Sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Địa lí THCS

Kênh hình là những hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, bản đồ, là những hình ảnh thu nhỏ các sự vật hiện tượng ngoài thực tế .

Như chúng ta đã biết môn địa lí là môn khoa học giúp học sinh hiểu biết thế giới xung quanh. Qua các tiết học địa lí các em nắm được các hiện tượng, sự vật, hình dạng, sự vận động của trái đất . . . Đối tượng nghiên cứu của môn địa lí là cả thế giới bao la là các sự vật hiện tượng ở rất xa, rất khó hiểu đối với mọi người đặc biệt với lưa tuổi học sinh THCS. Để giúp các em hiểu kĩ các kiến thức về môn học này, mỗi tiết lên lớp giáo viên môn địa lí nhất thiết phải sử dụng kênh hình.

Xuất phát tử cơ sở trên bản thân tôi là một giáo viên dạy môn địa lí, tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng kênh hình trong giảng dạy môn Địa lí THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ THCS -----@&?----- I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Kênh hình là những hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, bản đồ, là những hình ảnh thu nhỏ các sự vật hiện tượng ngoài thực tế . Như chúng ta đã biết môn địa lí là môn khoa học giúp học sinh hiểu biết thế giới xung quanh. Qua các tiết học địa lí các em nắm được các hiện tượng, sự vật, hình dạng, sự vận động của trái đất . . . Đối tượng nghiên cứu của môn địa lí là cả thế giới bao la là các sự vật hiện tượng ở rất xa, rất khó hiểu đối với mọi người đặc biệt với lưa tuổi học sinh THCS. Để giúp các em hiểu kĩ các kiến thức về môn học này, mỗi tiết lên lớp giáo viên môn địa lí nhất thiết phải sử dụng kênh hình. Xuất phát tử cơ sở trên bản thân tôi là một giáo viên dạy môn địa lí, tôi xin mạnh dạn đề xuất sáng kiến này. II/ NỘI DUNG 1/ Cơ sở lý luận - Xuất phát từ nhận thức của con người từ trực quan cụ thể đến tư duy trưu tượng - Về cơ sở khoa học : + Từ những hình ảnh sự vật quan sát được giúp học sinh nhận thức vấn đề nhanh hơn, sâu hơn, nhớ lâu hơn và gây hứng thú cho học sinh học tập hơn. + Kênh hình không chỉ là công cụ minh họa cho kiến thức của bài học mà còn là nguồn tư liệu quan trọng giúp học sinh tìm tòi tri thức . + Một số hình ảnh là nguồn tư liệu cung cấp thông tin thay hẳn cho kênh chữ, một số hình ảnh thì hỗ trợ cung cấp thêm thông tin đã trình bày ở kênh chữ, học sinh có thể tự do lĩnh hội nên các em sẽ hiểu sâu hơn và nắm vững kiến thức hơn. Để làm được điều đó mục tiêu đề ra cho mỗi giờ học là học sinh biết sử dụng kênh hình có nghĩa là biết quan sát, phân tich, so sánh các đối tượng địa lí. Muốn thực hiện được mục tiêu trên chúng ta phải có nhiệm vụ cụ thể, dùng kênh hình và lời nói chính xác rõ ràng, giáo viên hướng dẫn quan sát, nhận dạng, phân biệt các sự vật hiện tượng địa lí. Đồng thời các em sẽ giải thích được nguyên nhân sinh ra các hiện tượng đó . 2/ Cở sở thực tế Ở các trường THCS nói riêng và học sinh nói chung có quan niệm môn địa lí là môn phu nên các em xem nhẹ việc đầu tư, tập trung nghiên cứu. Thậm trí có một số em không chú ý, hời hợt, chống chiếu khi học môn này. Chính vì vậy mà chất lượng môn học này không cao. Tuy nhiên sự đầu tư của ngành và của nhà trường cũng tạo cho giáo viên và học sinh điều kiện khá tốt về cơ sở vật chất để việc dạy và học có chất lượng hơn, nhất là việc trang bị các kênh hình trong sách giáo khoa và đồ dùng. 3/ Nội dung cụ thể Để học sinh hiểu được vấn đề giáo viên cần có những biện pháp cụ thể như sau : - Mỗi tiết học đều có đồ dùng trực quan, kênh hình để minh họa cho từng tiết dạy - Dạy tới đâu giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tới đó giáo viên có thể sưu tầm thêm những tranh ảnh bên ngoài để phụ thêm cho bài học thêm sinh động - Phân tích hình ảnh phải chính xác, cụ thể. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định, phân tích sau đó gọi học sinh đứng trước lớp mô tả một bức hình cụ thể bằng lời. Ví dụ 1 : Khi dạy bài vị trí, hình dạng, kích thước của trái đất (Môn địa lí lớp 6 ), giáo viên sử dụng hình 1 phóng to cho học sinh quan sát, học sinh sẽ nhận ra được vị trí của trái đất trong hệ mặt trời, khoảng cách từ trái đất đến mặt trời gần hay xa so với các hành tinh như sao hỏa, sao kim . Cũng từ nhận biết được vị trí, khoảng cách học sinh sẽ giải thích được khoảng cách từ mặt đất đến mặt trời là 150 triệu km2 khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng rất cần cho sự sống và chỉ có trái đất mới có sự