Hiện nay toàn ngành Giáo dục - Đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong các hoạt động học tập. Muốn thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đối với môn Sinh học nói riêng trước hết phải thực hiện đổi mới việc xác định mục tiêu dạy học, nội dung, vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học bộ môn, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.
Để thực hiện tốt kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: Trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận, bài tập vận dụng,bài tập thực hành, điền vào tranh hoặc sơ đồ câm.
Trong đó phương pháp trắc nghiệm khách quan hiện nay đang được nhiều người quan tâm vì đây là phương pháp kiểm tra đánh giá dễ xác định được năng lực trí tuệ của học sinh như tưởng tượng, tư duy, ghi nhớ. độc lập suy nghĩ. từ đó đánh giá được kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể dùng trong một bài, một chương, 1 kỳ thi. Phương pháp này rất khách quan chính xác, nhanh chóng đo được trình độ học sinh.
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh cuối tiết học môn Sinh học lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong kiểm tra đánh giá học sinh cuối tiết học
môn sinh học lớp 8.
I. Đặt vấn đề:
Hiện nay toàn ngành Giáo dục - Đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong các hoạt động học tập. Muốn thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đối với môn Sinh học nói riêng trước hết phải thực hiện đổi mới việc xác định mục tiêu dạy học, nội dung, vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học bộ môn, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.
Để thực hiện tốt kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: Trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận, bài tập vận dụng,bài tập thực hành, điền vào tranh hoặc sơ đồ câm....
Trong đó phương pháp trắc nghiệm khách quan hiện nay đang được nhiều người quan tâm vì đây là phương pháp kiểm tra đánh giá dễ xác định được năng lực trí tuệ của học sinh như tưởng tượng, tư duy, ghi nhớ. độc lập suy nghĩ... từ đó đánh giá được kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể dùng trong một bài, một chương, 1 kỳ thi.... Phương pháp này rất khách quan chính xác, nhanh chóng đo được trình độ học sinh.
Kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm : kiểm tra được nhiều học sinh cùng một lúc trong thời gian ngắn, giáo viên chấm bài dễ, độ chính xác cao, nội dung kiểm tra được nhiều trên diện rộng , kiến thức toàn bài. Đối với học sinh phải học hiểu, nhớ không có tình trạng học tủ, học vẹt. Giáo viên đánh giá được khả năng hiểu, nhớ và vận dụng đơn giản kiến thức của học sinh, góp phần rèn luyện kỹ năng dự đoán , ước lượng, lựa chọn phương án giải quyết, tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá thông qua việc nêu đáp án trả lời.
Từ trước tới nay kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên thường sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống, phương pháp này còn nhiều hạn chế như: phụ thuộc vào tính chủ quan của người ra đề, phạm vi kiểm tra hẹp , đối tượng được kiểm tra ít , chưa đánh giá được một cách khách quan đối tượng kiểm tra. Vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh có tác dụng rất lớn đến việc đổi mới phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò.
Thực tế hiện nay để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh còn có nhiều hạn chế: Khâu ra đề mất nhiều thời gian, kinh phí in ấn đề còn hạn chế, phương tiện dạy học ở một số trường chưa đáp ứng. Trình độ của giáo viên chưa đồng đều, có những trường hợp giáo viên phải dạy chéo môn nên việc ra đề kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn, khâu vận dụng trong quá trình giảng dạy còn có nhiều hạn chế.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh cuối giờ học khá hiệu quả. Tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm khi “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh cuối giờ học - môn Sinh học lớp 8”.
II: Giải quyết vấn đề:
Việc kiểm tra đánh giá kịp thời sau tiết học sẽ có tác dụng động viên khuyến khích học sinh phát huy được năng lực tư duy độc lập, sáng tạo. Để thực hiện kiểm tra đánh giá cuối mỗi tiết học giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu của bài học nhằm thu hồi được các tín hiệu phản hồi từ học sinh, từ đó có thể xác định được mức độ đạt được mục tiêu, đồng thời phát hiện các khiếm khuyết của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức để giáo viên kịp thời bổ sung hoặc điều chỉnh trong các tiết học sau.
