Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non, tất cả thế giới xung quanh trẻ đều rất mới lạ, bất cứ cái gì trẻ cũng thấy đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới mẻ đến lạ lùng. Trường Mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn.
Chính vì thế, những kiến thức mà nhà sư phạm đưa đến cho trẻ, dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản. Song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này.
Vì vậy, chúng ta hiểu rằng muốn có ngày mai trở thành một nhà khoa học, một bậc thiên tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng, tôi không phải trải qua những tháng ngày bập bẹ nói những câu nói đầu tiên.
Vì thế muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, chúng ta không thể giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, nhận biết và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cái theo mẫu chữ viết in thường và viết thường, là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảng vững chắc trong quá trình học môn Tiếng Việt ở các lớp sau. Bởi vì: chữ cái chính là tế bào để tạo nên tiếng, nên từ Tiếng Việt, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối giữa thế giới xung quanh với trẻ
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm về nhận thức của trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Thật vậy:
Dù bất cứ ở thời đại nào, muốn phát triển theo nhịp điệu của chính nó. Thì con người tất yếu phải hoàn thiện một cách toàn diện.
Hiện nay chúng ta đang đứng trước và đang sống trong những năm tháng đầu tiên của thế kỷ 21. Một thiên niên kỷ có nhiều biến động, dựa trên cơ sở hiện tại để tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó con người là hạt nhân, để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi mỗi thành viên chúng ta phải ý thức, có đầy đủ những phẩm chất tốt, tự hoàn thiện mình để hoà góp vào cuộc cuộc đổi mới từng ngày của xã hội.
Muốn thế: Việc giáo dục Đức - Trí - Thể - Mỹ trong các trường học nói chung và ở lứa tuổi mầm non nói riêng là một điều vô cùng quan trọng, cần thiết, không thể thiếu được. Mà trong đó giáo dục trẻ “Làm quen với chữ cái” lại càng cấp bách hơn. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” và tất cả là “Vì tương lai con em chúng ta”.
Dưới nhiều hình thức thông qua những trò chơi để làm quen với chữ cái, sẽ đưa trẻ đến và phân biệt được cái hay cái dở, cái tốt, cái xấu. Qua đó giúp trẻ hình thành cảm nhận được những khái niệm đúng đắn hơn !
B. Phần I
I. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non, tất cả thế giới xung quanh trẻ đều rất mới lạ, bất cứ cái gì trẻ cũng thấy đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới mẻ đến lạ lùng. Trường Mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn.
Chính vì thế, những kiến thức mà nhà sư phạm đưa đến cho trẻ, dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản. Song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này.
Vì vậy, chúng ta hiểu rằng muốn có ngày mai trở thành một nhà khoa học, một bậc thiên tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng, tôi không phải trải qua những tháng ngày bập bẹ nói những câu nói đầu tiên.
Vì thế muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, chúng ta không thể giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, nhận biết và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cái theo mẫu chữ viết in thường và viết thường, là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảng vững chắc trong quá trình học môn Tiếng Việt ở các lớp sau. Bởi vì: chữ cái chính là tế bào để tạo nên tiếng, nên từ Tiếng Việt, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối giữa thế giới xung quanh với trẻ.
ở lứa tuổi từ 5-6 tuổi, trẻ nhận thức về sự vật hiện tượng chủ yếu bằng trực quan, sự phát triển chú ý, ghi nhớ thường chưa có chủ định. Trẻ chỉ chú ý và ghi nhớ những gì đem lại sự hấp dẫn đối với trẻ, trẻ “học bằng chơi - chơi mà học”. Trò chơi là hoạt động chủ đạo trong nhà trường mầm non. Qua những trò chơi, chúng ta đưa đến trẻ những tri thức cần thiết và phù hợp với đặc điểm của từng lứa tuổi.
Cũng như các môn học khác, chúng ta sử dụng những trò chơi và tổ chức những trò chơi đó sẽ nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của 29 chữ cái. Do đó, mà tiết học “Những trò chơi với chữ cái” cần phải tổ chức tiết học như thế nào cho thật sinh động, điều đó rất khó. Bởi vì tiết học này rất cần thiết không thể thiếu được đối với trẻ. Vì vậy cần tổ chức như thế nào để môn học đạt kết quả cao là một điều vô cùng cần thiết. Điều này luôn là niềm trăn trở trong tôi mỗi ngày.
C. Phần II
Nội dung “những trò chơi
với chữ cái” và sáng kiến kinh nghiệm.
