Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 6

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1.Cơ sở thực tiễn.

 Nhìn chung,học lực của học sinh ở các lớp hay trong một lớp chưa đều, có nhiều em học rất giỏi nhưng lại có em lại đọc chưa rành, vào lớp không học bài, không soạn bài, chưa tha thiết học môn Ngữ Văn, điều đó gây khó khăn cho việc giáo dục học sinh. Chính vì thế, để giúp các em vận dụng kĩ năng sống vào môn Ngữ Văn 6 đạt kết quả cao, bản thân tôi đã cố gắng suy nghĩ tìm ra biện pháp thích hợp dìu dắt học sinh có hứng thú trong học tập, biết làm bài, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, thảo luận nhóm, xây dựng bài nói cho tiết Luyện nói.

2. Các khái niệm

a.Khái niệm Kĩ năng sống.

 Hiện nay có khá nhiều khái niệm về KNS, tuỳ từng góc nhìn khác nhau người ta có những khái niệm về KNS khác nhau, chẳng hạn:

 - Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ năng cơ bản như kĩ năng đọc, viết, làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả

 - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.

 - Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Bình – Viện NCSP – Trường ĐHSP Hà Nội: Kĩ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả.

 b. Mở rộng khái niệm: KNS không phải là năng lực cá nhân bất biến trong mọi thời đại, mà là những năng lực thích nghi cho mỗi thời đại mà cá nhân đó sống. Bởi vậy, KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc – quốc gia, vừa mang tính xã hội – toàn cầu. Từ những khái niệm trên, KNS trong phạm vi lứa tuổi học sinh THCS thường gắn liền với phạm trù kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục. Tổng hợp kết quả giáo dục từ bài học trên lớp và từ những hoạt động HĐGDNGLL, học sinh hình thành được một số kĩ năng sống phù hợp như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu, Những kĩ năng này bao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục nhất định như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, giáo dục sống an toàn, khoẻ mạnh

 

