THỰC TRẠNG :
* Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong môi trường sư phạm :
-Tìm hiểu, nắm vững học sinh về mọi mặt để tổ chức giáo dục học sinh sát đối tượng.
- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên để giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
- Nhận xét đánh giá học sinh, đề nghị khen thưởng, kỉ luật học sinh .
- Lãnh đạo trực tiếp các tổ chức Đoàn, Đội của lớp.
- Là người thay thế gia đình quản lý, giáo dục toàn diện cho học sinh .
- Là người xây dựng, tổ chức các cá thể học sinh thành một tập thể đoàn kết, sinh động, tự tổ chức tự quản nhằm phát huy tính độc lập của mỗi học sinh.
- Là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp mình chủ nhiệm.
- Là cầu nối của tập thể lớp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, và cũng là cầu nối giữa nhà trường và gia đình nhằm kịp thời uống nắn những sai phạm của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận học sinh của lớp mình chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em như : đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, năng lực của các em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với các em .
- Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự là một nhà giáo dục hết lòng thương yêu học sinh, là chỗ dựa tinh thần cho học sinh, là chỗ để học sinh bộc bạch nhiều những điều khó xử, phải tạo cho học sinh có niềm tin cảm thấy là người bảo vệ, che chở cho mình, là người dẫn dắt mình trên đường học tập và cả trên đường đời.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sự hưng phấn cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TI :
Giáo dục hành vị đạo đức cho học sinh là bổn phận của tất cả người giáo viên . Như Bác Hồ từng nói :
“ ... Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên ”
Qua đó chúng ta thấy vai trò to lớn của người giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng có vai trò rất quan trọng. Người giáo viên chủ nhiệm là người tiếp xúc, lắng nghe tâm tư tình cảm, nguyện vọng của học sinh lớp mình chủ nhiệm. Từ đó có hướng khắc phục và giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn cũng như sửa chữa những sai lầm để giúp các em trở thành người công dân tốt, có lòng nhân ái, yêu Tổ quốc, yêu lao động, tính trung thực, khiêm tốn, tự trọng dũng cảm ... Và nói đến giáo viên chủ nhiệm chúng ta không quên được tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Nhưng khi nói đến tiết sinh hoạt chủ nhiệm là đa phần học sinh đều có cảm giác lo sợ không an tâm khi phải tường trình lại những khuyết điểm sai phạm của mình trong tuần qua.
Thấy được lo âu của các em và cũng như muốn giúp cho các em vượt qua nổi lo sợ đó nhằm khắc phục sai phạm để trở thành người học sinh tốt. Tôi đã cố gắng tạo nên tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp cho các em nhận thấy các khuyết điểm sai phạm của mình và hướng cho các em khắc phục trở thành học sinh ngoan hiền,biết tự trọng và trở thành người công dân tốt của xã hội - xã hội chủ nghĩa.
II-THỰC TRẠNG :
* Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong môi trường sư phạm :
-Tìm hiểu, nắm vững học sinh về mọi mặt để tổ chức giáo dục học sinh sát đối tượng.
- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên để giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
- Nhận xét đánh giá học sinh, đề nghị khen thưởng, kỉ luật học sinh ...
- Lãnh đạo trực tiếp các tổ chức Đoàn, Đội của lớp.
- Là người thay thế gia đình quản lý, giáo dục toàn diện cho học sinh .
- Là người xây dựng, tổ chức các cá thể học sinh thành một tập thể đoàn kết, sinh động, tự tổ chức tự quản nhằm phát huy tính độc lập của mỗi học sinh.
- Là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp mình chủ nhiệm.
- Là cầu nối của tập thể lớp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, và cũng là cầu nối giữa nhà trường và gia đình nhằm kịp thời uống nắn những sai phạm của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận học sinh của lớp mình chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em như : đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, năng lực của các em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với các em .
- Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự là một nhà giáo dục hết lòng thương yêu học sinh, là chỗ dựa tinh thần cho học sinh, là chỗ để học sinh bộc bạch nhiều những điều khó xử, phải tạo cho học sinh có niềm tin cảm thấy là người bảo vệ, che chở cho mình, là người dẫn dắt mình trên đường học tập và cả trên đường đời.
