Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong củng cố bài dạy hình thành kiến thức mới ở môn Hoá học lớp 8

Hoá học 8 là phần nhập môn của một môn khoa học tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong đời sống, khoa học. Hoá học là một trong những môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và tạo thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng trong việc giáo dục con người mới của thời kỳ đổi mới đường lối phát triển nền kinh tế quốc dân hiện nay. Qua học tập hoá học ở bậc trung học cơ sở học sinh có thể phát triển được năng lực nhận thức từ cảm giác, tri giác đến biểu tượng tư duy, để các em nắm chắc một lượng kiến thức ban đầu làm hành trang cho việc học tập tiếp theo hay vận dụng vào cuộc sống lao động hướng nghiệp một cách có ý thức khoa học.

Tuy vậy, hoá học là môn học hoàn toàn mới lạ với học sinh lớp 8, song lượng kiến thức mà các em cần lĩnh hội lại tương đối nhiều. Phần lớn các bài đều gồm kiến thức mới trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ. Vì thế, là giáo viên muốn giúp học sinh học tốt môn hoá thì phải tìm ra phương pháp dạy học sao cho phù hợp mới gây được sự chú ý, sự hứng thú học tập ở các em. Lúc đó mới phát huy được năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và độc lập công tác ở các em. Chính vì vậy mà các em mới nắm bắt được khái niệm ban đầu của môn hoá học một cách chủ động và dễ dàng hơn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong củng cố bài dạy hình thành kiến thức mới ở môn Hoá học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong củng cố bài dạy hình thành kiến thức mới ở môn hoá học lớp 8 A.Đặt vấn đề: 1.Cơ sở lí luận. Hoá học 8 là phần nhập môn của một môn khoa học tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong đời sống, khoa học. Hoá học là một trong những môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và tạo thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng trong việc giáo dục con người mới của thời kỳ đổi mới đường lối phát triển nền kinh tế quốc dân hiện nay. Qua học tập hoá học ở bậc trung học cơ sở học sinh có thể phát triển được năng lực nhận thức từ cảm giác, tri giác đến biểu tượng tư duy, để các em nắm chắc một lượng kiến thức ban đầu làm hành trang cho việc học tập tiếp theo hay vận dụng vào cuộc sống lao động hướng nghiệp một cách có ý thức khoa học. Tuy vậy, hoá học là môn học hoàn toàn mới lạ với học sinh lớp 8, song lượng kiến thức mà các em cần lĩnh hội lại tương đối nhiều. Phần lớn các bài đều gồm kiến thức mới trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ. Vì thế, là giáo viên muốn giúp học sinh học tốt môn hoá thì phải tìm ra phương pháp dạy học sao cho phù hợp mới gây được sự chú ý, sự hứng thú học tập ở các em. Lúc đó mới phát huy được năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và độc lập công tác ở các em. Chính vì vậy mà các em mới nắm bắt được khái niệm ban đầu của môn hoá học một cách chủ động và dễ dàng hơn. 2.Cơ sở thực tiễn. Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm vì thế việc dạy học cần có độ chính xác cao (từ thao tác thí nghiệm đến lời nói, những khái niệm...). Cũng vì thế, nên việc nắm bắt kiến thức phải chắc chắn, tránh sự hiểu biết lệch lạc. Một trong những phương pháp dạy học giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản mà tôi đã chọn là phương pháp trắc nghiệm. Qua thực tế 2 năm học 2003-2004; 2004-2005 tôi đã dùng phương pháp trắc nghiệm trong củng cố bài dạy hình thành kiến thức mới ở trung học cơ sở nói chung và hoá học 8 nói riêng đưa lại hiệu quả rõ rệt. B- Giải quyết vấn đề Trong dạy học có những kiến thức cần khái quát hoá, cụ thể hoá hay phủ nhận để đánh lừa học sinh nắm bắt được điểm nào. Muốn làm được như vậy buộc giáo viên phải chuẩn bị thật tốt bài trước khi lên lớp, đặc biệt là kết luận một bài học. Dĩ nhiên không chỉ đơn thuần ở kết luận mà ngay cả quá trình hình thành kiến thức mới cũng phải có sự kết hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp để giúp học sinh nắm được trọng tâm của mỗi vấn đề. Với kết luận khi đưa ra có thể là đúng, sai hay lệnh nội dung của bài hoặc chưa đủ .....Trong đó có những nội dung đúng đủ kiến thức trọng tâm của bài để học sinh khẳng định được kiến thức thông qua phương pháp trắc nghiệm. Về phương tiện dạy học thì dùng máy chiếu hắt, bản phim trong, bảng phụ, bản vi tính trên giấy A0, phiếu học tập cho từng nhóm.....