doc19 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU I/BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục là một trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu . Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ là “ Vận dụng giáo dục kĩ năng sống vào môn Ngữ văn” để giúp học sinh : Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống , Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ thể là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh . Môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung và trường trung học cơ sở nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục này. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của người học, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người.Bên cạnh đó, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Nên, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh. Nhìn lại thực tế chất lượng chưa đồng đều phần lớn do các em học môn ngữ văn còn yếu, kém nhiều. Vì vậy trong năm 2012 -2013, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Vận dụng kĩ năng sống vào môn Ngữ văn 6’ II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo kinh nghiệm của bản thân tôi là giáo viên dạy lớp môn ngữ văn ở lớp đầu cấp nhiều năm liền, tôi thấy việc truyền thụ kiến thức phổ thông, cơ bản, hệ thống về văn học và tiếng Việt bao gồm : kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại văn học Việt Nam ( Truyền thuyết,Truyện cổ tích, Truyện ngụ ngôn )và một số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngoài ; kiến thức sơ giản về lịch sử văn học và một số khái niệm về lí luận văn học thông dụng ; kiến thức về đơn vị tiêu biểu của tiếng Việt ( đặc điểm và quy tắc sử dụng) ; kiến thức về các loại văn bản( đặc điểm, cách thức tiếp nhận và tạo lập). Để giảng dạy có hiệu quả và nâng cao chất lượng học tập của các em ngày một tốt hơn, tôi xin được chia sẽ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm quý báu trong việc giảng dạy mà bản thân tôi giảng dạy nhiều năm qua đã đúc kết lại nhiều thành kinh nghiệm . Từ đó, đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức, phương pháp dạy học và lồng ghép kĩ năng sống đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của chương trình .Đó là lí do tôi chọn đề tài này. III/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.Phạm vi nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn. 2.Đối tượng nghiên cứu : học sinh lớp 6 (6A11, 6 A12 ) ở trường THCS Lý Thường Kiệt. a. Phương pháp : -Phương pháp điều tra : Trò chuyện, trao đổi với GVCN, bạn bè của học sinh. -Phương pháp dạy học nhóm: Giáo viên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Nghiên cứu đối tượng học sinh có kĩ năng sống chưa tốt. - Phương pháp giải quyết vấn đề: Giáo viên đưa ra vấn đề sau đó đặt câu hỏi để giải quyết . - Phương pháp đóng vai: Học sinh đọc trước văn bản . - Phương pháp trò chơi : Giáo viên sưu tầm những trò chơi dân gian . Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như : Đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến học sinh, trao đổi kinh nghiệm với đồng ngiệp. b. Thời gian và địa điểm thực hiện : Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2012-2013 tại trường THCS Lý Thường Kiệt IV/ĐIỂM MỚI TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Đây là một chuyên đề rất mới mang tính thời sự sâu sắc được hình thành từ việc tiếp thu những điều đã học được từ những đợt học tập bồi dưỡng và vận dụng giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở các trường Trung học Cơ Sở bằng những việc làm cụ thể : -Giáo viên sưu tầm tài liệu, tranh ảnh cụ thể để lập kế hoạch trong việc dạy học Ngữ văn. -Giáo viên cập nhật thông tin trên sách báo, trên truyền hình, trên Intơnet -Giáo viên quan sát hằng ngày về hoạt động, về thái độ và hành vi của học sinh trong lớp mình phụ trách . -Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện các yêu cầu và tác động giáo dục. Cần có sự thống yêu cầu, nội dung phương pháp giáo dục để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá tình giáo dục kĩ năng sống cho sọc sinh. -Giúp học sinh chính mình suy nghĩ, tự viết ra một cách cụ thể những gì mình đã học tập một cách tích cực, huy động tối đa tìm năng của bộ não giúp cho học sinh khả năng thẩm mĩ do việc học hỏi, tìm tòi những cái hay cái mới về phương pháp học tập tích cực chủ động sáng tạo, qua đó hình thành nhân cách một con người mới, chủ nhân đất nước sau này . Những thông tin thu được