Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng một tiết dạy Ngữ văn dưới dạng phần mềm Microsoft Powerpoint

Một đất nước văn minh tiến bộ, trước hết đất nước ấy phải có nền giáo dục khoa học hiện đại và ưu việt. Ý thức được vai trò quan trọng của giáo dục trong việc đào tạo nhân tài góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Mấy năm gần đây, nước ta đã có sự đổi mới về nội dung cũng như phương pháp, quan điểm giảng dạy trong nhà trường; nhất là ở bậc THCS. Cùng với những bộ môn khác, môn Ngữ văn có sự thay đổi lớn, trong đó quan điểm tích hợp được coi là thế mạnh để giúp học sinh hệ thống kiến thức một cách vững chắc. Thay cho việc biên soạn SGK phân biệt ba môn: văn học, tiếng việt và tập làm văn thành việc tích hợp thành một SGK Ngữ văn, mà trong đó lấy kiểu văn bản làm trục chính để xây dựng bài học. Vậy làm thế nào để áp dụng quan điểm này một cách hiệu quả mà vẫn giữ được đặc trưng của từng phân môn?

doc26 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng một tiết dạy Ngữ văn dưới dạng phần mềm Microsoft Powerpoint, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT TIẾT DẠY NGỮ VĂN DƯỚI DẠNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Cùng với xu thế phá Một đất nước văn minh tiến bộ, trước hết đất nước ấy phải có nền giáo dục khoa học hiện đại và ưu việt. Ý thức được vai trò quan trọng của giáo dục trong việc đào tạo nhân tài góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Mấy năm gần đây, nước ta đã có sự đổi mới về nội dung cũng như phương pháp, quan điểm giảng dạy trong nhà trường; nhất là ở bậc THCS. Cùng với những bộ môn khác, môn Ngữ văn có sự thay đổi lớn, trong đó quan điểm tích hợp được coi là thế mạnh để giúp học sinh hệ thống kiến thức một cách vững chắc. Thay cho việc biên soạn SGK phân biệt ba môn: văn học, tiếng việt và tập làm văn thành việc tích hợp thành một SGK Ngữ văn, mà trong đó lấy kiểu văn bản làm trục chính để xây dựng bài học. Vậy làm thế nào để áp dụng quan điểm này một cách hiệu quả mà vẫn giữ được đặc trưng của từng phân môn? Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1- Những thuận lợi và khó khăn của việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp: a- Thuận lợi: - Giảng dạy theo quan điểm này chính là một xu thế chung của nền giáo dục ở các nước tiên tiến. Ngành giáo dục của ta, sau nhiều năm đến nay đã bắt kịp tiến độ ấy vào trong biên soạn một chương trình mới thay cho chương trình SGK chỉnh lý trước đây. - Thực ra việc giảng dạy theo hướng tịch hợp ngay ở chương trình trước đây, đối với những giáo viên giỏi ít nhiều cũng đã thể hiện trong giờ dạy của mình. Có điều nó chưa được xem như một quan điểm chủ đạo, chi phối cho cả ba phân môn. Còn với bộ SGK lần này, quan điểm tích hợp đã được chú trọng với đầy đủ tầm mức cần thiết của nó. - Sách giáo khoa được biên soạn lấy kiểu văn bản làm trục chính để xây dựng các hệ thống bài học. Một bài học được thể hiện ba phần: văn-tiếng-làm văn. Điều này tạo một thuận lợi cho việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp; bởi vì, chỉ cần dạy theo đúng trình tự biên soạn của sách giáo khoa thì dù muốn hay không, giáo viên cũng