Có thể nói lâu nay trong quan niệm của nhiều người, các môn học như: lịch sử, địa lí, giáo dục công dân được xem là các môn học phụ, vì thế mà nó ít được quan tâm. Tâm lí ấy của người lớn đã phần nào ảnh hưởng đến các em học sinh, khiến các em thờ ơ đối với môn học này. Có thể nói tình yêu của các em học sinh dành cho môn Địa lí tỉ lệ thuận với chính số tiết học dành cho nó. Vậy làm thế nào để các em học sinh yêu thích môn học này và giúp các em nhớ lâu hơn những kiến thức đã được học trên lớp luôn là điều trăn trở của mỗi giáo viên. Một trong những biện pháp nhằm khơi dạy niềm đam mê học tập môn Địa lí cho các em học sinh là đổi mới phương pháp dạy học.
“Đổi mới phương pháp dạy học” hiện nay không còn là khái niệm mới mẻ đối với người dạy cũng như người học. Trong đó phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp phát huy tính tích cực độc lập, suy nghĩ tìm tòi của học sinh. Dạy học theo phương pháp này giúp học sinh trong nhóm có thể chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bạn thân, cùng nhau
16 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học Địa lí Trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Phần thứ nhất: Mở đầu
2
Phần thứ hai: Nội dung
4
Chương I. Cơ sở lí luận của vấn đề sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học Địa lí THPT
4
Chương II. Thực trạng của vấn đề sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học Địa lí THPT
6
Chương III : Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học Địa lí THPT
7
Một số bài giảng áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học
7
Đánh giá khái quát chung kết quả của đề tài
13
Bài học kinh nghiệm
13
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
14
Tài liệu tham khảo
15
Phần thứ nhất: mở đầu
Lý do chọn đề tài
Có thể nói lâu nay trong quan niệm của nhiều người, các môn học như: lịch sử, địa lí, giáo dục công dân được xem là các môn học phụ, vì thế mà nó ít được quan tâm. Tâm lí ấy của người lớn đã phần nào ảnh hưởng đến các em học sinh, khiến các em thờ ơ đối với môn học này. Có thể nói tình yêu của các em học sinh dành cho môn Địa lí tỉ lệ thuận với chính số tiết học dành cho nó. Vậy làm thế nào để các em học sinh yêu thích môn học này và giúp các em nhớ lâu hơn những kiến thức đã được học trên lớp luôn là điều trăn trở của mỗi giáo viên. Một trong những biện pháp nhằm khơi dạy niềm đam mê học tập môn Địa lí cho các em học sinh là đổi mới phương pháp dạy học.
“Đổi mới phương pháp dạy học” hiện nay không còn là khái niệm mới mẻ đối với người dạy cũng như người học. Trong đó phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp phát huy tính tích cực độc lập, suy nghĩ tìm tòi của học sinh. Dạy học theo phương pháp này giúp học sinh trong nhóm có thể chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bạn thân, cùng nhau xây dựng kiến thức mới. Nhờ vậy học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Trong năm học 2008 – 2009 tôi đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến chủ quan của mình về vấn đề “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học địa lí ở trường THPT”, qua thực tế áp dụng tại trường THPT Cảm Ân trong hai năm qua tôi nhận thấy có hiệu quả. Vì vậy, năm học 2010 – 2011 tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Sử phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học Địa lí Trung học phổ thông” vì theo tôi trong các bước dạy học bài Địa lí việc củng cố/ đánh giá cuối bài học xem mục tiêu bài học có đạt được không và đạt được ở mức độ nào là rất quan trọng. Củng cố còn bao hàm cả mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng của HS trong tiết học. Do vậy phải có phương pháp thích hợp để vừa tái hiện kiến thức của HS trong bài học, vừa có thể đánh giá mức độ nắm vững bài của HS.
II. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sử dụng để củng cố nội dung bài học nhằm tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tính tự chủ của học sinh, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.
- Góp phần nâng cao khả năng vận dụng phương pháp thảo luận của GV.
- Thông qua việc tiến hành đề tài này ở các lớp 10C1,2,3 ; 11C1,2,3 ; 12C1,2,3 tại trường THPT Cảm Ân, để thấy được việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học Địa lí có hiệu quả hay không?
