên soạn theo hướng tích hợp nhưng phần văn học vẫn được biểu hiện bằng các văn bản . Quan niệm dạy văn trong nhà trường là dạy cho học sinh cách đọc - hiểu văn bản . Vì vậy người giáo viên phải làm sao cho học sinh chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc í suy ngẫm í liên tưởng … Khả năng đọc hiểu một tác phẩm văn chương lệ thuộc không ít vào việc có thể trả lời được hay không những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau. Mức thấp nhất là chỉ cần sử dụng những thông tin đã có ngay trong những văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời có sẵn trong bài , là trình độ chỉ mới biết đọc trên dòng . Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng thông tin trong bài. Đó là trường hợp phải suy nghĩ những câu trả lời từ đầu mối văn bản , là trình độ biết đọc giữa các dòng . Cao hơn nữa là yêu câu khái quát, liên hệ những cái mà học sinh đã đọc với thế giới bên ngoài bài học ; đó là trình độ vượt ra khỏi dòng để đọc văn bản . Khám phá văn bản theo hướng ấy thì học sinh không chỉ hứng thú , hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ được một cách sinh động, tự nhiên việc học văn với những vấn đề của cuộc sống.
Dạy Ngữ văn nói chung và phần Văn học ( Đọc -hiểu văn bản) nói riêng đều phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp pháp dạy và học. Song song với nội dung tích hợp , giáo viên phải chú ý đến phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động học của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển . Song phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh không loại trừ hoạt động giảng bài của giáo viên , không có nghĩa là đồng nhất với sự xem nhẹ , phủ nhận vai trò then chốt của giáo viên trên bục giảng. Đặc biệt trong giờ đọc- hiểu văn bản, giáo viên không chỉ tổ chức cho học sinh bằng cách nêu câu hỏi cho học sinh tìm hiểu suy nghĩ tự đánh giá , kết luận mà cần phải dùng lời bình, lời giảng để giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương nâng cao hiệu quả giờ dạy. Nhất là đối với một tác phẩm văn chương mà đặc trưng là tư duy sáng tạo “ Tiếng nói trái tim, đi tìm những tâm hồn đồng điệu” thì lời bình được xem như là tín hiệu “màu xanh” thức giấc những nụ mầm ngủ quên dưới lớp vỏ xơ cứng của ngôn từ .
Thực vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản , giáo viên phải tạo được “không khí cảm xúc” ; sự cộng hưởng xúc cảm giữa bản thân tác phẩm nghệ thuật và người tiếp nhận tác phẩm . Bằng sự đồng cảm nghệ thuật , học sinh được trực tiếp trò chuyện với nhà văn; giáo viên là người hướng dẫn , tổ chức cho cuộc trò chuyện ấy thật tự nhiên, lôi cuốn và điều đó muốn khẳng định vai trò của lời bình của giáo viên. Mặc dù học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức , tự khám phá , thâm nhập chiều sâu của tác phẩm văn chương nhưng giáo viên cũng phải tỉnh táo để định hướng cho học sinh , mà lời giảng, lời bình có tác dụng mở đường.
Thực tế cho thấy , không có giờ đọc - hiểu văn bản nào chỉ vận dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh mà thành công . Có một số giáo viên quan niệm rằng trong giờ đọc - hiểu văn bản chỉ cần nêu câu hỏi cho học sinh trả lời là đủ , là tốt . Dạy học như vậy chỉ đạt được một hiệu quả nhất định. Vả lại trong văn không thể hỏi mà học sinh biết ngay , trả lời ngay, dạy học như thế chẳng qua chỉ là ảo tưởng, là một hoạt động phi lí . Nó sẽ làm mất đi sự sâu sắc của tác phẩm văn chương , học sinh không thể hiểu hết được ý nghĩa của tác phẩm văn chương. Vì vậy để cảm thụ sâu sắc một tác phẩm văn chương , để giờ văn mang đậm chất văn thì giáo viên không chỉ nêu câu hỏi , không chỉ đàm thoại , gợi mở vấn đề mà còn phải hướng dẫn học sinh biết cách nhận xét , đánh giá , bình phẩm tác phẩm văn học.
