I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ , PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
1. Vị trí lãnh thổ
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, thuộc vùng Đông Bắc. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong hệ toạ độ từ 21016'32" vĩ độ bắc và từ 103o56'26" kỉnh độ đông. Về phía bắc, Yên Bái giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, phía tây giáp Sơn La.
Diện tích tự nhiên của cả tỉnh là 6882,92 km2 với số dân 682,171 người ( năm 1999). Yên Bái đứng thứ 15 về diện tích (2,08%) và thứ 50 về số dân ( 0,89%) trong tổng số 61 tỉnh thành của cả nứơc.
Với vị trí địa lí như vậy Yên Bái có những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái lại là đầu mối và trung độ của một số tuyến giao thông quan trọng. Đây là một trong những cửa ngõ đi vào Tây Bắc và nằm trên trục giao thông giữa Tây Bắc và Đông Bắc. Yên Bái nằm ở khoảng giữa quốc lộ 2 nối Hà Nội và các tỉnh của đồng bằng sông Hồng với cửa khẩu Lào Cai và từ đây qua Hà Khẩu sang thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc)
Về mặt kinh tế, Yên Bái nằm trên trục đường của hành lang Hà Nội - Lào Cai và có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh trong nước và với Trung Quốc. Ngày nay trong công cuộc đổi mới, Yên Bái ngày càng khẳng định vị trí trung tâm của mình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía bắc
Tuy nhiên, việc nằm sâu trong nội địa cùng với địa hình miền núi it nhiều cũng gây ra một số khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế ở trong và ngoài tỉnh.
2.Sự phân chia hành chính
Tỉnh Yên Bái được thành lập năm 1900, địa bàn khi đó gồm: huyên Trấn Yên và châu Văn Chấn. Tỉnh lị đặt tại Yên Bái.
Sau khi đất nước tái thống nhất, Yên Bái cùng với Lào Cai và Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 13-8-1991, theo nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VII, tỉnh Hoàng Liên Sơn được tách thành hai tỉnh: Yên Bái, Lào Cai. Lúc này, Yên Bái nhận thêm 3 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Trải của Nghĩa Lộ cũ và chuyển hai huyện: Văn Bàn, Bảo Yên sang tỉnh Lào Cai.
Về mặt hành chính, Yên Bái hiện nay có hai thị xã(thị xã- tỉnh lị Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ), 7 huyện (Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình) với 159 xã, 11 phường và 10 thị trấn(6 thị trấn huyện, 3 thị trấn nông trường, 1 thị trấn công ghiệp)
23 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Địa lí Yên Bái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ YÊN BÁI
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ , PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
1. Vị trí lãnh thổ
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, thuộc vùng Đông Bắc. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong hệ toạ độ từ 21016'32" vĩ độ bắc và từ 103o56'26" kỉnh độ đông. Về phía bắc, Yên Bái giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, phía tây giáp Sơn La.
Diện tích tự nhiên của cả tỉnh là 6882,92 km2 với số dân 682,171 người ( năm 1999). Yên Bái đứng thứ 15 về diện tích (2,08%) và thứ 50 về số dân ( 0,89%) trong tổng số 61 tỉnh thành của cả nứơc.
Với vị trí địa lí như vậy Yên Bái có những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái lại là đầu mối và trung độ của một số tuyến giao thông quan trọng. Đây là một trong những cửa ngõ đi vào Tây Bắc và nằm trên trục giao thông giữa Tây Bắc và Đông Bắc. Yên Bái nằm ở khoảng giữa quốc lộ 2 nối Hà Nội và các tỉnh của đồng bằng sông Hồng với cửa khẩu Lào Cai và từ đây qua Hà Khẩu sang thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc)
Về mặt kinh tế, Yên Bái nằm trên trục đường của hành lang Hà Nội - Lào Cai và có thể dễ dàng giao lưu với các tỉnh trong nước và với Trung Quốc. Ngày nay trong công cuộc đổi mới, Yên Bái ngày càng khẳng định vị trí trung tâm của mình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía bắc
Tuy nhiên, việc nằm sâu trong nội địa cùng với địa hình miền núi it nhiều cũng gây ra một số khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế ở trong và ngoài tỉnh.
2.Sự phân chia hành chính
Tỉnh Yên Bái được thành lập năm 1900, địa bàn khi đó gồm: huyên Trấn Yên và châu Văn Chấn. Tỉnh lị đặt tại Yên Bái.