III. Đối tượng nghiên cứu:
GV & HS lớp 10C1,2,3 ; 11C1,2,3 ; 12C1,2,3 trường THPT Cảm Ân (năm học 2010 - 2011) trong quá trình học tập môn Địa lý.
IV. giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
- áp dụng cho nhiều bài ở Địa lý 10, 11, 12.
- Giới hạn trong việc tạo kỹ năng sử dụng phương pháp thảo luận cho GV.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận của phương pháp thảo luận.
- Đưa ra một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp thảo luận trong củng cố nội dung bài học.
- Nghiên cứu các hình thức sử dụng phương pháp thảo luận trong chương trình Địa lý nói chung
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp khác có liên quan
VII. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 08 / 2010 đến tháng 01 / 2011.
Phần thứ hai : Nội dung
Chương I
Cơ sở lý luận của vấn đề sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học địa lí thpt
I. Khái niệm phương pháp thảo luận:
Thảo luận là phương pháp trong quá trình dạy học, giáo viên có thể cấu tạo bài học (hay một phân bài học) dưới dạng bài tập nhận thức, sau đó để học sinh nêu lên ý kiến cá nhân của mình trước toàn thể lớp.
II. Sự cần thiết phải sử dụng phương pháp thảo luận:
- Trong thời đại giáo dục, vấn đề phát triển trí tuệ, năng lực chủ động sáng tạo của HS ngày càng được nâng cao. Nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, có tri thức thực sự xứng đáng với sự đi lên không ngừng của xã hội. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất được chú trọng. Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực là quá trình dạy học đã và đang cấp bách trong nền giáo dục của thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng. Hiệu quả chất lượng của phương pháp giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung của bài giảng. Phương pháp thảo luận có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tối đa tính tích cực của HS, đặc biệt rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa đổi mới.
- Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp thảo luận sẽ lôi cuốn HS vào thế giới bí ẩn của sự tò mò với những vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng đầy thắc mắc và muôn vàn giải pháp.
- Đối với chương trình SGK đổi mới, thì việc sử dụng phương pháp thảo luận trong củng cố nội dung bài học càng thích hợp, có điều kiện cho các em khắc sâu kiến thức hơn.
IV. Các bước cần thực hiện khi sử dụng phương pháp thảo luận
Để cho việc sử dụng phương pháp hướng dẫn cho HS thảo luận có kết quả tốt, GV cần có tổ chức đi theo các bước tuần tự.
a/ Chuẩn bị thảo luận
- GV phải chuẩn bị nội dung thảo luận: Chọn vấn đề thích hợp để thảo luận.
- Chia nhóm (chú ý cơ cấu đều về trình độ,tính cách,khả năng tập hợp ý kiến của HS trong các nhóm),chọn trưởng nhóm,thư kí.
- Để thực hiện tốt phương pháp này, GV cần chuẩn bị chu đáo và có kế hoạch rõ ràng để khỏi bị động. Chuẩn bị phiếu học tập ,các tranh ảnh, bản đồ liên quan đến nội dung thảo luận.
- Chỉ định vị trí sinh hoạt các nhóm.
b. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Rõ ràng, cụ thể để HS trong lớp đều hiểu.
- Có thể cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ riêng, hoặc các nhóm có chung một nhiệm vụ.
- ấn định thời gian thảo luận.
c. Tiến hành thảo luận
- HS thảo luận (trao đổi, bàn bạc, phân tích...). Yêu cầu thảo luận sôi nổi, trật tự, có ghi chép cẩn thận và chọn lọc, tổng hợp ý kiến.
- Trong quá trình HS thảo luận, GV chỉ làm nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận.
- GV không giải đáp thắc mắc ngay, mà chỉ giúp HS hướng đi hoặc nguồn huy động các tài liệu,thông tin cần thiết để làm sáng tỏ vấn đề.
d. Tổng kết thảo luận
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, sau đó cho nhóm khác bổ sung.
- Sau đó GV nhận xét giờ thảo luận: Nêu bật được nội dung của bài một lần nữa (nêu ngắn gọn, đủ ý) để HS khắc sâu kiến thức hơn. GV nhận xét ưu- nhược điểm của từng nhóm đồng thời rút ra những sai sót đáng chú ý để HS rút kinh nghiệm.
- GV đánh giá cho điểm, khen ngợi những HS tham gia thảo luận sôi nổi để động viên khích lệ các em học tập tốt hơn.