Nói như vậy là tôi muốn đề cao vai trò của lời bình trong giờ đọc - hiểu văn bản . Tuy nhiên , để đạt được hiệu quả cao trong phần đọc- hiểu văn bản , lời bình không phải là yếu tố độc tôn, vì vậy giáo viên phải biết lựa chọn chi tiết nào, hình ảnh nào để bình và có hiệu quả.
Lời bình có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh khám phá những đặc sắc nghệ thuật về nội dung của tác phẩm văn chương . Trong văn chương thường có những “nhãn tự”, “thần cứ” những yếu tố , những chi tiết soi sáng chủ đề tác phẩm , thể hiện tập trung sáng tạo của nhà văn cho nên cảm thụ tác phẩm văn chương không thể không khám phá những yếu tố đó . Những yếu tố đó thường là khó đối với các em học sinh, những lời giảng bình của giáo viên sẽ định hướng “ tiếp sức” cho các em.
Lời bình có vai trò quan trọng nhưng phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi giáo viên , vì vậy những giáo viên hạn chế về năng lực bình thường bỏ qua công việc này dẫn đến giờ đọc -hiểu văn bản trở nên khô khan, không hấp dẫn.
Từ những lí do trên , tôi thấy cần phải “ quan tâm” nhiều đến lời bình trong giờ đọc - hiểu văn bản , cho nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu , suy nghĩ đề cao , tôn vinh sâu sắc năng lực diễn đạt bằng lời của học sinh , đồng thời cũng muốn nghiên cứu cặn kẽ, chu đáo năng lực giàu tính nghệ thuật, giàu tính văn chương của người thầy .Thực tế học sinh lười học , không dám khẳng định năng lực bình , ít bộc lộ ý kiến và như vậy giảng bình tạo cho học sinh thói quen nói, biết nhận xét đánh giá, có lòng tự tin, trách nhiệm , dám dấn thân vào chỗ đích thực. Bắt đầu chuyển động hoạt động học và phát huy mầm mống tốt trong học sinh về năng lực bình văn.
II - Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu :
1. Mục đích :
Trong phương pháp dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp, tích cực lời bình, lờigiảng không được coi trọng . Vì vậy nghiên cứu đề tài này với mục đích để trả lại vị trí quan trọng xứng đáng với phương pháp giảng bình trong giảng văn. Đồng thời tìm ra cách thức biện pháp ,thủ pháp , thao tác , vận dụng lời bình trong giờ đọc -hiểu văn bản ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn.
2. Nhiệm vụ : Đề tài này có 3 nhiệm vụ:
* Khảo sát tình hình thực tiễn việc sử dụng lời bình trong giờ đọc - hiểu văn bản ở nhà trường THCS hiện nay.
* Xác định vị trí , vai trò , tác dụng của lời bình trong phần đọc -hiểu văn bản.
* Vận dụng lời bình vào đọc -hiểu một văn bản cụ thể.
3.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
* Phạm vi nghiên cứu:
- Có nhiều hình thức hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ở đây tôi chỉ đưa ra hình thức sử dụng lời bình trong đọc- hiểu văn bản để đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
- Vận dụng vào đọc - hiểu một văn bản trong chương trình Ngữ văn 8 (THCS) , tiến hành thực nghiệm ở lớp 8C trường THCS Xi Măng.
