SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
“SỬ DỤNG MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG TIẾT DẠY GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN SINH 8”
A/ Đặt vấn đề :
Trong các môn khoa học tự nhiên ở bậc THCS thì môn sinh học rất gần gũi với học sinh, đầy sức hấp dẫn cuốn hút, hứng thú, tìm tòi, tạo đà thuận lợi cho học sinh THCS phát triển kiến thức sinh học.
Kiến thức sinh học là cần thiết cho con người để có sự sống hòa hợp với thiên nhiên. Mọi sinh hoạt thiết yếu như: ăn, mặc, ở, học tập, giải trí. . .Đều được con người khai thác từ tài nguyên sinh vật, nếu không biết bảo vệ, khai thác hợp lý, làm phá vỡ mất cân bằng sinh thái, thì hậu quả rất lớn.
Chương trình sinh học ở bậc THCS trang bị vốn kiến thức phổ thông về sinh học cho con người
Qua thực tiễn bản thân tôi nhận thấy học sinh ít chú trọng đến môn sinh học. Điều đó tất nhiên do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ quan có, khách quan có, có thể do học sinh quan niệm chưa đúng về bộ môn, cũng có thể ảnh hưởng về phía gia đình, do quy định thời gian học tập dành cho môn sinh ít, do thiếu cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. . Nhưng cũng phải thừa nhận một điều học sinh ít chú trọng, chưa tích cực học tập môn sinh còn do chính bản thân các em và chất lượng giảng dạy của chính giáo viên.
Thực tế trường THCS Long Đức học sinh ở vùng nông thôn sâu, phần lớn là con em nông dân ngoài giờ học ở trường chỉ 2 tiết/tuần đối với môn sinh; về nhà các em còn nhiều việc giúp gia đình. Các em còn phải dành thời gian cho các môn học khác. Một phần do các em quan niệm chưa đúng về cách học môn sinh. . .dẫn đến không muốn đầu tư nhiều vào việc học hoặc chỉ học để đối phó chứ không thấy hứng thú.
Từ những vấn đề trên tôi nhận thấy cần phải tìm một số biện pháp nhằm giúp các em học tốt môn này đặc biệt là sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ. . trong tiết dạy giúp học sinh học tốt tiết học môn sinh 8.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng mô hình, sơ đồ, hình vẽ trong tiết dạy giúp học sinh học tốt môn Sinh 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
“SỬ DỤNG MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG TIẾT DẠY GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN SINH 8”
A/ Đặt vấn đề :
Trong các môn khoa học tự nhiên ở bậc THCS thì môn sinh học rất gần gũi với học sinh, đầy sức hấp dẫn cuốn hút, hứng thú, tìm tòi, tạo đà thuận lợi cho học sinh THCS phát triển kiến thức sinh học.
Kiến thức sinh học là cần thiết cho con người để có sự sống hòa hợp với thiên nhiên. Mọi sinh hoạt thiết yếu như: ăn, mặc, ở, học tập, giải trí. . .Đều được con người khai thác từ tài nguyên sinh vật, nếu không biết bảo vệ, khai thác hợp lý, làm phá vỡ mất cân bằng sinh thái, thì hậu quả rất lớn.
Chương trình sinh học ở bậc THCS trang bị vốn kiến thức phổ thông về sinh học cho con người
Qua thực tiễn bản thân tôi nhận thấy học sinh ít chú trọng đến môn sinh học. Điều đó tất nhiên do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ quan có, khách quan có, có thể do học sinh quan niệm chưa đúng về bộ môn, cũng có thể ảnh hưởng về phía gia đình, do quy định thời gian học tập dành cho môn sinh ít, do thiếu cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. . Nhưng cũng phải thừa nhận một điều học sinh ít chú trọng, chưa tích cực học tập môn sinh còn do chính bản thân các em và chất lượng giảng dạy của chính giáo viên.