sống. Học sinh còn giải thích được với các hành tinh xa qua hoặc gần mặt trời quá nước không tồn tại ở thể lỏng thì không thể duy trì được sự sống. Khi tìm hiểu về hình dạng và kích thước của trái đất học sinh sẽ khó hình dung nếu giáo viên chỉ minh họa bằng kênh chữ. Với mô hình quả địa cầu học sinh sẽ dễ nhận dạng ra và mô tả được hình dạng của trái đất là dạng hình cầu, các điểm Cực Bắc và Cực Nam. Cũng từ quan sát quả địa cầu học sinh hình dung được thế nào là đường kinh tuyến, đường vĩ tuyến và rút ra điểm khác nhau như kinh tuyến là đường nối từ Cực Bắc đến Cực Nam và đội dài các đường kinh tuyến bằng nhau, vĩ tuyến là các đường tròn song song với xích đạo, độ dài các đường vĩ tuyến khác nhau. Ví dụ 2 : Khi dạy bài “ Vùng tây nguyên” phần vị trí đặc điểm tự nhiên ở lớp 9 giáo viên cần sơ lược sơ đồ sách giáo khoa lược đồ tự nhiên Việt Nam để học sinh nhận diện ra vị trí của các vùng trong cả nước. Lược đồ quan trọng nhất trong bài này là các yếu tố tự nhiên của vùng, địa hình, khí hậu, sông ngòi . . . nhờ đó HS nhận ra điều kiện tự nhiên trong vùng, các em có những đánh giá, kết luận và giải thích đặc điểm kinh tế xã hội trong vùng. Ví dụ : Vùng tây nguyên là vùng có diện tích đất đỏ ba dan rộng lớn nhất cả nước, có khí hậu mùa khô kéo dài . . . thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công nghiệp dài ngày như : Cà phê, hồ tiêu, điều, cao su . . . - Tuy nhiên trong việc giảng dạy môn địa lí theo kênh hình giáo viên vẫn phải chú ý đến năng lực của từng đối tượng của học sinh, cần chú ý làm thế nào để tác động tích cực đến nhiều đối tượng Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu đẻ dẫn dắt các em nắm được kiến thức một cách dễ dàng, gây hứng thú trong học tập, giáo viên thường xuyên kiểm tra biểu dương những tiến bộ dù nhỏ của học sinh khắc phục những sai lầm về nhận thức tri thức. - Khi giảng bài giáo viên cần phải cho học sinh khai thác kiến thức một cách tối đa dựa vào kênh hình để học sinh nằm hết kiến thức. * Kiểm tra kiến thức bằng kênh hình Ví dụ : Sau khi dạy bài “Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả” (Địa 6 SGK trang 21) giáo viên cho học sinh nhìn vào hình 21, 22 để giải thích hiện tượng vì sao khắp nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm, các vật chuyển động trên bề mặt trái đất sẽ đều bi lệch hướng. Hoặc sau khi dạy xong bài “Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời “ giáo viên có thể treo tranh hình 23 lên bảng chỉ và hình thành sơ đồ sự vận động của trái đất quanh mặt trời và các mùa ở bắc bán cầu, giải thích hiện tường đó và liên hệ thực tế . 4/ Hiệu quả - Đảm bảo tính khoa học : Sử dụng kênh hình trong giảng dạy địa lí là việc làm không thể thiếu, phù hợp với quá trình nhận thức của con người đó là quá trình từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng. - Phạm vi áp dụng : Qua giảng dạy môn học này tôi rút ra kết luận cá nhân là việc sử dụng kênh hình cần đủ áp dụng cho hầu hết các bài dạy trong chương trình, trong ôn tập, kiểm tra cho các đối tượng học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần sử dụng có chọn lọc, có chất lượng tránh sử dụng tràn lan, ôm đồm làm giảm chất lượng tiết dạy. III/ KẾT LUẬN : Trong mỗi bài học nếu có liên quan đến kênh hình khi giáo viên dạy phải nhất thiết cho học sinh sử dụng kênh hình, có như thế bài học mới sinh động và sát với thực tế. Với kinh nghiệm riêng của bản thân tôi trong quá trinh giảng dạy môn địa lí THCS nhiều năm qua tôi thấy đa số học sinh thích môn học này khi giáo viên sử dụng kênh hình trong giờ lên lớp, học sinh tập trung quan sát và tiếp thu kiến thức một cách vững vàng và hệ thống hơn. Học đến đâu hiểu đến đo, giờ học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh khiến các em yêu thích môn học này hơn. Trên đây là một số đóng góp nho nhỏ trong việc giảng dạy của tôi về môn địa lí. Thực tế việc giảng dạy theo tinh thần thay sách giáo khoa mới điều này càng không thể không thực hiện bởi vị nó là một phần quan trọng trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách năng động tự chủ và sáng tạo, phát huy được tính tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Nhân đây tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của lãnh đạo Phòng GD – ĐT thành phố Cà Mau, các thầy cô để ngày một nâng cao chất lượng về môn học này ./. Phường 6, ngày 20 tháng 12 năm 2005 Giáo viên thực hiện

File đính kèm:

  • docSKKN_DIA LI.doc