SKKN Vận dụngviệc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Địa lí Lớp 6 học kì 1 qua bài kiểm tra 15 phút và 45 phút

1. Kiến thức:

Phải xem xét mức độ hiểu, ghi nhớ của học sinh về các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm địa lý, giải thích được các mối quan hệ địa lý, vận dụng tri thức địa lý để trình bày, giải thích đặc điểm địa lý của các lãnh thổ khác nhau. Ghi nhớ một số địa danh và số liệu.

2. Kĩ năng; Kiểm tra khả năng của học sinh về:

a) Sử dụng bản đồ, lược đồ để khai thác, trình bày kiến thức địa lý.

b) Sử dụng số liệu riêng rẽ, bảng số liệu, biểu đồ để khai thác trình bày kiến thức địa lý.

c) Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng sự vật địa lý ở quê hương đất nước mình.

3. Thái độ; Xem xét mức độ thể hiện:

a) Sự tôn trọng bảo vệ thiên nhiên và các thành quả lao động của cộng đồng.

b) Tích cực tham gia các hoạt động có liên quan đến môi trường, dân số.

Thông thường học sinh chỉ được nhận xét về thái độ học tập trong tiết dạy học địa lý. Thái độ ứng xử với thiên nhiên, xã hội ít được chú ý. Trong thực tế nên kết hợp những yêu cầu về thái độ này trong đánh giá hạnh kiểm của học sinh thì hợp lý hơn.

 Như vậy. Trong đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu tập trung về mặt kiến thức, kĩ năng. Hình thức kiểm tra nên kết hợp các loại câu hỏi kiểm tra trí nhớ với điểm số chỉ nên chiếm 20%, kiểm tra về kĩ năng ( sử dụng bản đồ, phân tích số liệu ) với điểm số chiếm 40% và câu hỏi suy luận chiếm khoảng 40% tổng số điểm .

 Chú ý hơn đến việc đánh giá kĩ năng địa lý của học sinh sẽ góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học bởi cách đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ tác động lại toàn bộ quá trình dạy học, đặc biệt với PPDH . Đánh giá kết quả học tập của học sinh thực chất là xem xét việc thực hiện các mục tiêu của bài học, của chương trình môn học. Vì vậy một trong những cơ sở quan trọng để xác định mức độ nội dung đánh giá, lựa chọn nội dung đánh giá là mục tiêu của bài học, của chương, chương trình môn học ở một lớp hay một cấp học. Mục tiêu càng cụ thể, càng rõ ràng càng dễ xây dựng trương trình đánh giá. Hiện nay ngoài các loại câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá thường dùng còn có thêm các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan dưới dạng các câu lựa chọn đúng- sai, câu điền chữ, câu xắp xếp lại cho tương ứng nội dung, câu lựa chọn với nhiều đáp án .