Chương II
Thực trạng của vấn đề Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học địa lí thpt
Việc củng cố / đánh giá cuối bài học nhằm xem mục tiêu của bài học có đạt được hay không, đạt được ở mức độ nào. Việc đánh giá có thể được tiến hành vào cuối tiết học hiện tại, hoặc ở giờ học sau, vào lúc đầu giờ, giữa hay cuối giờ.
Việc củng cố / đánh giá sau khi học bài cũng nhằm vào những kiến thức cơ bản, trọng tâm, trọng điểm trong bài. Vì vậy, các câu hỏi, bài tập cũng được xây dựng bám sát vào các nội dung đó, nhằm giúp HS nắm vững và vận dụng chúng trong các tình huống mới, hoặc quen thuộc.
Thông thường ở bước củng cố/ đánh giá nội dung bài học, GV nêu các ý chính của bài, nhắc nhở HS cần học bài ở nhà và giao cho các em một số bài tập về nhà. Hình thức này không mang lại hiệu quả như mong muốn, vì vào cuối giờ, sự tập trung chú ý của HS không còn như giữa tiết học. Mặt khác, hình thức củng cố như vậy nặng về buộc HS ghi nhớ, thậm chí trong nhiều trường hợp là ghi nhớ máy móc những kiến thức đã học.
Tôi cho rằng, hình thức củng cố giúp cho HS vẫn tiếp tục suy nghĩ về các tri thức vừa học ngay vào lúc tiết học sắp kết thúc và bước đầu có thể áp dụng các tri thức đó vào các tình huống quen thuộc có tác dụng tích cực đối với việc nắm và xử lí thông tin của HS. Củng cố còn bao hàm cả đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS trong tiết học. Do vậy, phải có phương pháp thích hợp để vừa tái hiện lại kiến thức của HS trong bài học, vừa có thể đánh giá mức độ nắm vững bài học của HS. Cách làm có thể giúp đạt được mục tiêu đó là GV đặt ra các câu hỏi, bài tập nhỏ, đòi hỏi HS phải quay ngược trở lại với các kiến thức vừa học trong bài để hiểu sâu thêm, hoặc áp dụng nó vào việc giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tôi không có tham vọng nghiên cứu nhiều hình thức củng cố nội dung bài học mà chỉ tập trung vào việc sử dụng phương pháp thảo luận,với mong muốn HS có thể xây dựng được tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm cộng đồng, xây dựng được niềm tin ở bản thân. Qua đó, GV có thể đánh giá được kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm việc của HS, còn giúp hiểu thái độ của HS.
Chương iii
Sử phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học địa lí thpt
i. Một số bài giảng áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học:
Sau đây là một số bài tôi đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm để củng cố nội dung bài học
Lớp 10 – Bài 5
“ vũ trụ. Hệ mặt trời. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của tráI đất ”
Sau khi học song bài mới, GV củng cố bài học bằng cách cho HS thảo luận nhóm nhằm khắc sâu cho học sinh về các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.
Tiến trình phần thảo luận:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
+ Nội dung gồm:
- Chuẩn bị sơ đồ các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Nghiên cứu trước câu hỏi trong SGK.
+ Về tổ chức: GV chia lớp thành 6 nhóm. Trong từng nhóm, GV sẽ phát 1 phiếu học tập để nghiên cứu. Mỗi nhóm phải cử 1 nhóm trưởng và 1 thư ký
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Về tổ chức: Chọn địa điểm cho mỗi nhóm. Yêu cầu HS thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự
+ Về nội dung: GV yêu cầu các nhóm dựa vào kiến thức đã học, chọn đáp án đúng (a, b, c hoặc D) trên phiếu học tập.
+ Thời gian thảo luận: 3 phút.
* Phiếu học tập
Câu 1: Khi Niu-Ióoc (múi giờ 19) là 21h ngày 1/1/2010 thì ở Việt Nam là:
A. 9h ngày 1/1/2010
C. 9h ngày 2/1/2010
B. 9h ngày 30/12/2009
D. 21h ngày 2/1/2010
Câu 2: Một vật chuyển động theo phương kinh tuyến từ cực Bắc về xích đạo sẽ bị:
A. Lệch về bên trái
C. Không bị lệch hướng
B. Lệch về bên phải so với hướng ban đầu
Câu 3: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng luân phiên ngày đêm là:
A. Trái đất hình cầu
C. Trái đất tự quay quanh trục
B. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời
D. Cả A và C
Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm:
- Hoạt động của HS: Mỗi nhóm theo hình thức HS phát biểu ý kiến cá nhân. Sau đó nhóm trưởng tổng kết và xếp lại thành ý chung thống nhất của cả nhóm. Các ý kiến thống nhất được thư ký ghi lại.