(Tuỳ nội dung cụ thể của từng tiết học và đối tượng học sinh mà sử dụng). Những phương tiện này có thể được sử dụng trong hình thành kiến thức mới và cả trong kết luận bài học. Thông qua kết quả trắc nghiệm của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh khác nhận xét. Cuối cùng giáo viên hoàn chỉnh lượng kiến thức một cách khéo léo để chỉ ra ý sai, phần còn lại là ý đúng làm kết luận trọng tâm của bài học. Để học sinh khắc sâu kiến thức hơn giáo viên đưa ra một bài tập điền từ hay chọn đáp án đúng vận dụng kết luận bài học nhằm khắc sâu kiến thức một lần nữa. Sau đây là một số dạng bài điển hình của hoá học 8 mà tôi đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm thành công xin được phép trình bày: I.Tiết 5. bài 4: nguyên tử Sau khi tiến hành giúp học sinh nghiên cứu theo ba mục ở SGK giáo viên bật máy chiếu hắt có nội dung trên bản phim trong như sau: Em hãy điền x vào của ý đúng nhất Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích âm và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích dương. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà điện. Nguyên tử gồm hạt nhân không mang điện và vỏ tạo bởi nhiều electon mang điện tích âm. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. Hạt nhân tạo bởi proton và electron. Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron. Trong mỗi nguyên tử số proton ( p + ) bằng số electron ( e - ). Trong mỗi nguyên tử số notron ( n ) bằng số electron ( e ). Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành một lớp. Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Sau một số ý kiến của học sinh giáo viên nhận xét, gỡ ra những ý sai còn lại ý đúng để làm kết luận bài học. Tiếp theo giáo viên chiếu lên bản 2 với bài tập sau: Có thể sử dụng các cụm từ sau để nói về nguyên tử: A. vô cùng nhỏ B. Trung hoà về điện C. Tạo ra các chất D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học. Em hãy chọn (A, B, C, hay D) điền vào chỗ trống cho phù hợp trong câu. Giải thích sự lựa chọn. “Nguyên tử là hạt ................., vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân”. ( Trích bài tập 4.2- SBT Hoá 8 ) II. Tiết 26 - Bài 18: MOL Sau khi tiến hành xong ba mục ở sách giáo khoa giáo viên dùng nam châm gắn phần đã chuẩn bị trên giấy Ao với nội sau: Điền đúng hay sai vào các ý sau. Mol là lượng chất chứa 6. 1023 gam chất đó. Mol là lượng chất chứa N ( 6.1023 ) nguyên tử hay phân tử chất đó. Khối lượng mol một chất tính bằng đơn vị cacbon chính bằng nguyên tử khối hay phân tử khối chất đó. Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hay phân tử chất đó tính bằng gam, có trị số bằng nguyên tử khối hay phân tử khối chất dó. Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm của N nguyên tử chất đó ở cù3ng điều kiện ( nhiệt độ, áp suất ) bằng 22,4 l. Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm của N phân tử chất đó. ở ĐKTC bằng 22,4 l. Sau một số ý kiến của học sinh giáo viên nhận xét bổ sung ( nếu có ) rồi gỡ ra ý sai ( lưu ý những ý sai được cắt rời gián vào tờ giấy Ao đó ). Phần đúng chính là kết luận của bài. Tờ hai được gián lên bảng và giáo viên phân lớp thành 3 nhóm lần lượt làm 3 bài tập sau. Em hãy khoanh tròn đáp án đúng. Cho lượng chất: 1 mol Cu; 1mol CaCO3. Số nguyên tử, phân tử lần lượt là: A. 6.1023 pt Cu; 6.1023 nt CaCO3 B. 6.1023 nt Cu; 6.1023 nt CaCO3 C. 6.1023 pt Cu; 6.1023 pt CaCO3 D. 6.1023 nt Cu; 6.1023 pt CaCO3 Cho số mol của các chất: 1mol phân tử Oxi; 1mol phân tử khí Cacbonic; 0,5 mol phân tử nước. Khối lượng thứ tự là: 16 g; 28 g; 18 g 16 g; 44 g; 17 g 32 g; 44 g; 9 g 32 g; 40 g; 9 g Có 1 mol phân tử oxi, 2 mol phân tử Hiđro. Thể tích lần lượt là: 22,4 l (ĐKTC); 48 l (ĐK thường) 24 l (ĐK thường); 44,8 l (ĐKTC) 22,4 l (ĐKTC); 44,8 l (ĐKTC) 24 l (ĐKTC); 22,4 l (ĐKTC) Sau khi các nhóm làm xong bài của mình, nhóm khác nhận xét (đổi chéo nhau ). Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung ( nếu có ). III. Tiết 55: – Bài 36: Nước (Tiết 2) Sau khi đã dạy xong các phần của bài học, giáo viên phát 6 phiếu học tập (phân lớp thành 6 nhóm ). Cho các nhóm thảo luận và chọn ý đúng nhất và đánh x vào Nước tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra oxít bazơ và Hiđro. Nước tác dụng được với những kim loại mạnh ở nhiệt độ thường ( như Na, Ba, K, Ca.) tạo thành bazơ và Hiđro. Nước tác dụng với một số oxítbazơ tạo thành axit tương ứng. Nước tác dụng với một số oxítbazơ ( Na2O, K2O, BaO, CaO ) tạo thành bazơ tương ứng. Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Nước tác dụng với nhiều oxít axit tạo ra axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. Nước tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra bazơ. Dung dich bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Sau khi các nhóm làm xong, giáo viên cho đáp án gián lên bảng trên tờ giấy A0 rồi cho các nhóm đổi chéo chấm bài của nhau. Kết quả có được chính là kết luận bài ở các nhóm. Tiếp theo giáo viên gắn bài tập trên tờ giấy A0 lên bảng với nội dung. Em hãy chọn đáp án đúng: Cho các Oxit: Na2O, CaO, SO3, Fe3O4, MgO, SiO2. K2O, SO3, CaO, Na2O, BaO, P2O5, N2O5. SiO2, SO2, CO 2, CuO, NO, FeO. Na2O, CO2, N2O5, Fe2O3, ZnO, P2O5, PbO. Trong dãy các oxit trên, dãy oxit tan được trong nước là: A. 1; 2 B. 2; 3 C. 2; 4 D. 2 Sau 3 - 4 học sinh phát biểu giáo viên nhận xét bài học. Trên đây là một số ví dụ điển hình mà tôi đã sử dụng phương pháp dạy học ở trên, học sinh nắm bài rất vững vàng. Nên tôi xin phép mạo muội đưa ra để mọi người cùng tham khảo. C. Đối chứng kết quả và kết luận Với phương pháp dạy học trình bài như trên tôi đã thử nghiệm trong hai năm học qua, được đối chiếu trên 3 lớp (tâm sinh lí, trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức mới là tương đương nhau và không có gì là nổi bật ). Trong 3 lớp có 8A còn sử dụng phương pháp cũ (hỏi đáp kết luận bài), với 8B, 8C dùng phương pháp trắc nghiệm để hình thành kết luận bài Kết quả kiểm tra khảo sát cuối kỳ được thống kê lại số liệu như sau. Năm học 2003- 2004 (thực hiện chương trình SGK thí điểm lớp 8) Lớp Số học sinh Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8A 40 1 2,5 4 10 18 45 17 42,5 8B 40 3 7,5 12 30 21 52,5 4 10 8C 42 4 9,5 13 31 22 52,4 3 7,1 Năm học 2004- 2005 ( Chương trình sách giáo khoa mới đại trà lớp 8) Lớp Số học sinh Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8A 40 1 2,5 5 12,5 20 50 14 35 8B 38 3 7,9 10 26,3 22 57,9 3 7,9 8C 40 5 12,5 14 35 19 47,5 2 5 Từ số liệu đó cho thấy kết quả rất rõ rệt qua phương pháp dạy học mới mà bản thân tôi đã sử dụng trong 2 năm học (2003-2004;2004-2005) với hoá học 8 nói riêng và trung học cơ sở nói chung. Cũng từ đây có thể khẳng định phương pháp trắc nghiệm được dùng trong củng cố bài hình thành kiến thức mới ở môn hoá học bậc trung học cơ sở đã giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học khá đầy đủ, vững vàng nhằm tránh khuynh hướng hiểu lệch lạc thường xẩy ra với học sinh. Chính vì vậy, tôi viết bản sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo một vấn đề nhỏ nhưng cho hiệu quả lớn trong phương pháp dạy học mới cùng việc sử dụng sách giáo khoa mới hiện hành. Dĩ nhiên bản thân tôi sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi rất mong được bạn bè đồng nghiệp, ban giám khảo góp ý và chỉ ra những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học trên nhằm giúp phương pháp dạy học mới được sử dụng rộng rãi và ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. D. ý kiến đề xuất: Do trong việc đổi mới phương pháp dạy học có nhiều giáo viên đang còn lúng túng nên cách sử dụng chưa phù hợp. Vì vậy tôi kính đề nghị Bộ giáo dục làm chương trình dạy mẫu các dạng bài khác nhau trên đĩa hình của môn hoá học phát cho các trường để họ có điều kiện học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân ./. Ngày 20 tháng 04 năm 2005. tài liệu tham khảo ************ Sách giáo khoa hoá học 8. Sách giáo viên hoá học 8. Sách bài tập hoá học 8. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 8. Hoá học cơ bản và nâng cao 8. 400 bài học hoá học 8. Bài tập chọn lọc hoá học 8. Hoá học nâng cao THCS. Bài tập nâng cao hoá học 8. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Lí luận dạy học hoá học đại cương. Phương pháp giảng dạy hoá học trong nhà trường phổ thông. mục lục ******** Nội dung Trang A. Đặt vấn đề 1 B. Giải quyết vấn đề 2-5 C. Đối chứng và kết luận 6-7 D. ý kiến đề xuất 7 - Tài liệu tham khảo 8

File đính kèm:

  • docHinh thanh kien thuc moi voi mon Hoa hoc 8(1).doc
Giáo án liên quan