Sáng kiến kinh nghiệm Tiết 28 Bài 25 Thế giới rộng lớn và đa dạng

Địa lý là một môn khoa học tổng hợp nghiên cưú về các điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người trên Trái Đất. Đặc biệt trong chương trình địa lý lớp 7 ngoài nhiệm vụ chung của phân môn Địa lý còn giáo dục cho các em có tư tưởng tình cảm đúng đắn về cách nhìn nhận thế giới quan khoa học, bước đầu vận dụng những kiến thức Địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên – xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu đổi mới của Đất Nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Để môn địa lí trở thành môn học yêu thích của học sinh trong nhà trường phổ thông, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề luôn được bàn luận rất sôi nổi. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học và những người trực tiếp tham gia giảng dạy cũng như các cấp quản lý giáo dục đã không ngừng nghiên cứu , tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học. Từ đó đưa nền giáo dục của nước nhà nói chung và môn địa lý nói riêng ngày càng hiện đại hơn đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.

Đổi mới phương pháp giáo dục trong môn học Địa lý cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm và thực thi nhiệm vụ. Nhận thức về vấn đề này, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của mình, tôi đã đúc kết được và xin mạnh dạn nêu ra bằng SKKN. Hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ để đồng nghiệp góp ý, nhằm hoàn thiện để cho những tiết học Địa lý ngày càng hữu hiệu và bổ ích đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, cung cấp tri thức Địa lý phù hợp và có chất lượng. Nhất là đối với học sinh bậc THCS cụ thể ở chương trình Địa lý lớp 7 qua "Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng" (Tiết 28)

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tiết 28 Bài 25 Thế giới rộng lớn và đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. đặt vấn đề I. Lời nói đầu Địa lý là một môn khoa học tổng hợp nghiên cưú về các điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người trên Trái Đất. Đặc biệt trong chương trình địa lý lớp 7 ngoài nhiệm vụ chung của phân môn Địa lý còn giáo dục cho các em có tư tưởng tình cảm đúng đắn về cách nhìn nhận thế giới quan khoa học, bước đầu vận dụng những kiến thức Địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên – xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu đổi mới của Đất Nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Để môn địa lí trở thành môn học yêu thích của học sinh trong nhà trường phổ thông, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề luôn được bàn luận rất sôi nổi. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học và những người trực tiếp tham gia giảng dạy cũng như các cấp quản lý giáo dục đã không ngừng nghiên cứu , tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học. Từ đó đưa nền giáo dục của nước nhà nói chung và môn địa lý nói riêng ngày càng hiện đại hơn đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Đổi mới phương pháp giáo dục trong môn học Địa lý cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm và thực thi nhiệm vụ. Nhận thức về vấn đề này, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của mình, tôi đã đúc kết được và xin mạnh dạn nêu ra bằng SKKN. Hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ để đồng nghiệp góp ý, nhằm hoàn thiện để cho những tiết học Địa lý ngày càng hữu hiệu và bổ ích đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, cung cấp tri thức Địa lý phù hợp và có chất lượng. Nhất là đối với học sinh bậc THCS cụ thể ở chương trình Địa lý lớp 7 qua "Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng" (Tiết 