Kiểm tra đánh giá cuối tiết học là việc làm cần thiết nhưng lại được thực hiện trong một thời gian ngắn vì vậy tuỳ vào bài học cụ thể mà mà giáo viên soạn bài theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, chuẩn bị câu hỏi kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên có thể soạn câu hỏi các bài trắc nghiệm bằng các dạng:
- Câu hỏi nhiều lựa chọn: Đòi hỏi học sinh phải lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong nhiều phương án đưa ra.
- Câu hỏi đúng sai: Yêu cầu học sinh phải nhận xét vấn đề nêu ra đúng hay sai.
- Câu hỏi ghép đôi: Học sinh chọn nội dung ở cột phải phù hợp với nội dung cột trái.
- Câu điền khuyết: Tuỳ theo yêu cầu của đề ra có thể là những câu hỏi ngắn với câu trả lời ngắn hoặc chọn từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu khuyết để tạo câu hoàn chỉnh. Dạng câu hỏi này có thể giáo viên cho trước từ , cụm từ cần điền
( nếu như giáo viên dùng để củng cố bài học) hoặc không cho biết từ, cụm từ cần điền ( nếu dùng kiểm tra bài cũ tiết tiếp theo)
- Dạng điền vào sơ đồ câm: Học sinh chọn chú thích hoặc các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong sơ đồ câm, tranh câm sao cho phù hợp.
Giáo viên có thể soạn câu hỏi vào phiếu học tập rồi photocopy để phát cho các nhóm, viết nội dung câu hỏi vào bảng phụ , giấy A0 hoặc bản trong của máy chiếu hắt.
Phân nhóm học sinh sau khi nêu yêu cầu kiểm tra đánh giá giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm có thể 1-2 nhóm 1 dạng đề, như thế trong cùng một thời gian có thể sử dụng được nhiều dạng câu hỏi nhưng có nội dung như nhau, các nhóm tiến hành thảo luận tìm phương án trả lời .
Sau khi thảo luận đại diện một nhóm lên bảng làm bài ở bảng giáo viên đã chuẩn bị, nhóm khác nhận xét kết quả. Các nhóm ở dưới lớp trao đổi phiếu học tập cho nhau, nhận xét đánh giá kết quả của nhóm bạn. Giáo viên nhận xét phân tích những điểm sai cơ bản của học sinh, sửa sai cuối cùng giáo viên bật đèn chiếu hoặc treo bảng phụ nêu đáp án đúng.
Trong quá trình giảng dạy tuỳ vào trình độ học sinh mà giáo viên có thể sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau vào củng cố từng phần hoặc củng cố cuối tiết học hoặc kiểm tra bài mới của tiết tiếp theo, có thể dùng 1-2 câu hỏi trong một tiết dạy. Bởi vì phần này thực hiện trong thời gian ngắn 5-7 phút nên tuỳ vào trang thiết bị của nhà trường mà giáo viên bố trí các câu hỏi một cách hợp lý nhất như dùng máy chiếu hắt, bảng phụ, photocopy phiếu học tập phát cho học sinh.
Tôi đã vận dụng nội dung và các loại hình trắc nghiệm trên vào việc kiểm tra đánh giá học sinh cuối tiết học (phần củng cố bài học) trong quá trình giảng dạy. . Trong phạm vi bài viết này tôi xin phép trình bày một số dạng câu hỏi trắc nghiệm tôi đã sử dụng ở một số bài điển hình trong chương trình:
Bài 13 - tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể.
Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng:
1. Thành phần cấu tạo của máu gồm:
a. Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
b. Huyết tương và các tế bào máu.
c. Huyết tương, bạch cầu, hồng cầu.
d. Cả a và b.
2. Hồng cầu có vai trò:
a. Vận chuyển khí O2, khí CO2 và chất thải.
b. Vận chuyển khí O2 và khí CO2.
c. Vận chuyển khí O2 và các chất dinh dưỡng.
d. Vận chuyển chất dinh dưỡng và các chất thải.
3. Chức năng của huyết tương là:
a. Duy trì máu ở thể lỏng, tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hooc môn, kháng thể và các chất khoáng, các chất thải.
b. Tham gia vận chuyển các chất thải, khí O2, khí CO2.
c. Tiêu huỷ các chất thải , chất thừa do tế bào thải ra.
d. Cả a và b.
4. Trong thành phần của máu các tế bào máu chiếm thể tích là:
a. 45% b. 55%
c. 92% d. 7%
Đáp án: 1 -b; 2- b; 3- a; 4- a.
Dạng câu hỏi đúng sai:
Hãy điền chữ (Đ) vào ô trống trước câu em cho là đúng, chữ (S) vào ô trống trước câu em cho là sai:
a . Hồng cầu có hê môglôbin đảm nhận chức năng vận chuyển khí O2và khí CO2.
b. Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết .
c. Bạch cầu là tế bào trong suốt, kích thước lớn, không có nhân.
d. Máu chui qua thành mạch máu máu để tạo ra nước mô.
e. Môi trường sống của tế bào là nước mô.
Đáp án : a- Đ, b- Đ c.- S, d - S, e- Đ
Dạng ghép đôi:
Hãy sắp xếp các nội dung ở hai cột sao cho tương ứng với đặc điểm và chức năng của hồng cầu:
Đặc điểm hồng cầu
Chức năng
Trả lời
1. Tế bào không có nhân
a. Giúp sự trao đổi khí dễ dàng khi hồng cầu qua phổi và đến tế bào.
1-
2.Hình đĩa, lõm hai mặt.
b. Vận chuyển được nhiều khí khi cơ thể làm việc nhiều, liên tục.
3. Số lượng nhiều
c. Làm tăng diện tích tiếp xúc với khí O2 và khí CO2.
4. Sự kết hợp lỏng lẽo giữa tế bào hồng cầu với khí O2, CO2
d. làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn trong quá trình làm việc.
Đáp án: 1 - d; 2 -c; 3- b; 4 -a.
Dạng câu hỏi điền khuyết:
Chọn từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Máu gồm . . . . . (1). . . . . . . và các tế bào máu.
Các tế bào máu gồm: . . . . (2). . . . .. . . . ., bạch cầu và . .. . . . . .(3) . . . . ..
Máu từ phổi về tim có màu . . . . . . . (4). . . . . vì mang nhiều khí O2
Máu từ tế bào về tim có màu. . . . . . . . (5). . . . . . . vì mang nhiều khí CO2.
Đáp án: 1- huyết tương, 2- hồng cầu, 3- tiểu cầu, 4- đỏ tươi, 5- đỏ thẫm.
Tiết 21 - Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
ở bài này có thể dùng các câu hỏi sau để thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh cuối tiết học:
Câu I: Hãy điền chữ Đ vào ô trống trước câu em cho là đúng, chữ S vào ô trống trước câu em cho là sai:
a. Hô hấp cung cấp CO2 cho tế bào và thải loại O2 ra khỏi cơ thể.
b. Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
c. Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục.
d. Thực chất của quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi.
Đáp án: a - S, b- Đ, c- Đ, d- S
Câu III: Hãy đánh dấu + vào ô trống trước câu trả lời em cho là đúng?
Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi là:
a. Có tuyến amiđan và tuyến VA chứa nhiều tế bào lim phô.
b. Lớp niêm mạc có các mao mạch dày đặc , căng máu và ấm đặc biệt ở mũi và phế quản, phía trong đường dẫn khí có lớp niêm mạc tiết chất nhầy.
c. Có rất nhiều phế nang.
d. Có nhiều vòng sụn khuyết chồng lên nhau.
Đáp án: b
Câu II: Hãy sắp xếp các nội dung ở 3 cột sau cho phù hợp với đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng cơ quan trong hệ hô hấp:
Cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Chức năng
Trả lời
A .Mũi
1. - Cấu tạo bởi các vòng sụn, nơi tiếp xúc với phế nang có các thớ cơ.
a. - Cho không khí đi qua dễ. -Quét bụi bẩn, làm ẩm khí đi vào
A -
B. Họng
2 .- Bao ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính lồng ngực, lớp trong dính phổi- giữa có chất dịch
- Có các cụm phế nang, mạng mao mạch dày đặc
b. - Tạo áp suất thấp làm cho phổi luôn nở rộng và xốp.
-Tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.
- Tạo điều kiện trao đổi khí dễ dàng
C.Thanh quản
3.- Cấu tạo bởi các vòng sụn khuyết chồng lên nhau.
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông rung chuyển động liên tục.
c. - Tiết kháng thể vô hiệu hoá tác nhân gây bệnh
D.Khí quản
4. Có nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) cử động đậy kín đường hô hấp.
d. -Ngăn không cho thức ăn vào khí quản.
E. Phế quản
5. Có tuyến amiđan và tuyến VA chứa nhiều tế bào limphô
e. - Giữ bụi, làm sạch khí đi vào.
- Làm ấm khí đi vào
G.Phổi
6 . - Có nhiều lông mũi
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy
- Có lớp mao mạch dày đặc
g. - Giúp không khí vào ra dễ dàng
Đáp án: A - 6- e; B - 5- c; C - 4 - d;
D - 3 - a; E - 1 - g; G - 2 - b
Tiết 31 - Bài 29 : Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
Sau khi học bài này có thể sử dụng các dạng câu hỏi sau để củng cố bài học:
Câu I : Chọn các cụm từ thích hợp để diền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2,3 . . . để hoàn chỉnh các câu sau:
Ruột non rất dài ( tới 2,8 -3m ở người trưởng thành) là phần . . . . . (1). . . . . . . . của ống tiêu hoá, tổng . . . . . (2) .. . bên trong của ruột non đạt tới 400- 500 m2 .
Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết . . . . .(3). . . . . . . phân bố tới từng .. . . (4) . . .và . . (5) .. . . . .
Đáp án: 1 - dài nhất, 2 - diện tích, 3 - dày đặc, 4 -lông ruột, 5 - lông cực nhỏ.
Câu II: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Ruột non là cơ quan chủ yếu trong hệ tiêu hoá đảm nhận chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
a. Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng, thành ruột có nhiều nếp gấp.
b. Vì có mạng mao mạch máu, mạch bạch huyết phân bố tới từng lông ruột và lông cực nhỏ, có tổng diện tích bề mặt bên trong đạt tới 400- 500 m2
c. Thành ruột non có lớp cơ trơn.
d. Cả a và c .
2. Vai trò của gan đối với các chất dinh dưỡng trên con đường vận chuyển về tim là:
a. Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu ở mức ổn định, khử các chất độc lọt vào cùng các chất dinh dưỡng.
b. Giúp tiêu hoá và hấp thụ Glu xit.
c. Tiết dịch tiêu hoá để giữ ổn định thành phần các chất.
d. Tạo u rê, phá huỷ hồng cầu già.
Đáp án: 1 - b, 2- a.
Câu III; Hãy ghép nội dung ở cột A và cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu.
a. Các chất dinh dưỡng, các chất độc, chất thừa, chất thải
2. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết.
b. Đường, a xitamin, gli xê rin, a xit béo, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước
c. 70% lipit (dạng giọt nhỏ), các vitamin tan trong dầu: A,D, E, K
Đáp án: 1 - a, 2- c.
Sau khi áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong khâu kiểm tra đánh giá học sinh cuối tiết học tôi thấy sự hứng thú, hăng say học tập của học sinh tăng rõ rệt, các tiết học sôi nổi hẳn lên và học sinh ghi nhớ bài tại lớp khá hơn nhiều.
Qua quá trình thực hiện phương pháp này vận dụng vào kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối kỳ tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2003- 2004( Chương trình lớp 8 thí điểm) chưa thực hiện đề tài
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
40
1
2,5
4
10
28
70
7
17,5
8B
40
1
2,5
5
12,5
28
70
6
15
8C
43
3
7
8
18,6
28
65,1
4
9,3
Năm học 2004- 2005( Chương trình lớp 8 đại trà) Thực hiện đề tài
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
39
3
7,7
6
15,3
26
66,8
4
10,2
8B
40
6
15
9
22,5
21
52,5
4
10
8C
40
10
25
13
32,5
15
37,5
2
5
Trong giảng dạy áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá học sinh sau một tiết dạy thành công yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo từ khâu soạn bài, phương tiện dạy học, phương pháp tổ chức dạy học trên lớp, đầu tư soạn câu hỏi trắc nghiệm, chuẩn bị câu hỏi vào bảng phụ hoặc bản trong máy chiếu, làm phiếu học tập phát cho các nhóm , sử dụng nhiều đề khi kiểm tra.
