Ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng vào hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục với chủ đề năm học “ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập”. Thực tế đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin làm cho giờ dạy trở nên thú vị và hấp dẫn, học sinh hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tìm tòi học hỏi.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Powerpoint trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
I. Cơ sở khoa học
ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng vào hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục với chủ đề năm học “ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập”. Thực tế đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin làm cho giờ dạy trở nên thú vị và hấp dẫn, học sinh hứng thú và tích cực tham gia hoạt động tìm tòi học hỏi.
II. Tính cần thiết của chuyên đề:
Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại.
ở nhà trường THCS công nghệ thông tin đã được sử dụng vào các bộ môn tự nhiên như: toán, lí, hóa...với các phần mềm: Paintbrush, Powerpoint, .. Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, với đặc thù của bộ môn, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều lại tối màu, khó quan sát và cảm nhận nhất là các phân môn đựơc coi là “khô khan” như phần văn bản. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên giáo viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, đồ dùng dạy học minh họa rất vất vả mà hiệu quả chưa được cao.
III. Mục đích
Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8, tôi không khỏi băn khoăn, suy nghĩ: “Làm thế nào để xây dựng được một giờ dạy Ngữ văn tốt nhất vừa đáp ứng được yêu cầu của môn học, vừa phù hợp với học sinh của mình để các em có hứng thú khi học môn này, yêu văn và tìm thấy niềm say mê đối với bộ môn”?
Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của phòng giáo dục huyện Yên Lạc cũng như của nhà trường, tôi đã được bồi dưỡng tin học. Từ những điều đã tiếp thu được, tôi nhận thấy cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ tin học vào việc thiết kế bài giảng và giảng dạy bộ môn Ngữ văn với sự hỗ trợ của các phần mềm trong đó có phần mềm Powerpoint , kết hợp với các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu projector....để làm cho giờ dạy học tươi vui, hấp dẫn và mới mẻ hơn. Cách làm đó còn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng dạy học văn ở nhà trường THCS.
IV. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
Powerpoint là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Powerpoint chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác...phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Với đề tài này, tôi không có tham vọng viết tất cả về công dụng của phần mềm Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy Ngữ văn vì sự hiểu biết về tin học còn hạn chế. Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh ngiệm và vận dụng một cách có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “ứng dụng phần mềm Powerpoint trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn”phần văn học nước ngoài.
Đề tài này được tôi thử nghiệm và thực hành trong chương trình Ngữ văn lớp 8
từ đầu năm học 2008-2009
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận
Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm vào thiết kế và giảng dạy Ngữ văn là một trong những phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh.
II. Thực trạng vấn đề
Trước đây, trong các tiết dạy Ngữ văn, tôi đã sử dụng phương tiện hiện đại như máy chiếu Overhead, kết hợp với băng hình...rất cồng kềnh, vất vả nhưng hiệu quả chưa cao. Từ khi làm quen với tin học và tiếp cận với phần mềm Powerpoint tôi nhận thấy Powerpoint có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp với giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ. Powerpoint cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng. Với những tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết kế với phần mềm này, giờ học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập.
Powerpoint cho phép chọn nhiều kiểu giao diện (spin) giáo viên có thế lựa chọn các giao diện khác nhau cho bài giảng, tuỳ thuộc vào bài học, môn học và ý thích của giáo viên.
Với giao diện trắng thì bài giảng chỉ có 2 nút Next, Back ở dưới bên phải để chuyển đổi giữa các trang màn hình.(chức năng tương đương như violet), các tư liệu trong giao diện sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay đổi các mục sẽ khó khăn hơn.
Các kiểu giao diện khác sẽ hiện rõ các hoạt động ở trên cùng của giao diện và các phần mục trong từng hoạt động phía bên trái của giao diện, tạo điều kiện dễ dàng cho thao tác của giáo viên khi giảng dạy.
Powerpoint sử dụng linh hoạt nên font chữ trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và ổn định trên mọi máy tính.
Trong quá trình soạn giáo án Powerpoint còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa và sách bài tập như:
Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, câu hỏi ghép đôi, chọn đúng/ sai,...
Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ hàng ngang để tìm ra ô chữ hàng dọc.
Bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được qui định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/ hiện.