28) II. lí do chọn đề tài Ngay từ nghị quyết Trung ương IV khóa VII - 1993 đã đề ra nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học” ở tất cả các cấp học, bậc học. Đến nghị quyết Trung ương II khóa VIII-1996 nhận định “Phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của người học” và khẳng định “Phải đổi mới PPDH đào tạo, khắc phục lối đào tạo một chiều , rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Định hướng trên đây đã được cụ thể hóa trong luật giáo dục năm 2005 ở điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học: Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. trong bối cảnh hiện nay, toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập . Đặc biệt trong 2 năm học vừa qua toàn ngành phát động triển khai thực hiện cuộc vận động "2 không" với 4 nội dung “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp ”. Đến năm học này 2008-2009 “Thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc đổi mới PPDH đòi hỏi tính hiệu quả ngày càng cao. III. thực trạng của vấn đề nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học, đây là cách làm hay phù hợp với xu thế thời đại. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã cố gắng sử dụng các phương pháp dạy học mới phù hợp với từng lớp, từng nội dung bài học, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Để học sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động sáng tạo, linh hoạt. giáo viên phải tạo được động cơ học tập đúng đắn góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “2 không” mà toàn ngành phát động. Phân môn tôi được phân công giảng dạy là môn địa lí. Đây là môn học mà học sinh lâu nay vẫn cho là môn học phụ, nếu người giáo viên không có kiến thức chuyên sâu và nắm vững tâm lí lứa tuổi học sinh, đặc biệt là phương pháp dạy học, thì học sinh sẽ học môn này với tâm lí bắt buộc học cho có học. Khi tiếp thu kiến thức học sinh luôn thụ động "Thầy hỏi trò trả lời" theo sách giáo khoa nhưng không hiểu nội dung và ý nghĩa mình đang nói gì “Tình trạng học vẹt, học cho xong buổi, học để đối phó với thầy ...” Trước tình hình này bản thân tôi không ngừng tự học để nâng cao chuyên môn, trong quá trình giảng dạy sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp mới, tạo không khí thuận lợi cho lớp học. Chính vì thế học sinh thích thú được đến lớp, không coi môn địa lý là một môn khó học nữa. Khi làm được việc này tôi cảm thấy mình đã đóng góp một phần nhỏ để đổi mới phương pháp giảng dạy góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng một phần nhỏ của đổi mới giáo dục. Bằng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình, nói một cách khiêm tốn tôi vận dụng phương pháp đổi mới dạy học cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp hy vọng sẽ tạo được uy tín trong giảng dạy. Bằng tác phong gần gũi thân mật giáo viên sẽ chiếm được sự tin cậy của học sinh, qua cách tổ chức và điều khiển hợp lí các hoạt động của từng cá nhân, tập thể học sinh - giáo viên sẽ tạo được sự hứng thú học tập cho cả lớp và niềm vui cho từng học sinh. Học sinh tự tin chiếm lĩnh các kiến thức khoa học biến nó thành kiến thức của mình và trong thi cử sẽ không còn sự tiêu cực “trông cậy vào phao”. Học sinh nắm được bài trong một lớp học chiếm tỉ lệ cao và đồng đều dẫn tới chất lượng học sinh đại trà sẽ được nâng cao và thành tích trong giáo dục sẽ là thành tích có "thật" không còn là "bệnh" nữa. B. giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện 1. Phương pháp dạy học Trong môn học địa lý có nhiều phương pháp tích cực như : - Phương pháp vấn đáp tìm tòi - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn dề - Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ - ngoài ra còn