Phân nhóm học sinh theo đối tượng (nếu có thể) để sử dụng các câu hỏi nâng cao, quản lý tốt học sinh khi làm bài.
Sinh hoạt nhóm chuyên môn để các cá nhân tham khảo đề của nhau, trao đổi kinh nghiệm khi ra đề kiểm tra.
Tuy nhiên trong một thời gian ngắn giáo viên phải chú ý xử lý phiếu học tập nhanh chóng, đảm bảo tính khách quan, chính xác , nhận xét bài làm của các nhóm học sinh kịp thời để hoạt động đạt hiệu quả cao.
iii: Kết luận và kiến nghị:
Muốn kiểm tra đánh giá học sinh cuối tiết học đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học giáo viên cần thường xuyên rèn luyện cho các em tự đánh giá kết quả học tập của mình, có như thế các em mới tự điều chỉnh được cách học của mình từ đó rèn luyện được phương pháp tự học, ngoài ra còn giúp học sinh biết đánh giá lẫn nhau qua thảo luận nhóm hoặc dùng phiếu học tập...
Trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên thực hiện tốt khâu đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh thì sẽ gây được hứng thú học tập lòng tin tưởng khoa học cho các em từ đó các em vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống một cách dễ dàng.
Một số đề xuất : Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải sử dụng tối đa phương tiện dạy học, phối hợp các loại phương tiện dạy học để tiết học đạt hiệu quả cao nhất.
- Các trường có máy vi tính, máy photocopy để thuận lợi cho giáo viên chuẩn bị bài.
- Không phân công giáo viên dạy chéo môn, tổ chức sinh hoạt tổ- nhóm trong trường và sinh hoạt chuyên môn liên trường thường xuyên, có chất lượng để giáo viên được trao đổi cùng đồng nghiệp được nhiều hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8 tuy nhiên sẽ còn nhiều khiếm khuyết mong đồng nghiệp góp ý bổ sung.
Xin chân thành cám ơn!
Tiết - Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
ở bài này có thể dùng các câu hỏi sau:
Câu I: Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai hãy đánh dấu + vào ô trống trước câu em cho là đúng, dấu - vào ô trống trước câu em cho sai:
a. Hô hấp cung cấp CO2 cho tế bào và thải loại O2 ra khỏi cơ thể.
b. Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
c. Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục.
d. Thực chất của quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi.
Đáp án: a - S, b- Đ, c- Đ, d- S
Câu II: Hãy đánh dấu + vào ô trống trước câu trả lời em cho là đúng nhất?
1. Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi là:
a. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí.
b. Lớp niêm mạc có các mao mạch dày đặc , căng máu và ấm đặc biệt ở mũi và phế quản.
c. Có rất nhiều phế nang.
d. Cả a và b.
a. Có tuyến amiđan và tuyến VA chứa nhiều tế bào lim phô.
b. Lớp niêm mạc có các mao mạch dày đặc , căng máu và ấm đặc biệt ở mũi và phế quản, phía trong đường dẫn khí có lớp niêm mạc tiết chất nhầy.
c. Có rất nhiều phế nang.
d. Có nhiều vòng sụn khuyết chồng lên nhau.
2. Các đặc điểm cấu tạo phổi làm tăng diện tích trao đổi khí là:
a. Phổi có hai lớp màng, ở giữa có chất dịch, giúp phổi nở rộng và xốp.
b. Phổi có thể nở ra theo lồng ngực
c. Có khoảng 700 - 800 triệu phế nang làm tăng diện tích trao đổi khí ( khoảng 70 -80 m2).
d. Cả a và c
Đáp án: 1 - d, 2- d
Tiết - Bài 29 : Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
Sau khi học bài này có thể sử dụng các dạng câu hỏi sau để củng cố bài học:
Câu I : Chọn các cụm từ thích hợp để diền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2,3 . . . để hoàn chỉnh các câu sau:
Ruột non rất dài ( tới 2,8 -3m ở người trưởng thành) là phần . . . . . (1). . . . . . . . của ống tiêu hoá, tổng . . . . . (2) .. . bên trong của ruột non đạt tới 400- 800 m2 .
Ruột non có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết . . . . .(3). . . . . . . phân bố tới từng .. . . (4) . . . . . . .
Đáp án: 1 - dài nhất, 2 - diện tích, 3 - dày đặc, 4 -lông ruột
Câu II: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Ruột non là cơ quan chủ yếu trong hệ tiêu hoá đảm nhận chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
a. Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng.
b. Vì có mạng mao mạch máu, mạch bạch huyết phân bố tới từng lông ruột và lông cực nhỏ.
c. Vì có tổng diện tích bề mặt bên trong đạt tới 400- 500 m2
d. Cả b và c .
2. Vai trò của gan đối với các chất dinh dưỡng trên con đường vận chuyển về tim là:
a. Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu.
b. Khử các chất độc lọt vào cùng các chất dinh dưỡng.
c. Tiết dịch tiêu hoá để giữ ổn định thành phần các chất.
d. Cả a và b.
3. Vai trò của ruột già trong tiêu hoá thức ăn là:
a. Tiếp tục hấp thụ nước trong dịch thức ăn.
b. Tiêu hoá xenlulozơ và tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men thối.
c. Thải phân.
d. Cả a và c.
Đáp án: 1 - d, 2- d, 3- d
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh cuối giờ học - môn sinh học lớp 8.
I. Đặt vấn đề:
Hiện nay toàn ngành Giáo dục - Đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinhtrong các hoạt động học tập. Muốn thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đối với môn Sinh học nói riêng trước hết phải thực hiện đổi mới mục tiêu dạy học, nội dung, vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học bộ môn, đổi mới hình thức tổ chức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.
Để thực hiện tốt kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: Trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận, bài tập vận dụng,bài tập thực hành, điền vào tranh hoặc sơ đồ câm....
Trong đó phương pháp trắc nghiệm khách quan hiện nay đang đượcnhiều người quan tâm vì đây là phương pháp kiểm tra đánh giá dễ xác định được năng lực trí tuệ của học sinh như tưởng tượng,tư duy, ghi nhớ. độc lập suy nghĩ... từ đó đánh giá được kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể dùng trong một bài, một chương, 1 kỳ thi.... Phương pháp này rất khách quan chính xác, nhanh chóng đo được trình độ học sinh.
Thực tế hiện nay ở bậc học Trung học cơ sở học sinh học khá nhiều môn học, lượng kiến thức tương đối nhiều vì vậy giáo viên cần thiết phải có phương pháp giảng dạy giúp học sinh ghi nhớ bài tại lớp được càng nhiều càng tốt.
Vì vậy tôi đã sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan để củng cố bài học ngay tại lớp.
II: Giải quyết vấn đề:
Kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm : kiểm tra được nhiều học sinh cùng một lúc trong thời gian ngắn, giáo viên chấm bài dễ, độ chính xác cao, nội dung kiểm tra được nhiều. Đối với học sinh phải học hiểu, nhớ. Đánh giá được khả năng hiểu, nhớ và vận dụng đơn giản kiến thức của học sinh, góp phần rèn luyện kỹ năng dự đoán , ước lượng, lựa chọn phương án giải quyết, tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá thông qua việc nêu đáp án trả lời.
Việc kiểm tra đánh giá kịp thời sau tiết học sẽ có tác dụng động viên khuyến khích học sinh phát huy được năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.Để thực hiện kiểm tra đánh giá cuối mỗi tiết học giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu của bài học nhằm thu hồi được các tín hiệu phản hồi từ học sinh, từ đó có thể xác định được mức độ đạt được mục tiêu, đồng thời phát hiện các khiếm khuyết của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức để giáo viên kịp thời bổ sung hoặc điều chỉnh trong các tiết học sau.