* Phương pháp nghiên cứu :
- Chủ yếu khảo sát tình hình , nắm bắt tình hình thực tế so sánh đối chiếu kết quả đạt được
- Đọc tài liệu ,ứng dụng thực tế để đúc rút kinh nghiệm
B - Phần nội dung
I - vị trí lời bình trong đọc - hiểu văn bản
Giảng và bình văn là những việc làm khá quen thuộc đối với nhiều giáo viên dạy văn . Hình như đã trở thành một thứ bí quyết trong giảng văn . Ai cũng biết bình và bình giỏi , giờ giảng văn sẽ hứng thú , mang màu sắc cảm xúc văn học rõ rệt . Không có một giờ văn nào thành công mà lại thiếu được lời bình của giáo viên . Trong thực tế nhiều anh chị em chúng ta đã dùng giảng bình làm pháp chủ yếu trong các giờ lên lớp . Tuy nhiên việc đúc kết kinh nghiệm và xác định những cơ sở lí luận cần thiết cho phương pháp này , từ trước tới nay vẫn chưa được đặt ra đúng với vị trí và tầm quan trọng của nó .Trong phê bình văn học ( viết hay nói) các tác giả hay diễn giả thu hút người đọc người nghe bằng nghệ thuật bình của mình. Vì vậy có thể nói bình là một phương pháp có tính đặc thù của cảm thụ và truyền thụ văn thơ, cho nên hướng dẫn học sinh Đọc - hiểu văn bản cần phải có những lời bình để các em hiểu rõ hơn , sâu hơn những lớp ý nghĩa và những đặc điểm hình thức của văn bản theo từng thể loại . Từ đó nâng cao nhận thức , rung động trước những vẻ đẹp của văn chương , bồi dưỡng thái độ và tình cảm cho học sinh. Ngoài ra những lời bình của giáo viên còn có tác dụng là tư liệu để các em có thể tích luỹ thêm vốn từ, rút kinh nghiệm thêm về viết câu, về hành văn, chuẩn bị tích cực cho các bài làm văn nghị luận văn học .
II . Khảo sát tình hình sử dụng lời bình của giáo viên trong giờ đọc - hiểu văn bản
Như đã nói ở trên, lời bình có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giờ đọc - hiểu văn bản .Trong giờ dạy văn trước đây , bình văn được coi là một phương pháp, được nhiều giáo viên sử dụng trong giờ dạy của mình. Trong phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp hiện nay lời bình ít được chú trọng. Nhiều giáo viên có quan niệm rằng, dạy văn trong nhà trường hiện nay là dạy cho học sinh cách đọc -hiểu văn bản, cho nên không quá nghiêng về việc thẩm bình, nếu tập trung chú ý việc thẩm bình thì sẽ rơi vào sự áp đặt , không phát huy được tối đa tính năng động của người học, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh . Vì vậy mà giáo viên dường như “bỏ rơi”công việc này . Họ chưa có ý thức tự giác vận dụng nó , thường bỏ qua và biến nó thành một cách hoang hoá, bỏ trống. Cũng có những giáo viên thực sự có ý thức bình văn cho học sinh nhưng chỉ bằng một vài câu qua loa , sơ sài hời hợt hoặc mượn những lời bình của người khác để bình.
Chúng ta biết rằng , giảng văn , đặc biệt là các tác phẩm thơ trữ tình mà không hiểu được mạch cảm xúc , không nắm được những tầng ý nghĩa của tác phẩm mà vẫn quen gọi là “ý toại ngôn ngoại” thì sẽ không thể giúp học sinh chiếm lĩnh được trọn vẹn những cái hay, cái đẹp của tác phẩm . Có không ít giờ văn thường diễn xuôi bài thơ hoặc tóm tắt nội dung cốt truyện hoặc suy diễn đơn giản, ngộ nhận hời hợt…Do vậy nhất thiết phải có những lời bình giảng để giúp học sinh hiểu tác phẩm tốt hơn. Song, năng lực cảm thụ văn học của giáo viên còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phương pháp giảng bình , điều đó dẫn đến việc giáo viên sẽ lúng túng khi bình. Điều đáng chú ý là chính nhiều anh chị em giáo viên lại không thấy nguy cơ này , không thấy đây là một khó khăn lớn nhất trong nghề dạy văn mà mình phải phấn đấu vượt qua. Như vậy vấn đề có tính chất quyết định là năng lực của mỗi giáo viên. Tài liệu hướng dẫn là cần thiết nhưng nếu lệ thuộc vào tài liệu , không có chủ kiến riêng, bản lĩnh riêng , không có năng lực nội tại thì khó có thể thực hiện tốt phương pháp giảng bình được . Bởi thế mà việc thực hiện công việc này chưa được đồng bộ , thường xuyên ở giáo viên.