có các phương pháp khác như: Đố vui, ai nhanh hơn ... Từ thực trạng như trên tôi đã mạnh dạn cải tiến hoạt động cả lớp theo phương pháp: Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ và dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Hai phương pháp này tôi đã sử dụng thành công khi dạy bài 25 tiết 28 “Thế giới rộng lớn và đa dạng” Địa lí lớp 7 Đối tượng tôi đã vận dụng hai phương pháp dạy học trên là học sinh khối 7 cụ thể là lớp 7A có 33 em và lớp 7B có 32 em. 2. Các tài liệu nghiên cứu. sách giáo khoa Địa lý lớp 7 Sách giáo viên địa lý lớp 7 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTCS (do bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2002) Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III. (2004-2007) (do bộ giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2005) Vở bài tập địa lý lớp 7 Tập bản đồ và thực hành địa lý lớp 7 Tập át Lát địa lý châu lục lớp 7 II . Nội dung bài dạy 1. Mục tiêu cần đạt được *. Kiến thức : giúp học sinh : - thấy được sự khác nhau cơ bản giữa lục địa và châu lục (trọng tâm) - Nắm vững một số khái niệm kinh tế cần thiết; thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong ở trẻ em và chỉ số phát triển con người, sử dụng các khái niệm này để phân loại các nước trên thế giới. *. Kỹ năng : - Rèn luyện cách xác định vị trí các châu lục, lục địa, đại dương trên bản đồ - Rèn luyện kỹ năng đọc, xử lý thông tin sách giáo khoa - Rèn luyện kỹ năng so sánh 2. Các phương tiện dạy học cần thiết - Bản đồ tự nhiên thế giới - Bảng phụ 3. Tiến trình tổ chức bài học *. Kiểm tra bài cũ ? Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của mình em hãy cho biết trên thế giới có những châu lục nào? đại dương nào? *. Giới thiệu bài mới Ta đã biết trên thế giới có những châu lục và đại dương bao la. Trên các châu lục có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với những điều kiện tự nhiên kinh tế đa dạng khác nhau. Trước khi nghiên cứu địa lý các châu lục ta nghiên cứu khái quát về thế giới rộng lớn và đa dạng quanh ta, nội dung hôm nay sẽ làm sáng tỏ câu hỏi này. Giáo viên ghi đề mục lên bảng tiết 28 Phần ba Địa lý các châu lục Bài 25 Thế giới rộng lớn và đa dạng Hoạt động của thầy và trò Đối với lớp 7B ở mục này tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Lớp chia làm 2 nhóm lớn Nhóm 1. tìm hiểu phần lục địa Nhóm 2 . tìm hiểu phần châu lục Trước khi tìm hiểu phần châu lục ta nên phân biệt hai khái niệm “châu lục và lục địa”. Vậy châu lục và lục địa khác nhau và giống nhau như thế nào? Hoạt động 1 nhóm (20 phút) GV treo bản đồ tự nhiên thế giới lên bảng ,sau đó giao việc cho học sinh theo nhóm : 2 nhóm . HS quan sát bản đồ treo tường kết hợp thông tin mục 1 sách giáo khoa bài 25 HS làm việc và thảo luận theo nhóm nhỏ (mỗi bàn là một nhóm nhỏ, khoảng 5 phút) GV sử dụng bảng phụ ghi nội dung phần việc cho các nhóm học sinh . Đọc và tìm hiểu mục 1 sách giáo khoa hãy hoàn thành nội dung kiến thức trong bảng sau: Nội dung bài học 1.Các lục địa và các châu lục Lục Địa Châu Lục Khái niệm Là khối đất liền rộng lớn có các đại dương bao quanh Gồm phần lục địa các đảo, quần đảo chung quanh Số lượng 6 6 Tên á Âu, Phi, Bắc Mỹ , Nam Mỹ, Ô-xtrây li- a, Nam Cực á, Âu, Mỹ, Đại Dương, Nam Cực Cơ sở của sự phân chia Tự nhiên Lịch sử – kinh tế – xã hội HS cử đại diện lên bảng trình bày kết quả. Lưu ý: Không để học sinh mang sách giáo khoa hoặc đem sự chuẩn bị sẵn của mình lên chép lại. Mà để các em tự tìm hiểu thông tin sách giáo khoa biến kiến thức trong sách trở thành của riêng mình . vì với học sinh lớp 7 các em cảm thấy nội dung sách giáo khoa cái gì cũng đúng và cần ghi. do đó các em ghi lại nội dung sách giáo khoa rất nhiều lên bảng phụ hoặc phần chuẩn bị của