Sáng kiến kinh nghiệm - Tổ chức các trò chơi trong dạy học bộ môn toán THCS

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí. Hoạt động vui chơi giải trí cũng là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh hoạt động vui chơi đó càng có ý nghĩa quan trọng. Đúng như Kơ – rúp – skai – I – a đã nói, người lớn chuẩn bị cho trẻ em làm người thông qua trò chơi. Chơi mà học và học trong chơi. Xã hội càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em ta càng có điều kiện và cần chơi những trò chơi máy móc, tối tân, nhưng lạm dụng những đồ chơi gươm sung và điện tử thì cũng không được dư luận đồng tình. Tôi đã tự hỏi tại sao bây giờ trẻ em ít chơi những trò chơi đơn giản dễ làm, có tính giáo dục nhân cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò chơi điện tử như: bắn súng, đua xe Chính điều trăn trỏ đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy đưa các trò chơi vào hoạt động giảng dạy trong các trường phổ thông.

Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi đê khắc sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và tinh thần.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 4234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Tổ chức các trò chơi trong dạy học bộ môn toán THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí. Hoạt động vui chơi giải trí cũng là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh hoạt động vui chơi đó càng có ý nghĩa quan trọng. Đúng như Kơ – rúp – skai – I – a đã nói, người lớn chuẩn bị cho trẻ em làm người thông qua trò chơi. Chơi mà học và học trong chơi. Xã hội càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em ta càng có điều kiện và cần chơi những trò chơi máy móc, tối tân, nhưng lạm dụng những đồ chơi gươm sung và điện tử thì cũng không được dư luận đồng tình. Tôi đã tự hỏi tại sao bây giờ trẻ em ít chơi những trò chơi đơn giản dễ làm, có tính giáo dục nhân cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò chơi điện tử như: bắn súng, đua xe Chính điều trăn trỏ đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy đưa các trò chơi vào hoạt động giảng dạy trong các trường phổ thông. Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi đê khắc sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và tinh thần. Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức chò chơi toán học tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến thức dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Với hai lí do trên tôi thiết nghĩ cần đưa ra chuyên đề này để một phần nào đó khích lệ phong trào học tập môn Toán của học sinh, giúp học sinh có cái nhìn mới hơn về môn học này và đặc biệt đã làm phong phú thêm vốn trò chơi của các em để các em có những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động giải trí của bản thân. Trong chuyên đề này tôi muốn đưa ra cùng các bạn nghiên cứu và thảo luận một số trò chơi tôi đã thực hiện giảng dạy trong chương trình Toán bậc THCS. II/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Để hình thành các trò chơi toán học trong các bài giảng tôi đã sử dụng luôn một số các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập để làm trò chơi. Về cách chơi tôi có thể áp dụng các trò chơi trên truyền hình hoặc các trò chơi dân gian để tạo ra các trò chơi. Cụ thể dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số trò chơi, cách làm, cách chơi các trò chơi đó. 1) Trò chơi thứ nhất mang tên “Sự sắp xếp ngẫu nhiên” Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài định lí trong chương trình hình học lớp 7. Từ đấy có thể áp dụng cho tất cả các bài có các định lí, tính chất trong chương trình hình học từ lớp 7 trở đi Chuẩn bị: những mẫu giấy ghi sẵn từ “Nếu” hoặc từ “thì”. Cách chơi: Chia làm 2 đội: Đội1: ĐIền nội dung sau chữ “nếu” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính chất đã học) Đội2: ĐIền nội dung sau chữ “thì” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính chất đã học) Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2 xem mệnh đề tạo thành có đúng không Ví dụ: Bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác” – Hình học 7 Đội 1 Đội 2 Nếu Tam giác ABC có AB < AC .. Thì Góc C < góc B Góc A > góc B Cạnh AB > AC . Tác dụng: Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề đúng chính là những định lí, tính chất đã học, còn với những mệnh đề saI các em sẽ có một trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học. 2) Trò chơi thứ hai mang tên “xây tường” Trò chơi này được lấy theo bài tập 53 sách giáo khoa lớp 6 tập 2 trang 30. Trò chơi này được sử dụng trong các bài giảng về các phép toán cộng, trừ, nhân, chia trong N, trong Z, trong Q, trong R. Tùy theo từng bài giáo viên có thể đưa ra quy tắc “xây tường” khác nhau Chuẩn bị: giáo viên có thể chuẩn bị một tờ giấy to có kẻ sẵn các viên gạch như hình 9 Sgk trang 30 để học sinh lên điền nội dung thích hợp. ( nhứng tính thẩm mỹ chưa cao, ít gây hứng thú cho học sinh). Giáo viên có thể chuản bị các viên gạch màu gắn nam châm lên bảng ( sử dụng các miếng nhựa dán giấy màu lên có dính nam châm ở phòng đồ dùng các trường đều có hoặc sử dụng nhựa ghép hình của học sinh mẫu giáo làm các viên gạch, đặc biệt giáo viên có thể sử dụng được nhiều lần) Cách chơi: Chia làm 2 đôi (2 nội dung tương tự). Mỗi đội khoảng 3 đến 4 học sinh lần lượt lên điền kết quả) Ví dụ: Bài luyện tập về phép cộng phân số ( Số học 6) Bài phép trừ phân số, phép nhân phân số, cộng số nguyên, trừ số nguyên, nhân số nguyên Giáo viên cho sẵn hàng gạch phía dưới. Học sinh lên lần lượt cầm từng viên gạch xây chồng lên trên theo quy tắc viên gạch trên bằng tổng hai viên gạch dưới kề với nó. ( số trên viêng gạch là tùy ý giáo viên và yêu cầu tính tổng hay hiệu, tích là theo yêu cầu cuả bài dạy) Tác dụng: Trò chơi này giúp các em phải vận dụng cả khả năng tính toán nhanh, chính xác, khéo léo thì mới có thể chiến thắng. 3) Trò chơi thứ ba mang tên “Ai nhanh hơn” Trò chơi này được phát triển từ trò chơi “cướp cờ” mà các em vẫn được chơi từ nhỏ. Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần lên cờ là một yêu cầu khác nhau. Đa số các bài đố vui trong sách giáo khoa đều có thể được sử dụng làm trò chơi Ví dụ: Bài “Phép cộng phân số” chương trình số học 6. Giáo viên có thể lấy mẫu bài 48 sách giáo khoa 6 tập 2 trang 28 Chuẩn bị: những miếng bìa màu biểu hiện rất nhiều các phân số dạng như hình 8 Sgk trang 28 tập 2 Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/4 hình chữ nhật Cách chơi: Chia làm 2 đôi, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh Yêu cầu mỗi lần 1 học sinh ở mỗi đội lên chọn các tấm bìa theo yêu cầu của người chủ trò. ( yêu cầu lấy dạng như bài 48 Sgk trang 28 tập 2) Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành trò chơi đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật nhanh và chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là một thành công lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học. Ví dụ: Bài “Luyện tập ” sau bài Quy đồng mẫu số nhiều phân