Kết quả khảo sát qua dự giờ ở một số giáo viên dạy Ngữ văn trong trường như sau:
Khối SL GV Có sử dụng Không sử dụng
6 2 1- 50% 1- 50%
7 2 1- 50% 1- 50%
8 4 2 - 50% 2- 50%
Qua khảo sát tôi thấy số giáo viên sử dụng lời bình trong đọc -hiểu văn bản còn ít mới đạt 50% , với kết quả này tôi nghĩ rằng cần phải chú trọng đến việc sử dụng lời bình trong đọc - hiểu văn bản nhiều hơn , đây là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
III . Một số điểm lưu ý khi sử dụng lời bình
1. Lời bình mang màu sắc chủ quan trong đánh giá bình luận của giáo viên. Vì thế không nên vận dụng thiếu suy nghĩ mà giáo viên phải nghiền ngầm , tìm tòi sáng tạo, chọn lọc để có lời bình hay thì mới có được nét riêng mang tính chủ quan, mới để lại dư âm, khêu gợi suy tưởng của học sinh.
2. Lời bình phải thể hiện sự mô phạm mẫu mực. Tính mô phạm của giáo viên dạy học văn thể hiện trên rất nhiều bình diện khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn trong diễn đạt ngôn ngữ ( lời nói) của giáo viên tính mô phạm , mẫu mực thể hiện ở cái đẹp , tính chính xác khoa học, đảm bảo nghệ thuật, sự hấp dẫn của văn chương , giàu hình ảnh , sự kết hợp giữa nói , nghĩ và tâm phải thống nhất với nhau tạo nên sự hấp dẫn .
Mô phạm mẫu mực trong ngôn ngữ của giáo viên chính là trận trọng giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt , thái độ trân trọng yêu quý tiếng mẹ đẻ , di sản quý báu của dân tộc. Nó là một phần hồn làm nên giá trị văn hoá lớn của dân tộc truyền từ đời này sang đời khác.
3. Giáo viên phải có sự chọn lọc tinh tế , kỹ càng không nên vận dụng một cách tuỳ tiện thiếu cân nhắc , suy nghĩ , không nên bình một cách “ tuỳ hứng” mà làm hỏng giá trị của tác phẩm văn chương.
4. Khi bình không đi vào chi tiết cụ thể từng vấn đề , mà phải có một cái nhìn tổng hợp bao quát để nhận ra giá trị độc đáo của tác phẩm thông qua những chi tiết , nghệ thuật , những điểm sáng thẩm mĩ.
5.Phải biết chọn lọc những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để bình không nên bình một cách tràn lan sẽ dẫn đến nguy cơ xa rời tác phẩm và chỉ bình cái hay cái đẹp chứ không bình cái dở hoặc dùng nguyên tắc chung hoà dùng cái dở để tôn vinh lên cái đẹp.
IV - Một số cách thức giảng bình quen thuộc
Mục đích của người bình là làm sao truyền cảm ý kiến của mình về tác phẩm văn chương đến được người nghe, làm sao cho người nghe cùng rung động cùng suy nghĩ như mình phù hợp với “ ý định và nghệ thuật” của nhà văn. Những nhà phê bình có kinh nghiệm , có nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau để thuyết phục để tranh thủ sự đồng tình của bạn đọc, của người nghe. Dĩ nhiên hiệu quả tuỳ thuộc vào tài năng vốn liếng của người bình . Có nhiều cách thức giảng bình: bình bằng hồi ức, một kỷ niệm riêng có liên quan đến một yếu tố được bình , làm cho yếu tố sống dậy , có thể bình bằng cách so sánh với các câu thơ khác hoặc bình bằng lời bình của người khác. Cũng có thể bình bằng lời đọc diễn cảm đoạn thơ , câu thơ… Cách bình này còn gọi là lời bình trắng. Dưới đây tôi xin giới thiệu một vài hình thức bình để đồng nghiệp tham khảo.