I. Cơ sở lý luận:
Qua tình hình thực tế ở trường, ở lớp tôi phụ trách và qua tham khảo ở một số trường bạn cho thấy tỉ lệ nhận biết và phát âm của 29 chữ cái còn rất thấp, chúng ta không thể nói rằng tiết học “Làm quen với chữ cái” là không ảnh hưởng đến chất lượng của môn học này “Môn học: Làm quen với chữ cái”. Nhưng tôi nghĩ: Nếu tổ chức tốt các trò chơi để trẻ làm quen với chữ cái cũng có một kết quả khả quan trong việc giúp trẻ học tốt môn học này.
Vậy làm thế nào để tổ chức tốt môn học này, tiết học “Những trò chơi với chữ cái”.
Qua thực tiễn giảng dạy đã cho tôi thấy, nếu phát huy đến mức tối đa khả năng tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng, muốn dạy trẻ là quyết định của tiết học này.
Như chúng ta đã biết, trẻ thích sự mới mẻ và bất ngờ, chính sự “bất ngờ” sẽ gây ra sự ngạc nhiên ở trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ. Trẻ vốn tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới lạ, cái gì trẻ cũng muốn hiểu biết, muốn xem nó ra sao? Hình thù như thế nào ?
Vì vậy cái bất ngờ mà cô tạo ra sẽ lôi cuốn trẻ tập trung chú ý của trẻ hơn, trẻ thích được phán đoán. Vì ở độ tuổi 5-6 tuổi trẻ đã phát triển tư duy trìu tượng.
Nếu đáp ứng được những nhu cầu trên của trẻ, thì trẻ sẽ rất hứng thú tham gia vào các trò chơi. Chính lúc này đây sự tập trung và chú ý của trẻ ở mức cao độ.
II. Những biện pháp thực hiện:
Qua sự tìm tòi học hỏi và thực tế giảng dạy, bản thân tôi tìm ra một số biện pháp sau:
1. áp dụng cụm từ “bí mật” đồ chơi đẹp, hấp dẫn như một thủ thuật để kích thích sự tập trung chú ý của trẻ:
Trẻ ở lứa tuổi mầm non vốn rất hiếu động, thích tìm hiểu, muốn biết hết mọi thứ xung quanh mình, trẻ thích được tự mình khám phá ra những điều mới lạ. Vì vậy, mọi vấn đề trẻ đều mang tính “bí mật”.
VD: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”. Cô có một chiếc túi, bên trong có nhiều loại đồ chơi có gắn các chữ cái đã học. Cô yêu cầu trẻ lên khám phá “chiếc túi kỳ lạ” xem bên trong có những gì ? trẻ lần lượt lên lấy đồ chơi trong hộp ra và đọc tên đồ vật đó và tên chữ cái gắn trên đồ vật.
Cô có thể nói bằng lời: “Ôi trong túi này có những gì vậy? Bây giờ ai giỏi có thể giúp cô khám phá ra những điều bí mật trong chiếc túi này đây”.
Sau đó cô cho một trẻ lên đầu tiên và yêu cầu trẻ đọc câu thần chú: “úm ba la, túi ơi mở ra”, sau đó cho trẻ kéo miệng túi ra và nhặt một đồ chơi giơ cao lên và đọc tên đồ vật, tên chữ cái gắn trên đồ vật đó.
2. Sử dụng nghệ thuật sân khấu vào tiết học như một sự lôi kéo diễn viên đến với nhân vật. ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã có một số vốn kinh nghiệm sống phong phú, nên trẻ rất yêu thích các nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ, bài hát, vở kịch ....
Trẻ rất thích được chơi với các nhân vật đó và được cách điệu như: “Thỏ anh, “Thỏ em”, “Nhím con”, “Sóc nâu”, “Mèo con”, “Dê đen” ....
Bằng những vai diễn đơn giản, nhẹ nhàng, cũng lôi kéo sự tập trung chú ý, lòng ham học hỏi của trẻ.
VD: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi; “Gọi tên các chú mèo đáng yêu”.
Cô chuẩn bị một số mũ mèo bằng số các chữ cái cần dạy, cô gọi một số trẻ lên đóng vai mèo “đội mũ mèo” (Có gắn các thẻ chữ cái cần dạy) lên đầu. Những chú mèo lần lượt ra giới thiệu tên bằng chữ cái đã mang trên đầu. Sau đó cô gọi từng trẻ ở dưới lớp nhắc lại tên các bạn mèo như là: “Chú mèo nâu thứ nhất mang chữ cái O, chú mèo đen thứ 2 mang chữ cái Ô, chú mèo trắng thứ 3 mang chữ Ơ”. Qua đó sẽ kết hợp tích hợp được toán (trẻ đếm) ....
