Sáng kiến kinh nghiệm Sự phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường với gia đình và đời sống xã hội

Theo mục tiêu, nhiệm vụ năm học chung của ngành GD-ĐT và theo mục tiêu của chương trình Địa lí lớp 8 :

Tôi thấy có hai vấn đề trọng tâm nhất cần đạt được cho học sinh lớp 8 về lĩnh vực Địa lí là :

a / Về kiến thức :

- Nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung và khu vực của châu A.

- Nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của Đất nước Việt Nam.

b / Về kĩ năng : phải sử dụng thành thạo các kĩ năng chủ yếu sau :

+ Kĩ năng đoc, sử dụng bản đồ ( Lược đồ thay thế ), để xác định phương hướng,sự phân bố các hiện tượng, đối tượng địa lí .trên lược đồ. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa các thành phần : Tự nhiên cới tự nhiên, tự nhiên với phát triển kinh tế xã hội.thông qua việc quan sát, so sánh, đối chiếu các lược đồ với nhau .

+ Ngoài ra cần có được các kĩ năng khác về đọc, phân tích, nhận xét, so sánh trên các loại hình thức thông tin khác như :

- Biếu đồ

- Lát cắt từng phần, tổng hợp.

- bảng số liệu thống kê

- Tranh, ảnh, mô hình.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sự phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường với gia đình và đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục - đào tạo TX Bắc Giang Trường THCS Ngô Sỹ Liên Sáng kiến kinh nghiệm : Sự phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường với gia đình và đời sống xã hội Họ tên : Lê Thị Thanh Tâm Năm học : 2004 – 2005 A / Đặt vấn đề : I – Căn cứ để nghiên cứu : + Mục tiêu, nhiệm vụ năm học : 2004-2005 của bộ GD – DT và các thông tư chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. + Chuyên đề bồi dưỡngvề cải cách giáo dục, hướng dẫn thay sách giáo khoa mới lớp 8 . + Phân phối chương trình địa lí lớp 8 năm học : 2004-2005 + Mục tiêu chung của chương trình địa lí lớp 8 + Hướng dẫn thực hành lớp 8 THCS + Thực trạng thiết bị dạy học của phòng đồ dùng của nhà trường. + Trình độ tiếp thu tri thức của học sinh lớp được phân công dạy. II – Lí do chọn đề tài nghiên cứu : 1 ) Theo mục tiêu, nhiệm vụ năm học chung của ngành GD-ĐT và theo mục tiêu của chương trình Địa lí lớp 8 : Tôi thấy có hai vấn đề trọng tâm nhất cần đạt được cho học sinh lớp 8 về lĩnh vực Địa lí là : a / Về kiến thức : - Nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung và khu vực của châu A. - Nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của Đất nước Việt Nam. b / Về kĩ năng : phải sử dụng thành thạo các kĩ năng chủ yếu sau : + Kĩ năng đoc, sử dụng bản đồ ( Lược đồ thay thế ), để xác định phương hướng,sự phân bố các hiện tượng, đối tượng địa lí ...trên lược đồ. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa các thành phần : Tự nhiên cới tự nhiên, tự nhiên với phát triển kinh tế xã hội...thông qua việc quan sát, so sánh, đối chiếu các lược đồ với nhau . + Ngoài ra cần có được các kĩ năng khác về đọc, phân tích, nhận xét, so sánh trên các loại hình thức thông tin khác như : Biếu đồ Lát cắt từng phần, tổng hợp... bảng số liệu thống kê Tranh, ảnh, mô hình... 2 ) Theo đặc trưng môn địa lí : Muốn phân tích mối quan hệ nhân quả các thành phân tự nhiên, xã hội ( Như mục đích chung đã nêu ở phần 1 ) . Thì ngoài kênh chữ, kênh tiếng, rất cần có đủ kênh hình để hỗ trợ giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp thu tri thức . 