1- Tâm lý học sinh :
Có thể nói giờ sinh hoạt lớp đối với những học sinh là một áp lực, một nổi sợ hãi nhất là khi các em bị vi phạm nội qui của trường hay của lớp. Đa số các em khi vi phạm sợ phải đối mặt với giáo viên chủ nhiệm lớp vào giờ sinh hoạt lớp. Qua những năm tôi giữ vai trò là giáo viên chủ nhiệm, đến tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi đều có cảm nhận được tiết sinh hoạt có một bầu không khí nặng nề trong lớp. Vì lẽ đó nhằm tránh đi sự căng thẳng và giúp cho các em được thoải mái trong sinh hoạt chủ nhiệm cũng như các tiết học khác, và cũng qua đó tiết sinh hoạt chủ nhiệm nhằm giáo dục ý thức về đạo đức, thực hiện nội qui của Trường, lớp, chấp hành luật pháp Nhà nước cho học sinh .
2-Tổ chức thực hiện :
Trước tiên khi được phân công chủ nhiệm lớp tôi phải thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm theo qui định của điều lệ trường trung học. Ngoài ra để phù hợp với tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm, tôi còn cơ cấu tổ chức lớp và phân công công việc cho từng cán bộ lớp đồng thời qui định một số nội qui thi đua nhằm đưa lớp tiến bộ và đoàn kết.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC LỚP :
GVCN
BÍ THƯ ĐOÀN
KHƯƠNG VY
LỚP TRƯỞNG
HUỲNH DUY
THỦ QUỸ
DIỄM THÚY
LỚP P.VĂN THỂ
HỒ LONG
LỚP P.LĐ
MINH KHÁNH
LỚP P.HT
THANH TÀI
BAN CÁN SỰ LỚP
STT
HỌ VÀ TÊN
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN
GHI CHÚ
Võ Thanh Tài
Phụ trách chung
Lê Nguyễn Diễm Thúy
Toán
Phạm Thanh Tòng
Toán
Nguyễn Thanh Tú
Vật Lý
Lê Thị Xuân Huyền
Vật Lý
Bùi Đắc Huỳnh Tâm
Anh văn
Lê Minh Khánh
Anh văn
Nguyễn Anh Thi
Sinh
Lê Thị Kim Hoa
Sinh
Nguyễn Quốc An
Hóa
Nguyễn Tấn Tài
Hóa
Lê Trung Hiếu
Địa
Nguyễn Thị Thùy Trang
Địa
Nguyễn Trần Thảo Ly
Văn
Trần Thị Như Ngọc
Văn
III- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Tôi đã tiến hành những biện pháp cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm như sau :
1-Bước 1 : Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp vào ngày thứ sáu để nghe báo cáo tình hình chung của lớp trong tuần qua.
- Cho các Tổ trưởng báo cáo tổng kết lại thi đua của tổ bạn trong tuần qua bằng văn bản, theo từng nội dung như :
1- Đạo đức tác phong : đi học trễ, nghỉ học ...
2- Học tập : không thuộc bài, không làm bài ...
3- Vệ sinh : trực nhật trễ hay không làm vệ sinh ...
- Các Tổ trưởng có ý kiến về chấm thang điểm thi đua của tổ mình.
- Các thành viên còn lại trong Ban cán sự lớp báo cáo các sự việc ( nếu có ) và nhận xét từng mặt của công việc mà mình được phân công.
- Sau đó Lớp Phó Học tập sẽ tổng kết thi đua của các Tổ và xếp hạng cho từng Tổ.
- Giáo viên chủ nhiệm tiến hành sơ kết trước 1 bước.
2-Bước 2 : Tiết sinh hoạt lớp :
- Giáo viên chủ nhiệm Tổng kết và nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua cũng như thông báo một số vấn đề mà Nhà trường yêu cầu thực hiện trong tuần tới.