Học một cách say sưa với các nhân vật kịch tí hon với những hành động ngộ nghĩnh đã giúp trẻ học tốt một cách nhẹ nhàng và thoải mái, không căng thẳng, không ép buộc, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của từng lứa tuổi.
3. Hướng sự tập trung chú ý của trẻ vào những trò chơi bằng hình thức giao việc:
Không có gì và không có bất cứ hình thức nào kéo dài sự tập trung chú ý của trẻ được lâu, trẻ sẽ chóng nhàm chán. Nếu chỉ tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi quá quen thuộc mà không có sự linh hoạt và sáng tạo của nhà sư phạm.
Vâng! Quả là như vậy, vì thế để đáp ứng được sự tò mò, tính ham hiểu biết và những nhu cầu của các nhà khoa học “tí hon”, thì một hình thức hướng dẫn trò chơi khác đã ra đời.
Cái làm ngạc nhiên luôn gây sự chú ý, vẫn giữ cảm tình đặc biệt với trẻ, trẻ thích được bắt chước, được làm theo và cũng rất thích hợp được giao nhiệm vụ cụ thể cho trẻ, có yêu cầu kết quả công việc và được cô kiểm tra. Đây là yêu cầu kết quả công việc và được cô kiểm tra. Đây là lúc để trẻ được hoạt động độc lập sau những trò chơi mang tính tập thể.
Khi sử dụng vở tập tô, cô cho trẻ tìm và nối chữ. Đây là một trò chơi mang hình thức “Giao việc” và yêu cầu của cô là phải tìm được chữ trong từ nối với chữ cái to ở ngoài.
Ví dụ: Cái nơ Cái ca
ơ a
Muốn làm đẹp làm nhanh và làm được giống cô, thì nhất thiết trẻ phải chú ý theo dõi cô hướng dẫn. Yêu cầu mẫu của cô phải đẹp, hấp dẫn và thoả mãn nhận thức của trẻ.
Hoặc khi cô cho trẻ chơi trò chơi: “Gạch chân các chữ cái đang học trong các câu thơ, bài thơ, hoặc tên các nhân vật trong chuyện” ...
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ gạch chân C trong các câu thơ
“Con cua tám cẳng hai càng
Một mai hai mắt rõ ràng con cua”
Qua đó trẻ khắc sâu chữ cái đang học và qua đọc thơ trẻ sẽ được phát triển ngôn ngữ, qua bài thơ trẻ đọc sẽ khắc sâu hình ảnh con cua.
4. Theo dõi chuyển động của một đối tượng, hướng sự tập trung chú ý và khắc sâu kiến thức cho trẻ.
Trong một tiết học “Những trò chơi với chữ cái”, sự kết hợp, kết hợp xen kẽ các hoạt động (Động - Tĩnh - Động...) là không thể thiếu được. Vì thế sau một thời gian nhất định trẻ được thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ của mình, lúc này nhu cầu giải trí của trẻ cũng được đáp ứng. Chúng ta hãy tìm cho trẻ một trò chơi mang tính giải trí cao. Tuy nhiên là không ngoài thu hút trẻ vào nội dung giờ học.
Trẻ hay thích sự “tìm tòi những cái mới” trẻ hay thích thú trước những pha “gây cấn” mà trò chơi đi dạo trong “thành phố” bằng xe “du lịch” sẽ hấp dẫn trẻ biết bao nhiêu.
* Chuẩn bị:
- Một sa bạn về thành phố có những khu phố nhỏ, ở đầu phố có cột treo biển có tên phố gắn bằng những chữ cái cần học.
- Một xe du lịch chạy bằng cót.
* Cách chơi:
Cô đặt xe “du lịch” ở bất cứ điểm nào trên đường, rồi bấm cót cho xe chạy, xe dừng lại ở điểm nào, cô yêu cầu trẻ đọc tên khu phố đó theo chữ cái được gắn ở trên đầu cột phố.
Như vậy trẻ sẽ tha hồ mà đi “du lịch” khắp “ thành phố” bằng xe ô tô. Hoặc cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Cánh cửa thần”.
- Luật chơi: Chỉ được qua cửa khi nói đúng yêu cầu.
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi theo hình thức U. Chọn hai trẻ nhanh nhẹn đứng khép “2 cánh cửa thần” khi nào có bạn nói đúng thì mở cửa ra để bạn vào.
Cô giáo giải thích cho trẻ biết yêu cầu qua được cửa.
