Sinh học - Chuyên đề tế bào học

I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH:

+ Chương trình sinh học chuyên THPT gồm 6 phần chính liên quan mật thiết với nhau.

Phần I. Sinh học tế bào. Phần IV. Sinh lý động vật.

Phần II. Vi sinh vật. Phần V. Sinh thái học.

Phần III. Sinh lý thực vật Phần VI. Di truyền học và Tiến hoá.

II. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH GIỚI:

+ Hệ thống phân loại là hệ thống các loài sinh vật trong tự nhiên được phân theo nhóm dựa vào đặc điểm cấu tạo và mối quan hệ về mặt nguồn gốc giữa chúng được hình thành trải qua quá trình tiến hoá lâu dài.

+ Có nhiều cách thức phân loại khác nhau như: Hệ thống phân loại 5 giới của Whitaker năm 1969. Hệ thống phân loại 4 giới của Takhtakjan năm 1970 (không có giới nguyên sinh), hệ thống phân loại 3 siêu giới gồm nhiều giới của Thomas và cộng sự năm 1981(Theo tài liệu cơ sở vi sinh vật của Nguyễn thành Đạt năm 1997). Tuy nhiên, hệ thống phân loại 5 giới là phổ biến và được thừa nhận nhất hiện nay.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sinh học - Chuyên đề tế bào học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Sinh học tế bào Chương I Đại cương về cấu tạo và chức năng của tế bào Bài 1: Giới thiệu chương trình Hệ thống phân loại sinh giới I. Giới thiệu chương trình: + Chương trình sinh học chuyên THPT gồm 6 phần chính liên quan mật thiết với nhau. Phần I. Sinh học tế bào. Phần IV. Sinh lý động vật. Phần II. Vi sinh vật. Phần V. Sinh thái học. Phần III. Sinh lý thực vật Phần VI. Di truyền học và Tiến hoá. II. Hệ thống phân loại sinh giới: + Hệ thống phân loại là hệ thống các loài sinh vật trong tự nhiên được phân theo nhóm dựa vào đặc điểm cấu tạo và mối quan hệ về mặt nguồn gốc giữa chúng được hình thành trải qua quá trình tiến hoá lâu dài. + Có nhiều cách thức phân loại khác nhau như: Hệ thống phân loại 5 giới của Whitaker năm 1969. Hệ thống phân loại 4 giới của Takhtakjan năm 1970 (không có giới nguyên sinh), hệ thống phân loại 3 siêu giới gồm nhiều giới của Thomas và cộng sự năm 1981(Theo tài liệu cơ sở vi sinh vật của Nguyễn thành Đạt năm 1997). Tuy nhiên, hệ thống phân loại 5 giới là phổ biến và được thừa nhận nhất hiện nay. 1, Hệ thống phân loại 5 giới. * Giới Monera. Tất cả các sinh vật nhân sơ là vi khuẩn, vi khuẩn lam. * Giới Protista. Bao gồm tảo đơn bào, động vật đơn bào, là các sinh vật nhân thật đơn bào và đa bào đơn giản. * Giới thực vật(Plantae). Đa bào, tự dưỡng, lục lạp chứa diệp lục a và b, trong chu trình sống có giai đoạn lưỡng bội. * Giới nấm(Fungi).Nhân thật, sinh sản bằng cách hình thành bào tử không có lông roi. Cơ thể dạng sợi gọi là hệ sợi không có sự phân thành vách tế bào. * Giới động vật(Animalia). Sinh vật có nhân, đa bào, dị dưỡng. Nhân tế bào trong cơ thể lưỡng bội. Giao tử đực là tinh trùng, giao tử cái là trứng. Giới thực vật (Palantae) Ngành: Bryophyta (rêu và địa tiền) Ngành: Filicinophyts (dương xỉ) Ngành: Sphenophyta (cỏ tháp bút) Ngành: Lycopodophyta (thông đất) Ngành: Coniferophyta (lá nhọn) Ngành: Angiópẻmophyta (hạt kín) Giới nấm (Fuji) Ngành: Nấm tiếp hợp (Zygomycota) Ngành: Nấm túi (Ascomycota) Ngành: Nấm đảm (Basicdiomycota) Ngành: Nấm bất toàn (Deutermycota) Ngành: Địa y (Mycophycophyta) Giới Động vật (Animalia) Phân giới PARAZOA Ngành: Poifera (Bọt biển) Phân giới: METAZOARADIATA Ngành: Clidaria (Ruột khoang) PROTOSTOMIA Ngành: Platyhelminthes (Giun dẹp) Ngành: Nematoda (Giun tròn) Ngành: Annelida (Giun đốt) Ngành: Mollusca (Thân mềm) Ngành: Onycophora Ngành: Arthrôpda (Chân khớp) DEUTEROSTOMIA Ngành: Echinsdermata (Da gai) Ngành: Hemichordata (Nửa dây sống) Ngành: Chordata (Có dây sống) Giới Protista Phân giớí tảo (ALGAE) Ngành: Tảo lục (Chlorophyta) Ngành: Tảo tiếp hợp (Gamophyta) Ngành: Tảo nâu (Phaeophyta) Ngành: Tảo hồng (Rhodophyta) Phân giớí Động vật đơn bào PROTOZOA Ngành: Trùng chân giả (Rhizopoda) Ngành: Trùng tiêm mao (Ciliophora) Ngành: Trùng roi thực vật (Euglenophyta) Ngành: Trùng roi động vật (Zoomastigina) Ngành: Apicomlexa (Bào tử trùng) (Và nhiều ngành khác) Giới Monera Vi khuẩn (14 ngành) Ngành: Tảo lam (Cyanobacteria) Hệ thống phân loại Năm Giới Siêu giới Virus Giới Vi khuẩn Giới Nấm Giới Thực Vật Giới Động vật Siêu giới Nhân sơ Giới Euvira Giới Vi khuẩn cổ Siêu giới nhân chuẩn Giới Protovira 2, Hệ thống phân loại 3 siêu giới. Hệ thống phân loại 3 siêu giới gồm 7 Giới 3, Các nhóm phân loại. + Các sinh vật trong tự nhiên được sắp xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp Giới g Ngànhg Lớp g Bộ g Họ g Chi g Loài g nòi g quần thể g cá thể + Tên một sinh vật gồm tên loài và tên chi - Hệ thống tên kép. Ví dụ: Sư tử: Filis leo; Hổ: Filis tigris. Câu hỏi 1, Phân biệt các giới sinh vật. cho ví dụ minh hoạ? 2, Cho một số ví dụ về cách gọi tên sinh vật - tên kép? Bài 2 - Đại cương về cấu tạo tế bào I. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi cơ thể sống. 1, Lược sử nghiên cứu. + Tế bào được Robert Hook phát hiện đầu tiên vào năm 1665 nhờ kính hiển vi có độ phóng đại 30 lần và đặt tên là Cella- xoang rỗng-tế bào. + Antoni van Luevenhoek với kính hiển vi có độ phóng đại 270 lần đã mô tả tế bào động vật và xác định tế bào có cấu trúc phức tạp. + Thế kỷ 19, Học thuyết tế bào ra đời nhờ sự hoàn thiện của kỹ thuật hiển vi, sự tổng kết các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về cấu trúc tế bào của nhà thực vật học M.Sleyden và nhà động vật học T.Schwann (1839). 2, Tế bào là đơn vị cấu tạo, chức năng. a, Đơn vị cấu tạo: + Mọi dạng sống đều được cấu tạo bởi tế bào. Sinh vật đơn bào thì cơ thể gồm một tế bào. Sinh vật đa bào cơ thể gồm nhiều tế bào + Nhóm sinh vật tiền nhân( Procaryota), nhóm sinh vật có nhân chính thức(Eucaryota) tế bào đều gồm các cấu tạo cơ bản giống nhau. Cấu tạo tế bầo động vật + Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan thực hiện một chức năng nhất định tạo thành hoạt động thống nhất của cơ thể. + Virus là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. b. Đơn vị chức năng. + Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào như tổng hợp, phân giải các chất sinh trưởng, sinh sản... + Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất trong đó nhân giữ vai trò chủ đạo. + Sinh vật đơn bào mọi hoạt dộng đều sảy ra trong tế bào, sinh vật đa bào có sự phân hoá chức năng. + Tế bào là mắt xích đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền giữa các thế hệ. Các cơ chế di truyền đều sảy ra trong tế bào. II. Cấu tạo đại cương của tế bào. 1, Cấu tạo. + Hình dạng thường cố định và đặc trưng cho loài SV, loại mô. + Kích thước rất thay