1. Bình bằng hồi ức:
Lời bình được tiến hành bằng một lời tâm sự, một câu chuyện tưởng là chủ quan nhưng chính lại có tác dụng khêu gợi rất sâu sa. Chẳng hạn: bình hai câu thơ của Tố Hữu :
“ Sống trong cát chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời”
Hoài Thanh viết: “ Khi đọc đến câu thơ sống trong cát chết vùi trong cát , một câu nói đã nặng đè lên đời sống của hàng triệu người trong hàng nghìn năm và cũng đã đè nặng lên đời sống của tôi trong những năm dài thê thảm . Tôi có cảm giác như sắp rơi vào vực thẳm của những tư tưởng chán chường tuyệt vọng. Tôi không ngờ tiếp theo đó lại là câu : Những trái tim như ngọc sáng ngời. Bàn tay rất khoẻ của nhà thơ đã giữ tôi cùng đứng lại với anh trên miệng vực. Thiếu nhiệt tình , thiếu lạc quan cách mạng , không thể đứng vững như thế này ở nơi biên giới giữa thiên đường và địa ngục”
Lời bình tưởng là chủ quan nhưng lại có giá trị của một nhận định khái quát về quan điểm chính trị và tài năng nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu. Người nghe dễ hoà mình vào dòng cảm xúc của người bình.
2. Bình theo con đường so sánh đối chiếu.
Người bình văn thơ cũng như người giáo viên, càng có nhiều vốn liếng càng có thể tạo cho lời bình của mình một sức nặng hơn. Đọc nhiều, biết nhiều , biết rộng, giúp cho người bình so sánh đối chiếu được dễ dàng mà sâu sắc . Bình mấy bài thơ “thu”của Nguyễn Khuyến , Xuân Diệu đã nhắc lại quá trình mấy trăm năm thơ mùa thu như thế để thấy giá trị , vị trí những bài thơ mùa thu của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Có giáo viên bình trăng trong thơ Bác đã so sánh trăng với Nguyễn Du , Nguyễn Khuyến…Cách so sánh như vậy làm cho giá trị bài thơ càng nổi bật.
Phạm vi so sánh đối chiếu khi bình văn thơ không chỉ hạn chế trong mối quan hệ những bài văn , bài thơ , những câu văn câu thơ tương đồng . Có khi liên hệ đối chiếu với thực tế cuộc sống . Hoặc tâm trạng cuộc đời của tác giả để làm lời bình tăng thêm cơ sở có sức thuyết phục . Chẳng hạn khi bình câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu : “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn” ta đối chiếu ý nghĩa của câu thơ với cuộc đời thực , với những tư tưởng nhân nghĩa của Đồ Chiểu thì lời bình đã có sức nặng đặc biệt làm cho người đọc tin tưởng tiếng nói của nhà phê bình . Dĩ nhiên mọi so sánh đối chiếu đều có giới hạn và mức độ. Bình giảng văn thơ phải dựa trên bản thân bài văn, bài thơ, căn cứ vào nội dung và hình thức của tác phẩm là chính , mọi sự so sánh , mở rộng phải nhằm mục đích làm sáng tỏ bản thân bài văn.
Một điều đáng lưu ý trong bình giảng không phải chỉ khen, khi cần thiết cũng phải chê. Nhưng mỗi khi được chọn vào sách giáo khoa để giảng dạy thường những gì đáng tin cậy cho nên khi chê không nên làm tổn hại đến tình cảm đẹp đẽ của học sinh đối với tác giả. Người dạy văn khi bình giảng hay phê bình cũng cần có thái độ trận trọng và tế nhị .Phũ phàng hay khinh bạc không đúng trong văn chương mà chẳng lợi gì cho giáo dục.
Vi- Sử dụng lời bình trong đọc - hiểu một văn bản cụ thể
Lời bình có vai trò , tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ và khám phá những đặc sắc về nội dung nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Hiểu được vị trí và tác dụng to lớn của nó cho nên tôi đã sử dụng vào giờ đọc -hiểu văn bản và đã đạt được hiệu quả tốt. Tác phẩm mà tôi minh hoạ cho đề tài này là tác phẩm “LãoHạc”của nhà văn Nam Cao - Sách Ngữ Văn 8 -tập 1- THCS .