Sau khi đất nước tái thống nhất, Yên Bái cùng với Lào Cai và Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 13-8-1991, theo nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VII, tỉnh Hoàng Liên Sơn được tách thành hai tỉnh: Yên Bái, Lào Cai. Lúc này, Yên Bái nhận thêm 3 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Trải của Nghĩa Lộ cũ và chuyển hai huyện: Văn Bàn, Bảo Yên sang tỉnh Lào Cai.
Về mặt hành chính, Yên Bái hiện nay có hai thị xã(thị xã- tỉnh lị Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ), 7 huyện (Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình) với 159 xã, 11 phường và 10 thị trấn(6 thị trấn huyện, 3 thị trấn nông trường, 1 thị trấn công ghiệp)
Các đơn vị hành chính của tỉnh Yên Bái
Các huyên thị
Diện tích
(km2)
Số đơn vị hành chính
Số xã
Số phường
Số thị trấn
Cả tỉnh
Thị xã Yên Bái
Thị xã Nghĩa Lộ
Huyện Lục Yên
Huyện Văn Yên
Huyện Mù Căng Chải
Huyện Trấn Yên
Huyện Yên Bình
Huyện Văn Chấn
Huyện Trạm Tấu
6882,922
58,020
10,935
806,948
1388,840
1199,330
690,741
762,108
1223,906
742,022
159
4
0
23
26
13
28
23
31
11
11
7
-
-
-
-
-
-
-
-
10
-
-
1
1
1
1
2
3
1
Trong 159 xã, hiện có 70 xã vùng cao (đã được Nhà nước công nhận), chiếm 67,56% diện tích tự nhiên và hơn 44% tổng số xã trong tỉnh, trong đó có 61 xã đặc biệt khó khăn.
II - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.Địa hình, khoáng sản
a)Địa hình
Yên Bái là vùng chuyển tiếp từ trung du (Phú Thọ) lên khu vực núi (Lào Cai). Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Nơi thấp nhất ở xã Minh Quân huyện Trấn Yên (20m) và nơi cao nhất là đỉnh Pu Luông (1985 m).
Địa hình chủ yếu là núi non trùng điệp. Trên địa bàn của tỉnh có 3 dãy núi lớn chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Phía tây là dãy Hoàng Liên Sơn – Pu Luông kẹp giưa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi trẻ, đỉnh nhọn, độ cao trung bình của các ngọn núi tới 1700 – 2800m, độ dốc 400 – 700, sườn bị cắt xẻ mạnh. Tiếp theo là dãy núi cổ Con Voi nằm giũa sông Chảy và sông Hồng với đội cao trung bình 400 – 1400 m, đỉnh tròn, sườn thoải. Phía đông là hệ thống núi đá vôi nằm giưa sông Chảy và sông Lô, độ cao trung bình 400 – 800 m. Xen kẽ với núi đồi là địa hình thung lũng, bồn địa, đồng bằng giữa núi. Đáng kể nhất là các bồn địa Mường Lò (Văn Chấn), Đại Phú An (Văn Yên), Mường Lai (lục Yên)...
Về mặt địa hình, có thể chia làm hai tiểu vùng.
- Tiểu vùng cao: Độ cao trung bình của tiểu vùng là trên 600m, gồm 70 xã, chiếm 67,5% diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Do địa hình núi cao nên dân cư thưa thớt, chủ yếu là dân tộc ít người (H’Mông, Dao, Khơ mú...). Nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác phần nhiều gắn với phát lương làm rẫy, một số bộ phận sống du canh, du cư, kết cấu hạ tầng thiếu, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiêu khó khăn. Tiềm năng (đất, rừng, khoáng sản...) tương đối phong phú, nhưng việc khai thác còn rất nhiều hạn chế.
- Tiểu vùng thấp: Có độ cao trung bình dưới 600m, bao gồm khu vực núi thấp và các bồn địa, thung lũng dọc sông suối, chiếm 32,5% diện tích toàn tỉnh. Dân cư tương đối trù mật, đa phần là người Kinh, Tày, Nùng Thái. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào khai thác các thế mạnh của tiểu vùng với diện tích đất nông nghiệp nhiều, kết cấu hạ tầng tương đối tốt, trình độ dân trí cao...