3 ) Theo cách viết sách giáo khoa mới hiện nay : Phần kiến thức ở sách giáo khoa mới không được trình bày cụ thể đầy đủ, mà để mở để yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện các kiến thức còn tiềm ẩn trong các hình ảnh, biểu đồ, bảng thống kê... Đặc biệt kiến thức còn ẩn chứa rất nhiều trong các bản đô, lược đồ . 4 ) Theo trình độ của học sinh : Các lớp tôi được phân công dạy cũng như các lớp khác, trường khác, tôi được biết qua trao đổi với đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn là : Các em không thể tự nhìn lược đồ trong sách giáo khoa để phát hiện kiến thức. Mà các em rất cần đến sự chỉ dẫn của giáo viên theo từng bước, trình tự riêng phù hợp từng bài, lược đồ. Vì thế phải có bản đô lớn hay tối thiếu phải có lược đô lớn để giáo viên hướng dẫn đồng bộ cả lớp tiến hành quan sát kết hợp lược đồ trong sách giáo khoa tìm tri thức . 5 ) Nhưng thực tế đồ dùng của trường : - Bản đồ có nhưng không đủ với tất cả các bài trong chương trình thay sách. - Có một số lược đồ đã làm các năm trước nhưng cũng không đủ với tất cả các bài trong chương trình. * Từ tình hình trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu giải pháp : “ Tự làm lược đồ phóng to với chi phí rẻ, để giảng dạy, hướng dẫn học sinh tự phát hiện kiến thức ” B / Giải quyết vấn đề : I – Xác định các bản đồ, lược đồ tối thiểu cần có còn thiếu : 1 ) Đối chiếu giữa các văn bản, tài liệu sau : - Phân phối chương trình giảng dạy địa lí 8 năm học : 2004 – 2005 - Sách giáo khoa địa lí lớp 8 cũ - Sách giáo khoa địa lí lớp 8 mới, xuất bản năm 2004. - Sách giáo viên địa lí lớp 8 mới, xuất bản năm 2004. - Hướng dẫn giảng dạy thay sách giáo khoa địa lí lớp 8 mới hè năm 2004. - Xem xét các bản đồ mới, cũ, lược đồ đã có ở phòng đô dùng. 2 ) Xác định các bản đồ, lược đồ tối thiểu cần có còn thiếu : Sau khi đối chiếu, nghiên cứu cụ thể, tôi đã trao đổi thêm với nhóm giáo viên dạy môn địa , xác định các lược đồ cần phải làm thêm để giảng dạy như sau : Phần 1 - địa lí châu A ( 18 tiết ) và tổng kết địa lí tự nhiên các châu lục ( 3 tiết ) : - Tiết 1 cần làm H 1.1 Lược dồ vị trí địa lí châu A trên địa cầu - Tiết 2 cần làm H 2.1 Lược dồ các đới khí hậu châu A - Tiết 4 cần làm H 4.1 Lược dồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa đông ( Tháng 1 0 ; về mùa hạ ( Tháng 7 ) - Tiết 5 cần làm H 5.1 Lược dồ phân bố các chủng tộc ở châu A - Tiết 10 cần làm H 8.1 Lược dồ phân bố cây trồng, vật nuôi ở châu A - Tiết 23 cần làm H 19.1 Lược dồ các mảng kiến tạo Phần II : Địa lí Việt Nam ( 23 tiết ) - Tiết 29 cần làm H 25.1 Lược dồ các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam. - Tiết ..... ( Để đảm bảo thời gian, tôi xin phép không nêu hết ) * Tóm lại là còn thiếu nhiều bản đồ, lược đồ phải làm thêm . II / Tìm phương án tối ưu để có bản đồ hoặc phóng to lược đồ trong sách giáo khoa : 1 ) Các phương án đã làm trước đây : - Nhà trường, cá