Văn bản này được học trong 2 tiết, thông qua phần đọc - hiểu văn bản , giáo viên giúp học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quý của nhân vật lão Hạc ; đồng thời hiểu được niềm thương cảm , sự trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao . Với yêu cầu này, ngoài việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo các câu hỏi trong phần đọc - hiểu văn bản, giáo viên là phải biết lựa chọn những chi tiết , những điểm sáng của tác phẩm để bình. Truyện “Lão Hạc” có nhiều chi tiết hay, cảm động , có nhiều chi tiết đáng bình . Ta có thể bình về tâm trạng của lão Hạc khi phải bán Cậu vàng để làm nổi bật tấm lòng đôn hậu của lão, hoặc bình cái chết của lão Hạc để làm nổi bật nhân cách cao đẹp của lão, hoặc bình về nghệ thuật tạo dựng tình huống của Nam Cao …..Tất cả những chi tiết ấy đều làm toát lên vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc nhưng có lẽ chi tiết kể về cái chết của lão Hạc là chi tiết tiêu biểu nhất , hay nhất và đáng bình nhất trong tác phẩm ,vì vậy tôi đã chọn chi tiết này để bình .
Cách thức tiến hành như sau:
Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó để thấy được tấm lòng đôn hậu của lão Hạc, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu , phân tích cái chết của lão Hạc .
Hoạt động1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân cái chết của lão Hạc
* Giáo viên nêu câu hỏi như sau:
Ch? Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? ( Câu hỏi trong sách giáo khoa)
- HS tham gia thảo luận tìm hiểu về nguyên nhân cái chết của lão Hạc
( Lão Hạc chủ động tìm đến cái chết vì hai lẽ: Một là, lão đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống của đứa con trai và cho cái chết của mình rồi; hai là , không thể kéo dài cuộc sống cực nhục lay lắt này mãi được cho nên cái chết chính là giải pháp hữu hiệu nhất đối với lão lúc này).
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích, bình về cái chết của lão Hạc
- Giáo viên cho HS đọc đoạn văn miêu tả cái chết của lão Hạc ở phần cuối chuyện một cách diễn cảm.
- Giáo viên : Cho học sinh tự hình dung , miêu tả bằng lời cái chết của lão Hạc “ Lão Hạc đang vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi quần áo xộc xệch , hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo , sùi bọt mép rồi vật vã khắp người chốc chốc lại bị giật một cái , nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng , ngồi đè lên người lão , lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.”
- Sau khi học sinh miêu tả , hình dung lại cái chết của lão Hạc giáo viên nêu câu hỏi để học sinh bình:
Ch? Em hãy nêu nhận xét, đánh giá của mình về cái chết của lão Hạc? Tại sao lão Hạc không chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn ?
- Giáo viên cho HS thảo luận, nhận xét, đánh giá trình bày ý kiến cá nhân về cái chết của lão Hạc, sau đó giáo viên có thể bình để giúp học sinh hiểu sâu hơn về nhân cách của lão Hạc .
Cách 1: Giáo viên dùng lời bình của mình để bình một cách khái quát như sau:
“Chỉ trong một đoạn văn ngắn tác giả đã miêu tả “cực độ” cái chết dữ dội của lão Hạc. Trên đời này có muôn vàn cái chết, lão Hạc đã chọn cho mình một cái chết thật đau đớn, thật dữ dội “chết bằng cách ăn bả cho của Binh Tư” Cái chết làm người đọc cũng phải rùng mình. Tại sao lão không chết một cách khác cho thanh thản ? Tại sao lão không chết bằng cách thắt cổ tự tử như Lang Rận, anh đĩ Chuột, hoặc tự đâm mình như Chí Phèo hoặc nhịn đói dài ngày để chết dần, chết mòn mà lại ăn bả chó để rồi hai mắt của lão long lên sòng sọc, lão tru tréo , lão dãy dụa , vật vã hai tiếng đồng hồ mới chết được ? Phải chăng lão chết như vậy để lão tự trừng phạt mình trước người bạn yêu quý là cậu Vàng? Có như vậy lão mới nhẹ lòng chăng ? Quả đúng như vậy lão chết như một lời thanh minh với cậu Vàng . Lão đã sống xứng đáng ngay cả với con chó . Nhưng lão Hạc đâu chỉ chết vì con chó mà cái chết của lão còn là vì đứa con yêu dấu của mình , chết để làm tròn bổn phận làm cha đối với con. Cái chết dữ dội như một con chó dại ấy lại là cái chết của một người cha rất mực thương con, thà chết chứ nhất định không chịu tiêu vào tài sản của con. Lão Hạc chết là để dành phần cho con sống . Quả là một người cha tuyệt vời.