Về phương diện địa hình, Yên Bái có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế – xã hội theo hướng tây bắc - đông nam dọc thung lũng các con sông. Trong khi đó, các mối liên hệ kinh tế theo hướng bắc – nam (107 km trong phạm vi của tỉnh) và đông – tây (125km) hết sức khó khăn do núi cao, đèo dốc.
b) Khoáng sản
Trên lãnh thổ của Yên Bái có nhiều đối nham tướng được giới hạn bởi các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, Sông Chảy, trải qua các chu kỳ tạo sơn lớn kèm hoạt đông mác ma xâm nhập và phún xuất mạnh. Vì thế, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú với nhiều vỏ nội sinh và ngoại sinh. Tuy nhiên, các mỏ thường thuộc loại nhỏ, không có khả năng khai thác trên quy mô lớn.
- Cho đến nay đã phát hiện được 153 điểm mỏ thuộc các nhóm khoáng sản sau đây:
- Nhóm năng lượng (18 điểm mỏ) gồm than nâu, than antraxit, than bùn, đá chứa dầu...Than có trữ lượng khoảng 78 vạn tấn (đã khai thác được 16 vạn tấn). Than nâu, than lửa dài phân bố ven sông Hồng, sông Chảy mà tiêu biểu là các mỏ Hoàng Thắng, Hồng Quang. Tham antraxit tập trung ở huyện Văn Chấn, phía bắc huyện Văn Yên và đang được khai thác ở Suối Quyền (Văn Chấn).
- Nhóm vật liệu xây dựng (42 điểm mỏ) bao gồm đã vôi, đá ốp lát, sét, cát sỏi...,phân bố tương đối rộng rãi.
- Nhóm khoáng chất công nghiệp (39 điểm mỏ) tương đối đa dạng, từ nguyên liệu làm phân bón, hoá chất cho đến nguyện liệu kĩ thuật. Đáng chú ý là đá quý và bán đá quý, phân bố chủ yếu ở huyện Lục Yên.
- Nhóm kim loại (41 điểm mỏ) có đầy đủ các loại, từ kim laọi đen (sắt), kim loại màu (đồng, chì, kẽm) đến kim loại quý (vàng), nhưng trữ lượng nhỏ và chỉ có ý nghĩa địa phương.
-Nhóm nước khoáng (13 điểm) phân bố chủ yếu ở phía tây, trên địa bàn các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu.
2. Đất đai
a) Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh tài liệu điều tra gần đây nhất của Sở Địa chính, đất của Yên Bái gồm 8 nhóm:
- Nhóm đất phù sa có diện tích 9171,16 ha (1,33% diện tích cả tỉnh) phân bố ở các khu vực có sông, suối lớn (sông Hồng, sông Chảy...). Có giá trị kinh tế là các bồn địa lớn như Mường Lò (Văn Chấn), Lục Yên. Nhóm đất này thích hợp với việc trồng cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương...).
- Nhóm đất glây với diện tích 4227,97 ha (0,61%) tạp trung ở các vùng trũng, thấp; thuận lợi cho canh tác lúa nước, nhưng cần bón thêm lân và vôi.
- Nhóm đất đen với diện tích 902,51 ha (0,13%) hình thành trên các thung lũng và ven núi đá vôi, có khả năng trồng màu (sắn), cây công ngăn ngày và lúa nước (ở vùng trũng).
- Nhóm đất xám chiếm ưu thế tuyệt đối với 566.953,69 ha (82,37%) ở độ cao dưới 1800 m, tập trung chủ yếu ở Văn Chấn, Văn Yên, Mù Căng Chải. Nhóm đất này phù hợp với cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây ăn quả, đối với các khu vực có độ dốc dưới 250.
- Nhóm đất đỏ có diện tích 12.103,19 ha (1,76%) phân bố ở các vùng đá vôi, mác ma bazơ thuộc các huyện Lục Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, rất thích hợp với một số cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
- Nhóm đất mùn alit ở độ cao hơn 1800 m, với diện tích 55.078,28 ha (8,0%) tập trung ở các huyện vùng cao (Văn Chấn, Mù Căng Chải, Trạm Tấu), chủ yếu là trồng rừng phòng hộ.
- Nhóm đất có tầng đất mỏng, diện tích 1824,61 ha (0,2%) thuộc các huyện Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn.