nhân đi mua bản đồ in của công ty thiết bị đồ dùng - Giáo viên tự vẽ theo phương pháp kẻ ô vuông phóng to - Giao cho học sinh vẽ theo phương pháp kẻ ô vuông phóng to - Thuê hoạ sĩ chuyên nghiệp vẽ - Phóng to bằng in màu trên lưới - Phóng to bằng pô-tô in đen- trắng 2 ) Xét về tính khả thi và tính không khả thi của từng phương án trên a / Phương án nhà trường, cá nhân đi mua bản đồ in của công ty thiết bị đồ dùng : + Tính khả thi là : Đảm bảo 100 % yêu cầu khoa học, chính xác, mĩ quan... + Tính không khả thi là : Nhà xuất bản, công ty không bán lẻ, phải đăng kí mua từ năm trước và với số lượng lớn b / Phương án giáo viên tự vẽ theo phương pháp kẻ ô vuông phóng to : + Tính khả thi là : Giáo viên rèn được kĩ xáo vẽ lược đồ, khắc sâu kiến thức, phát huy sáng tạo... + Tính không khả thi là : - Tốn rất nhiều thời gian ( 2 đến 3 buổi chiều / chiếc ), trong khí giáo viên đang rất cần thời gian nghiên cứu sách mới, phương pháp dạy đổi mới... - Chưa hoàn toàn đảm bảo được tính chính xác cao vì dù sao cũng chỉ là ước lượng bằng mắt thường c / Phương án giao cho học sinh vẽ theo phương pháp kẻ ô vuông phóng to : + Tính khả thi là : Tăng cường rèn luyện vẽ cho học sinh, toạ tinh thần tập thể... + Tính không khả thi là : Không đảm báo chính xác do trình độ học sinh Hiện nay học sinh bị bố mẹ bắt đi học thêm rất nhiều các em không còn thời gian cho những hoạt động này d / Phương ánThuê hoạ sĩ chuyên nghiệp vẽ : + Tính khả thi là : Hoàn thành nhanh, đẹp + Tính không khả thi là : Nhưng đôi khi gặp hoạ sĩ ẩu hoặc không có chuyên môn đặc thù của môn dạy nên đã làm mất tính chính xác, khoa học cần thiết của mỗi lược đồ. Giá thành rất cao, thường dao động từ 30.000 đến 50.000 VNĐ / chiếc e / Phương án phóng to bằng in màu trên lưới : + Tính khả thi là : - Hoàn thành nhanh, đẹp - Đảm bảo tính chính xác, khoa học cần thiết của mỗi lược đồ + Tính không khả thi là : Giá thành rất cao, thường dao động từ 50.000 đến 80.000 VNĐ / chiếc g / Phương án phóng to bằng pô-tô in đen- trắng : + Tính khả thi là :- Hoàn thành nhanh, đảm bảo tính chính xác + Tính không khả thi là : - Không đủ màu thể hiện hết các nội dung của lược đồ cần có. - Giá thành vẫn còn cao, dao động từ 20.000 đến 25.000 VNĐ /chiếc. * Như vậy giáo viên không thể chọn được phương án nào trong các phương án trên vì : + Phương án b, c bị loại bởi lí do lớn nhất là quĩ thời gian không cho phép đảm bảo cho số lượng nhiều giờ dạy, nhiều lược đồ như vậy . + Phương án a, c, d, e, g bị loại bởi lí do lớn nhất là kinh phí cá nhân cũng như của nhà trường không thể đảm bảo cho số lượng nhiều giờ dạy, nhiều lược đồ như vậy . 3 ) Xác định phương án tối ưu để phóng to hình trong sách giáo khoa: a / Không thể không có lược đồ để giảng dạy, nên tôi đã cố gắng tận dụng những mặt tốt của mỗi phương án đã nêu ở trên là : + Để đảm bảo về thời gian, tôi chọn phương án pô-tô đen trắng + Để có lược đồ phù hợp với yêu cầu, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, thể hiện đặc trưng của bộ môn địa lí yêu cầu, tôi chọn phương án giáo viên phải tự tay làm một số thao tác và rèn luyện kĩ năng làm lược đồ . Cần nghiên cứu để xác định : - Chọn loại kí hiệu, màu sắc thích hợp với loại lược đồ thể hiện nhiều nội dung có tính đặc trưng của bộ môn địa lí . - Chia lược đồ gốc thành nhiều ô nhỏ với số lượng là bao nhiêu ? Loại hình chữ nhật hay hình vuông ? Để phóng cho phù hợp với yêu cầu, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác đặc trưng của bộ môn. b / Để khắc phục những mặt chưa tốt của mỗi phương án bằng cách có thêm các động tác, công đoạn như sau : + Vẽ tay thì chậm nên khắc phục bằng pô-tô + Pô- tô trực tiếp phóng lên cỡ lớn A0 thì đắt nên khắc phục bằng chỉ pô-tô các mảnh nhỏ cỡ A3. + Cỡ giấy A3 thì quá nhỏ, học sinh không quan sát được nên khắc phục bằng cách phóng lên ít, nhiều mảnh cỡ A3 rồi ghép lại thành khổ lớn cỡ A0 . III / Thực hiện phương án tối ưu đã chọn : 1 ) Các bước cụ thể để phóng to lược đồ gốc trong sách giáo khoa thành lược đồ lớn treo tường với giá thành rẻ là : + Bước 1 : Pô-tô lược đồ gốc cần phóng ra cỡ A4 ( Hoặc A3 càng rõ ) + Bước 2 : Dùng bút chì chia lược đồ vừa pô-tô ra làm nhiều ô ( Từ 04 đến 08 ô ) tuỳ thuộc vào đặc tính của lược đồ đó ( Sẽ nêu cụ thể sau ) + Bước 3 : Dùng dao xén ( Hoặc kéo ) chia lược đồ tách ra các mảnh riêng theo đường kẻ bút chì trên bước 2 . + Bước 4 : Pô-tô mỗi mảnh của bước 3 phóng ra một tờ cỡ A3 + Bước 5 : Dùng dao xén cắt bỏ 2/4 mép mỗi mảnh A3 riêng của lược đồ theo đường kẻ bút chì trên bước 2 đã in sang ( Chú ý xén vào 2 mép kế tiếp và các mảnh đối xứng nhau để sau này dán chồng lợp lên nhau được ). + Bước 6 : Đặt các mảnh vào đúng vị trí như bản gốc rồi dùng băng dính trong loại nhỏ nhất đính gá các mảng vào với nhau. + Bước 7 : Dùng băng dính trong loại lớn, rộng hơn chạy dọc, ngang để gắn chặt các mảng vào với nhau. + Bước 8 : Dùng bút màu tô hoặc tạo các loại kí hiệu ( Với loại lược đồ có nhiều nội dung khác nhau ) + Bước 9 : Nẹp và làm bảo quản, treo tường như các loại lược đồ, bản đồ bình thường khác . 2 ) Những lưu ý để tốn ít công lao động khi áp dụng phương án trên : * Khi thực hiện bước 2 : - Nếu loại lược đồ có ít chi tiết, dễ quan sát ( Ví dụ hình 1.1 SGK Địa lí lớp 8 ), không cần tạo mức to nhất ( A0 ) thì chỉ cần chia lược đồ gốc ra làm 04 mảnh . Vậy sẽ chỉ phải chụp ở bước 4 có 04 tờ A3 . - Nếu loại lược đồ có nhiều chi tiết, khó quan sát ( Ví dụ hình 2.1 SGK Địa lí lớp 8 ), bắt buộc tạo mức to nhất ( A0 ) thì phải chia lược đồ gốc ra làm nhiều mảnh hơn ( 06 hoặc 08 mảnh ) . Vậy sẽ chụp ở bước 4 từ 06 đến 08 tờ khổ A3 . * Khi thực hiện bước 4 : Chụp phóng to từng mảnh nhỏ xong, khi nhận lại chú ý kiểm tra, tránh sót (Ví dụ hình 2.1 SGK Địa lí lớp 8 sẽ chụp đến 08 tờ A3 ). Tốt nhất là đứng chờ nhà hàng ( Vì thời gian cũng chỉ mất mấy phút ) * Khi thực hiện bước 5 : Nếu chưa tạo thành kĩ xảo thì trước khi xén bạn tạm xếp các mảnh lại như bản gốc để xác định 2/4 mép phải xén bỏ. 3 ) Kết quả giá thành sẽ giảm rất nhiều nhờ thực hiện phương án trên vì : + Giá pô-tô khổ A4 bình thường là 100 VNĐ / tờ + Giá pô-tô khổ A3 bình thường là 200 VNĐ / tờ +Vậy với ví dụ hình 2.1 SGK Địa lí lớp 8 sẽ phải chụp 01 tờ A4 và 08 tờ A3 ). Giáo viên chỉ phải trả số tiền là : * 01 tờ A4 x 100 = 100 VNĐ * 08 tờ A3 x 200 = 