Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy về “đường thẳng song song với đường thẳng cho trước”

Năm học 2008-2009 là năm Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một yêu cầu đặt ra với giáo viên dạy lớp.

Năm học qua, nhà trường có quan tâm đầu tư trang thiết bị và khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hơn nữa bản thân mỗi giáo viên cũng không ngừng nâng cao kiến thức tin học cũng như học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp về công nghệ thông tin nhằm đem lại nhiều thành công cho tiết dạy.

Tổ bộ môn toán-tin của nhà trường cũng không ngừng thi đua dạy học bằng giáo án điện tử theo hướng đổi mới phương pháp nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập của học sinh, giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức. Hơn nữa, toán học là môn học khó, mang tính chặt chẽ và trừu tượng cao, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy toán là cần thiết và cấp bách.

Qua giảng dạy phân môn hình học 8, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi giảng dạy về “đường thẳng song song với đường thẳng cho trước”.Vì đây là bài dạy đầu tiên cho học sinh làm quen với dạng bài toán quỹ tích trong khi bản thân tôi không có đủ đồ dùng dạy học thật sinh động cũng như cách trình bày để học sinh hiểu thế nào là quỹ tích điểm (tập hợp các điểm). Do đó, học sinh nắm kiến thức bài học không sâu và mang tính bị áp đặt, trong đó có cả những học sinh khá, giỏi.

Việc sử dụng kết hợp phần mềm Geosketpad trong tiết dạy giáo án điện tử với phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint đã giúp tôi giải quyết vấn đề trên một cách có hiệu quả.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy về “đường thẳng song song với đường thẳng cho trước”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY VỀ “ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC” @4? Đặt vấn đề: Năm học 2008-2009 là năm Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một yêu cầu đặt ra với giáo viên dạy lớp. Năm học qua, nhà trường có quan tâm đầu tư trang thiết bị và khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hơn nữa bản thân mỗi giáo viên cũng không ngừng nâng cao kiến thức tin học cũng như học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp về công nghệ thông tin nhằm đem lại nhiều thành công cho tiết dạy. Tổ bộ môn toán-tin của nhà trường cũng không ngừng thi đua dạy học bằng giáo án điện tử theo hướng đổi mới phương pháp nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập của học sinh, giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức. Hơn nữa, toán học là môn học khó, mang tính chặt chẽ và trừu tượng cao, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy toán là cần thiết và cấp bách. Qua giảng dạy phân môn hình học 8, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi giảng dạy về “đường thẳng song song với đường thẳng cho trước”.Vì đây là bài dạy đầu tiên cho học sinh làm quen với dạng bài toán quỹ tích trong khi bản thân tôi không có đủ đồ dùng dạy học thật sinh động cũng như cách trình bày để học sinh hiểu thế nào là quỹ tích điểm (tập hợp các điểm). Do đó, học sinh nắm kiến thức bài học không sâu và mang tính bị áp đặt, trong đó có cả những học sinh khá, giỏi. Việc sử dụng kết hợp phần mềm Geosketpad trong tiết dạy giáo án điện tử với phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint đã giúp tôi giải quyết vấn đề trên một cách có hiệu quả. II) Tình hình giảng dạy về “đường thẳng song song với đường thẳng cho trước “ ở