Ngoài ra Powerpoint còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các slaider cho từng môn học, giáo viên có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:
Vẽ đồ thị hàm số
Vẽ hình học
Ngôn ngữ lập trình mô phỏng
Sau khi soạn thảo xong bài giảng trên phần mềm Powerpoint giáo viên có thể xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file, chức năng này xuất bài giảng đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác thông qua chưong trình Powerpoint. Với chức năng này ta có thể liên kết với các bài giảng được tạo bằng Powerpoint hoặc các công cụ khác có hỗ trợ liên kết. Ngoài ra phần mềm còn có chức năng đóng gói bài giảng phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web và có thể đưa lên Website của trường (cá nhân) nhờ vậy giáo viên có thể truy cập sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm, USB hoặc đĩa CD.
Việc sử dụng phương tiện hiện đại một cách hợp lý, khoa học sẽ rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành và làm cho quá trình nhận thức của học sinh được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính xác hơn đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản cho các em.
III. Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy Ngữ văn
III.1. Các bước tiến hành: Khi thiết kế bài giảng Ngữ văn, cũng như các phần mềm khác tôi có thể tiến hành một số bước như sau:
Bước 1. Tạo trang bìa: Tạo trang bìa giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, tên giáo viên giảng dạy...) đây là màn hình không có giao diện ngoài (nội dung phóng to toàn màn hình). Vào đầu tiết học, phần mềm bài giảng chỉ hiện trang bìa, khi tiết dạy bắt đầu chỉ cần click chuột, lúc đó nội dung bài giảng sẽ hiện ra.
ví dụ:
Chiếc lá cuối cùng
(O. Hen-ri)
Giáo viên: ........
Trường :
Việc thiết kế trang bìa giáo viên có thể sử dụng các file hình ảnh, âm thanh (nhạc) có sẵn, sử dụng tranh vẽ, hoặc tận dụng ngay tranh vẽ có trong sách giáo khoa (đã qua sử lý màu sắc, hình ảnh bằng photosop) làm nền cho trang bìa. Cách làm này có thể khắc phục nhược điểm của tranh ảnh đen trắng trong sách giáo khoa.
Bước 2. Nội dung bài giảng
Tuỳ theo môn dạy để xây dựng bài giảng theo các hoạt động
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (hoặc hình thành kiến thức mới)
Hoạt động 3.Tổng kết (hoặc luyện tập)
Hoạt động 4. Củng cố
Hoạt động 5. Hướng dẫn về nhà
Ví dụ: Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
*Sử dụng kiểu bài tập điền khuyết để kiểm tra lý thuyết.
Ví dụ: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp .......... ....về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng trình bày, giới thiệu, giải thích.
phương thức
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan,......................, hữu ích cho con người,.
Văn bản thuyết minh cần được................... ...chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Học sinh khi click chuột vào các ô trống .......... thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu, cho phép nhập phương án đúng vào. Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ.
Hoặc dùng kiểu bài tập trắc nghiệm “ghép đôi”
Ví dụ: Hãy kéo mỗi ý ở cột phải đặt vào một dòng tương ứng sau mỗi ý ở cột trái để cho kết quả đúng.
1947
1942
1941
1939
Câu hỏi Trả lời
“Thuế máu” sáng tác năm.............................
“Tức cảnh Pắc Bó”sáng tác năm..................
“Cảnh khuya” sáng tác năm..........................
“Ngắm trăng” sáng tác năm.......................... .....................
Giới thiệu bài mới (tuỳ theo phân môn, theo bài) giáo viên
có thể sử dụng hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học, đó là những tranh ảnh, phim động cho học sinh xem, quan sát từ đó giới thiệu nội dung bài học để tạo tâm thế cho học sinh.
Hình ảnh trực quan sinh động giúp tôi vào bài mới tự nhiên hơn và đặc biệt gây hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu tác phẩm.( hình ảnh các nhà văn, nhà thơ haycác tranh ảnh liên quan đến bài học)
Ví dụ. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu khái quát văn bản.
Giới thiệu về tác giả tác phẩm, ta có thể đưa chân dung nhà văn, một số tác phẩm tiêu biểu và vài nét về tác giả, tác phẩm.(chọn ảnh màu nhằm tác động tới trực quan của học sinh)
Đọc tác phẩm giáo viên sử dụng các bài đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật từ các đĩa CD, VCD được cung cấp hay ghi âm chính giọng đọc chuẩn của mình, của đồng nghiệp trong trường vào bài dạy. Việc sử dụng âm thanh Powerpoint rất tiện dụng vì ta có thể tạo một công cụ để tắt, mở, điều chỉnh âm thanh to hay nhỏ, nhanh hay chậm... trên chính trang bài giảng đang sử dụng.