đổi, thường từ 3 - 30àm + Dạng điển hình của tế bào động vật gồm 3 phần cấu tạo là màng sinh chất, tế bào chất, nhân. + Màng sinh chất có bản chất là màng Liporotein bao quanh khối tế bào chất, dày 8,5nm Đảm bảo sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường và bảo vệ. + Khối tế bào chất nằm giữa nhân và tế bào chất có cấu trúc phức tạp gồm nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau. + Nhân được cấu tạo bởi màng nhân trong là dịch nhân có chứa chất nhiễm sắc và nhân con. Cấu tạo tế bào vi khuẩn Cấu tạo tế bào thực vật e 2, Sự khác nhau giữa tế bào động vật- thực vật. Tế bào thực vật Tế bào động vật - Có màng xenlulo bao bọc. - Có lục lạp - Chất dự trữ là tinh bột. - Thực vật bậc cao không có trung thể. -Không bào phát triển, có không bào trung tâm. - Không có - không có - Chất dự trữ là Glicogen. - Trung thể lầ bào quan thường nằm cạnh nhân. - ít khi có không bào, không có không bào trung tâm. 3, Sự khác nhau giữa tế bào Procaryota - Eucaryota. Tế bào Procaryota Tế bào Eucaryota - Vi khuẩn, vi khuẩn lam - Kích thước bé(1 - 3 àm) - Vật chất di truyền là ADN trần, dạng vòng nằm ở vùng nhân chất nguyên sinh. - Chưa có nhân, mới chỉ có vùng nhân (Nucleoid). -Chỉ có bào quan đơn giản:Riboxom, Mezoxom. - Phân bào theo kiểu phân cắt - Nấm, thực vật, động vật. - Kích thước lớn(3 - 20àm) - Vật chất di truyền là ADN chủ yếu trên nhiễm sắc thể. - Có nhân chính thức: Có màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất - Tế bào chất có đầy đủ các bào quan - Phân bào có tơ Câu hỏi ôn tập. 1,Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo, chức năng của cơ thể sinh vật? 2, Đặc điểm cấu tạo cơ bản của tế bào ĐV, TV, VK? 3, So sánh tế bào ĐV và tế bào TV. Từ những điểm gióng và khác nhau em có nhận xét gì? 4, So sánh tế bào ĐV và Vi khuẩn? Từ những đặc điểm giống và khác nhau em có những nhận xét gì? 6, Tại sao tế bào các nhóm SV lại có sự gióng nhau? Khác nhau? Bài 3 - thành phần hoá học của tế bào I. thành phần hoá học tế bào. - Trong tế bào có 74/107 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên (ở cấp độ nguyên tử vật chất hữu cơ,vô cơ thống nhất) - Các nguyên tố hoá học trong cơ trong tế bào được chia thành 3 nhóm: Các nguyên tố đa lượng, vi lượng và siêu vi lượng(vết) - Nguyên tố đa lượng:(C, H, O, N, P, K, Mg, Ca, Fe, Si, Na, Al) chiếm 99,95% chất sống của tế bào trong đó 4 nguyên tố C,H,O,N chiếm tới 96% khối lượng chất sống. Là thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào sống - Các nguyên tố vi lượng chiếm 10-5- 10-7 KL chất khô ( Mn, B, Sr, Cu, Ti, Zn, Ba, Li, Br, F, Rb, Sn, Mo, Co.); Các nguyên tố siêu vi lượng chiếm 10-8- 10-14 KL chất khô (As, I, Cs, Ge, Se, Cd, Pb, Hg, Ag, Au, Ra.). Vai trò của các nguyên tố vi lượng, siêu vi lượng là tạo các liên kết hoá trị phụ giữa các đại phân tử, hoạt hoá các hệ enzym, điều hoà thúc đẩy các quá trình trao đổi chất - Các NTHH => Hợp chất: Vô cơ: Nước, muối khoáng Hữu cơ: Protein, Gluxit, Lipít, Axít Nucleic, axít hữu cơ, vita min . .) Các hợp chất hữu cơ là thành phần quan trọng nhất. Tính trung bình chất sống gồm 75- 85% nước, 1,5% chất vô cơ, 10- 20% Protein, 2-3% lipít, 1% sacccarit, 1,5% các chất hữu cơ khác. II. Các hợp chất vô cơ: 1,Nước: * Chiếm tỷ lệ:90%-95%. Phân bố không đều ở các mô: chiếm 20% trong xương, 85% trong não, 95% trong sữa *Cấu tạo: - Phân tử lưỡng cực gồm 1 nguyên tử oxy và 2 phân tử Hydro - Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết H tạo nên màng nước * Vai trò: - Dung môi hoà tan các chất - Vận chuyển các chất - Điều hoà nhiệt độ của cây - Tham gia các quá trình sinh hoá, thành phần cấu tạo các tổ chức sống 2, Muối khoáng: * Là sản phẩm tạo nên do axit kết hợp với kiềm * Tỷ lệ : 2- 6% Khối lượng tế bào, cơ thể * Tồn tại dưới dạng hoà tan hoặc liên kết với các chất khác tạo ra hợp chất phức tạp, bám trên bề mặt hạt keo. Thường phân ly thành các ion * Vai trò: - Khi hút bám trên bề mặt hạt keo, muối khoáng đảm bảo trạng thái bền vững, độ phân tán, độ nhớt, độ ngậm nước của hệ keo. - Muối khoáng cùng với các chất hữu cơ hoà tan tạo nên tiềm năng thẩm thấu và sức hút nước của tế bào. - Các Ion khoáng không đều bám trên 2 bề mặt màng tạo nên điện thế màng và dẫn truyền xung điện. - Muối khoáng còn là thành phần cấu tạo nên các chất hữu cơ III. Các chất hữu cơ: 1, Glu-xít( Xaccarit): Đường C5 và Glixerin - Gồm: C, H, O. Công thức: (C H2O) n - Có 2 dạng: Đường đơn, Đường phức tạp a, Đường đơn: có từ 3 đến 7 nguyên tử C, hai loại quan trọng là C5, C6 * Đường C6: Glucô, Fructô, Galắctô ú C6H12O6 Công thức cấu tạo:( Vẽ công thức cấu tạo phân tử) Vai trò: Cung cấp năng lượng, Cấu tạo nên đường phức tạp * Đường C5: Đêoxyribôza (C5H10O4), cấu tạo ADN Các loại đường C6 và sự chuyển hoá của chúng trong tế bào sinh vật Rybôza (C5H10O5 ), cấu tạo ARN b, Đường phức tạp: * Đixaccarit:- Saccarôz = Glucô+ Fructô - Mantôz = Glucô+ Glucô - Lactôz = Glucô+Galactô Vai trò: dự trữ năng lượng. *Polyxcarit: Tinh bột, Xenlulô,Glycogen (động vật); là các hợp chất Polyme gồm nhiều đơn phânlà Glucô. + Công thức cấu tạo: - Tinh bột,Glycôgen: 1-4α glycôzit. - Xenlulô : 1 -4 β glycôzit( sấp- ngửa); Vẽ sơ đồ cấu tạo. Đường Saccaroz, gồm 2phân tử đường C6 + Vai trò: dự trữ năng lượng, cấu trúc thành tế bào. 2, Lipit: a, Cấu tạo. - Thành phần hoá học: gồm C,H, O - Lipit đơn giản: là hợp chất Este của glyxerin và axit béo. - Lipít phức tạp, có thêm gốc a xit phốtpho, ba-zơ nitơ ú vừa ưa nước vừa ghét nước. Là thành phần cấu tạo màng tế bào b, Vai trò. - Lipit đơn giản có vai trò dự trữ năng lượng, giữ nhiệt cơ thể. Thành phần cấu tạo của lipit - Lipit phức tạp là thành phần cấu tạo của màng sinh chất, các hợp chất hữu cơ Cấu tạo Lipít Cấu tạo của lipit phức tạp ( phốt pho lipít) Hai lớp Phôt pho Lipit (Kiểu cấu tạo màng tế bào) 3, Protein a, Cấu tạo. - Thành phần: C, H, O, N( S, P) - Nguyên tắc cấu tạo:- Đại phân tử - Đa phân tử - Cấu trúc không gian: 4 bậc - Do cấu tạo theo các nguyên tắc trên nên Protein có tính đa dạng, đặc thù. Trong tế bào SV có tới 1014 loại phân tử Protein b, Chức năng. - Cấu trúc, xúc tác, điều hoà, miễn dịch, dự trữ, năng lượng Cấu tạo chuỗi polipeptit Axit Amin và liên kết peptit Các cấu trúc bậc của phân tử Protein 4, Axit Nucleic: ADN; ARN a, Cấu tạo. - Thành phần: C, H, O, N, P. - Nguyên tắc cấu tạo: theo các nguyên t ắc + Đại phân tử: Phân tử ADN dài hàng trăm Micromét, khối lượng hàng triệu đơn vị Cacbon + Đa phân tử: ADN gồm hàng vạn đơn phân là các nucleotitit, có 4 loại nucleotit (A,T,G,X) Các Nucleotit liên kết với nhau tạo thành mạch Polynucleotit ( mạch