Kiểm tra đánh giá cuối tiết học là việc làm cần thiết nhưng lại được thực hiện trong một thời gian ngắn vì vậy tuỳ vào bài học cụ thể mà mà giáo viên soạn bài theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, chuẩn bị câu hỏi kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung bài học, giáo viên có thể soạn câu hỏi vào phiếu học tập rồi photocopy phát cho các nhóm,các nhóm tiến hành thảo luận tìm phương án trả lời. Giáo viên viết nội dung câu hỏi vào bảng phụ hoặc bản trong của máy chiếu hắt. Sau khi thảo luận đại diện một nhóm lên bảng làm bài ở phần giáo viên đã chuẩn bị, nhóm khác nhận xét kết quả. Các nhóm ở dưới lớp trao đổi phiếu học tập cho nhau, nhận xét đánh giá kết quả của nhóm bạn. Giáo viên nhận xét phân tích những điểm sai cơ bản của học sinh, sửa sai cuối cùng giáo viên bật đèn chiếu hoặc treo bảng phụ nêu đáp án đúng
Giáo viên có thể soạn câu hỏi các bài trắc nghiệm bằng các dạng:
- Câu hỏi nhiều lựa chọn: Đòi hỏi học sinh phải lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong nhiều phương án đưa ra.
- Câu hỏi đúng sai: Yêu cầu học sinh phải nhận xét vấn đề nêu ra đúng hay sai.
- Câu hỏi ghép đôi: Học sinh chọn nội dung ở cột phải phù hợp với nội dung cột trái.
- Câu điền khuyết: Tuỳ theo yêu cầu của đề ra có thể là những câu hỏi ngắn với câu trả lời ngắn hoặc chọn từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu khuyết để tạo câu hoàn chỉnh. Dạng câu hỏi này có thể giáo viên cho trước từ , cụm từ cần điền hoặc không cho biết từ, cụm từ cần điền.
- Dạng điền vào sơ đồ câm: Học sinh chọn chú thích hoặc các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong sơ đồ câm, tranh câm sao cho phù hợp.
- Dạng câu hỏi diễn giải: Học sinh chọn nội dung thích hợp để trả lời câu hỏi giáo viên nêu ra.
Vận dụng nội dung và các loại hình trắc nghiệm trên vào việc kiểm tra đánh giá học sinh cuối tiết học (phần củng cố bài học) sau khi học xong bài 13 - tiết 13: " Máu và môi trường trong cơ thể".
Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Thành phần cấu tạo của máu gồm:
a. Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
b. Huyết tương và các tế bào máu.
c. Huyết tương, bạch cầu, hồng cầu.
d. Cả a và b.
2. Hồng cầu có vai trò:
a. Vận chuyển khí O2 và khí CO2 và chất thải.
b. Vận chuyển khí O2 và khí CO2.
c. Vận chuyển khí O2 và các chất dinh dưỡng.
d. Vận chuyển khí, chất dinh dưỡng và các chất thải.
3. Chức năng của huyết tương là:
a. Duy trì máu ở thể lỏng, tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hooc môn, kháng thể và các chất khoáng.
b. Tham gia vận chuyển các chất thải.
c. Tiêu huỷ các chất thải , chất thừa do tế bào thải ra.
d. Cả a và b.
4. Máu từ phổi về tim có màu đỏ tươi, máu từ tế bào về tim có màu đỏ thẫm vì:
a. Máu từ phổi về tim mang nhiều khí CO2, máu từ tế bào về tim mang nhiều khí O2.
b. Máu từ phổi về tim mang nhiều khí O2, máu từ tế bào về tim không có khí CO2.
c. Máu từ phổi về tim mang nhiều khí O2, máu từ tế bào về tim mang nhiều khí CO2.
d. Cả a và b.
5. Trong thành phần của máu các tế bào máu chiếm thể tích là:
a. 45% b. 55%
c. 92% d. 7%
Đáp án: 1 -b; 2- b; 3- d; 4- c ; 5- a.
Dạng câu hỏi đúng sai:
1. Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai. Hãy điền chữ (Đ) vào ô trống trước câ
File đính kèm:
- Su dung cau hoi trac nghiem khach quan.doc