- Hoạt động của GV: Bao quát, nắm tình hình thảo luận của các nhóm.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
- GV tập trung toàn bộ lớp lại, ổn định trật tự và giới thiệu đại diện từng nhóm lên ghi kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- Gv dán kết quả (đã chuẩn bị trên giấy Ao) lên bảng, HS đối chiếu, so sánh.
Cụ thể:
Câu 1: Khi Niu-Ióoc (múi giờ 19) là 21h ngày 1/1/2010 thì ở Việt Nam là:
A. 9h ngày 1/1/2010
C. 9h ngày 2/1/2010
B. 9h ngày 30/12/2009
D. 21h ngày 2/1/2010
Câu 2: Một vật chuyển động theo phương kinh tuyến từ cực Bắc về xích đạo sẽ bị:
A. Lệch về bên trái
C. Không bị lệch hướng
B. Lệch về bên phải so với hướng ban đầu
Câu 3: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng luân phiên ngày đêm là:
A. Trái đất hình cầu
C. Trái đất tự quay quanh trục
B. Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời
D. Cả A và C
- Kiểm tra kết quả của từng nhóm. Khen ngợi nhóm có nhiều đáp án đúng nhất.
Lớp 10 – Bài 15
“thuỷ quyển. Một số nhân tố nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất”
Sau khi học song bài mới, GV củng cố bài học bằng cách cho HS thảo luận nhóm nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh về một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tiến trình phần thảo luận:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
+ Nội dung gồm:
- Sưu tầm một số hình ảnh minh hoạ về các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
- Nghiên cứu trước câu hỏi trong SGK.
+ Về tổ chức: GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với từng nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Mỗi nhóm phải cử 1 nhóm trưởng và 1 thư ký
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Về tổ chức: Chọn địa điểm cho mỗi nhóm
Yêu cầu HS thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự
+ Về nội dung: GV yêu cầu các nhóm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông, hoàn thành phiếu học tập.
- Nhóm 1: Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
- Nhóm 2: Địa thế
- Nhóm 3: Thực vật
- Nhóm 4: Hồ đầm.
+ Thời gian thảo luận: 3 phút.
Phiếu học tập
Nhân tố ảnh hưởng tới
chế độ nước sông
Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
Địa thế, thực vật, hồ đầm
ở miền khí hậu nóng
ở miền ôn đới lạnh, miền núi cao
ở những vùng đất đá thấm nước
Độ dốc địa hình
Thực vật
Hồ đầm
Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm
- Hoạt động của HS: Mỗi nhóm theo hình thức HS phát biểu ý kiến cá nhân. Sau đó nhóm trưởng tổng kết và xếp lại thành ý chung thống nhất của cả nhóm. Các ý kiến thống nhất được thư ký ghi lại.
- Hoạt động của GV: Chủ yếu bao quát cả 4 nhóm để nắm tình hình thảo luận của các nhóm. GV định hướng cho HS thảo luận đúng trọng tâm của bài, để tránh tình trạng đi quá rộng hoặc quá sâu 1 vấn đề nào đó.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
- GV tập trung toàn bộ lớp lại, ổn định trật tự và giới thiệu đại diện từng nhóm lên trình bày ngắn gọn về kết quả thảo luận của nhóm mình (theo trình tự mẫu đã đưa cho).
- Gv dán kết quả (đã chuẩn bị trên giấy Ao) lên bảng, HS đối chiếu, so sánh.
Nhân tố ảnh hưởng tới
chế độ nước sông
Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
Địa thế, thực vật, hồ đầm
ở miền khí hậu nóng
ở miền ôn đới lạnh, miền núi cao
ở những vùng đất đá thấm nước
Độ dốc địa hình
Thực vật
Hồ đầm
Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi là nước mưa thì chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi là băng tuyết tan thì sông ngòi nhiều nước vào mùa xuân
Nước ngầm có tác dụng điều hoà chế độ nước sông
Làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ và nước dâng nhanh
Có tác dụng điều hoà dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.