Cái chết của lão Hạc được đưa ra hết sức bất ngờ , vừa ai oán, vừa giống như một sự tất yếu . Và cái chết của lão là cái mốc giải mã những băn khoăn về nhân cách và tình cảm của Lão . “ Chết trong còn hơn sống đục ” . Cái chết dữ dội , thê thảm của người nông dân lương thiện có ý nghĩa tố cáo sự tàn ác của chế độ phong kiến đã đẩy người nông dân tới bước đường cùng , muốn giữ nhân cách họ chỉ có con đường chết . Cái chết của Lão như là lời kêu cứu , khẩn thiết đồng thời cũng là lời kết án của tác giả đối xã hội đương thời”
Cách 2: Giáo viên đưa ra một vài lời bình của người khác
- Lời bình của Chu Văn Sơn: “ Phải đến khi chuyện Lão Hạc khép lại , ta mới thấy ớn lạnh : Thì ra toàn bộ câu chuyện là một cuộc chuẩn bị để chết của một con người ! Lão Hạc cứ âm thầm nốt những việc cuối cùng của một kiếp người đẻ rồi tự sát ! Vậy mà ông giáo và người đọc đều không hay biết . Cái chết của lão là một cú giáng vào thói hồ đồ, hờ hững và cố chấp vẫn cầm tù chúng ta . Khi ta sáng mắt lên , hiểu ra tất cả những tính toán lo liệu gàn dở, ngu ngốc, lẩn thẩn của Lão Hạc , thực chất lại chứa đựng một phẩm chất người nguyên sơ , thuần khiết , cao quý vô ngần thì đã muộn , đã quá muộn rồi !
- Lời bình của Nguyễn Thanh Tú : “ Thế rồi Lão Hạc chết . Cái chết thật đau đớn dữ dội . Chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu Lão tự tử bằng bả chó . Một con người khổ cả lúc sống , khổ cả lúc chết . Lão chết nhưng nhân cách cao đẹp của lão vẫn sống mãi trong lòng ông giáo , trong lòng người đọc . Lão Hạc đúng là một thỏi vàng sống nguyên chất mà ta phải gạt bỏ những lớp đất mùn thô mộc , quê kệnh mới tìm thấy ”
Trên đây là cách thức tiến hành sử dụng lời bình trong đọc- hiểu văn bản lão Hạc của Nam Cao - Ngữ văn 8 - tập 1 . Với cách làm này tôi đã tiến hành ở lớp 8C trường THCS Xi Măng thu được kết quả khá tốt , không những học sinh nắm vững được nội dung của văn bản được học mà còn rất hứng thú học văn , lại ham mê bình văn , nhiều học sinh rất thích bình văn và tích cực sưu tầm những lời bình hay để học tập và bộc lộ năng lực của mình trong các giờ học khác.
Kết quả cụ thể như sau:
- Có 42 / 42 học sinh hiểu bài, thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt của giờ học
- 25/42 học sinh rất thích được bình văn
- 15/ 42 học sinh rất thích được bộc lộ năng lực bình văn của mình trước tập thể lớp.
Kết quả này cho thấy giáo viên sử dụng lời bình trong đọc - hiểu văn bản không những giúp học sinh nắm vững được kiến thức mà còn giúp học sinh luyện tập cách bình văn thơ. Thông qua cách
File đính kèm:
- SKKN Su dung loi binh trong gio doc hieu van ban.doc