Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương tiện cho phương pháp trực quan trong dạy toán THCS

 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

 Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sôi động hiện nay đang diễn ra trên thế giới không những làm thay đổi cơ bản về tổ chức, điều khiển các quá trình sản xuất mà còn tác động trực tiếp phương thức dạy học bằng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại.

 Với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của khoa học kỹ thuật hiên nay, việc dạy học phải đòi hỏi giáo viên luôn cập nhât kiến thức và đổi mới phương pháp dạy. Vì vậy phương tiện dạy học cũng trở thành nhu cầu cấp thiết trong quá trình dạy học.

 Với đặc điểm của từng môn học, từng chương, từng bài, thậm chí từng mục khác nhau, có thể sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau. Song để phát triển tư duy trong dạy học toán thì phương pháp trực quan là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Trong đó phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng cho việc thành công của phương pháp.

 Sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học là điều kiện cần thiết đối với một giáo viên (GV). Nó mang một ý nghĩa rất lớn trong quá trình làm việc giữa giáo viên(GV) và học sinh (HS) đối với bộ môn toán. Những mẫu vật thật cũng như các hình ảnh trực quan sẽ giúp cho người GV hình thành cho HS những khái niệm, thông qua đó HS tự liên hệ với bản thân cũng như áp dụng nó vào thực tế cuộc sống mà các em đang sống. Mặt khác nó giúp cho HS tính tò mò khám phá ra những cái hay của bài học để từ đó có thể gợi cho các em tính độc lập để nghiên cứu, và giúp cho các em những cái gì mà mình được học không phải là hư vô, ảo tưởng mà nó là thực tiễn mà con người đã tìm tòi khám phá ra nó để từ đó có thể hình thành những tri thức mới cho HS. Chính vì điều này mà người GV cần phải sử dụng các phương tiện dạy học (cụ thể là phương tiện trực quan) trong quá trình dạy học một cách có hiệu quả.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương tiện cho phương pháp trực quan trong dạy toán THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN CHO PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY TOÁN THCS I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sôi động hiện nay đang diễn ra trên thế giới không những làm thay đổi cơ bản về tổ chức, điều khiển các quá trình sản xuất mà còn tác động trực tiếp phương thức dạy học bằng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của khoa học kỹ thuật hiên nay, việc dạy học phải đòi hỏi giáo viên luôn cập nhât kiến thức và đổi mới phương pháp dạy. Vì vậy phương tiện dạy học cũng trở thành nhu cầu cấp thiết trong quá trình dạy học. Với đặc điểm của từng môn học, từng chương, từng bài, thậm chí từng mục khác nhau, có thể sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau. Song để phát triển tư duy trong dạy học toán thì phương pháp trực quan là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Trong đó phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng cho việc thành công của phương pháp. Sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học là điều kiện cần thiết đối với một giáo viên (GV). Nó mang một ý nghĩa rất lớn trong quá trình làm việc giữa giáo viên(GV) và học sinh (HS) đối với bộ môn toán. Những mẫu vật thật cũng như các hình ảnh trực quan sẽ giúp cho người GV hình thành cho HS những khái niệm, thông qua đó HS tự liên hệ với bản thân cũng như áp dụng nó vào thực tế cuộc sống mà các em đang sống. Mặt khác nó giúp cho HS tính tò mò khám phá ra những cái hay của bài học để từ đó có thể gợi cho các em tính độc lập để nghiên cứu, và giúp cho các em những cái gì mà mình được học không phải là hư vô, ảo tưởng mà