mình. Với cách này nhằm rèn luyện chắt lọc kiến thức cho các em. Tự các em trình bày chính kiến theo cách riêng của mình. Sau đó học sinh trong nhóm tự bổ sung và hoàn thiện ô kiến thức ngay trên bảng. “với cách làm này theo tôi nghĩ bất kỳ học sinh nào cũng phải tự tìm hiểu thông tin sách giáo khoa. Chú ý xem bạn mình làm đúng hay sai, thừa hay thiếu nội dung kiến thức để mình lên bảng bổ sung tiếp kiến thức. Cách học này học sinh đã nắm bài ngay ở lớp và nhớ bài lâu”. GV: chuẩn kiến thức HS: Tranh thủ ghi bài GV yêu cầu học sinh nhóm 1 tự đặt ra những câu hỏi có liên quan tới châu lục cho nhóm 2. HS nhóm 2 tự đặt ra các câu hỏi có liên quan tới lục địa cho nhóm 1. với hình thức đố vui. Nhóm 1 hỏi nhóm 2 : ?1. xác định trên bản đồ 6 châu lục và đọc tên các châu lục đó ? ?2 . Hãy cho biết vị trí và tên một số đảo lớn nằm xung quanh các châu lục đó ? Nhóm 2 hỏi nhóm 1: ? 1. Đọc tên và xác định trên bản đồ vị trí 6 lục địa ? ? 2. Hãy nêu tên các đại dương trên thế giới ? Xác định các đại dương bao quanh lục địa á Âu, hay lục địa Phi ? HS các nhóm trả lời và nhận xét Hoạt động 2 Cả lớp ? Giữa lục địa và châu lục có sự khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? ? Khi so sánh diện tích giữa châu lục và lục địa thì diện tích nào lớn hơn ? ? Hãy cho biết lục địa nào có hai châu lục ? châu lục nào có hai lục địa? ? Châu lục nào nằm dưới lớp nước đóng băng HS: Phát biểu và nhận xét GV: Chuẩn xác kiến thức và chuyển ý Đến đây giáo viên có thể đưa ra bài tập củng cố khắc sâu luôn cho học sinh . GV: Sử dụng bảng phụ ghi nội dung bài tập Đánh dấu x vào * ý mà em cho là đúng nhất về: Sự khác nhau giữa các lục địa chủ yếu dựa và sự khác nhau về. Điều kiện tự nhiên * Kinh tế xã hội * chủng tộc * Quy mô diện tích * GV chuẩn kiến thức và chuyển ý Đối với HS lớp 7A tôi sử dụng phương pháp đặt và nêu vấn đề. Dạy phần này học sinh cũng tự tìm hiểu thông tin sách giáo khoa (độc lập) kết hợp bản đồ tự nhiên thế giới treo tường ? Bằng kiến thức đã học hãy kể tên các châu lục trên thế giới ? ? Hãy lên bảng xác định vị trí các châu lục trên bản đồ ? ? Châu lục là gì ? ? Lục địa là gì? ? Có mấy lục địa ? Hãy xác định các lục địa đó trên bản đồ treo tường ? Dựa và cơ sở nào để người ta phân chia các châu lục và các lục địa? HS phát biểu, nhận xét ? Giữa châu lục và lục địa có sự giống hay khác nhau nhiều hơn ? Có châu lục nào có 2 lục địa ? Có lục địa nào có 2 châu lục? HS: Phát biểu, nhận xét “với cách này tôi nhận thấy về phần truyền thụ kiến thức vẫn đầy đủ đảm bảo. Về phía học sinh cũng suy nghĩ tìm hiểu thông tin sách giáo khoa. Nhưng về số lượng học sinh thực sự suy nghĩ tìm tòi phát hiện kiến thức còn ít, không tự giác. Số học sinh yếu kém không chịu suy nghĩ và phát biểu, các em này có tư tưởng ỷ lại ” GV chuẩn xác và chuyển ý 2 Hoạt động 2/ Cả lớp (15 phút) HS quan sát bảng trang 80 và hình 25 .1 sgk ? Hiện nay trên thế giới có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? ? Châu lục nào có số quốc gia đông nhất? ? Theo em hiểu mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên như thế nào với nhau? ? Dựa vào hình 25. 1 cho biết những quốc gia nào có mức thu nhập bình quân cao? ? Những quốc gia nào có mức thu nhập bình quân thấp? ? Việt Nam ta nằm trong nhóm nước có mức thu nhập như thế nào? HS phát biểu, nhận xét GV chuẩn xác kiến thức HS đọc đoạn văn “Người ta...0,7” ? Người ta dựa vào cơ sở nào để đánh giá, phân loại các quốc gia trên thế giới ? Trên thế giới hiện nay người ta chia làm mấy nhóm nước? Để khắc sâu kiến thức yêu cầu HS làm bài tập 2 trang 81 sgk HS: Phát biểu, nhận xét GV: Chuẩn xác kiến thức và bổ sung Ngoài ra còn cách phân loại nhóm nước dựa vào cơ cấu kinh tế để phân loại thành nước nông nghiệp hay nước công nghiệp HS đọc ghi nhớ sgk - Có 6 châu lục á , Âu , Phi , Mỹ , Đại Dương , Nam Cực - Châu lục gồm cả lục địa và các đảo , quần đảo chung quanh - Có 6 lục địa á Âu, Phi , Bắc Mỹ , Ô-xtrây-li-a, Nam Cực - Châu lục được phân chia dựa trên cơ sở lịch sử – kinh tế –xã hội - Lục địa được phân chia dựa trên cơ sở tự nhiên. 