đã thể hiện theo hướng tích hợp rồi. - Khi giảng dạy theo quan điểm tích hợp (kể cả tích hợp ngang và tích hợp dọc) thì kiến thức của học sinh luôn được củng cố khắc sâu. Ngay khi đang tiếp thu kiến thức mới, học sinh vẫn được nhắc lại kiến thức đã qua, kể cả những kiến thức của bộ môn lẫn những kiến thức khác liên quan. - Giảng dạy theo hướng tích hợp buộc người học không thể thụ động như trước đây mà liên tục phải động não, vận dụng những kiến thức đã biết để làm sáng tỏ những kiến thức chưa biết. Điều này giúp học sinh phát huy tính tích cực trong học tập một cách hiệu quả nhất. - Giáo viên bộ môn ngày càng có ý thức trách nhiệm nghiên cứu trao đổi nâng cao tay nghề, sáng tạo trong công tác soạn - giảng. b- Khó khăn: - Khó khăn thứ nhất: Thể hiện ngay ở những giáo viên đứng lớp. Có hai thái cực, đều này đã xảy ra nơi người dạy: Một là xem nhẹ quan điểm tích hợp, chỉ việc giảng bài theo kiến thức của chính bài học đó mà thôi. Hai là lại quá đặt nặng vấn đề tích hợp, hầu như bất cứ chỗ nào trong bài đều có hể tích hợp, thậm chí cố gắng tích hợp ở cả những chỗ không cần thiết, khiến cho giờ dạy Văn thành ra như dạy Tiếng và ngược lại. Điều này làm mất đi đặc trưng vốn có của từng phân môn. - Khó khăn thứ hai: Phải kể đến là khả năng của giáo viên đại trà chưa thích ứng kịp với quan điểm tích hợp, bởi vì một phần nào đó nếu muốn tích hợp được, giáo viên phải có một trình độ nhất định về kiến thức, kể cả những kiến thức của các bộ môn khoa học khác. - Áp dụng quan điểm tích hợp vào trong giảng dạy chỉ thực sự cuốn hút đối với đối tượng học sinh khá, giỏi. Còn ở những lớp có nhiều học sinh yếu, hoặc những học sinh có thói quen lười suy nghĩ, chỉ đón nhận kiến thức từ nơi thầy thì việc học theo quan điểm tích hợp sẽ gặp không ít khó khăn cho cả người dạy lẫn người học. - Khi làm bài học sinh thường phạm lỗi chính tả, dùng từ địa phương, không có thói quen phát thảo dàn ý và làm nháp, nên bài làm không được liền mạch. 2- Vài nét về cấu tạo chương trình bài học: - Như đã nói ở trên, sách giáo khoa trước đây được chia thành ba môn: Văn học, Tiếng việt và tập làm văn. Mỗi phân môn một quyển tách biệt độc lập nhau. Còn SGK lần này, người biên soạn đã gộp ba phân môn trong một quyển, một bài học. Mỗi bài thường gồm 4 tiết, trong đó thường là 02 tiết dạy văn bản, 01 tiết dạy tiếng và 01 tiết dạy làm văn. Giữa các tiết học trong một bài có mối quan hệ gắn bó về nội dung kiến thức vì đều được xây dựng trên một kiểu văn bản làm trục chính. - Trong tiết dạy văn bản, học sinh không chỉ cảm thụ và nắm bắt cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học mà còn hiểu thêm về các xây dựng đoạn văn. - Trong tiết tiếng việt vừa giúp học sinh nắm kiến thức về cách đặt câu, xây dựng đoạn văn trong văn bản … vừa cảm nhận được vẻ đẹp của nội dung văn bản thông qua từ ngữ và biết vận dụng đơn vị ngôn ngữ ấy trong việc thể hiện kiến thức, tình cảm của mình trong giao tiếp. - Trong tiết làm văn, học sinh biết cách hành văn thông qua những văn bản cụ thể mà các em đã được học ở phần văn trước đó. Nó được xem như những văn bản mẫu mực để từ đó học sinh hiểu rõ và biết cách vận dụng trong quá