đơn vị: Qua thực tế giảng dạy ở đơn vị, tổ bộ môn cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong các tiết thao giảng của giáo viên. Nhìn chung, giáo viên giảng dạy phụ trách khối 8 đã tích cực đổi mới phương pháp và sử dụng đa dạng đồ dùng dạy học và có tính sáng tạo như sau: *) Khi hình thành tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước. Giáo viên vẽ một đường thẳng b trên bảng và dùng 1 cây thước có độ dài là h, sau đó di chuyển để tạo 2 đường thẳng a, a’ song song với đường thẳng b và cách đường thẳng b một khoảng bằng h. (bài tập 69/103/SGK). *) Khi hình thành quỹ tích: “ tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng 3cm là đường tròn tâm A bàn kính 3cm”. Giáo viên đã vẽ điểm A trên bảng và dùng sợi dây dài 3cm, sau đó dùng dây làm bán kính và A làm tâm, quay đường tròn tâm A bán kính 3cm để hình thành hình vẽ của quỹ tích. (bài tập 69/103/SGK) Các cách làm thủ công trên đã đem lại một số hiệu quả trong tiết dạy và học sinh phần nào đã hình dung tốt thế nào là quỹ tích (tập hợp điểm) của bài toán. Tuy nhiên, giáo viên không thể trình bày triệt để tính chất và bản chất hình thành của bài toán. Hơn nữa, giáo viên cũng không thể thể hiện tất cả các quỹ tích của bài toán trong chương trình theo cách làm trên. III) Nội dung và biện pháp giải quyết: 1) Lí luận chung: Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên có điều kiện rất lớn trong giảng dạy, trong cùng một thời điểm các em được kết hợp học bằng tay (ghi chép), học bằng tai (nghe giảng, thuyết minh từ các hình ảnh minh hoạ), học bằng mắt (nhìn kênh hình, kênh chữ, các hình ảnh, đoạn phim minh hoạ) nhờ đó khả năng tiếp thu bài cũng cao hơn. 2) Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy về “Đường thẳng song song với đường thẳng cho trước”: Khi giảng dạy bài “ Đường thẳng song song với đường thẳng cho trước” ở phân môn hình học 8, tôi đã thực hiện tiết dạy bằng công nghệ thông tin được soạn bằng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint, tôi đã thực hiện các phép liên kết đến các tập tin của phần mềm vẽ hình học the Geomter’s Sketchpad để thực hiện các thao tác và các bước trình diễn cho phù hợp và thêm phần sinh động. Ở slide đầu tiên, tôi kiểm tra bài cũ của học sinh bằng ?1 trang 100/SGK có nội dung sau: Cho hai đường thẳng song song a, b (hình vẽ). Gọi A, B là hai điểm bất kì thuộc đường thẳng a, AH và BK là các đường vuông góc kẻ từ A và B đến đường thẳng b. Gọi độ dài AH là h. Tính BK theo h. Tôi đã cho hình vẽ hiển thị từng bước sau mỗi lần nhấp chuột với những hiệu ứng đơn giản, cách làm này với mục đích là cho học sinh hiểu kĩ hơn bài toán. Sau đó, tôi cho một học sinh lên bảng trình bày, lời giải gợi ý như sau: Ta có: AH//BK (AH, BK cùng vuông góc với đường thẳng b). AB//HK (a//b và Aa, Ba, Hb, Kb) =900. Vậy: Tứ giác ABKH là hình chữ nhật. => AH=BK=h. Tiếp theo, tôi cho học sinh trả lời định nghĩa khoảng cách giữa hai đường thẳng là gì dựa vào bài toán trên? Từ đó, tôi đặt tiếp câu hỏi để đi vào tính chất các điểm cách đều một đường thẳng cho trước như sau: “hai điểm A, B cùng cách đường thẳng b một khoảng bằng h. Vậy A, B nằm trên đường nào? Và đường đó có tính chất gì?” Với câu hỏi trên, học sinh được kích thích suy nghĩ, thấy rõ vấn đề được đặt ra và mong muốn được giải quyết vấn đề đó. Ở slide thứ hai, tôi cho cả lớp làm ?2. Tôi tạo hiệu ứng xuất hiện từng đối tượng hình vẽ của bài toán kèm theo lời thuyết trình, học sinh theo các bước đó để vẽ hình vào vở( chỉ vẽ hình của nửa mặt phẳng (I)). Cách làm này