- Các loại đất có diện tích 38.080,86 ha (5,54%).
b) Về hiện trạng sử dụng đất, do là một tỉnh miền núi với 55,6% diện tích tự nhiên có độ dốc vượt quá 250 nên đất nông nghiệp ít. Số đất đai chưa sử dụng còn rất lớn, khoảng hơn 33 van ha, chiêm 48% diện tích cả tỉnh. TRong số này, đất có khả năng khai thác phục vụ cho lâm nghiệp lên tới 305.620 ha và cho nông nghiệp là 1972 ha
Hiện trạng sử dụng đất của Yên Bái
Các loại
Diện tích (ha)
So với diện tích tự nhiên(%)
Đất nông nghiệp
Đất có rừng
Đất chuyên dùng
Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng
Tổng cộng
66.692,4
258.741,7
28.491,6
3696,8
330.669,7
688.292,2
9,69
37,59
4,14
0,54
48,04
100,00
3. Khí hậu
a)Trên nền nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu của Yên Bái ít nhiều chịu tác động của địa hình núi cao, phức tạp. Một và chỉ số trung bình năm như sau: tổng nhiệt độ 75000 – 80000C, nhiệt độ 220 – 230C, lượng mưa 1500 – 2200 mm, độ ẩm 83 – 87%.
Yên Bái có hai mùa rõ rệt.
Mùa hạ bắt đầu từ tháng IV đến X. Đây là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trên 250C(tháng nóng nhất 370 – 380C).Mưa nhiều, thường kèm gió xoáy gây lũ quét, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Sự phân bố mưa và lượng mưa chịu tác động rõ nét của địa hình. Lượng mưa giảm từ đông sang tây. Dọc theo thung lũng sông Hồng, mưa giảm dần từ đông nam đến tây bắc. Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn nên vào mùa hạ, sườn tây ít mưa hơn sườn đông và phía tây có gió Lào.
Mùa đông kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau. Ở vùng cao, mùa đông đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với vùng thấp. Ở những nơi có độ cao trên 1500m hầu như không có mùa hạ, nhiệt độ thường dưới 200C. Trên vùng núi cao có nơi nhiệt độ dưới 00C, có sương muối và tuyết. Vào đầu mùa đông (tháng XII,I) thường xảy ra hạn hán, vào cuối mùa lại dầm dề mưa phùn.
b) Về đại thể, có thể chia Yên Bái thành 2 tiểu vùng khí hậu:
- Tiểu vùng phía đông có ranh giới dãy Hoàng Liên Sơn. Đặc trưng của vùng là chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều (1800 – 2000 mm/năm), nhiệt độ trung bình 210 – 220C. Nhìn chung, khí hậu ở đây thích hợp với cây lương thực – thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và nuoii trồng – thủy sản. Tiểu vùng này phân hoá thành hai khu vực:
+ Khu vực nam Trấn Yên, Văn Yên, thị xã Yên Bái, Ba Khe thuộc thung lũng sông Hồng, có độ cao trung bình 70m.Ở đây có nhiệt độ bình quân 230 – 240C, lượng mưa 1800 – 2200 mm/năm (nơi mưa phùn nhiều nhất tỉnh). Khu vực này có khả năng phát triển cây lương thực – thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Khu vực Lục Yên – Yên Bình có độ cao dưới 300m, thuộc thung lũng sông Chảy, với ranh giới là dãy Con Voi. Do có hồ Thác Bà nên khí hậu điều hoà hơn và thuận lợi cho việc phát triển cây nông lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch.
- Tiểu vùng phía tây gồm các huyện thị ở phía tây của tỉnh (Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ), độ cao trung bình trên 700 – 800 m. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhưng lại có gió Tây Nam nóng và khô thổi tới. Vì thế, nét tiêu biểu là nắng nhiều, mưa tương đối ít và khí hậu có tính cận nhiệt. Tiểu vùng này có sự phân hoá thành ba khu vực:
+ Khu vực Mù Căng Chải với độ cao trung bình 900m, là nơi nắng nhiều nhất trong tỉnh, chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam. Tổng nhiệt độ bình quân hàng năm là 6500 – 70000C, nhiệt độ trung bình 18 – 200C (mùa đông có thể xuống dưới 00C), lượng mưa 1800 – 2000mm, có khả năng phát triển một số cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
+ Khu vực tây nam Văn Chấn có độ cao trung bình 800m, phía bắc mưa nhiều nhưng phía nam lại ít mưa nhất tỉnh, nhiệt độ trung bình 18 – 200C , mùa đông lạnh, lượng mưa 1800mm, thích hợp cho cây cận nhiệt và ôn đới.
+ Khu vực Văn Chấn – Tú Lệ với độ cao trung bình 250 – 400 m, trồng cây lương thực (bồn địa Mường Lò 2200 ha), cây công nghiệp đặc biệt là cây chè tuyết, cây ăn quả.