Thực tế trường THCS Long Đức học sinh ở vùng nông thôn sâu, phần lớn là con em nông dân ngoài giờ học ở trường chỉ 2 tiết/tuần đối với môn sinh; về nhà các em còn nhiều việc giúp gia đình. Các em còn phải dành thời gian cho các môn học khác. Một phần do các em quan niệm chưa đúng về cách học môn sinh. . .dẫn đến không muốn đầu tư nhiều vào việc học hoặc chỉ học để đối phó chứ không thấy hứng thú.
Từ những vấn đề trên tôi nhận thấy cần phải tìm một số biện pháp nhằm giúp các em học tốt môn này đặc biệt là sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ. . trong tiết dạy giúp học sinh học tốt tiết học môn sinh 8.
B/ Giải quyết vấn đề:
Qua quá trình giảng dạy những năm trước tôi nhận thấy đa số các em học sinh đều có học bài, đi học đều nhưng đi học để cho có, học bài theo kiểu để đối phó nên kiến thức không khắc sâu, học bài sau thì quên bài trước.
Trước tình hình đó tôi tiến hành khảo sát ở hai lớp 81 và 82 đầu năm học 2007-2008, mỗi lớp tôi tiến hành kiểm tra tập học của các em mà tôi trực tiếp giảng dạy thì kết quả như sau:
-Lớp 81: học sinh không đọc sách giáo khoa, không vẽ hình ở nhà 10/25 học sinh tỉ lệ 40%. Học sinh vẽ hình sơ sài để đối phó 15/25 học sinh tỉ lệ 60%.
-Lớp 82 học sinh không chuẩn bị bài ở nhà 12/24 tỉ lệ 50%, học sinh chuẩn bị sơ sài, hình thức qua loa 10/24 tỉ lệ 75%.
-Số còn lại là những học sinh khá giỏi chịu khó và có tiến bộ trong học tập.
Về bản thân tôi trước thực trạng đó, trong một tiết lên lớp tôi cố gắng kết hợp nhiều phương pháp, nhưng không gây được hứng thú trong tiết dạy. Tình hình như thế báo hiệu cuối năm kết quả sẽ không cao.
Để khắc phục tình trạng trên tôi suy nghĩ phải làm cách nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết học. Từ đó giúp học sinh yêu thích môn học, từng bước nâng cao chất lượng dạy học và những phương pháp mà tôi áp dụng trong kinh nghiệm giảng dạy của mình như sau:
I/ Chuẩn bị ở nhà:
1/ Giáo viên :
-Soạn kĩ giáo áo, xác định trọng tâm, trọng điểm, từng bài, từng phần cụ thể, kết hợp tốt các phương pháp, đặc biệt là phương pháp trực quan sử dụng mô hình, sơ đồ, hình vẽ.
-Mô hình: bộ xương người: hình vẽ, tim bổ dọc, các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể người; sơ đồ H24.1 thức ăn và các hoạt động chủ yếu của quá trình tiêu hóa.
-Mô hình, sơ đồ, hình vẽ phải còn nguyên vẹn, đầy đủ, rõ ràng, màu sắc phù hợp, cụ thể có tính thẩm mỹ.
2/ Học sinh :
-Học sinh phải chuẩn bị tốt bài học trước ở nhà theo sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên ở tiết học trước trong phần hoạt động củng cố, dặn dò và giáo viên hướng dẫn, gợi mở bài học tiết sau, khi đến lớp các em sẽ tự tin xây dựng, phát biểu bài một cách tích cực.
-Học ở nhà: xem lại nội dung bài học và kết hợp với hình vẽ, sơ đồ để diễn đạt những ý đó theo cách hiểu của mình.
II/ Lên lớp :
1/ Giáo viên :
-Soạn kĩ giáo án, xác định về mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm cho từng bài học.
-Lựa chọn phương pháp cho từng bài giảng, phù hợp cho từng đối tượng đặc biệt là phương pháp trực quan. Sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đo, màu sắc.
-Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề phải chuẩn bị kỹ làm sao cho vận dụng và phát huy tốt nhất tính tò mò khoa học, trí thông minh của học sinh.