Có tác dụng điều hoà chế độ nước sông
Lớp 10 - Bài 16
“ sóng. Thuỷ triều. Dòng biển”
Sau khi học song bài mới, GV củng cố bài học bằng cách cho HS thảo luận nhóm nhằm khắc sâu kiến thức về hoạt động của thuỷ triều.
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
GV chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn 1 nhóm). Trong từng nhóm, GV phát 1 phiếu học tập để HS hoàn thành. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư ký
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Về tổ chức: - Chọn địa điểm cho mỗi nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự
+ Về nội dung: GV yêu cầu các nhóm dựa vào kiến thức đã học, nối các dữ kiện sau sao cho hợp lí nhất.
Thời gian hoàn thành trong 2 phút.
Phiếu học tập:
Nằm thẳng hàng với nhau
Dao động thuỷ triều nhỏ nhất
Quan sát thấy trăng khuyết
Mặt trời - Mặt trăng - Trái đất
Nằm vuông góc với nhau
Dao động thuỷ triều lớn nhất
Quan sát thấy trăng tròn hoặc không trăng
Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm:
- Hoạt động của HS: Mỗi nhóm theo hình thức HS phát biểu ý kiến cá nhân. Sau đó nhóm trưởng tổng kết và xếp lại thành ý chung thống nhất của cả nhóm. Các ý kiến thống nhất được thư ký ghi lại.
- Hoạt động của GV: Chủ yếu bao quát các nhóm để nắm tình hình thảo luận của các nhóm.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
- GV tập trung toàn bộ lớp lại, ổn định trật tự và giới thiệu đại diện từng nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
- GV nhận xét bài làm của HS và chuẩn kiến thức, bằng cách dán kết quả chuẩn bị sẵn trên giấy A0 lên bảng.
Nằm thẳng hàng với nhau
Dao động thuỷ triều nhỏ nhất
Quan sát thấy trăng khuyết
Mặt trời - Mặt trăng - Trái đất
Nằm vuông góc với nhau
Dao động thuỷ triều lớn nhất
Quan sát thấy trăng tròn hoặc không trăng
Kiểm tra kết quả của từng nhóm. Khen ngợi nhóm làm đúng nhất.
Lớp 11 - Bài 7
“liên minh châu âu (EU)”
Tiết 1: Liên minh khu vực lớn trên thế giới
Sau khi học xong bài mới, GV củng cố kiến thức bài học cho HS bằng cách cho Hs thảo luận
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
GV chia lớp thành 6 nhóm. Trong từng nhóm, GV phát 1 phiếu học tập (trên khổ giấy A1) để HS hoàn thành. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư ký
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Về tổ chức: - Chọn địa điểm cho mỗi nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự
+ Về nội dung: GV yêu cầu các nhóm hãy điền những thông tin còn vào phiếu học tập sau, trên cơ sở những hiểu biết và kiến thức được học.
+ Thời gian thảo luận: 3 phút.
Phiếu học tập như sau:
- Năm 1967, được thành lập trên cơ sở hợp nhất một số tổ chức kinh tế (đây được coi là năm ra đời của EU). Năm 1993, với hiệp ước ., đổi tên thành .................................
- Các cơ quan quan trọng nhất EU là : , ...., .., .. Nhiều vấn đề quan trọng về ............., ............ của các nước thành viên do ..................quyết định.
- EU là một trong 3 ...hàng đầu thế giới. Là nước dẫn đầu thế giới về ............ vượt Hoa Kì, Nhật Bản. Là bạn hàng lớn nhất của ...........................
Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm:
- Hoạt động của HS: Mỗi nhóm theo hình thức HS phát biểu ý kiến cá nhân. Sau đó nhóm trưởng tổng kết và xếp lại thành ý chung thống nhất của cả nhóm. Các ý kiến thống nhất được thư ký ghi lại.
- Hoạt động của GV: Chủ yếu bao quát các nhóm để nắm tình hình thảo luận của các nhóm.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
- GV tập trung toàn bộ lớp lại, ổn định trật tự và giới thiệu đại diện từng nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
- Gv chuẩn kiến thức.
- Năm 1967, Cộng đồng Châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất một số tổ chức kinh tế (đây được coi là năm ra đời của EU). Năm 1993, với hiệp ước Ma-xtrich, Cộng đồng Châu Âu đổi tên thành liên minh Châu Âu (EU)
- Các cơ quan quan trọng nhất EU là : Hội đồng châu âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng bộ trưởng EU, Uỷ ban liên minh Châu Âu. Nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị của các nước thành viên do các cơ quan đầu não EU quyết định.