4. Thuỷ văn
a) Mạng lưới sông ngòi của Yên Bái tương đối phong phú. Chảy trên lãnh thổ của tỉnh là hai hệ thống sông lớn (sông Hồng, sông Chảy) và hàng trăm ngòi, suối lớn nhỏ khác nhau. Mật độ trung bình 1,15 km/km2.
Sông Hồng bắt nguồn từ Nguỵ Sơn (Trung Quốc) ở độ cao 1766 m chảy qua Lào Cai, Yên Bái... và đổ và biển Đông. Đoạn chảy qua Yên Bái dài khoảng 100km với độ dốc 0,23 m/1 km.
Sông Chảy khởi nguồn từ dãy núi Côn Lĩnh (Trung Quốc) ở độ cao 2419 m chậy theo hướng đông bắc – tây nam. Dòng sông nhỏ, sâu, chảy xiết Môđun dòng chảy bình quân là 30,5 1/s/km2. Vùng hạ lưu sông Chảy có hồ và nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
Yên Bái còn nhiều ngòi, sưới. Tiêu biểu là ngòi Thia đã đi vào thơ ca, bắt nguồn từ núi Pu Sa Phìn (2874 m) thuộc huyện Trạ Tấu, chảy qua Văn Chấn, Văn Yên rồi đổ và ssông Hồng. Sản phẩm bồi đắp là hai cánh đồng tương đối rộng Mường Lò (Văn Chấn) và Đại Phú An (Văn Yên). Ngoài ra còn ngòi Bút từ núi Khai Kim cao 2007 m (Tú Lệ, Văn Yên), ngòi Lâu từ núi Bo Co 1639 m (Hồng Ca, Trấn Yên), ngòi Nghĩa Đô, ngòi Lũng Co (Lục Yên)...
Nhìn chung, các ngòi, suối ở Yên Bái đều bắt nguồn từ núi cao nên dốc dòng cahỷ xiết, lưu lượng thay đổi thất thường, hay gây lũ đột ngột, nhưng lại chá ssựng nguồn thuỷ năng phong phú.
b) Bên cạnh hệ thống sông suối, ở Yên Bái có 20.913 ha mặt nước hồ ao với ý nghĩa quan trọng với thuỷ điện, sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và giao thông vận tải.
Đáng kể nhất là hồ thuỷ điện Thác Bf nằm trong lưu vực sông Chảy, thuộc huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên. Hồ được khởi công năm 1962, hoàn thành năm 1970 với mục đích chính là phục vụ cho nhà máy thuỷ điện với công suất 108MW. Chiều dài của hồ là 80km, rộng 8 – 12 km, có chỗ sâu tới 42 m, với dung tích 2,9 tỉ m3. ở mức nước thiết kế cao nhất hồ có diện tích 23.400 ha, trong đó 19.050 ha mặt nước và 4350 ha là đảo (1331 hòn đảo).
Ngoài ra, còn có đâm Ván Hội (Trấn Yên) à một số hồ chứa nước khác.
c) Yên Bái có nguồn nước dưới đất tương đối phong phú, phân bố đều, ở độ sâu 20 – 200 m trong các nham trầm tích bở rời Đệ Tứ. Tuy nhiên, tài nguyên này chưa được điều tra cặn kẽ. Trong tỉnh có nguồn nước khoáng nóng, phân bố ở phía tây, thuộc địa bàn huyện Văn Chấn, Trạm Tấu (đới Tú Lệ). Tổng khoáng hoá 1 – 5g/ 1, nhiệt độ (tại các điểm lộ) trên 400C, có thể khai thác dùng làm đồ uống chữa bệnh.
5. Rừng
Rừng là tài nguyên gắn bó trực tiếp với cuộc sống của đông đảo đồng bào cá dân tộc ở Yên Bái từ bao đời nay. Trước kia Yên Bái là tỉnh có tiềm năng lớn nhất về rừng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Chỉ tính từ năm 1978 đến năm 1994, diện tích rừng tự nhiên giảm tới 60% (183.956 ha). Trung bình mỗi năm giảm đi 13.139 ha, gấp khoảng 1,5 lần diện tích trồng mới.
Trong những năm gần đây, tình hìng có khả quan hơn. Tính đến thời điểm 31-12-1999, toàn tỉnh có 258,9 nghìn ha rừng bao gồm 180,4 nghìn ha rừng tự nhiên và 78,5 nghìn ha rừng trồng, độ che phủ đạt 37,6%. Trữ lượng gỗ các loại hiện có khoảng 17,2 triệu m3 và hơn triệu cây tre, vầu, nứa...