nó là thực tiễn mà con người đã tìm tòi khám phá ra nó để từ đó có thể hình thành những tri thức mới cho HS. Chính vì điều này mà người GV cần phải sử dụng các phương tiện dạy học (cụ thể là phương tiện trực quan) trong quá trình dạy học một cách có hiệu quả. II/ GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ: Sử dụng phương tiện trực quan trong phương pháp trực quan khi dạy học là trợ thủ đắc lực giúp GV thực hiện tốt nguyên tắc sự thống nhất giữa tính cụ thể và tình trừu tượng trong quá trình dạy học, nguồn gốc sâu xa mà nhận thức luận của chủ nghĩa Mac – Lenin đã khẳng định. Trong giảng dạy toán nói chung có rất nhiều các phương tiện trực quan mà ta cần khi sử dụng như: Bảng viết, tranh ảnh vẽ sẵn, mô hình, dùng đèn chiếu, sử dụng video, sử dụng máy vi tính Nhưng sử dụng bảng hợp lý, mô hình, tranh ảnh vẽ sẵn là vấn đề cần đặt ra đối với một tiết học. Trình bày bảng đúng phương pháp giúp cho HS thấy được mấu chốt của bài học và trình tự của bài học, trình tự phát triển logic của vấn đề trong nhiều trường hợp. Nhờ việc ghi chép của GV trên bảng mà HS hiểu được những vấn đề rắc rối, trừu tượng, phục hồi nhanh chóng những kiến thức khi củng cố tài liệu học tập ở nhà. Việc vẽ hình trên bảng là cần thiết nó minh hoạ tốt cho lời giảng của GV. Dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng là một nghệ thuật. Do vậy sử dụng bảng và các phương tiện trực quan khác trong dạy học sẽ thuận lợi cho quá trình nhận thức của HS. Đặc biệt với những HS ở bậc trung học cơ sở quá trình nhận thức còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, nên quan sát bảng có vai trò rất quan trọng. Thông qua việc quan sát bảng HS nắm sâu tri thức do các em tự chiếm lĩnh. Tư duy của HS được phát triển trong khi quan sát. Nhưng trong thực tiễn dạy học, không phải GV nào cũng viết chữ đẹp. Song ở đây, ta cần có những kinh nghiệm về ý thức viết, cách viết, cỡ chữ và sử dụng phấn màu hợp lý nhất là đối với bộ môn toán (cụ thể môn hình học) có những hình vẽ cụ thể trong việc giảng dạy. Để sử dụng phương pháp trực quan có hiệu quả cần có hiểu biết đúng đắn về đồ dùng trực quan, về lựa chọn đồ dùng và cách thức sử dụng đồ dùng khi dạy. Nếu không sử dụng đúng đắn thì tính trực quan đôi khi có tác hại. Ta thấy nếu lạm dụng trực quan thì không những mất thời gian mà còn kìm hãm khả năng vận hành các biểu tượng không gian, hạn chế năng lực khái quát hoá, kìm hãm sự phát triển tư duy trừu tượng Muốn tránh các vấn đề trên giáo viên cần chú ý “làm thay đổi các dấu hiệu không bản chất” Chẳng hạn: khi vẽ tam giác, hình bình hành, hình thang không nên lúc nào cũng đặt cạnh đáy nằm ngang. Khi vẽ đường kính của đường tròn, không nên chỉ đặt nó vị trí nằm ngang hay thẳng đứng. Vì “đáy nằm ngang là một dấu hiệu không bản chất của khái niệm tam giác, hình bình hành, hình thang; còn vị trí nằm ngang hay thẳng đứng không phải là dấu hiệu bản chất của đường kính đường tròn”. Sử dụng tranh ảnh vẽ sẵn, mô hình giúp cho quá trình dạy toán vừa sinh động vừa ít tốn thời gian và sẽ góp phần biểu tượng chính xác, trên cơ sở đó giáo dục tình cảm đúng đắn cho HS. Bởi vì HS nhỏ tư duy trên cơ sở hình tượng cụ thể. Chẳng hạn: Khi dạy tiết ôn tập chương GV có thể dùng bảng phụ tóm tắt nội dung của chương, cô đọng lại kiến thức để HS dễ nhớ. Khi học khái niệm “góc”: GV có thể dùng hai càng compa mở rộng minh hoạ cho góc. Khi dạy về hình không gian, hình cầu GV có thể cắt một số mẫu giấy có hình chữ nhật, tam giác, hình bình hành, hình thang, hình tròn hoặc hình bất kì và bảo: tất cả các hình này có thể nằm trọn vẹn trên mặt bàn. Đó là hình phẳng. Trái lại, cái hộp phấn, lọ mực, bao diêm không thể nằm trọn vẹn trong mặt bàn. Đó là những hình không gian. GV đưa ra một hình tròn với một viên bi và hỏi: mẫu bìa