số. Giáo viên có thể lấy bài 36 Sgk toán 6 tập 2 trang 20 Giáo viên chuẩn bị nội dung như hinhf 6 Sgk, có thể các chữ cái N, H, I giáo viên có thể cho các miếng bìa màu đính vào đó. Cho các em lần lượt lên làm theo yêu cầu của trò chơi rồi bóc chữ cái dán vào ô trống ở dưới. N 1 5 3 10 2 5 H 1 6 1 4 1 3 O 9 20 3 5 3 4 Y 1 20 1 8 1 5 M 2 3 3 4 5 6 S 2 9 5 18 1 3 I 1 18 2 9 7 18 A 1 7 5 14 4 7 KẾT QUẢ: 5 12 5 9 1 2 11 40 9 10 H O I A N M Y S O N 1 2 7 18 11 12 11 14 9 10 4) Trò chơi thứ tư mang tên “Nhanh tay, nhanh mắt” Trò chơi này được áp dụng được gần như tất cả các bài trong chương trình toán học Chuẩn bị: những miếng bìa mica các mầu có gắn sẵn các nam châm. Với những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần. Cách chơi: Chia làm 2 đôi hoặc cho 2 học sinh chơi. Ai nhanh lấy được nhiều miếng bìa theo yêu cầu của chủ trò thì đội đó ( hay người đó) thắng Ví dụ: Bài luyện tập về cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6) -4 -16 -15 -7 7 -3 -10 -2 -1 0 1 2 3 9 16 Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau: Câu hỏi: Tìm số đối của -3 Tìm số đối của 16 Tìm số đối của | -15 | Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7 Tìm số liền sau của số -11 Tìm số liền trước của số -3 Tìm các số nguyên x thỏa mãn -2 ≤ x < 3 . Tác dụng: Học sinh lại có thêm một trò chơi lí thú, trò chơi này các em cũng có thể tự làm và tự tổ chức chơi với nhau và có thể áp dụng cho tất cả các môn học. Qua trò chơi này các em rèn khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách thú vị để các em rèn luyện về các phần của bài học. Giáo viên có thể lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi loại này bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các tấm bìa mica úp xuống sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh gắn vào chỗ trống cho đúng. Ví dụ: Bài cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6) Chia làm hai đội chới, mỗi đội 3 học sinh lên lần lượt lật từng miếng bìa để ghép vào đúng chỗ trên bảng. Đội 1: 1) Tổng của 3 số nguyên âm là một số nguyên âm Tổng của 5 số nguyên dương là một sô nguyên dương ( – 13) + ( - 17) = - 30 | - 15 | + 5 = 20 Giảm 50C tức là cộng với - 5 Đội 2: Tổng của n số nguyên dương là một sô nguyên dương Tổng của n số nguyên âm là một số nguyên âm ( + 13) + ( + 17) = + 30 | - 15 | + 35 = - 20 Tăng 50C tức là cộng với 5 5) Trò chơi thứ năm mang tên “ngắm đúng mục tiêu” Dùng trong các bài phép toán về số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ Chuẩn bì: Những cây phi tiêu có gắn nam châm ở đầu và một bảng có các vòng tròn đồng tâm như hình 52 Sgk trang 91 sách Toán lớp 6 tập 1 ( Hoặc có thể mua luôn ở các của hàng bán đồ chơi trẻ em) Cách chơi: Cho 2 hay nhiều học sinh chơi Luật chơi: Các đội lên phi các tiêu vào các vòng tròn rồi tính điểm ( mỗi đội có thể có 10 phi tiêu). Đội nào có nhiều điểm hơn thì đội đó thắng. 10 5 0 -2 -4 Ví dụ: Cách chơi như bài 81 trang 91 sách Toán 6 tập 1 nhưng thay vì bắn bi thì ta phi các mũi tiêu. Sau đó các em tính điểm theo luật đề ra Tác dụng: Qua trò chơi này rèn cho các em về phép tính cộng, nhân số nguyên. Ở trò chơi này muốn chiến thắng các em phải biết ngắm đúng mục tiêu, rèn cho các em khả năng tập trung trong các tình huống 6) Trò chơi thứ sáu mang tên: “Trò chơi ô chữ” Trò chơi này có thể áp dụng cho các bài liên quan đến các khái niệm. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bảng kẻ ô có thể gắn các miếng bìa chữ hoặc số lên. Đồ dùng này còn có thể sử dụng cho bài số nguyên tố, hợp số ở lớp 6 ( Sàng số nguyên tố). Cách chơi: Có thể cho học sinh toàn lớp chơi. Học sinh được tổ chức chơi như các trò chơi ô chữ. 1 H Ơ P S Ô 2 T Â P R Ô N G 3 G I A O H O A N 4 K Ê T H Ơ P 5 S Ô N G U Y Ê N T Ô 6 X 7 S Ô T Ư N H I Ê N 8 V E N 9 N Các từ hang ngang: Tên gọi chung của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước. Tên gọi của tập hợp không có phần tử nào cả. Công thức a + b = b + a thể hiện tính chất này. Công thức ( a . b ) . c = a . ( b . c) thể hiện tính chất này. Tên gọi của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Chữ cái được dùng làm kí hiệu cho một phép toán. Tên gọi chung cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, Đây là một loại biểu đồ để biểu diễn tập hợp. Đây là kí hiệu của tập hợp số tự nhiên. Từ hang dọc: Ơ-ra-to-xten. Ông là nhà toán học cổ Hi Lạp, là người đã phát minh ra một loại sang không phải để sang lúa, gạo mà là để sàng số nguyên tố được gọi là sang Ơ-ra-tô-xten. Tác dụng: Học sinh được ôn lại một số các khái niệm cơ bản đã học. Qua trò chơi này học sinh lại có thêm một kiến thức mới, biết thêm được một nhà toán học nổi tiếng trên thế giới. 7) Trò chơi thứ bảy mang tên “Đuổi hình bắt chữ” Trò chơi này áp dụng theo bản quyền của trò chơi Đuổi hình bắt chữ trên kêng truyền hình Hà Nội, đây cũng là một chương trình được các em rất ưa thích. Trò chơi này tôi áp dụng cho một số bài dạy định lí trong chương trình hình học. Chuẩn bì: Các tờ giấy khổ A4, vẽ các hình lên trên (các hình sẽ tùy theo nội dung bài và kiến thức mà giáo viên cần học sinh phát hiện ra) Cách chơi: Cho học sinh toàn lớp đoán. Tác dụng: Qua trò chơi này học sinh được ôn lại các định lí, kiến thức đã học. Từ các hình vẽ các em phát hiện được ra các định lí đã học. Ví dụ: Dạy bài Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu ( Hình học 7) Tôi đã đưa ra một số hình ảnh sau để học sinh đoán: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến một đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, nếu hai đường xiên bằng nhau thì có hình chiếu bằng nhau. v.v Ngoài ra còn có rất nhiều trò chơi nữa mà các bạn có thể tổ chức cho học sinh. III/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: Trên đây là một số trò chơi tôi đã thường xuyên đưa vào hoạt động giảng dạy của bản thân. Tôi nhận thấy các tiết học có tổ chức trò chơi các em hứng thú học tập hơn nhiều, kiến thức đã được các em ôn tập, củng cố lại một cách nhẹ nhàng không gò bó. Thông qua các trò chơi các em không chỉ nhận về các kiến thức mà còn có cả các khả năng giao tiếp, phân công, giúp đỡ nhau, rèn khả năng tư duy, hoạt động nhanh, nhạy, chính xác, và chính những điều đó là ưu điểm lớn nhất mà có lẽ là tất cả các nhà hoạt động giáo dục quan tâm. Theo tôi nghĩ để chuẩn bị, tổ chức các trò chơi này rất đơn giản, sử dụng được nhiều lần và hiệu quả lại rất cao nên tôi cũng xin đưa ra sang kiến kinh nghiệm này để các bạn đồng nghiệp, ban giám hiệu và sở giáo dục đào tạo Hà Nội cùng nghiên cứu, trao đổi, rút kinh nghiệm giúp cho các thế hệ học sinh thân yêu của chúng ta được học tập và vui chơi bổ ích. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc sáng kiến kinh nghiệm này. Rất mong được các bạn ủng hộ và đưa ra những kinh nghiệm hay hơn để nền giáo dục nước nhà ngày càng hoàn thiện và phát triển tốt hơn. Hà Nội ngày 29 tháng 3 năm 2007 Người viết Hoàng Thùy Phương

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem To chuc cac tro choi trong cac gio hoc Toan.doc
Giáo án liên quan