Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra môn Sinh học 6

Phương pháp trắc nghiệm đang được các nhà giáo dục quan tâm nhằm để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh như chú ý, tưởng tượng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu hoặc để đánh giá một số kiến thức kỹ năng, kỷ xảo, thái độ học sinh.

Phương pháp trắc nghiệm đang được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng và ở nước ta những năm gần đây đã bắt đầu sử dụng phương pháp này trong các khâu kiểm tra đánh giá một tiết học, một chương hoặc một kì thi. Bởi vì phương pháp này rất khách quan và nhanh chóng đo được trình độ kiến thức của học sinh.

Đối với chương trình sinh học cấp phổ thông cơ sở hiện nay, đặc biệt với chương trình sinh học thì dùng phương pháp trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá học sinh là cần thiết. Như chúng ta đã biết, cấu trúc chương trình sinh học 6 hiện nay có nhiều đổi mới so với chương trình sinh học cũ trước đây. Từ đó có sự đổi mới về phương pháp dạy học là tạo mọi điều kiện để học sinh tự lực nghiên cứu, quan sát, so sánh, thảo luận, thiết kế thí nghiệm Học sinh tự rút ra kết luận về nội dung kiến thức của bài học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học dẫn tới đổi mới về khâu kiểm tra đánh giá. Qua kiểm tra đánh giá, người giáo viên xác định được mức độ đạt tới mục tiêu bài học của học sinh, đồng thời phát hiện những thiếu sót của mình trong nội dung và việc vận dụng các phương pháp giảng dạy để giảng dạy để có thể điều chỉnh trong các tiết học sau, các năm học sau.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra môn Sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra môn sinh học 6 Phương pháp trắc nghiệm đang được các nhà giáo dục quan tâm nhằm để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh như chú ý, tưởng tượng, ghi nhớ, thông minh, năng khiếu… hoặc để đánh giá một số kiến thức kỹ năng, kỷ xảo, thái độ học sinh. Phương pháp trắc nghiệm đang được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng và ở nước ta những năm gần đây đã bắt đầu sử dụng phương pháp này trong các khâu kiểm tra đánh giá một tiết học, một chương hoặc một kì thi. Bởi vì phương pháp này rất khách quan và nhanh chóng đo được trình độ kiến thức của học sinh. Đối với chương trình sinh học cấp phổ thông cơ sở hiện nay, đặc biệt với chương trình sinh học thì dùng phương pháp trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá học sinh là cần thiết. Như chúng ta đã biết, cấu trúc chương trình sinh học 6 hiện nay có nhiều đổi mới so với chương trình sinh học cũ trước đây. Từ đó có sự đổi mới về phương pháp dạy học là tạo mọi điều kiện để học sinh tự lực nghiên cứu, quan sát, so sánh, thảo luận, thiết kế thí nghiệm… Học sinh tự rút ra kết luận về nội dung kiến thức của bài học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học dẫn tới đổi mới về khâu kiểm tra đánh giá. Qua kiểm tra đánh giá, người giáo viên xác định được mức độ đạt tới mục tiêu bài học của học sinh, đồng thời phát hiện những thiếu sót của mình trong nội dung và việc vận dụng các phương pháp giảng dạy để giảng dạy để có thể điều chỉnh trong các tiết học sau, các năm học sau. Có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau như trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận, bài tập thực hành, điền vào tranh câm hoặc sơ đồ, bài tập vận dụng… Trong các hình thức này tôi thấy hình thức trắc nghiệm khách quan áp dụng để kiểm tra đánh giá học sinh là tốt nhất vì phương pháp này có thể kiểm tra được nhiều học sinh cùng một lúc, thuận lợi cho việc chấm bài cho điểm và ghi kết quả đánh giá nhanh và chính xác nhất. Với phương pháp trăc nghiệm khách quan có thể đạt được độ tin cậy cao, kiểm tra được rộng rãi với nhiều câu hỏi. Vì vậy nội dung kiến thức yêu cầu đạt được trong bài kiểm tra tương đối nhiều. Tránh được tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh. Phương pháp trắc nghiệm khách quan bao gồm các loại câu hỏi sau: 1, Câu hỏi mở: Đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức để vận dụng cho đúng những vấn đề đặt ra. 2, Câu điều kiện: Đòi hỏi học sinh phải nhớ lại và để cung cấp câu trả lời bằng một hoặc một số từ. Đây là loại câu bổ sung hoàn chỉnh. 