Ví dụ. Hoạt động 3. (Tổng kết, luyện tập)
*Tổng kết: Giáo viên có thể đưa các dạng biểu bảng sơ đồ tổng hợp lên màn hình để học sinh tiện theo dõi từ đó rút ra nội dung ghi nhớ.
Bứơc3 Đóng gói bài giảng
Thiết kế bài giảng xong giáo viên thực hiện thao tác đóng gói bài giảng. Xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file - coppy vào đĩa mềm, USB, hoặc đĩa CD để thuận lợi cho việc sử dụng trên mọi máy vi tính.
Lưu ý
Khi thiết kế bài giảng nên sử dụng kiểu chữ, fonts chữ, màu nền hoặc vẽ thêm các hình ảnh minh hoạ cho phù hợp với bài dạy nhằm mục đích nhấn vào những nội dung quan trọng của vấn đề, qua đó khắc sâu kiến thức cơ bản.
Lựa chọn kiểu hiệu ứng chuyển động cho chữ viết và hình ảnh thêm sinh động hấp dẫn.
Với cách chuẩn bị như vậy, tôi thấy giờ dạy luôn đạt hiệu qủa cao, còn giáo viên chủ động lựa chọn nội dung thích hợp để đổi mới phương pháp dạy học.
III.2 Bài dạy minh hoạ.
Tuần 8
Bài 8
Tiết 29
Chiếc lá cuối cùng
O-hen-ri-
A. Mục tiêu bài dạy :
Hiểu rõ sức mạnh của tình yêu thương con ngời, thương yêu những người nghèo khổ, sức mạnh cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Tư tưởng chủ đề sâu sắc ấy được thể hiện bằng nghệ thuật đọc đáo. Sự sắp xếp các tình huống khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình huống hai lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích này
- Rèn kỹ năng đọc, kể chuyện diễn cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện
- Giáo dục tình yêu thương , đùm bọc, tình cảm bạn bè, gia đình, tình yêu thương đối với những người nghèo khổ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Tham khảo tập truyện ngắn của O Hen-ri, ảnh chân dung
O Hen-ri, bài giảng.
- Học sinh: Sưu tầm các bức tranh minh hoạ''Chiếc lá cuối cùng''
C. Tiến trình dạy và học:
1.ổn định tổ chức: 8B 8D
2. Kiểm tra bài cũ :
? Biện pháp nghệ thuật đối sánh – tương phản và song song giữa hai nhân vật được thể hiện một cách triệt để và toàn diện trong đoạn trích “ Đôn Ki Hô Tê” như thế nào và có tác dụng gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới :
Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như: Giắc – lơn - Đơn …Trong số đó tên tuổi của O-Hen-ri nổi bật lên như một tác giả truyện ngắn tài danh. “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ bất hạnh của nghệ nhân Mĩ ,những người được coi là đẳng cấp cao trong xã hội lấy.sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người
Hoạt đông1
- Giáo viên đọc mẫu.
? GV gọi 1-2 học sinh đọc
? Hãy tóm tắt nội dung văn bản ''Chiếc lá cuối cùng'' bằng 1 đoạn văn ngắn.
- Gọi học sinh tóm tắt
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên đánh giá, khuyến khích
? Em hiểu gì về cuộc đời O Hen-ri
- Giáo viên giới thiệu thêm:
+ Cha ông là thày thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3; 15 tuổi đã phải thôi học, đi làm ở một hiệu thuốc, sau đó làm nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng, sau đó phải đi tù và về sau ông sáng tác văn học.
+ Ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình thế 2 lần 1 cách đột ngột, bất ngờ
* Truyện của ông thường toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.
? Em hiểu gì về văn bản được học.
- GV yêu cầu học sinh giải thichích một số từ khó( SGK)
Hoạt đông2
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
? Hãy tìm bố cục của đoạn trích.
? Phần tóm tắt và đoạn trích giới thiệu Giôn-xi đang ở trong tình trạng như thế nào .
? Tình trạng đó khiến cô có tâm trạng như thế nào.
? Nhìn cây thường xuân rụng lá, cô có suy nghĩ như thế nào.
- Hưỡng dẫn học sinh thảo luận nhóm (theo bàn)
? Tại sao tác giả lại viết ''Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên'' . Hành động này thể hiện tâm trạng gì của cô?
- Có phải cô là người tàn nhẫn không?
? Sau đêm mưa gió dữ dội, cô phát hiện ra điều gì.
? Tâm trạng của cô như thế nào.
- Tổ chức học sinh thảo luận:
? Nguyên nhân làm Giôn-xi khỏi bệnh.