hình tròn, viên bi cũng tròn. Vậy nói mẫu bìa và viên bi có hình giống nhau, có đúng không? (Không đúng. Mẫu bìa hình phẳng, viên bi hình không gian. Hình của viên bi gọi là hình cầu). Đây là tiền đề dẫn dắt các em đến việc quan sát tìm hiểu nội dung bài học. Giờ học trở nên sinh động, vẫn giữ được trật tự. Nhằm giúp HS quan sát nhận xét một cách tập trung vào vần đề, không tản mạn, rời rạc. Song không phải bài học nào cũng hình thành được như vậy mà phải phụ thuộc vào từng bài, từng GV hình thành nên. Đặc biệt là ở trên đây là cách trình bày mô hình như thế nào để HS hiểu được. Vần đề này đòi hỏi người GV phải thể hiện một cách chính xác và gọn gàng, dễ hiểu. Về sử dụng bảng viết, trước hết biết: “bảng viết có tác dụng như thế nào? Và sử dụng bảng viết thế nào cho hợp lý?” Tác dụng của bảng viết: Người ta chưa xác định được bảng viết xuất hiện từ bao giờ song có lẽ cũng từ “bảng và phấn” thật sự phát huy tác dụng của nó kể từ khi trên thế giới xuất hiện nhà trường. Có thể liệt kê tác dụng chính của bảng như sau: Bảng lưu lại nội dung chính mà thấy đã trình bày trong buổi học. Bảng dùng để dạy cho HS cách viết: kiểu chữ, cỡ chữ, cách viết tóm tắt, cách dùng ký hiệu Bảng dùng để vẽ hình giải thích, làm rõ nội dung bài học. Qua đó, một cách gián tiếp thầy dạy cho HS những thẩm mỹ về cách dùng màu, kỹ thuật vẽ hình Bảng dùng để thầy trò trao đổi thông qua một bài tập, một vần đề lý thuyết chưa rõ. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng tuy bảng là có lợi, là một phần cấu thành nên lớp học song nếu sử dụng bảng không có nghệ thuật, sử dụng một cách cẩu thả hoặc lạm dụng bảng thì cái bảng sẽ trở thành vật cản trở cho tiền trình dạy học. Ví dụ: một lỗi chính tả của thầy sẽ được lưu trước mặt HS trong suốt thời gian dạy, một hình vẽ cẩu thả không những không giáo dục thẩm mỹ HS mà đôi khi sẽ làm rắc rối vấn đề, biến bảng thành trang sách giáo khoa sẽ biến giờ dạy của thầy thành giờ “chép sách giáo khoa” thì đó không phải là dạy học. Sử dụng bảng viết: tức là nói đến kỹ thuật trình bày bảng sao cho hợp lý, phù hợp với điều kiện ở trường trung học cơ sở. Chia bảng: Mục đích chủ yếu của việc chi bảng là để tiết kiệm diện tích bảng, sao cho có thể lưu lại toàn bộ nội dung chính của bài học trên bảng. Chúng ta biết rằng những nội dung ghi bảng ít khi là một câu dài, nói chung chỉ là những câu tóm tắt, dùng ký hiệu hoặc công thức đơn giản rất ngắn. Nếu bảng không được chia nhỏ thì sẽ không còn chỗ lưu nội dung chính. Điều này càng cần thiết đối với một lớp học chỉ có một bảng đơn. Nhưng ít có những GV chú ý vấn đề này nên khi dạy nội dung chính của bài học thường hay bị xoá nhất là môn toán (hình học) lại có những hình rất rườm rà Viết bảng: Không phải giáo viên nào cũng viết chữ đẹp song ở đây muốn nói đến ý thức viết, cách viết, cỡ chữ, sử dụng màu hợp lý. +Ý thức viết bảng: cẩn thận, tiết kiệm, không viết tuỳ tiện. + Cách viết: không nên viết bảng thành trang sách giáo khoa. Nghĩa là cần chuẩn bị trứơc khi viết cái gì, và viết thế nào. Những lời giảng của GV, khi thấy cần lưu lại thì chỉ viết tóm tắt, dùng ký hiệu mà thầy trò đã hiểu với nhau. Ví dụ: một câu giảng khi dạy toán chính: “hai số có bình phương bằng nhau khi và chỉ khi chúng bằng nhau hoặc đối nhau”. Ta có thể viết bảng là: a2 = b2 Û a = ± b hay | a| = | b|. Trong khi trình bày bảng, cần dùng phấn màu, đóng khung, gạch dưới những từ ngữ quan trọng hoặc công thức. + Cỡ chữ viết: không nên quá nhỏ, khi nào viết chữ in, chữ thường, khi nào có gạch dưới Những điều này ngoài việc thể hiện ý đồ của mình về nội dung ghi bảng, còn góp phần giáo dục cho HS tính thống nhất trong trình bày, tính ngăn nắp trong cuộc sống Nhưng ở trường trung học cơ sở không có những giáo viên thực hiện tốt những vấn đề này. Vẽ hình: Hình vẽ trên bảng là một phần nội dung của bài giảng đối với môn toán. Ngoài ra hình vẽ có những tác dụng như: giúp chó giáo viên ít tốn lời nói, rèn luyện cho học sinh trình bày bằng lời từ một hình vẽ Với những tính ưu việt của hình vẽ, GV toán cần vẽ sao cho đúng. Song vấn đề này không phải người GV nào cũng thực hiện được. Nhất là đối với những GV mới ra trường cần nên tập sử dụng bảng khi có giờ trống trên lớp. Những mô hình như sơ đồ, biểu đồ hình vẽ trên bảng lớn, ngay trong từng giờ dạy, GV phần nhiều chưa giới thiệu được những nét bản chất nhất của đối tượng và quan hệ toán học cần nghiên cứu. Vì vậy cần phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học của đồ dùng không được để lại ấn tượng sai cho HS. Đôi lúc để làm cho HS dễ hiểu nên quá trình sử dụng mô hình, GV có thể sử dụng ký hiệu sai, nhưng có thể châm chước đối với tính chính xác, song GV phải mong chóng đính chính ngay. Việc sử dụng bảng đa số là GV ghi chép chưa có hệ thống phản ánh được quá trình phát triển của vấn đề mà mình cần trình bày. Chưa vạch rõ bản chất của vấn đề nhất là vấn đề có suy luận toán học. Chưa tập chung được sự chú ý của HS vào vấn đề quan trọng cần thiết. Chưa củng cố được kiến thức nghiên cứu trong giờ học. GV chưa biết cách hướng dẫn HS ghi chép từ bảng vào vở. Vẽ hình chưa thể hiện được sự chính xác, tức chưa thể hiện đúng nội dung vật lí. Hình vẽ thường hay rườm rà nên thường mất nhiều thời gian. Vì vậy chưa góp phần vào việc phát triển năng lực tư duy và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS. Tóm lại: phương tiện trực quan là hình thức thể hiện của nội dung, bất cứ nội dung nào cũng có hình thức biểu hiện của nó. Vì vậy cần sử dụng hợp lý phương pháp mô tả trực quan trong giảng dạy để hỗ trợ cho việc tư duy trừu tượng của HS. III/ KẾT LUẬN Qua phần lý luận trên và trong quá trình giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi đã tìm ra những phương pháp trực quan phù hợp để sử dụng những phương tiện trực quan sao cho hiệu quả trong giảng dạy. Tìm ra những cái hay nhất để làm sao cho HS tiếp nhận những tri thức mà GV đưa ra phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS với mọi lứa tuổi và đối tượng. Với những kiến thức mà tôi đã được học ở trường chuyên nghiệp và những kinh nghiệm trong quá trình lên lớp theo tôi muốn dạy sử dụng tốt phương pháp trực quan cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Đồ dùng trực quan phải đẹp, có màu sắc phù hợp với học sinh, đơn giản về cấu tạo, càng ít chi tiết phụ càng tốt để đỡ làm cho HS chú ý cái phụ, sao lãng cái chính, dễ sử dụng. Nếu là đồ dùng minh hoạ thì phải to, đủ để cả lớp nhìn rõ. Nếu là đồ dùng để HS thao tác, thì phải vừa tầm, dễ sử dụng. Nếu cả GV và HS cùng dùng, thì đồ dùng phải cùng loại. Ngoài đảm bảo các yêu cầu trên cần cố gắng làm cho đồ dùng đạt yêu cầu kinh tế; bền, dùng được nhiều lần mà vẫn chính xác; giá thành hạ, chế tạo bằng những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền. Với yêu cầu này, có thể hướng dẫn HS nhất là các lớp cuối cấp tự làm đồ dùng trực quan, coi như công tác thực hành, qua đó HS nắm chắc kiến thức hơn và thêm hứng thú học tập. Ví dụ: GV hướng dẫn HS làm thước vẽ truyền (hình học 8). Những kinh nghiệm trên đã dược tôi vận dụng vào quá trình giảng dạy cho năm học vừa qua, kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh hiểu bài cao hơn nhiều so với những năm học trước. Điều mừng hơn nữa là sự hứng thú trong học tập đã được khơi dậy và kiến thức các em được khắc sâu hơn. Qua góp ý tiết dạy cho GV cũng như trong những lần thảo luận chuyên môn, kinh nghiệm trên tôi đã phổ biến và được anh em đồng nghiệp hưởng ứng vận dụng rộng rãi trong giảng dạy. ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docskkn-an.doc