đơn) ARN gồm hàng chục, trăm đơn phân là các Ribonucleotit - Cấu trúc không gian: +ADN: Xoắn kép Liên kết giữa các Nucleotit trên 2 mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung +ARN: có một mạch đơn có thể xoắn trở lại 1 đầu hoặc không xoắn tuỳ theo loậi ARN và chức năng b, Chức năng: - ADN là vật chất mang thông tin, truyền đạt thông tin di truyền - ARN tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền trong quá trình tổng hợp Protein Cấu tạo các Nucleotit Cấu trúc không gian của ADN Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN 5, Các loại hợp chất khác: Phân tử ATP Ngoài các hợp chất hữu cơ trên trong tế bào thực vật Còn có: Các vitamin; Axít hữu cơ. . . có vai trò quan trọng đối với đời sống tế bào. Câu hỏi ôn tập 1, Đặc điểm cấu tạo, chức năng Gluxit; khác tế bào động vật như thế nào? 2, Sự giống,khác nhau: Lipít-Gluxit? 3, Tại sao Axit Nucleic,Protein có tính đa dạng, đặc thù? 4, En-Zym thuộc dạng nào? Bài 4- Cấu trúc và chức năng các bào quan. I. Thành tế bào. -Tế bào thực vật là màng Xenluloz, tế bào vi khuẩn là glicopeptit.Tế bào động vật không có. -Là lớp màng ngoài cùng,tạo nên hình dạngtế bào làm cho tế bào vững chắc, bảo vệ tế bào * Màng Xenluloz.- Dày, ở tế bào thực vât trưởng thành chiếm phần lớn tế bào. - Có bản chất là Polyssacarit gồm các đơn phân là Glucoz. - Cấu trúc dạng mạch thẳng. - Các phân tử Glucoz liên kết với nhau bằng liên kết 1-4β glucozit *Thành tế bào SV tiền nhân.- Bản chất là glicopep tit II. Màng sinh chất. 1, Cấu tạo Cấu tạo màng sinh chất của tế bào sinh vật * Kích thước: 7,5-10 nm * Thành phần: chủ yếu là Protein,phôtpholipit ú Màng Lipoprotein * Cấu trúc (Mô hình khảm động) - Gồm 2 lớp phopholipit quay đầu kỵ nước vào phía trong màng - Các phân tử Protein trong màng, xuyên màng, ngoài màng có bản chất là các enym - Lớp glycopeptit bên ngoài tạo thành lớp áo (Cell coat), giúp cho các tế bào nhận biết nhau. - Mọi cấu trúc màng trong tế bào đều được cấu tạo bởi màng sinh chất nên được gọi là màng cơ bản. 2, Chức năng: -Ngăn cách tế bào với môi trường. - Thực hiên trao đổi chất giữa tế bào với môi trường. - Thu nhận thông tin. - Màng tế bào vi khuẩn còn thực hiện chức năng hô hấp và tham gia vào sự phân bào. III. Tế bào chất. 1, Cơ chất của tế bào chất. - Là thành phần chất sống giới hạn từ màng sinh chất tới màng nhân. - Dạng dịch sol, tế bào già hoặc trong điều kiện bất lợi dạng dịch gel. - Dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy trong khối dịch keo là hệ thống ống(d=20nm) và sợi(d= 8->11 nm) - Tạo thành bộ khung xương trên có đính các bào quan.Quan trọng đối với sự vận chuyển các chất trong tế bào chất. 2, MLNC. - Được cấu tạo bởi màng Lipoprotein Hệ thống màng trong tế bào động vật Hệ thống vi ống của cơ chất - Tạo thành hệ thống xoang ống phân nhánh; Có hạt hoặc không có hạt (không có riboxom) - Vận chuyển các chất, tổng hợp protein, lipít (ngoại bào). 3, Hệ thống Gôn-ghi. - Các tấm cong hình lược, không bào tiêu hoá. - Bản chất là màng Lipoprotein - Chức năng bài tiết 4, Ty thể: - Số lượng thay đổi tuỳ từngloại tế bào, thường từ 5 - 30 ty thể/ tế bào. - Hình hạt, que - Kích thước: dài1-10àm, d= 0,1- 0,5àm - Màng kép, có bản chất là màng Lipoprotein, màng trong gấp khúc => tấm cài răng lược trên bề mặt có hệ Enzym hô hấp dạng hạt - Oxyxom - Trong có khối cơ chất chứa Enzym, riboxom, ADN, ARN. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhân - - Ty thể được hình thành do sự phân chia của các ty thể có sẵn. - Nhiều giả thuyết cho rằng ty thể có nguồn gốc từ vi khuẩn. Là bào quan thực hiện trọn vẹn quá trình hô hấp, giải phóng ATP 5, Lạp thể: - Chỉ có ở tế bào thực vật. - Có 3 loại lạp thể được hình thành từ tiền lạp thể: Lục lạp, Bột lạp, Sắc lạp. * Lục lạp: - Có ở những tế bào thực vật có khả năng quang hợp. - Hình dạng: Hình võng, xoắn, hạt, bầudục (chủ yếu) - Hình bầu dục, từ 4-10àm - Màng kép, bản chất là màng Lipoprotein - Khối cơ chất- Strôma chứa hệ Enzym , rải rác có hạt nhỏ - Grana - Mỗi hạt Grana gồm nhiều túi dẹt, mỏng xếp chồng lên nhau (thilacoit), bản chất là Lipoprotein; Trên bề mặt chứa hệ sắc tố quang hợp -Quang toxom - Trong khối cơ chất có ADN, ARN, Riboxom - Thực hiện trọng vẹn quá trình quang hợp, Có khả năng nhân đôi độc lập so với nhân Hệ thống màng của tế bào thực vật 6, Riboxom. - Hình cầu, kích thước từ 20 -> 35nm - Nằm tự do trong tế bào chất hoặc đính trên MLNC - MLNC có hạt. - Gồm 2 tiểu phần là hạt lớn và hạt bé. - Sinh vật tiền nhân là dạng 70S gồm Hạt lớn: 45 pt Protein + 3 pt rARN =>50S Hạt bé: 33 pt Protein + 1 pt rARN=> 30S - Sinh vật nhân thật có 2 loại là 70 S trong các bào quan và 80 S trong tế bào chất. 80S = 60S+ 40S 60S =50 pt Protein + 3 pt rARN; 40S = 35pt protein + 1 pt rARN. - Là nơi tổng hợp Protein 7, Trung thể : - Bào quan thường nằm gần nhân, có ở tế bào động vật, thực vật bậc thấp. Thực vật bậc cao không có trung thể. Cấu tạo nhân tế bào sinh vật - Gồm một hệ thống vi ống tham gia vào quá trình hình thành thoi vô sắc. - Thực vật bậc cao hình thành thoi vô sắc trong phân bào do cấu trúc tạo thoi. 8, Không bào: - Tế bào động vật không có, hoặc không bào không điển hình. - Tế bào thực vật trưởng thành không bào trung tâm lớn,chứa MK ,protein - Tạo ra áp suất thẩm thấu của tế bào 9, Lizoxom. - Bào quan dạng túi được giới hạn bởi màng Lipoproteit, kích thước thay đổi tuỳ trạng thái. Khi chưa hoạt động d =0,3 - 0,5 micromet. - Chứa hệ enzym thuỷ phân( hydrolaza). - Là bào quan thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào, chống lại các tác nhân gây bệnh. - vi khuẩn và tế bào hồng cầu không có lyzoxom. 10, Peroxyxom. - Là loại bào quan gần với lyzoxom,kích thước nhỏ hơn. chứa các enzym oxy hoá đặc trưng. - Vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit Nucleic, phân giải H2O2 và chuyển hoá glucoz. IV. Nhân tế bào. - Mỗi tế bào thường có một nhân ở trung tâm tế bào. d = 8->15àm - Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép có bản chất là lipoprotein, giữa 2 lớp màng tạo thành khoảng quanh nhân(10 -20 nm) - Dịch nhân chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống và quá trình tổng hợp chất sống diễn ra trong nhân. - Trong khối dịch nhân có các NST và có thể có 1, vài nhân con . - Là bào quan trung tâm, điều hoà phối hợp mọi hoạt động của tế bào ** Câu hỏi ôn tập 1, Thành tế bào là gì? có vai trò ra sao? khác nhau ở các nhóm sinh vật ntn? 2, Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của màng sinh chất? Màng cơ bản là gì? những cấu trúc nào trong tế bào có màng này và có vai trò ra sao? 3, Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp, ty thể? Tại sao nói là cơ quan năng lượng của tế bào? 4, Tại sao nói nhân là bào quan trung tâm điều hoà phối hợp mọi hoạt động của tế bào? Bài 5 - Thực hành: Phương pháp nghiên cứu tế bào I. Sử dụng và bảo quản kính hiển vi. 1, Cấu tạo. - Gồm 3 yếu tố cơ bản là vật kính, thị kính, bộ phận chiếu sáng. - Vật kính hướng xuống tiêu bản, mỗi kính có vài vật kính, trên vật kính ghi độ phóng to, ví dụ: 10x, 40x... - Thị kính hướng về phía mắt người quan sát, phóng to ảnh hơn. Độ phóng to = Độ phóng to của vật kính x Độ phóng to của thị kính. Ví dụ : 10x.40x = 400x. - Bộ phận chiếu sáng cơ bản là gương phản chiếu ánh sáng và hướng ánh sáng vào tiêu bản. - Ngoài ra kính còn nhiều bộ phận khácgiúp cho 3 bộ phận trên hoạt động tốt như tay cầm, ống kính,ốc điều chỉnh,mâm kính, ổ quay.. 2, Cách sử dụng. - Đặt kính ở vị trí vững chắc. - Chọn vật kính nhỏ nhất , đặt ở vị trí xa tiêu bản, xoay gương để có độ chiêú sáng phù hợp. - Đặt tiêu bản vào mâm kính rồi quan sát mẫu vật ở độ phóng đại từ nhỏ đến lớn. điều chỉnh ốc vĩ cấp để có thể quan sát rõ vật. Điều chỉnh ốc vi cấp nếu cần thiết. - Nếu quan sát bằng vật kính dầu thì phải cho dầu soi lên bề mặt tiêu bản. 3, Bảo quản. - Phải giữ cho kính không bị bụi bẩn ẩm mốc. - Thường xuyên lau chùi kính bằng khăn sạch. - Bảo quản ở nơi khô ráo. II. Chuẩn bị tiêu bản. 1, Tiêu bản tạm thời. - Tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi được đặt trên lam và đậy lamen. - Cho một giọt nước nhỏ vào giữa lam kính,đặt mẫu vật cần quan sát vào giọt nước sau đố đật nhẹ lamen lên sao cho không có bọt khí trong mâũ vật. 2, Tiêu bản cố định. - Cho mẫu vật vào giữa lam kính một lượng vừa phải, cố định mẫu vật bằng cách để khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. - Nhuộm tiêu bản bằng các thuốc nhuộm đặc trưng. - Rửa sạch tiêu bản, để khô và quan sát bằng vật kính dầu. - Cách này dùng để quan sát mẫu vật cần độ phóng đại lớn. III. Cách pha chế thuốc nhuộm thông thường. 1, Pha chế nồng độ %. - Lượng chất tan( Không ngậm nước). x: Lượng chất tan cần dùng(gam) A: Nồng độ dung dịch định pha chế(% x = A .a /100 ; b = a -x a: Khối lượng dung dịch cần có(gam) b: Khối lượng dung môi cần dùng(gam) - Ví dụ: Tính lượng KCl và lượng nước cần thiết đề pha chế 250 gam dung dịch KCl nồng độ 20%. x = 20 . 250 / 100; Lượng nước cần dùng(b) = 250 - 50 = 200g. 2, Pha nồng độ phân tử gam/ lít - Công thức: x = V. A phân tử gam x: Khối lượng chất tan khan cần dùng tính bằng gam để pha chế V lít dung dịch với nồng độ A gam/ lít V: Thể tích dung dịch cần pha chế tính bằng lít. A: Nồng độ dung dịch tính bằng gam/ lít. - Ví dụ: Tính lượng NaCl vần thiết để pha chế 250 ml dung dịch 0,1M x = 0,25. 0,1. 58,5 = 1,46 gam 3, Pha loãng một dung dịch từ nồng độ cao xuống nồng độ thấp hơn. - Ví dụ1: Pha loãng 200g dung dịch H2SO490% thành dung dịch 20% cần thêm bao nhiêu gam nước nữa? x = 200( 90/20 - 1) = 200. 3,5 = 700 gam. - Ví dụ2: Muốn pha 450 gam dung dịch axit sunfuric 20% từ axit sunfuric 90%, cần bao nhiêu gam nước thêm vào? x = 450 (1 - 20/ 90) = 450. 