- EU là một trong 3 trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Là nước dẫn đầu thế giới về thương mại vượt Hoa Kì, Nhật Bản. Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
Kiểm tra kết quả của từng nhóm. Khen ngợi nhóm làm đúng nhất.
Lớp 12 – Bài 9
“thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”
Sau khi học song bài mới, GV củng cố bài học bằng cách cho HS thảo luận nhóm nhằm khắc sâu kiến thức về tính chất gió mùa của khí hậu. Tiến trình phần thảo luận:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
+ Nội dung gồm:
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
- Nghiên cứu trước câu hỏi trong SGK.
+ Về tổ chức: GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng và 1 thư ký
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Về tổ chức: - Chọn địa điểm cho mỗi nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự
+ Về nội dung: GV yêu cầu các nhóm hoàn thành các nội dung còn thiếu trên phiếu học tập: Nhóm 1,2: Gió mùa mùa đông
Nhóm 3,4: Gió mùa mùa hạ
+ Thời gian thảo luận: 3 phút.
Phiếu học tập như sau:
Gió mùa
Hướng gió chủ yếu
Nguồn gốc
Phạm vi hoạt động
Thời gian hoạt động
Tính chất
ảnh hưởng đến khí hậu
Gió mùa mùa đông
Gió mùa mùa hạ
Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm
- Hoạt động của HS: Mỗi nhóm theo hình thức HS phát biểu ý kiến cá nhân. Sau đó nhóm trưởng tổng kết và xếp lại thành ý chung thống nhất của cả nhóm. Các ý kiến thống nhất được thư ký ghi lại trên giấy A1
- Hoạt động của GV: Bao quát cả 4 nhóm để nắm tình hình thảo luận của các nhóm. GV định hướng cho HS thảo luận đúng trọng tâm của bài, để tránh tình trạng đi quá rộng hoặc quá sâu 1 vấn đề nào đó.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
- GV tập trung toàn bộ lớp lại, ổn định trật tự và giới thiệu đại diện từng nhóm lên dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng (theo mẫu).
- Gv dán kết quả (đã chuẩn bị trên giấy Ao) lên bảng, HS đối chiếu, so sánh.
Gió mùa
Hướng gió chủ yếu
Nguồn gốc
Phạm vi hoạt động
Thời gian hoạt động
Tính chất
ảnh hưởng đến khí hậu
Gió mùa mùa đông
Đông bắc
áp cao Xibia
Miền bắc (160B trở ra)
Tháng 11- tháng 4
- Đầu mùa: lạnh khô
- Cuối mùa: lạnh ẩm
Mùa đông lạnh ở Miền Bắc
Tín phong Đông Bắc
áp cao chí tuyến
Miền Nam (160B trở vào)
Quanh năm
Nóng, khô, ít mưa
Mùa khô sâu sắc cho miền Nam
Gió mùa mùa hạ
Tây Nam
Nửa đầu mùa: từ áp cao Bắc ấn Độ Dương
Cả nước
Tháng 5 - tháng 7
Nóng ẩm
Mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải NTB
Giữa và cuối mùa: áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam vượt xích đạo
Tháng 6 – tháng 10
Mưa cho cả nước
Kiểm tra kết quả của từng nhóm. Khen ngợi nhóm làm đúng nhất.
II. Đánh giá khái quát chung kết quả của đề tài
1. ưu điểm
- Củng cố bài học bằng phương pháp thảo luận nhóm vừa tái hiện lại kiến thức của HS trong bài học, vừa có thể đánh giá mức độ nắm vững bài học của HS. Việc thảo luận để làm các bài tập nhỏ, đòi hỏi HS phải quay ngược trở lại với các kiến thức vừa học trong bài để hiểu sâu thêm, không buộc HS phải nhớ bài một cách máy móc.
- Cuộc thảo luận diễn ra nhanh gọn, đúng thời gian dự kiến. Đặc biệt khả năng tư duy của HS tiến bộ rõ rệt.
- Đề tài này, tôi đã tiến hành trên 9 lớp khối 10, 11, 12.Tuy nhiên do có sự phân hoá về trình độ kiến thức nên khả năng tư duy, sáng tạo của HS cũng có sự khác nhau.