1.600 VNĐ * Dao xén 1.500 VNĐ / chiếc, băng dính nhỏ 400 VNĐ / cuộn, Băng dính to 4.500 VNĐ / cuộn ( Cả năm học tôi đã làm nhiều chiếc lược đồ nhưng dùng chưa hết 01 con dao, 01 cuộn băng dính to, 10 cuộn băng dính nhỏ ) Nên không đáng kể gì khoản này. * Tổng cộng chi phí cho 01 tờ lược đồ tự tạo theo phương án này chỉ hết chưa đến 2.000 VNĐ . Hoặc gặp nhà hàng “ Đáo để ”, họ biết mình làm để tạo ra lược đồ phóng to thì họ cũng chỉ có thể lấy giá gấp đôi tức 4.000 VNĐ . Với giá trên giáo viên chấp nhận được để có đủ đồ dùng dạy trong mỗi giờ. *Trong khi nếu đưa của hàng chụp phóng bình thường, giáo viên sẽ phải trả ít nhất 20.000 VNĐ / tờ A0, 10.000 VNĐ / tờ A1. Với giá cao này giáo viên hoặc nhà trường chỉ có thể chi ở các trường hợp : Thi giáo viên giỏi, làm chuyên đề, có đoàn kiểm tra... * Nhưng lưu ý bước 1, 2, 3 giáo viên phải tự tay làm mới được hưởng giá thấp. Tôi biết còn nhiều đồng nghiệp của chúng ta còn khó khăn giống như tôi , nên tôi mạnh dạn trao đổi cùng các đồng nghiệp “ Mẹo nhỏ ” này để có thêm nhiều đồ dùng. * Nếu để cửa hàng pô- tô làm bước 1, 2, 3 thì mặc dù chỉ phải tốn những tờ giấy bé, mực in ít như vậy họ vẫn lấy giá tới 20.000 VNĐ / chiếc. Vì đó là giá trị của sản phẩm ( Bản thân cửa hàng pô- tô họ cũng phải làm 3 bước này rồi mới pô-tô trên máy cỡ A1, A0 được ). Tất nhiên phải trả giá cao gấp 10 lần thì chúng ta không phải can hình và được chiếc lược đồ có mặt sau ( Nơi học sinh không nhìn thấy ) phẳng phuyu hơn. IV / Sử dụng lược đồ phóng to để giảng dạy, hướng dẫn học sinh tự tìm ra tri thức dựa trên các căn cứ chính sau : : 1 ) Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ thay sách giáo khoa môn địa lí lớp 8 của ngành Giáo dục - Đào tạo : + Học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, dân cư – kinh tế xã hội của châu A,các nước trong khu vực của châu A và đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng của nước Việt Nam chúng ta . + Học sinh phải tập được kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, lược đồ. Từ đó rút ra nhận xét mối quan hệ giữa các thành phần ; Giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa tự nhiên với sự phát triển kinh tế – xã hội ... 2 ) Sách giáo khoa mới địa lí lớp 8 có nội dung gồm hai phần : a / Phần kiến thức chính là bài học/ tiết dạy : +Trong mỗi bài lại chia ra từ 02 đến 04 đơn vị kiến thức . Nhưng điểm mới và cũng là cái khó cho giáo viên,cho học sinh thể hiện nổi bật là : + Phần kiến thức không trình bày đầy đủ, cụ thể như sách giáo khoa cũ. Mà lại để mở, yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự phát hiện ra những kiến thứcc còn tiềm ẩn trong hình ảnh, biểu đồ, bảng thống kê.... và đặc biệt là có để rất nhiều kiến thức trong các lược đồ in trong sách giáo khoa . b / Phần kiến thức bổ trợ bố trí 02 nơi sau : + Phần từ điển tra cứu ở cuối sách. + Các bài đọc thêm, các lược đồ in ở các bài đọc thêm. Tuy đây không phải là kiến thức chính nhưng lại là những kiến thức rất bổ ích cho việc hoà đồng thiên nhiên,xã hội ...cho các em. Nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh khó có thể tìm ra được các tri thức này. 3 ) Thử nghiệm