qua quá trình tìm hiểu học sinh đầu cấp được giáo viên phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại để vận dụng kĩ năng sống vào trong môn Ngữ văn 6 đạt kết quả tốt nhất. B/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN I/CƠ SỞ LÍ LUẬN: Tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh và hoạt động dạy học của giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “ Trường học thân thiện , học sinh tích cực” trong các trường phổ thông . Nên tôi chọn đề tài này để tổng kết kinh nghiệm của mình II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1.Cơ sở thực tiễn. Nhìn chung,học lực của học sinh ở các lớp hay trong một lớp chưa đều, có nhiều em học rất giỏi nhưng lại có em lại đọc chưa rành, vào lớp không học bài, không soạn bài, chưa tha thiết học môn Ngữ Văn, điều đó gây khó khăn cho việc giáo dục học sinh. Chính vì thế, để giúp các em vận dụng kĩ năng sống vào môn Ngữ Văn 6 đạt kết quả cao, bản thân tôi đã cố gắng suy nghĩ tìm ra biện pháp thích hợp dìu dắt học sinh có hứng thú trong học tập, biết làm bài, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, thảo luận nhóm, xây dựng bài nói cho tiết Luyện nói. 2. Các khái niệm a.Khái niệm Kĩ năng sống. Hiện nay có khá nhiều khái niệm về KNS, tuỳ từng góc nhìn khác nhau người ta có những khái niệm về KNS khác nhau, chẳng hạn: - Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ năng cơ bản như kĩ năng đọc, viết, làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. - Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Bình – Viện NCSP – Trường ĐHSP Hà Nội: Kĩ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả. b. Mở rộng khái niệm: KNS không phải là năng lực cá nhân bất biến trong mọi thời đại, mà là những năng lực thích nghi cho mỗi thời đại mà cá nhân đó sống. Bởi vậy, KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc – quốc gia, vừa mang tính xã hội – toàn cầu. Từ những khái niệm trên, KNS trong phạm vi lứa tuổi học sinh THCS thường gắn liền với phạm trù kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục. Tổng hợp kết quả giáo dục từ bài học trên lớp và từ những hoạt động HĐGDNGLL, học sinh hình thành được một số kĩ năng sống phù hợp như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu, Những kĩ năng này bao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục nhất định như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, giáo dục sống an toàn, khoẻ mạnh Tóm lại: Trong thực tế các KNS không hoàn toàn tách rời nhau. Cuộc sống luôn đặt mỗi cá nhân trước những tình huống, hoàn cảnh bất ngờ không bình thường, nên khi cần quyết định vấn đề một cách hiệu quả thì nhiều kĩ năng được huy động đan xen, hoà trộn nhau để vận dụng. c.Đặc điểm các lớp dạy Năm học 2012-2013, tôi đảm nhiệm dạy hai lớp 6 (6A11 và 6A12),trong đó có 13 lớp khối 6.Đây là hai lớp học sinh có học lực trung bình,yếu khá cao theo kiểm tra chất lượng đầu năm . Nhìn chung, các em là học sinh đầu cấp, nên chưa nắm bắt chương trình học THCS nên người giáo viên vừa là người thầy, vừa là người mẹ để dìu dắt các em lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả . -Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: LỚP TS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6A11 45 12 26.6% 15 33.3% 11 24.4% 4 9% 3 6.7% 6A12 49 11 22.4% 16 32.7% 15 30.6% 4 8.2% 3 6.1% Thuận lợi: -Việc học môn Ngữ Văn trong thời gian gần đây đã thực sự nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, của các bậc phụ huynh học sinh. -Chỉ đạo của BGH, chuyên môn nhà trường luôn sát sao và chặt chẽ về công tác đổi mới PPDH, thường xuyên tổ chức dự giờ, góp ý, xây dựng giờ dạy chuẩn, để GV học tập rút kinh nghiệm. - Các phương tiện dạy học hiện đại đã được tiếp cận và đưa vào phục vụ giảng dạy trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Hệ thống sách tham khảo và các nội dung tham khảo trên các kênh thông tin rất đa dạng và phong phú được cập nhật thường xuyên, liên tục hàng giờ. - Hệ thống các phương pháp, kỹ thuật dạy học, các nội dung lồng ghép trong giảng dạy môn Ngữ Văn đã được lãnh đạo các cấp tổ chức tập huấn kịp thời cho giáo viên, nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy một cách thống nhất trong toàn hệ thống giáo dục. - Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ Văn đa số đã được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Có trình độ và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại khá thành thạo. -Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh. -Đa