Ví dụ: Trẻ cầm trên tay một thẻ chữ đi đến gần cửa và gọi: “Cửa thần ơi! Hãy mở ra” trẻ khép cửa hỏi: “Chữ gì? chữ gì?” Nếu trả lời nói đúng tên chữ cái cầm trên tay thì cửa thần sẽ mở ra và trẻ đó được đi vào. Thật đúng là “Học bằng chơi - chơi mà học”.
D. Phần III.
Kết quả thực hiện
sáng tạo và bài học kinh nghiệm.
I. Kết quả thu được:
Gây ấn tượng mạnh và hấp dẫn, hướng sự tập trung chú ý tới mức tối đa của trẻ, là cách để trẻ nhớ nhanh và khắc sâu hơn trong tiềm thức của trẻ.
Do đó đã thu được kết quả đáng kể trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ chơi là học. Những chữ cái trẻ chơi đã được trẻ phân biệt rõ ràng, rành mạch.
Ví dụ: Chữ D với B , P với Q ....
Trẻ không còn phát âm sai những chữ cái khó phát âm như: Q, X, S, P, R .... Qua tổ chức các trò chơi trong các tiết học “Những trò chơi với chữ cái” này đã giúp trẻ đạt tỉ lệ cụ thể như sau:
* Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Tỷ lệ nhận biết phát âm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
15%
30%
40%
15%
* Sau khi thực hiện sáng kiến
Tỷ lệ nhận biết phát âm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
35%
50%
15%
0%
II. Một số bài học kinh nghiệm.
Qua thực hiện các biện pháp trên đạt kết quả rất khả quan trong các tiết dạy. Tôi tạm rút ra một vài kinh nghiệm nho nhỏ như sau:
1. Nghiên cứu kỹ giáo án trước khi thực hiện tiết dạy, nắm vững được trọng tâm của tiết học. Từ đó để tìm ra những những trò chơi phù hợp và chọn những biện pháp có hiệu quả phù hợp với từng trò chơi một.
2. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhất là tâm sinh lý nhận thức của trẻ từ 5-6 tuổi. Từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp với trẻ.
3. Làm đồ dùng đồ chơi vừa tầm, đẹp, hấp dẫn trẻ tham gia vào tiết học một cách tự nguyện.
4. Các trò chơi được tổ chức nhanh, gọn, nhẹ nhàng và bất ngờ đối với trẻ.
5. Cần thay đổi trò chơi và hình thức tổ chức sao cho phù hợp với yêu cầu “động - tĩnh - động ...”, xen kẽ, không quá kéo dài, gây nhàm chán cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến những trò chơi tiếp theo của tiết học.
E. Phần kết luận.
I. Những thành tựu:
Có được những kinh nghiệm trên, là do có sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn của trường và các đồng chí giáo viên trong trường giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Ngoài những sự giúp đỡ nói trên, cái cốt nhất và quan trọng nhất là tôi rất ham tìm tòi, học hỏi đến những cái mới lạ, cái hay, cái đẹp, cái tốt, không quản khó khăn vất vả, cố gắng đem những tâm huyết của mình ra để đem đến cho trẻ những gì tốt đẹp nhất.
Đó là điều mà tôi hằng mơ ước. Vì tôi rất yêu nghề, mến trẻ, muốn đem hết những gì mà mình học hỏi được, những gì mà mình có thể làm được cho trẻ để dạy dỗ thế hệ trẻ thơ thành người. Đó là điều mà tôi trăn trở bây lâu nay và tất cả là: “Vì tương lai con em chúng ta”.
Phần Kiến nghị
Như chúng ta đã biết thế hệ trẻ là thế hệ nối tiếp ông cha, là nền tảng vững chắc cho tương lai đất nước sau này. Nhưng thực tế hiện nay đời sống giáo viên mầm non ngoài biên chế gặp nhiều khó khăn. Nên rất bất bình trong cuộc sống và trong giảng dạy. Mà thực tế như tôi muốn đem đến cho trẻ những gì tốt đẹp nhất, mặc dù không quản khó khăn vất vả, cố gắng vươn lên, cố gắng tìm tòi học hỏi, đem hết tâm huyết của mình để phục vụ “Thế hệ tương lai”. Vì vậy tôi có một số kiến nghị nhỏ như sau:
- Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống giáo viên ngoài biên chế.
- Tìm hiểu ra những phương pháp, biện pháp giảng dạy có hiệu quả cao, dễ truyền đạt, trẻ tiếp thu nhanh, phù hợp với từng lứa tuổi, từng địa phương, để đem lại chất lượng cao hơn nữa./.
File đính kèm:
- SKTN.doc