trên một số bài dạy ở địa lí lớp 8 : a / Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, hướng dẫn thay sách mới và trao đổi với đồng nghiệp cùng giảng dạy môn địa lí . Tôi đã tiến hành thực hiện một số phương pháp ở một số bài dạy với bản đồ tự nhiên châu A như sau : *Châu A là châu lục cuối cùng được học trong các châu lục. Vì vật khi hướng đẫn học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ phải đạt được các điểm sau : + Kiến thức cần lưu ý : Thể hiện các dạng địa hình, sông ngòi, khoáng sản, động thực vật, miền tự nhiên,...Vậy phải dựa vào lược đồ tìm ra những kiến thức loại vừa nêu. Giáo viên chú ý hướng học sinh vào các đặc điểm đặc trưng về yếu tố tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng. + Kĩ năng cần lưu ý là : Xác định vị trí, giới hạn, sông ngòi, thảm thực động vật của châu A, của từng khu vực cụ thể trên lược đồ và qua quan sát phân tích được ảnh hưởng của vị trí đó tới các yếu tố khác và chú ý nhất là ảnh hưởng tới yếu tố khí hậu. * Các bước cụ thể hướng dẫn học sinh làm việc với lược đồ châu A là : + Yêu câu học sinh nắm qui trình đọc lược đồ nói chung gồm các bước sau : Đọc tên bản đồ ( lược đồ ) Xem bảng chú giải Tìm đối tượng địa lí trên lược đồ So sánh, đối chiếu, xác lập mối quan hệ để tìm đặc điểm, đối tượng Đọc, phân tích từng yếu tố tạo nên môi trường tự nhiên của châu lục, một khu vực. + Muốn xác định vị trí địa lí phải theo thứ tự sau : Xác định kinh, vĩ độ, các điểm cực của khu vực Xem vị trí khu vực đối với đường xích đạo, vòng cực, kinh tuyến gốc, từ đó phân tích ảnh hưởng sang các yếu tố khác. Tìm xem khu vực tiếp giáp với khu vực, biển, đại dương, dòng biển nào ? Nhận xét đường biên giới, bờ biển ? ảnh hưởng ? + Muốn nhận xét về sông ngòi cần lưu ý về : Sau quan sát phải đưa ra được nhận xét vệư phân bố đều hay không đều ? Nhiều hay ít sông lớn ? Hướng chảy của các sông chính ? Sông chủ yếu chảy ra đâu ? Xác lập được mối quan hệ giữa địa hình, khí hậu, nêu đặc điểm chế độ nước và giải thích ? b / Tôi đã tiến hành thực hiện một số phương pháp ở một số bài dạy với lược đồ các khu vực cụ thể của châu A như sau : * Kiến thức cần lưu ý : Nội dung mỗi lược đồ dều phải thể hiện tính chất tổng hợp ( Chỉ riêng lược đồ khu vực Đông Nam A tách rời các lược đồ địa hình, kinh tế ) Nên cũng yêu cầu học sinh tìm ra đặc điểm tổng hợp thiên nhiên, kinh tế, xã hội mỗi khu xực *Kĩ năng cần rèn là : + Xác định vị trí, giới hạn của khu vực giống như với châu A + Xác định yếu tố tự nhiên và mô tả tổng hợp tự nhiên khu vực. + Phân tích đặc điểm kinh tế, nhận xét và giải thích về sự xuất hiện một số các trung tâm lớn. *Giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo các bước như sau : + Cho học sinh đối chiếu với giữa lược đồ khu vực với lược đồ tự nhiên của châu A, từ dó chủ động xác định ra khu vực. + Dựa vào lược đồ nêu đặc điểm chung của mỗi khu vực, từ đó tự rút ra thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ? + Qua lược đồ nêu sự phân bố các trung tâm kinh tế của khu vực đồng thời giải thích tại sao có sự phân bố như vậy ? c / Tôi đã tiến hành thực hiện một số phương pháp ở một số bài dạy với lược