giúp tôi đỡ mất thời gian vẽ lại hình lên bảng hơn nữa hình vẽ hiển thị trên màn hình rất đẹp và chính xác. Đồng thời, học sinh nắm cụ thể từng bước vẽ hình cùng với cách vẽ cho đến yêu cầu đặt ra của giáo viên là chứng minh Ma. Tôi cho học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút để chứng minh Ma. Lời giải gợi ý như sau: Xét tứ giác AHKM, có hai cạnh đối AH, MK song song và bằng nhau nên là hình bình hành, suy ra AM//b. Vậy Ma. Trường hợp M’a’, tôi cho học sinh làm tương tự. Học sinh phát biểu tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước bằng câu hỏi của giáo viên như sau: “Vậy những điểm cách đường thẳng b một khoảng bằng h không đổi nằm trên những đường nào? Những đường đó có tính chất gì?” Để khẳng định lại tính đúng đắn của tính chất và để làm tăng sự hứng thú học tập của học sinh trong tiết học, tôi cho học sinh xem hình ảnh động được vẽ bằng phần mềm Geosketpad được liên kết với phần trình diễn Microsoft Power Point bằng tập tin lop 8/tinh chat (hình bên) Để thấy sự chuyển động của hình vẽ, tôi chọn vào nút Ở slide thứ ba, tôi cho học sinh làm ?3 : “Xét tam giác ABC có cạnh BC cố định, đường cao ứng với cạnh BC luôn bằng 2cm. Đỉnh A của tam giác đó nằm trên đường nào?” Học sinh có thể đưa ra dự đoán kết quả của mình dựa vào tính chất ở trên, sau đó tôi kiểm tra kết quả bằng hình ảnh động của tập tin lop8/cau hoi 3 như sau: Tôi cho học sinh nêu trả lời của mình: “Điểm A của tam giác nằm trên hai đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng 2cm”. Với cách làm trên, học sinh rất thích thú với bài toán và những gì các em thấy được rất trực quan và thể hiện tính đúng đắn thực tế của bài toán. Ở slide thứ tư, tôi cho học sinh làm bài tập 69/103/SGK với nội dung : Ghép mỗi ý (1), (2), (3), (4) với mỗi ý trong các ý (5), (6), (7), (8) để được một khẳng định đúng: (1) Tập hợp các điểm cách điểm A cố định một khoảng 3cm (5) là đường trung trực của đoạn AB (2) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu đoạn thẳng AB cố định (6) là hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng 3cm. (3) Tập hợp các điểm nằm trong góc xOy và cách đều hai cạnh của góc đó. (7) là đường tròn tâm A bàn kính 3cm (4) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng a cố định một khoảng 3cm (8) là tia phân giác của góc xOy Với bài tập này, tôi cho học sinh tham gia học nhóm để ghép câu, với từng câu ghép tôi cho kiểm tra tính đúng sai bằng các hình minh hoạ của các tập tin : lop 8/duong tron, lop 8/trung truc, lop 8/phan giac, lop 8/2 duong thang. Di chuyển Di chuyển Di chuyển 3cm 3cm Di chuyển Di chuyển Ở slide thứ năm, tôi trình diễn mục 3: “Đường thẳng song song cách đều” bằng hình vẽ a). Tôi sử dụng hiệu ứng xuất hiện từng đối tượng của hình vẽ kèm với lời thuyết trình, sau cùng tôi cho xuất hiện dòng chữ “các đường thẳng a, b, c, d là các đường thẳng song song cách đều” và yêu cầu học sinh trả lời thế nào là các đường thẳng song song cách đều? Với cách làm này, học sinh được tạo động cơ trả lời một cách tự nhiên hơn nữa hình vẽ được ráp nối rất sinh động và chính xác giúp tôi dỡ mất thời gian hơn nhiều so với vẽ hình lên bảng. Tiếp theo, tôi cho hiện hình vẽ b) và tiến hành như trên. Tôi yêu cầu học sinh dự đoán các đoạn EF, FG, GH với nhau. Khi học sinh trả lời EF=FG=GH, tôi cho các em giải thích. Cách làm này, tôi đã cho học sinh làm ?4a/102/SGK với yêu cầu tự nhiên hơn, dễ kích thích học sinh tập trung suy nghĩ hơn. Lời giải gợi ý như sau: Tứ giác AEGC là hình thang (a//c nên AE//CG) có: AB=BC(a, b, c là các đường thẳng song song cách đều ) BF//AE//CG (a//b//c) Suy ra EF=FG. Tương tạ ta cũng có: FG=GH Vậy EF=FG=GH. Khi a//b//c//d và EF=FG=GH thì các đường thẳng a, b, c, d như thế nào? Học sinh chứng minh tương tự AB=BC=CD xem nay là bài tập ở nhà. Sau đó, tôi cho học sinh phát biểu định lí từ hai bài toán trên rồi tôi cho hiện nội dung định lí lên màn hình để củng cố lại. Để thêm phần sinh động và để cho học sinh thấy được liên hệ của bài học với thực tế địa phương. Tôi giới thiệu cho các em xem một vài hình ảnh về làng nghề truyền thống của Chợ Thủ. Qua đó, tôi giới thiệu cho các em “cây cỡ thợ mộc”, một dụng cụ được người thợ mộc dùng vào việc tạo một đường thẳng song song với với mép gỗ một khoảng cách nhất định. Phần bài tập về nhà, tôi cho các em làm thêm BT67, 68/102/SGK. Với BT67, các em có thể làm tương tự ?4. Ở BT68 tôi hướng dẫn các em bằng hình vẽ ở tập tin lop 8/ bai tap 68 kèm với yêu cầu là: Khi B di chuyển trên đường thẳng d thì điểm C di chuyển trên đường nào? Vì sao? Di chuyển Chạy trên đường nào? Tôi sẽ cho các em xem kết quả quỹ tích của điểm C ở tiết học sau. Cách làm này sẽ kích thích và tạo hứng thú cho học sinh khi làm bài tập ở nhà khi mà các em sẽ trông đợi để thấy kết quả điểm C chạy trên đường nào? IV) Kết quả đạt được: Khi soạn giáo án điện tử bằng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint có sự hỗ trợ của phần mềm vẽ hình học the Geomter’s Sketchpad , tôi đã tiết kiệm rất nhiều thời gian để vẽ hình lên bảng cũng như các đối tượng hình học được thể hiện trên màn hình là rất chính xác và thẫm mỹ mà vẫn có thể rèn luyện được kĩ năng vẽ hình của học sinh. Ngoài ra, việc tạo hiệu ứng để các đối tượng của hình vẽ xuất hiện từng bước và kèm với lời thuyết trình, các em sẽ hiểu rõ hơn nguồn gốc và bản chất của bài toán. Đây là điều can thiết để các em tiến hành lập luận, trình bày bài giải. Không những thế, bố cục bài giảng đã được thiết kế gắn gọn và hợp lí từ việc tiến hành giải các câu hỏi đến việc hình thành lí thuyết hoặc định lí. Khi được học các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng của tôi đã tập trung được sự chú ý của học sinh, tôi đã có điều kiện rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học toán nhất là khi các em được tiếp cận với dạng toán khó của phân môn hình học là quỹ tích. Học sinh thấy được việc xác định quỹ tích là một yêu cầu thực tế, trực quan chứ không phải là một lí thuyết trừu tượng, xa lạ với các em. Hơn nữa, quá trình tạo quỹ tích diễn ra rất tự nhiên và có quy tắc.Từ đó, học sinh có điều kiện để hứng thú học tập, số lượt học sinh tham gia bài nhiều hơn, số lượt học sinh dự đoán kết quả của bài toán quỹ tích nhiều hơn, đây là điều giáo viên không thể làm được ở các tiết dạy thông thường nếu không nói đến học sinh hiểu thế nào là quỹ tích. Khi được học các tiết dạy công nghệ thông tin cùng với phương pháp giảng dạy mới, các em dễ hiểu bài và dễ nhớ kiến thức, đặc biêt khả năng tư duy được nâng lên khi các em thấy được sự di chuyển của điểm để tạo nên quỹ tích. Học sinh cảm thấy thích thú học tập phân môn hình học và mong đợi được học những tiết học như. Và điều quan trong hơn là đã cải thiện ý thức học tập và khả năng tư duy của học sinh trong tiết học. Giáo viên hoàn toàn có thể đảm bảo về thời lượng cho tiết học, nội dung kiến thức thể hiện thật ngắn gọn và chính xác. V) Phạm vi tác dụng: Khi giảng dạy về “đường thẳng song song với đường thẳng cho trước” có sự hỗ trợ sự hỗ trợ của phần mềm vẽ hình học the Geomter’s Sketchpad là rất quan