- Nhận xét tình hình thực hiện của lớp qua các mặt : Đạo đức tác phong, Học tập, vệ sinh của lớp...
- Biểu dương tập thể Tổ, các cá nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân những học sinh vi phạm nội qui từ đó đưa ra hướng giải quyết nhằm giúp cho các em nhận thấy rõ những sai phạm của mình nhằm để khắc phục không tái phạm.
-Lên kế hoạch và phân công cho cán bộ lớp thực hiện các phương hướng cụ thể cho tuần sau qua những nội dung của Nhà Trường và đưa ra các giải pháp của lớp để hoàn thành tốt các yêu cầu của trường.
- Cho các học sinh vi phạm nội qui tự giác nhận và hứa khắc phục sai phạm của mình .Đồng thời tạo sự đoàn kết tốt trong tổ, trong tập thể lớp.
- Nhưng đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng xử phạt những học sinh thường xuyên vi phạm nội qui ( từ 3 lần trở lên ) như : quét lớp, vệ sinh sân ... đã làm ảnh hưởng đến điểm thi đua của lớp.
3-Bước 3 : Hoạt động vui để học .
- Giáo viên chủ nhiệm có thể tổ chức cho học sinh 1 hoạt động vui học nhằm tránh áp lực mạnh qua tiết sinh hoạt để giúp các em hiểu về nhau hơn ( khoảng 10 đến 15 phút cuối ).
- Giáo viên chủ nhiệm có thể cho học sinh tổ chức hát 1 bài hát tập thể / 1 tuần. Hoặc giáo viên chủ nhiệm hay nhờ giáo viên bộ môn tham mưu cho học sinh tổ chức đố vui có thưởng về 1 môn học của giáo viên đó, nhằm giúp các em củng cố thêm kiến thức rất tốt cho bản thân. Đồng thời tạo thêm tạo sự hiểu biết giữa tập thể lớp và giáo viên bộ môn.
- Qua các hoạt động đó còn nhằm tạo tính độc lập, sáng tạo cũng như giải tỏa áp lực trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm vì các em cho rằng tiết sinh hoạt chủ nhiệm rất nặng nề. Cũng từ đó tạo thêm sự đoàn kết giữa giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp, giữa các cá nhân trong lớp với nhau nhằm đưa lớp tiến lên trong học tập cũng như các em có tính tự lập riêng cho mình.
3-Kết quả đạt được :
Qua các năm áp dụng thực tế cho lớp chủ nhiệm cũng như trong năm học 2006 – 2007 áp dụng cho lớp 12A14. Kết quả tôi thấy được hiệu quả to lớn của biện pháp này. Lớp của tôi chủ nhiệm các em đều có ý thức biết chấp nhận sai phạm và khắc phục các sai phạm đó.
Ngoài ra các em còn có tính tự lập, ý thức về vấn đề học tập để giúp bản thân, gia đình sau này, cũng qua đó các em còn biết đoàn kết với nhau cùng nhau tiến bộ tốt trong học tập. Vì lẽ đó kết quả cuối năm lớp 12A14 có 28 học sinh giỏi, 15 học sinh khá không có xếp loại trung bình, yếu kém. Tỉ lệ tốt nghiệp của lớp đạt 100%. Đồng thời cũng qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm các em đều mạnh dạn không còn cảm giác căng thẳng lo sợ khi bước vào tiết sinh hoạt. Các em ý thức hơn về nhận và tự sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ hơn.
IV-KẾT LUẬN :
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi học được khi còn ngôi trên ghế giảng đường đại học cũng như là học tập qua các thầy cô đồng nghiệp đi trước áp dụng vào lớp chủ nhiệm thấy có hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quí thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để tôi bổ sung, điều chỉnh cho “ kinh nghiệm tạo sự hưng phấn cho học sinh tiết sinh hoạt lớp ” đạt hiệu quả cao hơn.
Ý kiến nhận xét của Ban giám hiệu Trường
Người thực hiện
Nguyễn Minh Chính
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_hung_phan_cho_hoc_sinh_trong_tiet_s.doc