Các phương tiện trực quan rất phong phú và đa dạng, với mỗi loại trực quan cần phải giới thiệu phương tiện trực quan, cấu tạo, yêu cầu kiến thức và hướng dẫn quan sát phương tiện trực quan thông qua câu hỏi gợi mở của giáo viên. Học sinh nêu và tổng hợp những kiến thức rút ra từ những nhận xét, kết luận về hiện tượng, sự vật thông qua phương tiện trực quan cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức.
Ví dụ 1: Quan sát tranh vẽ cấu tạo tim
GV treo tranh vẽ tim bổ dọc (sinh học 8), yêu cầu học sinh chỉ các khoang tim (tâm thất phải, tâm nhĩ phải, tâm thất trái, tâm nhĩ trái), các động mạch xuất phát từ tim (động mạch chủ, động mạch phổi), các tĩnh mạch đổ về tim (Tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, các tĩnh mạch phổi). Học sinh dựa vào kiến thức đã học để nhận biết và chỉ đúng.
H: Em hãy so sánh về bề dầy thành tâm thất với bề dày thành tâm nhĩ
TL:Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ
H: So sánh thành tâm thất phải với thành tâm thất trái.
TL: Vì tâm thất trái đẩy máu vào động mạch chủ đi khắp cơ thể nên cần một lực mạnh hơn còn tâm thất phải chỉ đẩy máu lên phổi.
H: Nhìn trên hình vẽ tìm vị trí van tim?
TL: Các van tim nằm giữa tâm thất và tâm nhĩ, giữa tâm thất trái với động mạch chủ, giữa tâm thất phải với động mạch phổi.
H:Van tim có chức năng gì?
TL: nhờ có van tim, khi tim co bóp, máu chỉ đẩy theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất qua động mạch.
Ví dụ 2: Quan sát tranh vẽ và mô hình bộ xương người.
Bài 7: mục 1: các phần chính của bộ xương
GV treo tranh vẽ bộ xương người và giới thiệu
HS: đọc thông tin sách giáo khoa và thảo luận nhóm
GV: chia lớp thành 4 nhóm và phân công cụ thể cho từng nhóm và từng thành viên trong nhóm hoạt động. Giáo viên quan sát theo dõi, nhắc nhở các nhóm hoạt động và phân bố thời gian phù hợp với câu hỏi thảo luận.
H: Bộ xương người gồm mấy phần?
H: Xương đầu, xương thân và xương chi có những xương nào?
HS Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét bổ sung
H:Bộ xương người mấy phần chính?
GV Giới thiệu mô hình bộ xương người và cho học sinh quan sát
GV gọi 2 học sinh lên bảng xác định từng loại xương ở các bộ phận trên mô hình.
Ví dụ 3:
Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
Mục I: Thức ăn và sự tiêu hóa
GV Treo hình vẽ 24.1 Sơ đồ quan sát về thức ăn và các hoạt động chủ yếu của quá trình tiêu hóa.
HS: xem sơ đồ hình 24.1
H: hằng ngày ăn nhiều loại thức ăn. Thức ăn đó thuộc những chất gì?
TL: các chất hữu cơ và vô cơ.
H: các chất nào trong thức ăn là chất hữu cơ và vô cơ?
TL:Các chất hữu cơ: Các chất vô cơ:
Nước
Muối khoáng
Gluxit
Lipit
Prôtêin
Axít nuclêic
Vitamin
Mục II: các cơ quan tiêu hóa
GV Treo hình 24.3 sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể người
HS: quan sát sơ đồ
H: hệ tiêu hóa gồm có những cơ quan nào?
TL: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
H: ống tiêu hóa có những cơ quan nào?
TL: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn
H:Tuyến tiêu hóa gồm những tuyến nào?
TL: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến vị, tuyến tụy và tuyến ruột.
Chuyển sang phần củng cố: GV treo tranh vẽ cấu tạo hệ tiêu hóa của người lên bảng mà tranh vẽ không có chú thích.
