Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 38 Nói quá

I. Mục tiêu bài học

* Mục tiêu chung

- Hiểu được khái niệm, tác dụng của nói quá trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày.

- Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc, hiểu và tạo lập văn bản.

* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức

- Khái niệm nói quá

- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (Chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, ca dao, tục ngữ)

- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

2. Kĩ năng

Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản,

3. Thái độ

- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu.

IV. Ph¬ương pháp/kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn (thảo luận nhóm)

- Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm.

V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp.

1. Ổn định lớp( 1’)

2. Kiểm tra đầu giờ( 4’).

H: Thế nào là tình thái từ? Tình thái từ gồm có mấy loại? Cho ví dụ?

TL:- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

- Các loại tình thái từ:

+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng.

+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với.

+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao.

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà.

Ví dụ: Bác chưa về ạ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5826 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 38 Nói quá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2013 Ngày giảng: 8A: 30/10, 8B: 31/10/2013 TIẾT 38: NÓI QUÁ I. Mục tiêu bài học * Mục tiêu chung - Hiểu được khái niệm, tác dụng của nói quá trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày. - Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc, hiểu và tạo lập văn bản. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Khái niệm nói quá - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (Chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, ca dao, tục ngữ) - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá 2. Kĩ năng Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản, 3. Thái độ - Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2.Học sinh: Đọc nội dung, trả lời các câu hỏi sau mỗi phần ngữ liệu. IV. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: động não, khăn trải bàn (thảo luận nhóm) - Phương pháp: - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thông báo giải thích, thảo luận nhóm. V. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ( 4’). H: Thế nào là tình thái từ? Tình thái từ gồm có mấy loại? Cho ví dụ? TL:- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. - Các loại tình thái từ: + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng.... + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với... + Tình thái từ cảm thán: thay, sao.... + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ mà... Ví dụ: Bác chưa về ạ? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động *Khởi động GV: Đưa ra ví dụ Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta. H: Em hiểu cách nói này như thế nào? HS: TL. GV: Chốt: - Đây là cách nói quá sự thật. a. Cây cải làm đình. Gỗ lim làm ghém. -> Ý nói: Việc này là vô lí, khó khăn, không thể xảy ra. GV: Trong câu trên có sử dụng phép tu từ nói quá? Vậy thế nào là nói quá….. * Hoạt động 1: HDHS hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu - Khái niệm nói quá - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (Chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, ca dao, tục ngữ). - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Treo bảng phụ (Ghi bài tập) Bài tập: Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi: a.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối b.Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày c. Nó đen như cột nhà cháy. GV: Gọi HS đọc. GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm. H: Nói: “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, Nó đen như cột nhà cháy” có quá sự thật không? Thực chất, mấy câu nói này là gì? HS: Các nhóm ghi kết quả ra bảng nhóm. Đại diện 1 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, phản biện. GV: Khái quát, chiếu bảng kiến thức chuẩn. H: Các cách nói này nói quá về những mặt nào của các sự vật hiện tượng được miêu tả? GV: Lưu ý học sinh vào các câu có hai cách nói trên bảng phụ. a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Đêm tháng năm rất ngắn b. Ngày tháng mười chưa cười đã tối Ngày tháng mười rất ngắn. - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Mồ hôi ướt đẫm. c. Nó đen như cột nhà cháy” rất đen. *H: Hãy so sánh các câu dùng biện pháp nói quá trên với các câu đồng nghĩa tương đương không dùng biện pháp nói quá, xem cách nói nào sinh động, gây ấn tượng hơn? H: Xác phạm vi sử dụng phép nói quá trong các câu? - Trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trong câu nói hằng ngày. GV: Định hướng để học sinh đặt câu hỏi khái quát lại nội dung cơ bản của bài qua nội dung tìm hiểu bài tập. HSH: Qua phân bài tập, hãy cho biết thế nào là nói quá, tác dụng của biện pháp này? GV: Khái quát rút ra ghi nhớ. HS: Đọc ghi nhớ. GV: Chốt những đơn vị kiến thức cần nhớ. I. Nói quá và tác dụng của nói quá 1. Bài tập: Tìm hiểu cách nói trong các câu. a. “...chưa nằm đã sáng ...chưa cười đã tối” - Ý nói: đêm T5 và ngày T10 rất ngắn.-> phóng đại về quy mô của thời gian. b. “Cày đồng... ...thánh thót như mưa ruộng cày” - Ý nói: mồ hôi ướt đẫm, nhỏ giọt -> phóng đại về mức độ của sự vất vả. c. Nó đen như cột nhà cháy” - ý nói: rất đen -> phóng đại tính chất của màu da. - Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Phạm vi sử dụng: Trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trong câu nói hằng ngày. 2. Ghi nhớ. + Khái niệm + Tác dụng *HĐ 2: HDHS luyện tập - Mục tiêu - Tìm và giải thích ý nghĩa của biện pháp nói quá trong một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao. - Điền vào chỗ trống các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. - Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá. - Phân biệt nói quá và nói khoác. GV: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT1. HS: Thảo luận nhóm lớn 3’: - Nhóm 1,2: a. - Nhóm 3,4, 5: b. HS: Nhóm 1, 3 báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và phản biện. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Treo bảng phụ. HS: Xác định yêu cầu HS: Lên bảng thực hiện ( 2hs) GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và các thành ngữ. GV: Hướng dẫn cách làm. GV: Gọi mỗi em trình bày một câu. GV: Đưa ra một số ví dụ tham khảo. GV: Hướng dẫn hs về nhà làm bài tập 4. HS: Xác định y/c bài tập 5. GV: Hướng dẫn hs về nhà thực hiện. HS xác định y/c bài tập 6 HS: Thảo luận nhóm lớn 3’. Ghi kết quả ra bảng nhóm. Báo cáo.N/x, Bổ sung GV: Khái quát, chốt. II. Luyện tập 1.Bài tập 1: Biện pháp nói quá và ý nghĩa của chúng: a. Sỏi đá cũng thành cơm -> Thành quả lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn-> Niềm tin vào bàn tay lao động. b. Đi lên đến tận trời -> Vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không đáng bận tâm. c. Thét ra lửa -> Người có quyền thế, hung hăng-> Có quyền sinh quyền sát đối với người khác. 2. Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. a) Chó ăn đá, gà ăn sỏi. b) Bầm gan tím ruột c) Ruột để ngoài da d) Nở từng khúc ruột e) Vắt chân lên cổ 3. Bài tập 3: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá. a. Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành b. Đoàn kết tạo nên sức mạnh dời non lấp biển c. Công việc lấp biển vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ. d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã trở về sau cuộc chiến vĩ đại của dân tộc. e. Mình nghĩ nát óc mà vẫn không giải được bài toán này. 4. Bài tập 4: Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá. - Ngáy như sấm - Trơn như mỡ - Nhanh như cắt - Lừ đừ như ông từ vào đền - Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông - Lúng túng như gà mắc tóc 5. Bài tập 5 Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp nói quá 6. Bài tập 6 Phân biệt biện pháp tu từ nói quá, nói khoác. * Giống nhau: Đều dùng cách nói phóng đại qui mô, mức độ, tính chất của sự vật hiện tượng. *Khác nhau: + Nói quá: Nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức BC. + Nói khoác: Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không thể có thực, là hành động có tác động tiêu cực. 4. Củng cố (1’) GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài: - Thế nào là nói quá? - Tác dụng của nói quá? 5. Hướng dẫn học bài (1’) - Học bài theo quá trình tìm hiểu - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra phần văn 1 tiết. + Ôn tập tất cả các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu học kì I lớp 8 đến nay.

File đính kèm:

  • docTiet 38.doc