2. Các nhóm nước trên thế giới - Trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ - Có 2 nhóm nước : đang phát triển và nhóm nước phát triển. 4. Đánh giá Đánh dấu X vào * ý đúng nhất về . Sự khác nhau giữa các lục địa chủ yếu dựa vào sự khác nhau về : * a. điều kiện tự nhiên * b. Kinh tế – xã hội * c. Chủng tộc * d. Quy mô diện tích 5. Hoạt động nối tiếp Dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài 26 sgk C. Kết luận I. kết quả nghiên cứu Qua bài dạy này khi dạy 2 lớp ở bài tập củng cố để kiểm tra học sinh. Đối với lớp 7A và lớp 7B tôi nhận thấy kết quả như sau: Lớp Sĩ số G K TB Y Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 7A 33 4 12,1 7 21,2 13 39,4 6 18,2 3 9,1 7B 32 7 21,9 10 31,3 13 40,6 2 6,2 II. Bài học kinh nghiệm. Qua thực tế giảng dạy giáo viên soạn bài kỹ ở nhà nên lựa chọn phương pháp với từng mục từng bài phù hợp với nội dung kiến thức. Đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong quá trình tổ chức học sinh tự tìm hiểi thông tin và xử lý thông tin một cách tích cực và tự giác. Phải tôn trọng ý kiến của các em. Đối với lớp 7B tôi dạy theo phương pháp nhóm, giáo viên đóng vai trò là trọng tài tổ chức học sinh nắm bắt kiến thức mới theo hướng chiếm lĩnh kiến thức, biến kiến thức sách giáo khoa thành kiến thức riêng của mình. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác thoải mái không gò ép , chất lượng đại trà đạt trung bình trở lên 95 % . Đối với lớp 7A cũng sử dụng phương pháp mới, học sinh lĩnh hội kiến thức mới nhưng vẫn phụ thuộc và giáo viên, trông chờ vào sự chuẩn xác của giáo viên. Số lượng học sinh hoạt động kém sôi nổi hơn và tỉ kệ học sinh yếu kém vẫn còn cao hơn 27 %. Việc đổi mới giáo dục hiện nay gắn kết với các cuộc vận động lớn như: cuộc vận động “2 không”, "Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh", “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học, áp dụng công nghệ thông tin vào nhà trường…” thì việc đổi mới phương pháp dạy học càng trở nên có ý nghĩa thực tiễn hơn. Bản thân tôi nhận thấy càng phải học hỏi trao đổi với đồng nghiệp, và luôn luôn học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thực tế để có phương pháp dạy học phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. III . ý kiến đề xuất. Muốn cho tiết học đạt hiệu quả cao thì giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị : Về giáo viên - chuẩn bị và sử dụng triệt để đồ dùng dạy học cụ thể là bản đồ, bảng phụ, nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan. - Hình thành và rèn luyện cho học sinh có thói quen thảo luận nhóm. - Sưu tầm và tìm hiểu các tư liệu, tranh ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ cho tiết dạy. Về học sinh Đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mục lục A - Đặt vấn đề 1 I. Lời nói đầu 1 II. Lý do chọn đề tài 2 III. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3 B – giảI quyết vấn đề 4 I. Các giảI pháp thực hiện 4 1. Phương pháp dạy học 4 2. Các tài liệu nghiên cứu 4 II. Nội dung bài dạy 4 1, Mục tiêu cần đạt được 4 2, Các phương tiện dạy học cần thiết 5 3, Tiến hành tổ chức bài học 5 Phần Ba 5 Địa lý các châu lục 5 Tiết 28 Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng 5 4, Đánh giá 11 5, Hoạt động nối tiếp 11 C – Kết luận 11 I. Kết quả nghiên cứu 11 II. Bài học kinh nghiệm 11 III. ý kiến đề xuất 12

File đính kèm:

  • docSKKN Dia ly 7.doc