GV gọi từ 1 đến 3 em lên bảng chỉ ra từng cơ quan của hệ tiêu hóa nhằm cho học sinh tự phát hiện kiến thức hoặc kiểm tra kiến thức.
Để sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ đạt hiệu quả cần thực hiện như sau:
-Mô hình, hình vẽ, sơ đồ có đầy đủ chú thích là nguồn để học sinh khai thác thông tin và hình thành kiến thức mới.
-Mô hình, hình vẽ, sơ đồ không đầy đủ chú thích giúp học sinh kiểm tra những kiến thức còn thiếu.
-Mô hình, hình vẽ, sơ đồ không có chú thích để học sinh tự phát hiện kiến thức hoặc kiểm tra kiến thức.
-Kiểm tra chặt chẽ tập học của học sinh thông qua kiểm tra miệng.
-Đi vào bài giảng giáo viên kết hợp và sử dụng tốt các phương pháp, đặc biệt là phương pháp trực quan: sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ đã chuẩn bị cho bài giảng. Phần củng cố dựa vào mô hình, hình vẽ, sơ đồ hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh và hướng dẫn các em chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.
-Giáo viên phải luôn nắm bắt thông tin, báo đài để cập nhật hóa kiến thức kịp thời.
2/ Học sinh:
-Chuẩn bị ở nhà tốt tiết học theo sự hướng dẫn của giáo viên ở tiết học trước.
-Vào lớp học sinh phải hoạt động tích cực: tai nghe giảng, mắt nhìn bảng, tay phải ghi, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi, có nhận xét, bổ sung khi trả lời
III/ Kết quả :
Qua quá trình thực hiện tôi thấy có sự chuyển biến tích cự đối với bộ môn, các em hứng thú, tự tin hơn trong tiết học. Kết quả cụ thể tôi đa khảo sát ở hai lớp 81, 82 mà tôi trực tiếp giảng dạy, tôi chia làm hai đợt kiểm tra: Cuối học kì I và cuối năm học
-Lần thứ nhất: cuối học kì I kết quả như sau:
Lớp 81:
+Chuẩn bị bài ở nhà: đọc sách giáo khoa, vẽ hình, sơ đồ: 21/25 học sinh đạt tỉ lệ: 84%
+Đến lớp học sinh chăm chú nghe giảng, phát biểu, xây dựng bài đạt tỉ lệ khoảng 86%.
Lớp 82:
+Chuẩn bị bài ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên: 18/24 HS đạt tỉ lệ: 75%
+Đến lớp học sinh chăm chú nghe giảng phát biểu, xây dựng bài đạt tỉ lệ khoảng 79%
-Lần thứ hai: vào cuối năm học:
+Lớp 81: học sinh lên lớp 100%, môn sinh từ 5 điểm trở lên đạt 92%, không có học sinh thi lại môn sinh (không có điểm dưới 3,5)
+Lớp 82: học sinh lên lớp 100%, môn sinh từ 5 điểm trở lên đạt tỉ lệ 86%, không có học sinh thi lại môn sinh (không có điểm dưới 3,5).
C/ Kết thúc vấn đề:
Sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ trong tiết dạy học sinh học tập hứng thú tích cự, chủ động, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh nhằm giúp các em học tốt hơn, đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn ở môn sinh học.
Tuy đề tài này bước đầu mang lại kết quả khả quan, nhưng chắc chắn cũng còn không ít sai sót. Tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của quí thầy cô, nhằm giúp cho chuyên đề của tôi thêm phong phú và hoàn thiện hơn mang lại kết quả cao hơn trong giảng dạy và học tập những năm tiếp theo.
Chân thành cám ơn.
Ýù kiến của hội đồng xét duyệt:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Long Đức, ngày 10 tháng 12 năm 2008
Người viết
Hồ Bửu Lộc
File đính kèm:
- SKKN HO BUU LOC nh08-09.doc
- bia-Cam Nguyen.doc