trình hành văn của chính mình. 3- Thực tế giảng dạy: - Đa số giáo viên đã chủ động vận dụng quan điểm tích hợp trong các tiết ngữ văn. Nhưng khi vận dụng quan điểm này chưa thực sự hợp lý nên thường đánh mất đặc trưng của từng bộ môn hoặc không gây hứng thú cho học sinh. Kế quả tiết dạy không cao. Giảng dạy một văn bản ( Thơ trữ tình hoặc truyện ngắn) mà quá thiên về việc giải nghĩa từ hoặc đi sâu phân tích bố cục sẽ làm mất đi vẻ đẹp, tính thẩm mỹ của một tác phẩm văn chương. Đối với tiết Tiếng việt, nếu đi quá sâu vào việc phân tích tác dụng của đơn vị ngôn ngữ hay nghệ thuật nào đó thì lại sa vào việc dạy lại văn bản của tiết trước. - Từ thực tế đó, chúng ta nên vận dụng quan điểm tích hợp như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn giữ được đặc trưng của từng phân môn. Người viết qua thực tế giảng dạy của chính bản thân, mạnh dạn có một vài suy nghĩ về cách thực hiện dưới đây: 4- Thực hiện: Sách giáo khoa biên soạn ở phần văn bản của mỗi bài học có các mục: - Văn bản, sau văn bản gồm các chú thích. - Đọc – hiểu văn bản - Luyện tập Giáo viên không nên hiểu các theo tác trên chỉ dành riêng cho tiết văn, mà trong đó có những phần chung của cả bài học, nghĩa là còn của cả hai tiết tiếng việt và làm văn sau đó nữa. Do vậy, dù được thể hiện ở đầu tiết Văn, nhưng nên xem phần đọc và tìm hiểu chú thích, xác định bố cục của văn bản là phần chung của bài học. Chỉ đến phần phân tích mới thực sự là của phân môn văn. Và như vậy, chúng ta có thể tiến hành như sau: a- Hệ thống câu hỏi: - Hệ thống câu hỏi cần bám sát mục tiêu, đáp ứng yêu cầu bài học. Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và phù hợp với trình độ học sinh, tránh những câu hỏi rườm rà hoặc tối nghĩa, khiến học sinh có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau ( Đó cũng là điều dễ gặp khi hỏi đáp ở bộ môn ngữ văn). - Câu hỏi cần được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh có thể trả lời ( khuyến khích học sinh yếu, nâng cao năng lực học sinh khá). - Cần có nhiều câu hỏi suy luận, tưởng tượng sáng tạo, nhằm phát triển tư duy hơn là những câu hỏi gợi nhớ. - Khi học sinh gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi, giáo viên có thể gợi ý bằng cách nêu câu hỏi phụ. Tuy nhiên số lượng câu hỏi phụ không nên quá nhiều và không nên để học sinh phụ thuộc vào những câu hỏi mang tính gợi ý này mà cần chủ động và sáng tạo để câu trả lời chân thực của riêng mình. - Để đạt hiệu quả cần xây dựng quy trình thảo luận dựa trên hệ thống các câu hỏi và tổ chức thảo luận với quy mô nhóm phù hợp. Có những cuộc thảo luận cần số đông, nhưng cũng có những cuộc thảo luận chỉ nên ít người ( hình thức nhóm nhỏ) Tuy nhiên trong thời lượng 45 phút không nên đưa ra quá 15 câu hỏi, tránh tình trạng học sinh mệt mỏi, không tập trung vào câu hỏi trọng tâm của bài. Trong một tiết dạy giáo viên có thể vận dụng nhiều hình thức câu hỏi như: câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nâng cao khái quát …và sắp xếp theo trình tự nào đi chăn nữa, thì cũng phải đảm bảo được quan điểm tích hợp trong hệ thống câu hỏi. Làm được như vậy, giáo viên mới có thể giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức bài mới. Đồng thời ôn luyện lại kiến thức đã học ở tiết trước, bài trước, thậm chí cả những bộ môn khác có liên quan. Ví dụ: Khi dạy văn bản “ Bài toán dân số” ( Thái An), sách ngữ văn 8 tập 1, giáo viên có thể tích hợp như sau: + Tích hợp với phần tiếng: Em hiểu “ Tuổi cập kê” và “ kinh thánh” có nghĩa là gì? Cấp số nhân công bội là 2 nghĩa là gì? ( Nghĩa là GV đang tích hợp với bộ môn toán) + Tích hợp với phần tập làm văn: Em hãy cho biết kiểu văn bản? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Hoặc tìm bố cục của văn bản? Em nhận xét cách kết thúc vấn đề của tác giả như thế nào so với chủ đề đã nêu ra? Hoặc khi phân tích tốc độ gia tăng dân số GV có thể lập bảng thống kê tỷ lệ sinh của phụ nữ một số nước Châu Á và Châu Phi như sau: Các nước Châu Phi Tỷ lệ Các nước Châu Á Tỷ lệ Ru-an-đa Tan-da-ni-a Ma-đa-gat-xca Toàn Châu Phi 8.1 6.7 6.6 5.8 Ấn Độ Nê-Pan Việt Nam 4.5 6.3 3.7 Qua bảng số liệu trên, giáo viên có thể đặt câu hỏi: + Nhận xét tỷ lệ sinh của các nước Châu Á và Châu Phi? + Nhận xét sự gia tăng dân số ở Châu Phi và Châu Á như thế nào? + Hậu quả của việc gia tăng dân số? + Đến tháng 7/2005 dân số thế giới bao nhiêu tỷ người và Việt Nam bao nhiêu triệu người. Thông qua phân tích trên, giáo viên có thể giúp cho học sinh vận dụng viết văn thuyết minh bằng phương pháp dùng số liệu ( Nghĩa là tích hợp với phần tập làm văn). Đồng thời qua những thao tác trên giáo viên ngẫu nhiên đến mức vô tình đã tích hợp qua kiến thức cũng như phương pháp dạy của bộ môn khoa học địa lý. Ngoài ra đối với văn bản này giáo viên có thể tích hợp được vấn đề giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản và kỹ năng tính toán cho học sinh. ( Tức là tích hợp qua bộ môn toán) Ví dụ: Em hãy cho biết nếu dân số tăng theo cấp số nhân còn kinh tế chỉ tăng theo cấp số cộng thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? Qua phân tích ví dụ trên học sinh dễ dàng rút ra kết luận: dân số tăng nhanh tỷ lệ thuận với nghèo khổ, lạc hậu, đói kém, thất học … và tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế-văn hoá ( Đặc biệt là giáo dục). Như vậy giáo viên vừa có thể giúp học sinh ôn lại kiến thức của bộ môn toán và vấn đề phát triển của xã hội. Như vậy dạy ngữ văn theo quan điểm tích hợp, giáo viên không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức của bộ môn mà còn cũng cố được kiến thức của các bộ môn khoa học khác có liên quan. b- Trò chơi: Dạy học theo quan điểm tích hợp, mục đích nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Do vậy, trong quá trình dạy và học giáo viên nên đưa một số trò chơi thích hợp để tiết học thêm sinh động, tạo hưng phấn cho học sinh như: trò chơi Ô chữ, Ai là ai, Trúc xanh, Tam sao thất bản …. Ví dụ: Khi dạy văn bản “ Bài toán dân số” (Thái An) ngữ văn 8 tập 1, giáo viên có thể vận dụng biến tấu trò chơi Trúc xanh: lật ô số đoán hình nền. Giáo viên chọn bất kể học sinh nào để tham gia trò chơi: Có 4 ô số, mỗi ô tương ứng với 1 câu hỏi. Người chơi có thể chọn bất kỳ ô số nào. Nếu trả lời đúng một góc hình nền sẽ mở ra (10 điểm). Lần lượt đến hết, lúc này hình nền hiện ra hoàn toàn. Người chơi căn cứ vào những gợi ý của hình nền để trả lời. Nếu trả lời đúng (100 điểm); Nếu sai thì bị trừ ( 100 điểm) Tuy nhiên khi ô thứ nhất đã được mở ra, người chơi có thể đoán hình nền bất cứ lúc nào. Nếu đoán đúng thì ghi được ( 200 điểm), Nếu sai bị loại khỏi cuộc chơi. Tôi xin minh họa trò chơi như sau: giáo viên treo hình nền lên nhưng được che kín bởi 4 ô số: 1 2 3 4 + Ô1: Văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện? a- Đúng b- Sai + Ô2: Em hãy nêu tác hại của thuốc lá đối với người hút? + Ô3: Bố cục văn bản chia làm mấy phần? a- 02 phần b- 03 phần c- 04 phần d- 05 phần + Ô4: Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Phần câu hỏi giáo viên chuẩn bị ở phim trong cho người chơi chọn câu hỏi bất kì và đọc cho cả lớp cùng nghe. Sau khi người chơi trả lời, lớp nhận xét đúng sai. Sau khi người chơi lần lượt trả lời đúng 04 câu hỏi trên hình nền được mở ra và người chơi phải đoán được câu thành ngữ “ Trời sinh voi sinh cỏ” Với trò chơi này giáo viên đã gây ấn tượng cho HS khi bước vào bài mới. Hoặc khi dạy bài “ Từ đồng nghĩa” sách ngữ văn 7 tập 1, giáo viên có thể vận dụng trò chơi Tam sao thất bản với vòng 3: Thử tài đoán vật. Thể lệ trò chơi như sau: + Thời gian tối đa cho trò chơi này là 1’30”. + Mỗi túi gồm có 8 đồ vật được bỏ vào trong hộp (Người chơi không thấy nhưng khán giả thấy rất rõ) + Mỗi đội gồm 02 thành viên: 01 thành viên quay mặt xuống lớp dùng xúc giác (Bằng tay) sờ và miêu tả đồ vật trong hộp sao cho thành viên còn lại ( Quay mặt lên bảng) , ghi đúng tên đồ vật đó ( 100 điểm). Tuy nhiên nếu từ của người gợi ý trùng với từ của người ghi trên bảng thì chi tiết đó bị loại bỏ. + Sau khi đội chơi hoàn tất ( chỉ chọn chi tiết đúng) giáo viên chọn bất kì học sinh nào trong lớp lên điền vào những từ đồng nghĩa tương ứng với những từ trên. Mỗi từ đúng ( 50 điểm). Trò chơi được thực hiện như sau: Giáo viên cho 1 túi gồm 08 đồ vật như: nón, bông, bột ngọt, muỗng, chén, viết, vớ, khoai mì vào trong hộp và cho trò chơi bắt đầu ( có thể trong thời gian 1’30” không thể ghi tên đầy đủ cả 8 tên đồ vật) + Nón + Bông + Bột ngọt + Muỗng + Chén + Viết + Vớ + Khoai mì Hộp Sau thời gian 1’30” giáo viên cùng cả lớp nhận xét các chi tiết đúng. Giáo viên chọn 1 học sinh bất kì yêu cầu điền từ đồng nghĩa tương tự vào dãy từ trên. Lúc này bảng từ được hình thành như sau: + Nón - Mũ + Bông - Hoa + Bột ngọt - Mì chín + Muỗng - Thìa + Chén - Bát + Viết - Bút + Vớ - Tất + Khoai mì - Sắn Với trò chơi này, giáo viên đã tạo được không khí sôi nổi, hứng thú cho học sinh bắt đầu vào bài học mới. c- Tích hợp: * Đối với tiết dạy Văn: Thông thường trình tự đi như sau: - Sơ lược tác giả, tác phẩm ( Giới thiệu) - Đọc - hiểu văn bản Ở phần này, giáo viên vận dụng quan điểm tích hợp bằng cách: tích hợp với phần Tiếng trong quá trình khai thác các chú thích và tích hợp với phần Làm văn trong quá trình khai thác bố cục của văn bản đó. Ví dụ: Khi dạy văn bản Tôi Đi Học của Thanh Tịnh, ta có thể đặt câu hỏi để: - Tích hợp với phần Tiếng: em hiểu thế nào là “ Ông đốc”? “ Tựu trường” nghĩa là gì? - Tích hợp với phần làm văn: tìm bố cục của văn bản? Tác giả miêu tả cảnh vật và tâm trạng nhân vật “ tôi” theo trình tự nào? Thời lượng dành cho phần này từ Sơ lược tác giả, tác phẩm đến hết Đọc hiểu văn bản khoảng 10 phút. Tất cả thời gian còn lại danh cho riêng phần văn. - Phần phân tích văn bản: + Trong phần này, giáo viên tập trung làm sáng rõ nội dung của văn bản như đúng đặc trưng của môn văn. Nói như thế không phải là không cho phép người dạy được tích hợp với các phân môn còn lại. Sự cực đoan nào cũng không hay. Có điều phải biết lựa chọn những chi tiết nào thật khéo léo và thật phù hợp mà việc tích hợp giúp cho việc cảm thụ văn bản được sâu hơn, thì giáo viên hoàn toàn vẫn có thể làm được. Cái cần tránh ở đây là sự tích hợp một cách thô bạo đến độ thô thiển, biến giờ văn thành giờ tiếng thì nguy tai. Ví dụ: Khi dạy bài Sơn Tinh Thủy Tinh, giáo viên lập tức cho học sinh tìm hiểu nghĩa của hàng loạt từ Hán Việt có yếu tố “ Thủy” như: thủy thần, thủy quái, thủy lôi, thủy sản, thủy điện … rõ ràng, khi cho giải nghĩ đến những từ như: thủy thần, thủy quái thì còn có thể chấp nhận. Và chỉ nên dừng tại đây thôi. Còn đến cả những từ như: thủy lôi, thủy sản, thủy điện … thì giáo viên đã phá vỡ hoàn toàn không khí truyền thuyết lung linh huyền thoại của câu chuyện đi rồi. Theo ý kiến của tôi, chỉ khi thấy thật cần thiết để làm sáng tỏ nội dung bài học và qua đó khắc sâu kiến thức hơn cho học sinh, thì sự tích hợp mới có giá trị. Ví dụ: Khi dạy bài Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1, khi giáo viên khai thác tâm trạng của nhân vật quanh sự việc bán chó, có thể đặt câu hỏi: Chỉ ra những từ ngữ cùng Trường từ vựng mặt của Lão Hạc trong đoạn văn sau: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hú khóc…” Khi học sinh xác định được những từ in đậm, giáo viên sẽ tiếp tục đặt câu hỏi: - Vậy những từ cùng trường từ vựng ấy đã góp phần như thế nào trong việc đặc tả nổi dằn vặt của nhân vật? Rõ ràng, phần tích hợp trên kia vừa hỗ trợ đắc lực cho việc làm sáng tỏ Văn, vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức về Tiếng mà các em đã học trong bài “ Trường từ vựng”. Hoặc ví dụ khi dạy văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, Ngữ văn 8, tập 1, giáo viên khai thác các mặt tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và các số liệu trong bài sẽ được tích hợp rất tốt với kiểu bài văn thuyết minh. * Đối với tiết dạy Tiếng: - Trong bài dạy Tiếng gồm 2 phần: Lý thuyết và Luyện tập. Quan điểm tích hợp được vận dụng trong phần lý thuyết là chính. - Phần lý thuyết thường gồm 2 mục nhỏ: + Phần hình thánh khái niệm: Thông thường SGK thiết kế phần lý thuyết của bài Tiếng thường lấy từ những đoạn văn đã được học trước đó ở tiết văn. Nên khi giáo viên khai thác các đơn vị ngôn ngữ chính là đã giúp học sinh nắm rõ và chắc hơn phần văn được học. Phần này, giáo viên thường sử dụng phương pháp quy nạp từ những ví dụ cụ thể để học sinh rút ra nội dung bài học. + Phần tìm đặc điểm hoặc tác dụng … của đơn vị ngôn ngữ có thể vận dụng quan điểm tích hợp để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong việc sử dụng đơn vị ngôn ngữ đang học và có ý thức vận dụng khi làm văn ( nghĩa là đã tích hợp được với phần Văn và phần Làm văn) Ví dụ: Khi dạy bài “ Từ tượng hình, từ tượng thanh”, giáo viên cho học sinh đọc các đoạn trích trong văn bản Lão Hạc và trả lời câu hỏi: Đoạn 1: “ … Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn sô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc…” Đoạn 2: “ … Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! …” Đoạn 3: “ … Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. …” + Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người? ( Gợi hình: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc; Mô phỏng âm thanh: hu hú, ư ử) + Từ việc phân tích trên, hãy cho biết đặc điểm của TTH, TTT? + Những từ trên có tác dụng khắc họa hình ảnh Lão Hạc như thế nào trước sự việc bán chó? ( Tích hợp với phần văn) + Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự? ( tích hợp với phần làm văn) - Phần luyện tập: gồm những bài tập nâng cao dần về yêu cầu vừa giúp khắc sâu kiến thức của lý thuyết, vừa luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng nó trong giao tiếp và trong hành văn. * Đối với tiết dạy làm văn: - Cũng giống như tiết Tiếng, SGK thường đưa ra những văn bản đã học ở những tiết Văn trước đó để học sinh tìm hiểu phương pháp làm bài cho một kiểu văn bản nhất định. Trong quá trình tìm hiểu văn bản ấy, giáo viên một lần nữa có dịp khắc sâu kiến thức của văn bản đã học, đồng thời rút ra được cách làm bài cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài “ Bố cục văn bản”, ngữ văn 8, tập 1 thông qua các văn bản đã học như “ Tôi đi học” ( Thanh Tịnh), “ Trong lòng mẹ” ( Nguyên Hồng); giáo viên vừa có thể củng cố nội dung bài đã học, vừa có thể rút ra cho học sinh cách xây dựng bố cục ba phần của văn bản. - Sự tích hợp này nhiều khi không lộ liễu mà nó chỉ đến một cách gần như là ngẫu nhiên ngay và đang khi giáo viên tiến hành giải quyết các kiến thức của phần làm văn. - Trong quá trình xây dựng đoạn văn, giáo viên chú ý cho học sinh rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu hoặc sử dụng các biện pháp tu từ sao cho đoạn văn ấy đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, nếu có liên quan đến những kiến thức đã học ở phần Tiếng, giáo viên hoàn toàn có thể tích hợp một cách dễ dàng để người học vận dụng vào việc làm văn của mình. Ví dụ: Khi dạy bài “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”, ngữ văn 8, tập 1, các kiến thức bên Tiếng như: từ tượng hình, tượng thanh, nói giảm nói tránh, nói quá, trợ từ, thán từ, … đều có thể được tích hợp rất nhuần nhuyễn vào trong quá trình xây dựng đoạn văn. 5- Yêu cầu đối với giờ ngữ văn giảng dạy theo quan điểm tích hợp: - Để thực hiện tốt giảng dạy môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp, đòi hỏi cả người dạy lẫn người học một sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng trước khi tiến hành giờ dạy, có như vậy tiết dạy mới đạt hiệu quả. a- Đối với giáo viên: - Một giáo án chuẩn bị thật tốt luôn là một khởi đầu thuận lợi. Giáo viên khi soạn bài, phải có một cái nhìn tổng quát về những đơn vị kiến thức của cả bài học ( cho cả ba phân môn). Không thể xem mỗi tiết soạn như một đơn vị độc lập. Mà

File đính kèm:

  • docde soan mot GADT co hieu qua.doc