Đối với các loại rừng, trữ lượng gỗ trung bình tính trên 1 ha như sau : rừng trung bình có 156 m3 , rừng nghèo 81 m3 , rừng tái sinh 34 m3 , rừng hỗn giao 67 m3 . Đối với rừng nứa thuần, trữ lượng đạt 5143 cây/ha, còn rừng vầu thuần 2976 cây/ha.
Rừng của Yên Bái còn nhiều loại gỗ quý (đinh, lim, sến, táu. lát. pơmu...). Trữ lượng gỗ của rừng tự nhiên chủ yếu tập trung ở các huyện Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu. Rừng gỗ trồng phần lớn ở các vùng giấy sợi, rừng phòng hộ đầu nguồn.
Trong rừng, giới động vật khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, động vật dưới tán rừng bị suy giảm do việc săn bắn bừa bãi.
III – DÂN CƯ
1. Số dân và động lực dân số
Năm 1999 số dân của Yên Bái có 682.171 người, chiếm 0,89% dân số cả nước và đứng thứ 50 trong 61 tỉnh thành. So với năm 1991 (khi tái lập tỉnh) đã tăng thêm được 86.059 người.
Trên bình diện cả nước, quy mô dân số của tỉnh thuộc loại nhỏ. So với các tỉnh Đông Bắc, Yên Bái xếp trên Bắc Cạn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang và tương đương với tỉnh Tuyên Quang.
Tốc độ gia tăng dân số vào loại thấp vầ có chiều hướng liên tục giảm. Từ năm 1992 trở về trước, tỉ suất tăng dân số tự nhiên trung bình năm vượt quá 1992 trở về trước, tỉ suất tăng dân số tự nhiên trung bình năm vượt quá 2%. Từ năm 1993 đến nay, nhờ thực hiện kết quả chương trình Dân sô - kế hoạnh hoá gia đình, dân số tăng chậm và đạt mức 1,54% năm 1999.
Số dân Yên Bái phân theo các huyện thị năm 1999 (người)
Các huyện thị
Số dân
Trong đó phân theo
Trong đó phân theo
nam
nữ
nam
nữ
Cả tỉnh
Thị xã Yên Bái
Thị xã Nghĩa Lộ
Huyện Lục Yên
Huyện Văn Yên
Huyện Mù Căng Chải
Huyện Trấn Yên
Huyện Yên Bình
Huyện Văn Chấn
Huyện Trạm Tấu
862.171
73.626
18.414
96.231
106.305
38.179
93.503
96.733
139.923
19.257
338.913
36.225
9129
47.627
53.376
18.909
46.487
48.702
68.914
9544
37.401
9285
48.604
52.929
19.270
47.016
48.031
71.009
9713
343.258
134.857
61.912
18.414
6589
9796
1955
5280
13.739
15.318
1854
547.314
11.714
-
89.642
96.509
36.224
88.223
82.994
124.605
17.403
Trong thập kỉ vừa qua, mức sinh và mức tử đều giảm, song mức sinh giảm nhanh hơn. Tỉ suất sinh thô của tỉnh từ 29,28%0 năm 1991 giảm xuống 21,94%0 năm 1999 (nghĩa là giảm 7,34%0). Cũng trong thời gian trên, tỉ suất tử thô giảm có 1,6%0 (từ 8,13 %0 xuống 6,53%0). Điều này chứng tỏ rằng, bên cạnh công tác Dân số - kế hoạnh hoá gia đình, việc chăm sóc sức khoẻ và điều kiện sống của đồng bào các dân tộc đã được cải thiện đáng kể.
Tỉ suất, tử, gia tăng tự nhiên của Yên Bái thời kì 1991 – 1999
Năm
Tỉ suất sinh thô(0/00)
Tỉ suất tử thô(0/00)
Tỉ suất tăng tự nhiên(0/00)
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
29,28
28,19
27,24
26,37
25,48
24,58
23,69
22,84
21,94
8,13
8,01
8,06
8,05
7,96
7,56
7,23
6,78
6,53
2,115
2,018
1,918
1,832
1,752
1,702
1,656
1,606
1,541
Mức sinh, tử và gia tăng từ nhiên có sự phân hoá rõ rệt giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa vùng cao với vùng thấp.