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Vận dụngviệc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Địa lí Lớp 6 học kì 1 qua bài kiểm tra 15 phút và 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯ SÊ TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT TỔ SỬ – ĐỊA - GDCD @&? Tên đề tài: VẬN DỤNGVIỆC ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 HỌC KÌ I QUA BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT VÀ 45 PHÚT Người thực hiện: ĐỖ BÁ THIỆP Chư sê : Ngày 25-03-2005 MỤC LỤC Trang Bìa .1 Mục lục ..2 Quan điểm chung 3 Cụ thể hoá từng yêu cầu đánh giá .3 Để tiến hành xây dựng bộ công cụ đánh giá cần quan tâm mấy bước sau .4 Thực hành vận dụng việc đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh môn địa lí 6 học kì I qua bài kiểm tra 15 phút và 45 phút ..5 Kết quả đạt được 8 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 11 QUAN ĐIỂM CHUNG. Từ năm học 2002-2003 trở đi việc đánh giá không chỉ chú trọng tới kiến thức, đến sự ghi nhớ một cách máy móc kiến thức địa lý mà cần quan tâm đến các khía cạnh khác nữa. Đánh giá kết quả học tập địa lý của học sinh phải đảm bảo đủ các yêu cầu của dạy bộ môn địa lý bao gồm cả kiến thức - kĩ năng - thái độ. Nên việc đánh giá mỗi học sinh phải cụ thể hoá các phần đã lưu tâm. II. CỤ THỂ HOÁ TỪNG YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ. Kiến thức: Phải xem xét mức độ hiểu, ghi nhớ của học sinh về các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm địa lý, giải thích được các mối quan hệ địa lý, vận dụng tri thức địa lý để trình bày, giải thích đặc điểm địa lý của các lãnh thổ khác nhau. Ghi nhớ một số địa danh và số liệu. Kĩ năng; Kiểm tra khả năng của học sinh về: Sử dụng bản đồ, lược đồ để khai thác, trình bày kiến thức địa lý. Sử dụng số liệu riêng rẽ, bảng số liệu, biểu đồ để khai thác trình bày kiến thức địa lý. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng sự vật địa lý ở quê hương đất nước mình. Thái độ; Xem xét mức độ thể hiện: Sự tôn trọng bảo vệ thiên nhiên và các thành quả lao động của cộng đồng. Tích cực tham gia các hoạt động có liên quan đến môi trường, dân số. Thông thường học sinh chỉ được nhận xét về thái độ học tập trong tiết dạy học địa lý. Thái độ ứng xử với thiên nhiên, xã hội ít được chú ý. Trong thực tế nên kết hợp những yêu cầu về thái độ này trong đánh giá hạnh kiểm của học sinh thì hợp lý hơn. F Như vậy. Trong đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu tập trung về mặt kiến thức, kĩ năng. Hình thức kiểm tra nên kết hợp các loại câu hỏi kiểm tra trí nhớ với điểm số chỉ nên chiếm 20%, kiểm tra về kĩ năng ( sử dụng bản đồ, phân tích số liệu ) với điểm số chiếm 40% và câu hỏi suy luận chiếm khoảng 40% tổng số điểm . F Chú ý hơn đến việc đánh giá kĩ năng địa lý của học sinh sẽ góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học bởi cách đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ tác động lại toàn bộ quá trình dạy học, đặc biệt với PPDH . Đánh giá kết quả học tập của học sinh thực chất là xem xét việc thực hiện các mục tiêu của bài học, của chương trình môn học. Vì vậy một trong những cơ sở quan trọng để xác định mức độ nội dung đánh giá, lựa chọn nội dung đánh giá là mục tiêu của bài học, của chương, chương trình môn học ở một lớp hay một cấp học. Mục tiêu càng cụ thể, càng rõ ràng càng dễ xây dựng trương trình đánh giá. Hiện nay ngoài các loại câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá thường dùng còn có thêm các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan dưới dạng các câu lựa chọn đúng- sai, câu điền chữ, câu xắp xếp lại cho tương ứng nội dung, câu lựa chọn với nhiều đáp án . III. ĐỂ TIẾN HÀNH XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CẦN QUAN TÂM MẤY BƯỚC SAU: 1. Căn cứ vào mục tiêu để xác định mức độ từng nội dung và hình thức của công cụ đánh giá, ví dụ: a) Đối với việc yêu cầu ghi nhớ số liệu, địa danh, khái niệm, thuật ngữ nên sử dụng câu hỏi đúng-sai, câu hỏi lựa chọn nhiều đáp án. b) Yêu cầu phân tích mối quan hệ có thể sử dụng câu hỏi mở ( học sinh phải trả lời bằng câu chữ của mình ) hoặc yêu cầu học sinh xây dựng sơ đồ đánh mũi tên chỉ mối quan hệ. c) Yêu cầu vận dụng kĩ năng bản đồ thì cần phải có bản đồ để học sinh khai thác tri thức hoặc điền vào bản đồ câm. Ở bậc THCS chưa cần học sinh vẽ bản đồ đất nước. 2. Đánh giá bằng điểm số cần chú ý tỉ lệ gợi ý ở trên. Tuỳ theo yêu cầu kiểm tra 15 phút , 45 phút hoặc kiểm tra cuối học kì mà lựa chọn các câu hỏi sau cuối bài để cấu tạo đề kiểm tra hoặc đề thi tốt nghiệp. IV. THỰC HÀNH VẬN DỤNG VIỆC ĐỔI MỚI CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH MÔN ĐỊA LÍ 6 HỌC KÌ I QUA BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT VÀ 45 PHÚT. TRƯỜNG: THCS CAO BÁ QUÁT ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2004-2005 Họ và tên:. MÔN : ĐỊA LÍ LỚP 6 Lớp : 6 A.. Thời gian: 15 phút (không kể thời gian phát đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ BÀI I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 ĐIỂM) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong 9 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời ? (1đ) a. Thứ 2 ; b. Thứ 3 ; c. Thứ 4 ; d. Thứ 5 ; Câu 2: Trái Đất có hình dạng như thế nào ? (1đ) a. Hình tròn ; b. Hình vuông ; c. Hình cầu ; d. Hình tam giác ; Câu 3: Kinh tuyến là những đường như thế nào ? (1đ) Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam trên quả địa cầu. Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Tây trên quả địa cầu. Là những đường nối liền 2 điểm cực Đông và Nam trên quả địa cầu. Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Đông trên quả địa cầu. Câu 4: Vĩ tuyến là những đường như thế nào ? (1đ) Là những đường thẳng vuông góc với kinh tuyến. Là những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến. Là những vòng tròn nối liền 2 cực Bắc và Nam. Cả a, b, c đều sai. Câu 5: Trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến và vĩ tuyến ? (1đ) a. 361 kinh tuyến và 181 vĩ tuyến ; b. 362 kinh tuyến và 182 vĩ tuyến ; c. 363 kinh tuyến và 183 vĩ tuyến ; d. 360 kinh tuyến và 180 vĩ tuyến ; Câu 6: Một bản đồ có tỉ lệ 1:200000. Hỏi 3 cm trên bản đồ bằng bao nhiêu km ngoài thực tế ? (1đ) a. 4 km ; b. 5 km ; c. 6 km ; d. 7 km ; II/ TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (4 ĐIỂM); Câu 1: Bản đồ là gì ? Vẽ bản đồ là gì ? (4đ) TRƯỜNG: THCS CAO BÁ QUÁT ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2004-2005 Họ và tên:. MÔN : ĐỊA LÍ LỚP 6 Lớp : 6 A.. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ BÀI I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 ĐIỂM) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất 1/ Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là những kinh, vĩ tuyến có số độ: (0,5đ) a. 900 b. 1800 c. 10 d. 00 2/ Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến có sốđộ:(0,5đ) a. 900 b. 1200 c. 1800 d. Không đáp án nào 3/ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ là(1đ): Chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. Chỉ rõ mức độ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. Chỉ rõ mức độ rất lớn của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. Không đáp án nào. 4/ Một bản đồ có tỉ lệ 1:150000. Hỏi 1cm trên bản đồ bằng bao nhiêu km ngoài thực tế.(1đ) a. 15 km b. 150 km c. 1, 5 km d. 0,15 km 5/ Điền vào chỗ trống(0,5đ): Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (thủ đô nước Anh) là ..; Đường xích đạo là 6/ Điền các hướng chính trên bản đồ vào hình vẽ(1đ) 7/ Xác định toạ độ địa lý của một số điểm sau:(1,5đ) 200 100 00 100 200 200 A: 100 a c 00 B: 100 b 200 C: II/ TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (4 ĐIỂM); 1/ Kinh độ của một điểm là:(1,5đ). 2/ Vĩ độ của một điểm là: (1,5đ). 3/ Toạ độ địa lý của một điểm là: (1đ) .... V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng việc đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh môn địa lí 6 học kì I qua bài kiểm tra 15 phút và 45 phút kết quả đạt được như sau : Tổng số học sinh lớp 6 của trường là 220 em. Bài 15 phút Điểm số 10 9 8 7 6 5 Tổng số Số học sinh 36 38 47 53 24 22 220 Tỉ lệ (%) 16,37 17,27 21,36 24,1 10,90 10,00 100 Kết quả trên được thể hiện qua biểu đồ sau BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM SỐ QUA BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6 Bài 45 phút Điểm số 10 9 8 7 6 5 4 Tổng số Số học sinh 32 34 45 52 24 21 12 220 Tỉ lệ (%) 14,55 15,45 20,45 23,64 10,91 9,55 5,45 100 Kết quả trên được thể hiện qua biểu đồ sau BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ HỌC SINH ĐẠT ĐIỂM SỐ QUA BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6 VI. KẾT LUẬN Như vậy việc áp dụng đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Đối với bài 15 phút, tỉ lệ khá, giỏi chiếm 33,64%, trung bình trở lên chiếm 100%, không có loại yếu. Đối với bài 45 phút, tỉ lệ khá, giỏi chiếm 30%, trung bình trở lên chiếm 94,55%, yếu chỉ chiếm 5,45%. Bên cạnh đó kết quả trên còn thể hiện được mức độ nắm bắt kiến thức và hiểu bài của học sinh tương đối cao. Vì vậy, việc đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh ở môn Địa lí nói riêng và tất cả các môn học ở bậc THCS nói chung là cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa địa lí 6, 7 của nhà xuất bản giáo dục. - Sách giáo viên địa lí 6,7 của nhà xuất bản giáo dục. - Một số phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm qua môn địa lí 6 – Lê Quang Sơn – giảng viên trường CĐSP Gia Lai.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dungviec_doi_moi_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_hoc_s.doc