số học sinh có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, nhiệt tình tham gia các phong trào . Cán bộ lớp có bản lĩnh, có năng lực, có nhận thức đúng đắn trong việc học tập. Biết vận dụng kĩ năng sống vào đời sống thực tiễn. -Giúp học sinh phát huy những kĩ năng: +Kĩ năng xác định giá trị. +Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. + Kĩ năng ứng phó với căng thẳng +Kĩ năng tìm kiếm sự hổ trợ +Kĩ năng thể hiện sự tự tin. +Kĩ năng giao tiếp. +Kĩ năng lắng nghe tích cực +Kĩ năng thể hiện sự cảm thong. +kĩ năng thương lượng. +Kĩ giải quyết mâu thuẫn. +Kĩ năng hợp tác. +Kĩ năng tư duy phê phán. +Kĩ năng tư duy sáng tạo. +Kĩ năng ra quyết định. 4. Khó Khăn: Là chuyên đề mới, lại vận dụng vào môn Ngữ văn nên phải theo sát học sinh để nhắc nhở, động viên học sinh.Nên khó khăn có thể gặp phải khi đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy: -Nhiều em chưa quen, chưa thực sự nhận thức và hòa nhập với cách học bộ môn văn theo chuẩn kiến thức kĩ năng và giáo dục kĩ năng sống. -Một số học sinh thiếu thốn tình cảm ( chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa thiếu sự kèm cặp hay mồ côi) -Đa số học sinh trung bình yếu chưa có động cơ học tập, không tập trung theo dõi tiết học. III/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn:.        Giáo dục kĩ năng sống thông qua các giờ học Ngữ văn theo phương pháp tích cực ở trường THCS nhằm giúp học sinh: 1.1.Kiến thức: -Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cô, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về nghề nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ sống, giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác. Nhận thức được những giá trị cốt lỗi làm nền tảng cho các kĩ năng sống. 1.2. Kĩ năng : - Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống hang ngày. -Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. - có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, bạo lực nạn xâm hại tinh thần, thể xác) giúp học sinh phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân. 1.3. Thái độ : - Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện kĩ năng sống mà bản than đã rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các kĩ năng sống đó. -Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh có tránh nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng. -Có ý thức về quyền và trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và xã hội, có ý thức nghề nghiệp. 2.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề : Qua thực trạng dạy - học môn Ngữ Văn hiện nay và kết quả khảo sát, đánh giá năng lực học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài "Vận dụng kĩ năng sống vào môn Ngữ văn 6" nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. Cụ thể như sau: a.Đối với giáo viên: - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo các hình thức tổ chức học tập (dạy học theo nhóm, dạy học theo góc, dạy học đồng loạt, dạy học theo dự án...)của tất cả các đối tượng học sinh. - Nắm vững nội dung bài học và năng lực học tập bộ môn của học sinh để từ đó xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động học tập; bồi dưỡng và phát triển năng lực, bản sắc các nhân của mỗi học sinh. - Hướng dẫn, giúp đỡ học sinh sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập và hệ thống các sách tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả linh hoạt hơn, đồng thời phải uốn nắn, hướng dẫn cách tự học, tự đọc. - Tăng cường sử dụng và khai thác triệt để hiệu quả các các thiết bị dạy học hiện có; sưu tầm, làm theo các thiết bị phục vụ, làm theo các thiết bị phục vụ bộ môn; đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy b.Đối với học sinh: -Các em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới . Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. - Lứa tuổi học là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi cuốn kích động..Nếu không được giáo dục KNS, thiếu KNS, các em dễ bị lôi cuốn vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách... Vì vậy, học sinh phải được giáo dục KNS để giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống , xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động... 2.Một số kĩ năng sống thường được giáo dục trong môn Ngữ văn 6. 2.1. VD: Qua Đọc –Hiểu Truyện Thạch Sanh ( Truyện cổ tích ) có thể giáo dục cho học sinh các kĩ năng sau : -Tự nhận thức về lòng nhân ái, sự công bằng. -Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa các cách ứng xử về lòng nhân ái, sự công bằng. -Giao tiếp : trao đổi, suy nghĩ trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. 