- Trong quá trình thực nghiệm ở một số lớp, giúp GV thành thạo hơn, nhuần nhuyễn hơn trong quá trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học nói riêng và trong giảng dạy bộ môn Địa lí nói chung.
2. Nhược điểm:
- Quá trình thực hiện đề tài này, theo tôi quan sát trong quá trình giảng dạy thì còn hạn chế đối với những HS yếu kém.
- Đề tài chỉ mới thực hiện được trong phạm vi hẹp ở một số bài Địa lý THPT.
III. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc nghiên cứu và vận dụng đề tài “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố nội dung bài học Địa lí THPT” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Để giỳp học sinh dễ nhớ bài và nhớ bài lõu hơn, gúp phần nõng cao chất lượng giảng dạy trước hết người giỏo viờn phải cú tõm huyết với nghề, cú trỏch nhiệm với tiết dạy của mỡnh, quan tõm đến cỏc đối tượng học sinh và chất lượng giảng dạy từ đú mới chọn được phương phỏp linh hoạt theo hướng đổi mới phự hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh của mỡnh.
- Chọn nội dung củng cố cho phù hợp với mục tiêu bài giảng, nội dung cần khắc sâu cho học sinh.
- Nghiờn cứu, xõy dựng, sử dụng cỏc loại phiếu học tập khỏc nhau trỏnh sự nhàm chỏn, nhằm hệ thống, khỏi quỏt cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tõm đơn giản, dễ nhớ.
- Chuẩn bị kế hoạch thảo luận chu đỏo, chi tiết, tỉ mỉ. Tăng cường sử dụng cỏc phương tiện dạy học cú sẵn, phiếu học tập một cỏch thiết thực, cú hiệu quả.
- Trong quá trình thảo luận cần hướng dẫn học sinh thực hiện đúng, đủ các bước của quá trình thảo luận nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời giáo viên cần bao quát, nắm bắt tình hình hoạt động của các nhóm, uốn nắn kịp thời vào trọng tâm bài học.
Tạo khụng khớ học tập sụi nổi, thoải mỏi. Khen thưởng tuyờn dương những nhúm thảo luận sụi nổi, cú hiệu quả, cỏc em học sinh hăng hỏi phỏt biểu. Ngoài ra, cần thường xuyờn giỳp đỡ động viờn cỏc em cũn yếu kộm, chưa mạnh dạn và kịp thời sửa những nội dung cũn sai sút trong nội dung thảo luận của cỏc em một cỏch nhẹ nhàng, để cỏc em khụng bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại phỏt biểu hoặc lười học.
Phần thứ ba: KếT LUậN và khuyến nghị
Kết luận
Khơi dậy niềm đam mê học tập của học sinh đối với môn Địa lí, dựa trên sự đầu tư công sức, đổi mới phương pháp với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học đã và đang là yêu cầu cấp thiết của mỗi giáo viên. Với đề tài này, trong quá trình áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố/ đánh giá cuối bài học qua các bài tập nhỏ dành cho các nhóm thảo luận tôi nhận thấy các em nhớ bài nhanh hơn và lâu hơn.
Bằng nhiều cố gắng và nỗ lực, với tấm lũng nhiệt huyết dành cho nghề, tụi luụn phấn đấu và tỡm ra cỏch dạy mới để lụi cuốn học sinh ngày một thờm yờu bộ mụn Địa lớ, học tốt mụn Địa lớ. Với đề tài này, tôi mong muốn trình bày những hiểu biết của mình và việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong củng cố / đánh giá nội dung bài học Địa lí THPT. Đõy là một số kinh nghiệm nhỏ nhoi mà tụi đó thực hiện và đạt được kết quả khả quan trong thời gian giảng dạy vừa qua, tuy chưa phải là một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ nhưng tụi hi vọng nú cũng phần nào giỳp cho cỏc bạn đồng nghiệp trong quỏ trỡnh giảng dạy. Do đõy là ý kiến chủ quan của cỏ nhõn tụi tất nhiên sẽ có những hạn chế rất mong sự đóng góp chân tình của các bạn đồng nghiệp.
II. Khuyến nghị
Đối với nhà trường: Trang bị thêm tài liệu tham khảo cho giá
File đính kèm:
- SKKN Dia li.doc