7/9 = 350gam. IV. Một số thí nghiệm tế bào. 1, Thí nghiệm quan sát tế bào biểu bì khoang miệng. * Mục đích: Tìm hiểu tế bào động vật * Nguyên liệu, dụng cụ hoá chất: - Kính hiển vi,lam kính, lamen, đĩa, cốc thuỷ tinh, giấy lọc, ống hút. - Dung dịch sinh lý, Eozin hoặc thuốc đỏ - Tế bào niêm mạc miệng. * Tiến hành. - Dùng tăm tre vô trùng nạo nhẹ mặt trong má để lấy một ít chất nhờn trắng. - Cho vào giọt dung dịch sinh lý đã có sẵn trên lam, đậy lamen. - Nếu muốn nhuộm thì cho thêm Eozin hoặc thuốc đỏ. - Quan sát tiêu bản trên kính hiển vi. - Vẽ tiêu bản quan sát được xác định hình dạng, kích thước của tế bào. 2, Thí nghiệm quan sát tế bào vảy hành. * Mục đích: Tìm hiểu cấu tạo tế bào thực vật, so sánh với tế bào động vật. * Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất. - Củ hành khô. - Sử dụng các dụng cụ, hoá chất giống thí nghiệm 1, lưỡi dao cạo. * Tiến hành. - Cho hành nảy mầm khoảng 1 tuần - Dùng dao mổ tách lấy biểu bì của vảy thứ 3, 4. - Đặt mảnh tiêu bản lên lam kính có sẵn dung dịch sinh lý, đậy lamen. Muốn nhuộm đặt lên giọt nước màu hoặc thuốc nhuộm. - Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi. - Thay dung dịch bằng nước cất và quan sát. - Vẽ các tiêu bản quan sát được, xác định hình dạng, kích thước tế bào. so sánh với tế bào động vật. V. Thí nghiệm phát hiện một số chất trong tế bào. 1, Xác định nước, các muối khoáng: * Xác định H2O: - Đốt nhẹ lá trong ống nghiệm - Bỏ vào ống nghiệm vài tinh thể CuSO4 , đun nhẹ * Xác định Cl- : Dùng thuốc thử AgNO3 * Xác định Ca+2: Dùng thuốc thử ôxalat amôn=> ôxalat Canxi kết tủa. 2, Xác định các hợp chất hữu cơ: a, Xác định đường khử- Phản ứng Fe-lling: * Nguyên tắc: Đường khử + 2CuO => Cu2O + 1/2 O2 * Một số đường đi xaccarit có tính khử yêú. b, Định tính tinh bột: * Tinh bột + KI(I2) => Màu tím đặc trưng. * Đun sôi mất màu dung dịch, để nguội màu xuất hiện trở lại. c, Phản ứng chứng minh đường phức bao gồm các đường đơn: Plyxcarit+ HCL ----> n(Gluco) + Fe- Ling------> Cu2O( Kết tủa) d, Phản ứng định tính Protein- Phản ứng Biu-re: * Trong môi trường kiềm mạnh, các liên kết peptit phản ứng với CuSO4tạo thành phức hợp màu theo sơ đồ: CuSO4 + NaOH n( -CO-NH-) ---------------> Phức hợp Biu-Rê * Phản ứng Xantôprôteic, đặc trưng cho các Axit amin vòng thơm: Protein + HNO3 ------> Dẫn xuất Nitro( Màu vàng) ** Câu hỏi ôn tập. 1, Để quan sát tế bào thực vật, động vật phải tiến hành như thế nào? 2,Bằng cách nào có thể chứng minh được: - Chỉ có đường đơn và một số đường Đixaccarít mới có tính khử? - Đường phức bao gồm nhiều đường đơn? 3,Tại tinh bột lại có mầu xanh với thuốc thử iốt? 4, Tại sao Protein lại có màu xanh với thuốc thử Biure? 5, Giải thích hiện tượng co, phản co nguyên sinh? Chương II Các chức năng sinh lý tế bào Bài 1:sự trao đổi chất qua màng tế bào I. Khái niệm về sự trao đổi chất qua màng tế bào: - Là sự vận chuyển các chất dinh dưỡng từ môi trường vào trong tế bào và vận chuyển các chất dư thừa từ tế bào ra ngoài môi trường. - Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc chỉ cho đi qua những chất cần thiết vào những lúc cần thiết - Những chất có kích thước nhỏ, không tích điện có khả năng vận chuyển dễ dàng qua màng; Những chất có kích thước phân tử lớn, tích điện vận chuyển qua màng khó khăn hơn. - Nước và một số chất có kích thước nhỏ vận chuyển qua màng theo cơ chế thụ động; Các chất dinh dưỡng cần thiết có thể được vận chuyển

File đính kèm:

  • docgiao an cn 10 Can Nga.doc
Giáo án liên quan