? Việc đó nói lên điều gì.
* Sức sống dẻo dai, bền bỉ của chiếc lá đã kích thích tình yêu sự sống của cô.
- Bài học: chữa bệnh bằng nghị lực, tình yêu cuộc sống, đấu tranh với bệnh tật kết hợp với thuốc men,...
- Liên hệ với 1 vận động viên thế giới bằng tình yêu thể thao đã chiến thắng bệnh ung thư (An xoong vận động viên đua xe đạp của Mĩ)
? Tại sao khi nghe Xiu kể chuyện về cái chết của cụ Bơ-men, tác giả không để Giôn-xi có thái độ gì.
* Luyện tập:
? Hãy đóng vai Giôn-xi kể lại tâm trạng của mìh khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không bị rụng.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1.Đọc – Tóm tắt văn bản:
*Đọc:
- Học sinh đọc văn bản
- Phân biệt lời kể, tả; cuối truyện đọc với giọng xúc động.
* Tóm tắt văn bản
- Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết.
- Nhưng qua một buổi sáng và 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.
- 1 người bạn gái đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh hoạ sĩ già Bơ-men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn-xi , trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi
2. Chú thích:
a. Tác giả, tác phẩm
- Học sinh đọc chú thích trong SGK tr89
+ (1862-1910) - nhà văn Mĩ
+ Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động
- Đoạn trích là phần cuối của ''Chiếc lá cuối cùng''
b. Từ khó: ( SGK)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Phương thức biểu đạt
- Tự sự
2. Bố cục.
- 3 phần:
+ Từ đầu kiểu Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết.
+ tiếp vịnh Na-plơ: Giôn-xi vượt qua cái chết.
+ còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng
3. Phân tích.
a. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi.
- Giôn-xi là một cô gái trẻ, 1 hoạ sĩ trẻ, cô đang bị sưng phối nặng.
- Bệnh tật và đói nghèo và sự cố gắng mà không thành đạt điều đó khiến cô chán nản và mắc bệnh.
- Cô gắn sự kéo dài sự sống của mình với những chiếc lá, Chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết; cô hơi ngạc nhiên khi chiếc lá cuối cùng chưa rụng rồi tin rằng đêm tới nó nhất định sẽ rụng và cô cũng lìa đời
- Học sinh thảo luận nhóm, trình bày.
- Học sinh nhóm khác nhận xét.
- Giôn-xi tàn nhẫn, thờ ơ, lạnh lùng với chính mình, với cuộc sống đang tắt dần trong cơ thể mình nên cô không mấy quan tâm đến sự lo lắng, chăm sóc của bạn. Điều đó là do cô bệnh tật và thiéu nghị lực.
- Chiếc lá vẫn còn
- Ngạc nhiên, nhìn nó hồi lâu, gọi Xiu quấy cháo, muốn uống chút rượu, muốn vẽ, hôm sau thì hoàn toàn qua cơn nguy hiểm cô đã muốn sống, đã vui và đã sống
- Cô khâm phục sự gan góc, kiên cường sức sống mãnh liệt, bền bỉ của chiếc lá nó đã chống chọi với gió tuyết, thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống không chịu rụng xuống trái ngược với ý định buông xuôi, yếu đuối của mình. Nó đã đem lại nhiệt tình tuổi trẻ cho cô, chính cô đã tự chữa bệnh cho mình bằng chiếc lá , bằng sự thay đổi tinh thần
Học sinh thảo luận trình bày
- Cách kết thúc như vậy truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. Truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho chúng ta biết cụ thể Giôn-xi nghĩ gì, nói gì, có hành động gì khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao cả của cụ Bơ-men
4. Củng cố:
- Em hãy nêu một vài nét về nhà văn O. Hen-ri và tác phẩm : Chiếc lá cuối cùng.
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Giôn-xi
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Kể tóm tắt lại văn bản.
- Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Giôn-xi.
- Soạn tiếp phần bài còn lại.
c. Kết luận và kiến nghị
ứng dụng tin học vào hoạt động nghiệp vụ của giáo viên là một trong những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày nay.
Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, bởi thiết kế một giáo án điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng
Song, tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế giáo án và giảng dạy bằng các phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi sử dụng phần mềm Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy môn Ngữ văn. Tôi rất mong được sự nhận xét, đóng góp, của các vị lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi có được những bài dạy hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, ngày 9 tháng 10 năm 2008
Người viết
Nguyễn Quang Thành
File đính kèm:
- Sang kien king nghiem.doc