Trong khi mức tử giữa thành thị và nông thôn chênh lệch nhau không nhiều (1,98%0 năm 1991 và 1,40%0 năm 1999). Năm 1999 tỉ suất sinh thô ở khu vực nông thôn gấp hai lần so với khu vực thành thị ( nông thôn là 24,25%0 và thành thị là 12,56%0). Sự chênh lệch lớn về mức sinh tất yếu dẫn đến tốc độ tăng dân số tự nhiên khác nhau rõ rệt giữa hai khu vực. Tỉ suất tăng dân số tự nhiên khác nhau rõ rệt giữa hai khu vực. tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở thành thị từ 1,9 lần (2,332 % so với 1,238% năm 1991) đến hơn 2,4 lần (1,754% so với 0,167% năm 1999). Khoảng cách này, ngày càng tăng và khó có thể thu hẹp lại.
Cũng tương tự như vậy là sự khác nhau giữa các huyện vùng cao và các huyện vùng thấp. Tỉ suất sinh và gia tăng tự nhiên ở vùng cao như các huyện mù căng chải, trạm tấu đều lớn hơn so với vùng thấp.
Từ thực tế này, cần phải có những biện pháp đẩy mạnh việc phát triển kinh tế và mặt khác, làm tốt hơn nữa công tác Dân số – kế hoạnh hoá gia đình ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở vùng cao.
2. Kết cấu dân số
Kết cấu theo độ tuổi và giới tính
- Yên Bái là một tỉnh có dân số trẻ. Điều này được thể hiện ở chỗ nhóm người dưới 15 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao, trong khi đó nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ rất thấp. Số người trong độ tuổi lao động niều. Năm 1999, con số này là 327.268 người, chiếm 48,1% dân số của tỉnh.
- Về kết cấu dân số phân theo giới tính, ở Yên Bái số nữ nhiều hơn số nam chút ít. Tỉ lệ này có sự thay đổi theo thời gian song không lớn. Năm 1991 nữ giớ chiếm 51,2% tổng số dân, còn lại nam giới là 48,8%. Đến năm 1999, tương quan này là 50,3% và 49,7%.
Trong số 9 huyện thị của Yên Bái thì chỉ có hai huyện số nam nhiều hơn số nữ (1999). Đó là huyện văn yên (nam giới 50,2%, nữ giới 49,8%)và huyện yên bình (nam giới 50,3%, nữ giới 49,7%).
Kết cấu dân tộc
Yên Bái là địa bàn cư chú lâu đời của 31 dân tộc anh em. Là một tỉnh đa dân tộc, nơi đây tập trung tới 57,4% tổng số các dân tộc của nhà nước.
Về quy mô dân số, có 7 dân tộc với số dân của mỗi dân tộc trên 10.000 người (kinh, tày,h’mông, thái, mường, nùng), hai dân tộc có từ 2000 đến 5000 người, 3 dân tộc có từ 500 đến 2000 người. Tổng số dân của 19 dân tộc còn lại không quá 1000 người.
Đông nhất là người kinh tới 53% dân số cả tỉnh. Người kinh chủ yếu tập trung sống ở thị xã Yên Bái (96,3% số dân của thị xã), nghĩa lộ, trấn yên (77,5%), yên bình (62.2%), văn yên (60%), văn chấn (42%). Ngoài ra ở lục yên (21%), trạm tấu (7,5%), mù căng chải (4%).
Người tày chiếm 17,6% dân số của tỉnh;trong đó có 40% cư trú ở lục yên (53% dân số toàn huyện), còn lại là ở các huyện trấn yên, yên bình, văn yên và văn chấn. Người dao với 9,3% dân số toàn tỉnh, trong đó 35% sinh ống ở văn yên, sau đó ở lục yên, yên bình, văn trấn, trấn yên. Người h’mông chiếm 8,1% số dân toàn tỉnh, tập trung ỏ vùng cao phia tây (91% dân số mù căng chải, 75% dân số trạm tấu).Người tahí với 6,1% dân số, trong đó 89% cư trú ở văn trấn. Nguòi muờng chiếm 1,9% dân số, phân bố ở các huyện phia tây của tỉnh. Người nùng với 1,9% dân số, sinh sống chủ yếu ở lục yên, yên bình.
Các dân tộc ở Yên Bái sống đoàn kết, mang tính cộng đồng cao. Trên địa bàn của tỉnh Yên Bái còn giữ lại nhiều di tích in đậm truyền thống đấu tranh bất khuât chống gặc ngoại xâm. Một trong những di tích đó gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Bái của nguyễn thái học và các đồng chí của ông.
Kết cấu xã hội
- Kết cấu dân số theo lao động có liên quan tới tốc độ gia tăng dân số và cơ cấu kinh tế của Yên Bái.