trọng giúp các em học tốt và có điều kiện nâng cao khả năng tư duy khi giải những bài toán về quỹ tích mà các em còn phải gặp nhiều hơn sau này, đặc biệt là giúp ích rất nhiều khi giáo viên cần bồi dưỡng học sinh giỏi toán. Với những ưu thế trên, hoạt động của tổ chuyên môn sẽ ngày càng hiệu quả khi mỗi giáo viên có đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ thao giảng tại đơn vị , liên trường, hội đồng bộ môn đặc biệt là khi giáo viên tham gia thi đua các phong trào dạy tốt do nghành tổ chức. VI) Nguyên nhân những thành công và tồn tại: Trong năm học, ban giám hiệu nhà trường đã có quan tâm tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đã phát động phong trào thi đua ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giữa các giáo viên và các tổ chuyên môn. Nhà trường cũng đã trang bị riêng một phòng nghe nhìn dành cho các tiết dạy của giáo viên. Vì thế, mỗi giáo viên đã không ngừng học tập lẫn nhau để thiết kế một giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Power Point và phầm mềm chuyên môn. Hơn nữa, học sinh của trường đã được học vi tính trong các tiết học chính khoá nên thao tác trên máy tính của các em khá thành thạo trong giờ học. Tuy nhiên, với những thuận lợi nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp một số khó khăn nhất định. Ở phần củng cố, việc xác định các dạng bài tập theo các đối tượng học sinh rất khó khăn, do đó tôi chỉ có thể cho các em làm bài tập 69/103/SGK để thể hiện lại bài học còn bài tập 68/102/SGK tôi cho học sinh làm bài tập ở nhà. Đồng thời, một số học sinh xác định đúng quỹ tích nhưng quá trình chứng minh, suy luận của các em còn gặp đôi chút khó khăn. VII) Một số bài học kinh nghiệm: Về thiết kế tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin: Các slide trình diễn phải rõ ràng, đơn giản và thể hiện được trọng tâm của từng đề mục. Sử dụng các hiệu ứng về màu sắc và âm thanh hợp lí nhằm tránh cho học sinh bị phân tán tư tưởng và tư duy lệch lạc trong tiết học. Về tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin: Giáo viên là người vừa giảng dạy vừa điều chỉnh các hiệu ứng trên màn hình, do đó mỗi thao tác của giáo viên phải chính xác và gây chú ý cho học sinh, đôi khi giáo viên phải nói nhiều để làm rõ hơn về nội dung. Tuy là các hình vẽ không còn lại trên màn hình khi kết thúc tiết dạy nhưng mỗi đề mục và mỗi phần ghi chú giáo viên cũng phải thể hiện trên bảng, việc này tiến hành song song trong quá trình giảng dạy. Tiết dạy sẽ càng hấp dẫn, hứng thú với học sinh một khi giáo viên có sử dụng thêm các phần mềm học tập, các hình ảnh thực tế, đoạn phim phục vụ cần thiết cho tiết dạy. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tạo điều kiện để học sinh thao tác với máy tính như là chọn câu trắc nghiệm, điền kết quả, điền khuyết,… VIII) Kết luận: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán là điều kiện cần thiết để giáo viên dễ dàng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, học sinh thảo luận theo nhóm, tích cực thao tác trên máy tính, nhìn thấy những hình ảnh trực quan sinh động góp phần quan trong vào việc tăng cường khả năng tư duy của học sinh trong tiết học. Một tiết dạy phân môn hình học đem lại hiệu quả rất lớn khi giáo viên sử dụng phần mềm trình diễn Microsoft Power Point có sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm học tập the Geomter’s Sketchpad , đặc biệt là trong thời điểm học sinh mới làm quen với loại bài toán quỹ tích.

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Giáo án liên quan