đồ tự nhiên Việt Nam như sau : * Về kiến thức : + Căn bản giống sườn ý như với châu A + Chú ý gắn các kiến thức về mối quan hệ giữa tự nhiên với sản xuất, sinh hoạt của nhân dân ta. + Nêu được tính chất độc đáo, đa dạng của Việt Nam. *Về kĩ năng : + Xác định vị trí Việt Nam, chú ý nhiều đến nét đặc biệt về : Vị trí, tiếp giáp. Hình dáng lãnh thổ đặc biệt. ảnh hưởng của biển lớn + Xác định mối quan hệ qua lại, đan xen của các yếu tố tự nhiên nước ta *Các bước làm cụ thể : + Xác định vị trí, điểm cực, tiếp giapư, biển...giống như với châu A. + Như điểm khác biệt giáo viên cần chú ý là học sinh phái tự chí, mô tả được lãnh thổ Việt Nam và ảnh hưởng của từng yếu tố này đến các yếu tố tự nhiên khác. C / Kết thúc vấn đề : + Sau khi có được phương án làm phóng to lược đồ với giá thành rẻ, tôi đã có nhiều lược đồ để tạm thời khắc phục sự thiếu bản đồ phục vụ cho việc thay sách giáo khoa mới trong giảng dạy. + Từ có nhiêù chiếc lược đồ để việc đầu tư nghiên cứu, thực hiện theo các hướng dẫn thay sách giáo khoa môn địa lí lớp tốt hơn. + Được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt chuyên đề cụm chuyên môn . 1) Kết quả giảng dạy : + Kết quả chung cho các lớp / khối 8 do tôi dạy (Thông qua thi chất lượng cuối năm theo đề của Sở Giáo dục - Đào tạo ) Đạt như sau : - Loại giỏi : 127 / 218 HS dạy = 58 % - Loại khá : 59 / 218 HS dạy = 28 % - Loại trung bình : 29 / 218 HS dạy = 13 % - Loại yếu : 3 / 218 HS dạy = 1 % + Nhưng trên đại bộ phận các lớp, được tôi áp dụng phương pháp thường xuyên cho các em tự làm việc để phát hiện tri thức tiềm ẩn trong lược đồ,sách giáo khoa thì có kết quả như sau : Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % 8a5 49 39 80 10 20 0 0 8a6 39 17 44 21 54 1 2 8a7 49 44 90 5 10 0 0 8a8 41 13 32 27 66 1 2 Cộng 178 113 63 % 63 36 % 2 1 % + Còn lớp, có một số giờ tôi không áp dụng phương pháp cho các em tự làm việc để phát hiện tri thức tiềm ẩn trong lược đồ,sách giáo khoa ( Để làm thí nghiệm đối chiếu kiểm chứng ) thì có kết quả như sau : Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % 8a2 40 9 23 % 28 69 % 3 8 % *Điều đó chứng tỏ rằng : Người giáo viên tích cực tự làm được nhiều đồ dùng nói chung, làm nhiều lược đồ với đặc trưng môn địa lí nói riêng. Đồng thời tích cực sáng tạo tìm nhiều phương pháp hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu lược đồ, quan sát các phương tiện dạy học rồi rút ra nhận xét cho mình, tự phát hiện các tri thức tiềm ẩn trong các hình ảnh, thông tin....trên lược đồ. Giúp các em chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức, tự tin vào bản thân hơn và phát huy tính sáng tạo trong học tập hiện nay cũng như trong cuộc sống, lao động sau này. Góp phần vào công cuộc xây dựng Đất nước ta ngày càng giàu, đẹp, văn minh hơn . Với khả năng có hạn, tôi mới chỉ làm được một số việc nhỏ như trên, mong được các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý, để tôi có thể làm tốt hơn . Tôi xin trân thành cảm ơn ! Bắc Giang, ngày 23 tháng 5 năm 2005 Người viết Lê Thanh Tâm

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_phoi_hop_giao_duc_hoc_sinh_giua_nha.doc
Giáo án liên quan