3, Loại câu hỏi đúng, sai: Yêu cầu học sinh phải nhận xét, đánh giá vấn đề nêu lên là đúng hay sai, hoặc trả lời có hay không. 4, Loại câu lựa chọn từ nhiều phương án: Đòi hỏi học sinh phải lựa chọn được một câu là đúng trong số nhiều câu hỏi đưa ra. 5, Loại câu hỏi diễn giải: Có nhiều dạng phức tạp, đòi hỏi học sinh phải diễn giải chứng minh cho câu trả lời đúng. 6, Loại câu hỏi trắc nghiệm bằng sơ đồ, hình vẽ: Nhớ lại kiến thức để điền chú thích và sơ đồ, hình vẽ. Vận dụng nội dung, yêu cầu các loại hình câu hỏi trắc nghiệm trên vào việc kiểm tra đánh giá học sinh sau khi học xong bài 36 “Tổng kết về cây có hoa”. 1, Loại câu hỏi mở: Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A rồi ghi vào cột trả lời. Cột A Cột B Trả lời 1, Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt a, Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút 2, Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho đất. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước b, Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây 3, Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả c, Gồm vỏ quả và hạt 4, Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây d, Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái 5, Nảy mầm thành cây non, duy trì và phát triển nòi giống e, Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được 6, Hấp thụ nước và các muối kháng cho cây Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ (Đáp án: a-6; b-4; c-1; d-3; e-2; g-5) 2, Loại câu hỏi điền: Chọn các từ thích hợp sau đây điền vào chỗ (…) trong các câu sau: (Sinh sản, lá, sinh dưỡng, thân, thống nhất, hạt, quả, chức năng, ảnh hưởng, cơ quan, mối quan hệ, phân bố, hình thành) “Cây có hoa có 2 cơ quan chính là cơ quan … (1) … gồm rễ, … (2) …, … (3) … và cơ quan … (4) … gồm hoa , … (5) …, … (6) …. Mỗi cơ quan có chức năng riêng song cây là một thể thống nhất vì trong mỗi cơ quan có sự … (7) … giữa cấu tạo và … (8) …; Giữa các cơ quan ở cây cũng có … (9) … chặt chẽ với nhau về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự phối hợp của các … (10) … khác, khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều … (11) … đến hoạt động của các cơ quan khác và toàn bộ cây. Cây sống trong các môi trường khác nhau trải qua quá trình lâu dài cây xanh đã … (12) … một số đặc điểm thích nghi nhờ đó chúng … (13) … rộng rãi trên Trái đất.” (Đáp án: Thứ tự các từ cần điền là: Sinh dưỡng, thân lá, sinh sản, quả, hạt, thống nhất, chức năng, mối quan hệ, cơ quan, ảnh hưởng, hình thành, phân bố) 3, Loại câu hỏi đúng, sai: Đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng. Rễ có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút để hấp thụ nước và muối khoáng cho cây. Thân gồm bó mạch gỗ và mạch rây để vận chuyển chất hữu cơ. Lá có nhiều lục lập, có nhiều lỗ khí để bảo vệ quả và hạt. Hoa mang các hạt phấn chưa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái để thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Gồm quả vỏ hạt và phôi để nảy mầm thành cây mới Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ để nảy mầm thành cây non, duy trì và phát triển nòi giống. (Đáp án: Câu đúng: a, d, f) 4, Loại câu hỏi diễn giải: Câu hỏi: Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp ? (Trả lời: Vì rau là một loại cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng, thiếu nước và muối khoáng, sự quan hợp của lá sẽ gản, chế tạo được ít chất hữu cơ nên lá không thể xanh tốt được. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chạm lớn, cây bị còi cọc dẫn đến năng suất thu hoạch thấp). Câu 2: Tại sao nói cây là một thể thống nhất ? (Trả lời: Vì trong cây có nhiều cơ quan khác nhau nhưng trong mỗi cơ quan có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng; giữa các cơ quan trường cây lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng; tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây. Nhờ sự thống nhất trong từng cơ quan và thống nhất giữa các cơ quan trong cây làm cho cây là một thể thống nhất.) 5, Loại câu hỏi lựa chọn từ nhiều phương án: Khoanh tròn vào chữ cái ở câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Các cây sống dưới nước có đặc điểm: Lá nhỏ, dài, mềm yếu Cuống lá dài, phiến lá to tròn. Cuống lá phình to chứa khí Tuỳ vị trí của lá mà có hình dạng khác như lá chìm trong nước thường nhỏ, dài, mềm yếu, lá nổi trên mặt nước, phiến lá to, tròn, cuống lá dài. Câu 2: Cây sống trên cạn có đặc điểm: Cây sống nơi khô cằn, nắng gió nhiều thường có bộ rễ ăn sâu và rộng. Cây sống nơi khô cằn, nắng gió nhiều thường có bộ rễ ăn sâu, rộng, thân thấp, phân nhiều cành, lá có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài. Cây sống nơi khô cằn, lá thường nhỏ có 1 lớp lông. Câu 3: Các cây sống ở sa mạc có đặc điểm. Thân mọng nước, lá biến thành gai. Bộ rễ rất dài hoặc bộ rễ ăn mông nhưng rộng Thân lá tiêu giảm Cả a, b và c Câu 4: Các cây sống ở bãi lầy ven biển có đặc điểm: Có nhiều rễ thở Có nhiều rễ chống Có hạt nảy mầm ngay trên cây Cả a, b và c (Đáp án: 1d, 2b, 3d, 4d) 6, Loại câu hỏi trắc nghiệm bằng hình vẽ, sơ đồ: Hãy chú thích cho sơ đồ cây có hoa: Tên các cơ quan Chức năng của mỗi cơ quan. Sau khi áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong khâu kiểm tra đánh giá học sinh tôi thấy sự hứng thú học tập cuả các em tăng lên rõ rệt, các em rất sôi nổi, thích thú khi được kiểm tra bằng phương pháp này. Từ đó tôi thấy hiệu quả giờ dạy cũng được tăng lên. Kết quả cụ thể trước và sau khi áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra ở các lớp tôi phụ trách giảng dạy: Lớp Hứng thú học tập Khả năng tiếp thu Hiệu quả Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 6A 55% 70% 60% 75% 60% 75% 6B 50% 70% 55% 75% 55% 73% 6C 60% 80% 70% 85% 70% 85% Trên đây là một số loại hình câu hỏi trắc nghiệm dùng để kiểm tra đánh giá học sinh sau một tiết dạy cụ thể. Mỗi giáo viên có thể lựa chọn một trong những loại hình câu hỏi trên để tiến hành kiểm tra đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh sao cho phù hợp với từng bài, từng chương, từng đối tượng học sinh. Giáo viên phải chuẩn bị trước các dạng câu hỏi kiểm tra bằng cách viết ra bảng phụ, viết sẵn trên băng để sử dụng đèn chiếu hoặc phô tô dưới dạng phiếu học tập để giờ dạy đạt hiệu quả cao. Để sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh bằng loại hình câu hỏi trắc nghiệm đạt hiệu quả, tôi có một số đề xuất sau: 1, Các trường phải được trang bị máy vi tính để in các dạng câu hỏi dùng để kiểm tra đánh giá. 2, Giáo viên bộ môn phải được đào tạo chính quy 3, Không phân dạy chéo môn. Trong công cuộc đổi mới của nền giáo dục, phương pháp dạy học môn sinh học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,bồi dưỡng phương pháp tự học, tự quan sát, tìm tòi cho học sinh , giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động gợi mở, hướng dẫn trong các hoạt động của học sinh. Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng các loại hình câu hỏi trắc nghiệm để đáp ứng một phần nhỏ vào sự đổi mới phương pháp giảng dạy môn sinh học ở trường Trung học cơ sở. Đó là những suy nghĩ bước đầu được áp dụng sau một tiết dạy cụ thể của tôi. Rất mong được sự góp ý, trao đổi chân thành của các đồng nghiệp./.

File đính kèm:

  • docSu dung phuong phap trac nghiem trong KT mon sinh hoc 6.doc
Giáo án liên quan