Số dân trong độ tuổi lao động năm 1999 của tỉnh là 327.268 người (48,1% dân số), có thể chia làm hai nhóm: nhóm không tham gia hoạt động kinh tế(học sinh, lực lượng vũ trang...) có 25.330 ngàn người, chiếm 7,74% tổng số lao động trong độ tuổi và nhóm còn lại với 301.938 người (92,26).
Riêng đối với nhóm thứ hai, lại có thể phân chia tiếp thành: số người chưa có việc làm (6800 người, chiếm 2,25%), số người thiếu việc làm thường xuyên (30.827 người – 10,02%) và số người có việc làm thường xuyên (264.311 người – 87,54%).
Như vậy, số người chưa có việc làm thiếu việc làm thường xuyên năm 1999 của Yên Bái chiếm 11,49% nguồn lao động của tỉnh.
Về cơ cấu sử dụng lao động phân chia theo các ngành của tỉnh Yên Bái, phần lớn tập trung vào khu vực I (nông lâm, ngư nghiệp).Tỉ trọng lao động ở khu vực II (cong nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) tương đối thấp. Trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỉ trọng khu cực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và khu vực III, nhưng nhìn chung còn chậm.
Cơ cấu sử dụng lao động ở Yên Bái hời kỳ 1995 – 2000 (%)
Các ngành
1995
1999
2000
(sơ bộ)
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
74,8
10,0
15,2
81,3
7,6
11,1
78,8
8,8
12,4
Về cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế, dẫn đầu là khu vực ngoài quốc doanh (90%), sau đó là khu vực quốc doanh (9,9%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (0,1%).
- Là tỉnh miền núi với cọng đồng dân tộc trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dan trí của nhân dân nhnf chung còn thấp. Về trình độ của người lao động, năm 1999 số đã qua đào tạo chỉ chiếm 16,1%, số còn lại chưa qua đào tạo là 83,9%.
So với tổng số lao động có chuyên môn kỹ, số người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 24,8%; số người có trình độ sơ cấp, công nhân kĩ thuật là 60,5%(năm 1999).
3.Phân bố dân cư
Dân cư của yênbái phân bố không đồng dều giữa các huyện thị, giữa thành thị với nông thôn, giữa vùng thấp với vùng cao.
Giữa hai cuộc tổng điều tra dân số gần đây, mật độ dân số trung bình của Yên Bái từ 86 người/km2 năm 1989 đã tăng lên 99 người/km2 năm 1999. có thể phân chia ra 3 khu vực với mật độ dân số khác nhau rõ rệt. Dân cư trù mật nhất tập trung ở hai thị xã (thị xã nghĩa lộ 1684 người/km2, thị xã Yên Bái 1269 người/km2, 1999). khu vực có mật độ dân số trung bình là các huyện Trấn Yên (135 người/km2), yên bình(127 người/km2), , lục yên(119 người/km2), , văn chấn(114 người/km2), , văn yên(77 người/km2). Hai huyện dân cư thưa thớt là mù căng trải(32 người/km2), và trạm tấu(26 người/km2). Như vậy, nơi dân cư tập trung đông nhất (nghĩa lộ) so với dân cư thưa thớt nhất trong tỉnh (trạm tấu) chênh lệch nhau tới 64,8 lần.
Theo địa hình, dân cư của Yên Bái phân bố trên 3 khu vực với mật độ khác nhau. ở khu vực thung lũng sông Hồng, dân cư đông đúc và ciếm khoảng 41% dân số cả tỉnh ( người kinh 76%, người Tày 11%, người dao 10% số dân toàn khu vực). Khu thung lũng sông Chảy chiếm 28% số dân cả tỉnh (người kinh 43%, người Tày 33%, người nùng 13%, người dao 10% số dân cả khu vực). Khu vực phía tây với 31% dan số của tỉnh, người kinh hơn 33%, người h’mông 24%, người thái 19,2%, người tày gần 12% số dân của khu vực).
Theo độ cao, nguòi kinh, tày, nùng, thái, mường cư trú cộng đồng thành các bản làng ở vùng thấp với dân cư trù mật. Ngược lại, các sườn núi hoặc núi cao là địa bàn sinh sống của người h’mông, dao, với dân cư thưa thớt.
Về mức độ đô thị hoá, dân thành thị của Yên Bái chiếm 19,8% dân số cả tỉnh(1999). Mặc
File đính kèm:
- tai_lieu_dia_li_yen_bai.doc