2.2. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong truyện Thạch Sanh: a. Sử dụng kĩ thuật động não : VD : Nhận xét nghệ thuật nhân vật trong “ Thạch Sanh” + GV nêu yêu cầu học tập : Hãy liệt kê những điều khác thường của nhân vật Thạch Sanh? Hs động não tìm ra câu trả lời. +GV chốt lại : . Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con. .Bà mẹ mang thai Thạch Sanh trong nhiều năm. .Ngọc Hoàng sai thiên thần dạy Thạch Sanh võ nghệ và phép thần thong. . Dùng cung tên vàng để giải cứu công chúa, thái tử. . Cây đàn và cung tên thần. b.Sử dụng kĩ thuật suy nghĩ- thảo luận cặp đôi-chia sẻ để giải quyết yêu cầu học tập: +GV yêu cầu : Những điểm khác thường của nhân vật Thạc Sanh đã đem lại cách thức và tác dụng gì ? +GV chốt : . Cách thức : li kì hóa đặc điểm, hành độngvà vật dụng của nhân vật. . Tác dụng : Tạo nên vẻ đẹp cho nhân vật dũng sĩ ( dung búa diệt yêu tinh, bắn đại bang, phá cũi sắt bằng cung tên vàng, dùng đàn để khuất phục quân địch..) 2.3. Sử dụng kĩ thuật thực hành có hướng dẫn trong bài “ Chữa lỗi dung từ”: +GV yêu cầu : Trong câu sau, những từ nào dùng không đúng và viết lại từ dùng sai cho đúng ? “ Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. +GV chốt : Từ “thăm quan” à “ tham quan”. Cách dung từ không đúng là do không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ. 2.4. Kĩ năng tự nhận thức hoặc trình bày một phút: - Dạy “Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ”: Giáo dục kĩ năng tự nhận thức giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên môi trường sống... -->GV đưa ra câu hỏi : Dựa vào những hiểu biết của em về vấn đề môi trường thiên nhiên, môi trường sống hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, hãy đánh giá về thái độ ứng xử của hai cộng đồng da đỏ và da trắng đã được tác giả nêu ra trong bức thư? ( HS trả lời ............) . (Yêu cầu này không khó đối với học sinh, nhưng lại là cơ hội để các em rèn luyện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp.) -->GV chốt : Giữa hai cộng đồng da trắng và da đỏ có sự khác biệt lớn về thái độ ứng xử đối với đất đai, thiên nhiên. Và những gì người da trắng thể hiện hoàn toàn trái ngược với truyền thống, với thái độ, tình cảm của thổ dân da đỏ . Cách ứng xử, sự khai thác thiên nhiên của người da trắng là sự tồi tệ đối với người da đỏ. 2.5.Một số mô hình vận dụng phương pháp dạy học trong môn ngữ văn: 2.6.Vận dụng một số bản đồ tuy duy trong giảng dạy : Vận dụng kĩ năng sống vào môn Ngữ văn 6 : 3.1: Vận dụng kĩ năng sống vào văn bản : Tiết 21-22 THẠCH SANH (Truyện cổ tích ) I/ Mục tiêu cần đạt : 1.kiến thức : -Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. -Niềm tin thiện thắng ác chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch sanh. 2.Kĩ năng : a.Kĩ năng bài học : -Bước đầu biết cách đọc –hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Bước đầu biết cách trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mìnhvề các nhân vật và chi tiết đặc sắc trong truyện. b. Kĩ năng sống: -Tự nhận thức về lòng nhân ái, sự công bằng. -Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa các cách ứng xử về lòng nhân ái, sự công bằng. -Giao tiếp : trao đổi, suy nghĩ trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. c. Thái độ: Hướng thiện, khát vọng về sự chiến thắng của cái thiện, sự công bằng. II/ Phương tiện dạy học: -Giấy khổ lớn, bút màu nét to. -Một số hình ảnh ( tranh vẽ, tranh in, DVD ) về Thạch Sanh. III/ Phương pháp : -Động não: suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng các nhân vật truyện cổ tích . -Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Thạch Sanh. -Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về những tình tiết trong truyện. -Lập bản đồ tư duy về các phẩm chất của nhân vật/ nghệ thuật xây dựng nhân vật. IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động KTBC: -Kể lại tóm tắt truyện " Sự tích Hồ Gươm" . Nêu ý nghĩa truyện? -Hình ảnh Rùa Vàng tượng trưng cho ai? Và cho biết điều gì? Bài mới: Giới thiệu bài : Cho học sinh xem bộ tranh “ Thạch Sanh” .Thạch Sanh là truyện cổ tích tiêu biểu cho kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được nhân dân ta rất yêu thích . Đây là câu chuyện người dung sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bang cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, nêu cao tinh thần chống quân xâm lượt. Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng -Hđ 1 : Hướng dẫn HS đọc, kể, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục( Sử dụng kĩ thuật đọc sáng tạo, động não theo nhómà Giúp HS nhận định ban đầu về tác phẩm Thạch Sanh) -Cho HS đọc chú thích dấu *( S.53) -HS trình bày, thảo luận về Truyện cổ tích, chú thích trong SGK thông qua kĩ thuật hỏi và trả lời. -GV: Thạch Sanh là truyện cổ tích thuộc kiểu nhân vật gì ? GV chốt -GV:Truyện thuộc phương thức biểu đạt nào? à GV chốt -Hđ2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết truyện ( Sử dụng kĩ thuật động não, bằng cách hỏi và trả lời) -GV: Nêu nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh ( Nêu những điều bình thường, khác thường.) - GV:Thạch sanh có lai lịch như thế nào? -Thạch Sanh sinh ra rất bình thường như mọi người . Thế nhưng sự ra đời và lớn lên lên của chàng có gì khác thường? Sự kì là này giống với truyện nào ?( Liên hệ với truyện Thánh Gióng, Sọ Dừa ) àGV chốt: -GV: Sự ra đời và lớn lên như vậy nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ?( Thảo luận nhóm ) -GV: Có ý kiến cho rằng TS là nhân vật dũng sĩ tài giỏi nhưng thật thà và tốt bụng đến mức mỗi khi bị lợi dụng, bị hãm hại một cách lộ liễu mà vẫn không nhận biết được. Em có đồng ý với nhận định trên? (Sử dụng kĩ thuật tranh luận để giải quyết vấn đề ) -GV: Trước và sau khi kết hôn với công chúa Thạch Sanh đã trãi qua những thử thách nào?( HS trả lời.) à GV chốt lại : GV giảng bình:Nét đẹp có vẻ như đối lập này ở nhân vật giúp các em cảm thụ sâu sắc đồng thời có được nhận thức tốt nhất về đặc điểm, vẻ đẹp của nhân vật Thạch Sanh. -Đánh giá, sự nhận định sự khác nhau giữa 2 lần quay lại gốc đa của Thạch Sanh: -GV : Lí do hai lần quay về gố đa có giống nhau không? Em lí giải như thế nào về việc Thạch Sanh quay trở lại gốc đa lần hai khi đã biết Lí Thông cho người hãm hại mình?( sử dụng kĩ thuật suy nghĩ cặp đôi chia sẻ hoặc kĩ thuật tranh luận để giải quyết vấn đề ) GV chốt : Lần đầu bị lừa mà không nhận biết bộ mặt và tâm địa của Lí Thông. Lần thứ hai biết Lí Thông hãm hại mình nhưng không nghĩ đến trả thù. Việc quay trở lại gốc đa lần hai không do bị lừa mà cách ứng xử của Thạch Sanh, Không hận thù, không trả thù cho kẻ đã gây hại cho chàng. Mặc khác : Thạch Sanh trở lại gốc đa lần phản ánh đúng quan hệ giữa kẻ mạnh, cái ác với những con người bé nhorv[í cái thiện trong xã hội xưa. GV : Nêu sự đối lập về tính cách, hành động của hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông ( Sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm) -GV : Truyện được xây dựng bằng một số chi tiết thần kì, kể ra và phân tích ý nghĩa.( kĩ thuật phân tích, đánh giá ) -Truyện nêu ý nghĩa gì ? àGV chốt :Kết thúc có hậu, thể hiện công lí xã hội “ Ở hiền gặp lành,ở ác gặp ác” ước mơ của nhân dân về sự đổi đời. -Hđ 3:Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ ( Sử dụng kĩ thuật thảo luận cặp đôi ) -GV :Thạch Sanh là truyện cổ tích thuộc kiểu nhân vật nào? Người dũng sĩ có đặc điểm gì? Thể hiện ước mơ gì của nhân dân? Truyện được xây dựng bằng chi tiết nghệ thuật gì? -Hđ4: Hướng dẫn luyện tập Kể lại truyện. 2.HS nộp tranh I/ Giới thiệu: -Thạch Sanh là truyện cổ tích thuộc kểu nhân vật dung sĩ. -PTBĐ : Tự sự. II/ Đọc- Hiểu văn bản 1.Nhân vật Thạch Sanh a.Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh: -Sự bình thường: + Con một gia đình nông dân tốt bụng . +Sống nghèo khổ, làm nghề đốn củi. -Sự khác thường : +Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. + Mẹ mang thai nhiều. +Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, phép thần thông. Ước mơ là người bình thường cũng có khả nảng, phẩm chất khác thường. b.Những thử thách Thạch Sanh trải qua: -Bị mẹ con Lí thông lừa thế mạngàDiệt chằn tinh. -Xuống hang diệt đại bangà cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hangà cứu thái tử Thủy Tề. -Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thùàbị bắt vào ngục. -Hoàng tử 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh. àThạch sanh thật thà chất phát. Dũng cảm và tài năng. 2.Nhân vật Lí thông : -Thủ đọan xảo trá. -Ích kỉ, độc ác. 3.Chi tiết thần kì -Tiếng đàn Thạch Sanh : + Thể hiện ước mơ công lí. + Tinh thần yêu chuộng hòa bình, cảm hoa kẻ thù. -Niêu cơm thần : + Tượng trưng lòng nhân đạo. +Ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ki_nang_song_trong_mon_ngu_va.doc
Giáo án liên quan