Câu 1 : Một trong những chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên đầu tiên ở Trà Vinh và Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Nêu họ và tên đồng chí Bí thư chi bộ đầu tiên ?
Đáp án :
1) Mùa xuân năm 1930 tại tỉnh Trà vinh, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 thì Xứ ủy nam kỳ đả cử đồng chí Ung Văn Khiêm (Ủy viên xứ ủy) và đồng chí Dương Quang Đông đến Trà vinh thành lập các chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên gồm: chi bộ An Trường, chi bộ Mỹ Long và chi bộ tỉnh lỵ Trà vinh; trong đó chi bộ An Trường là chi bộ đầu tiên được thành lập do đồng chí Nguyễn Phát Đạt làm Bí thư.
2) Đến mùa thu năm 1930 Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập tại nhà số 09 đường Công Xi rượu nếp nay là đường Lê Lợi tỉnh Trà Vinh do Đồng chí Dương Quang Đông làm bí thư Chi bộ.
12 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu dự thi Lịch sử đấu tranh Cách mạng của Đảng bộ, nhân dân Trà Vinh và những thành tựu sau 20 năm tái lập tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về lịch sử Trà Vinh
TÀI LIỆU DỰ THI
Lịch sử đấu tranh Cách mạng của Đảng bộ, nhân dân Trà Vinh
và những thành tựu sau 20 năm tái lập tỉnh
(Tài liệu này do một người bạn của Thành Nhân biên soạn, qua tham khảo đối chiếu thấy hợp lý nhưng cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó tôi không chịu trách nhiệm về nội dung bản tài liệu này)
Câu 1 : Một trong những chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên đầu tiên ở Trà Vinh và Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Nêu họ và tên đồng chí Bí thư chi bộ đầu tiên ?
Đáp án :
1) Mùa xuân năm 1930 tại tỉnh Trà vinh, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 thì Xứ ủy nam kỳ đả cử đồng chí Ung Văn Khiêm (Ủy viên xứ ủy) và đồng chí Dương Quang Đông đến Trà vinh thành lập các chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên gồm: chi bộ An Trường, chi bộ Mỹ Long và chi bộ tỉnh lỵ Trà vinh; trong đó chi bộ An Trường là chi bộ đầu tiên được thành lập do đồng chí Nguyễn Phát Đạt làm Bí thư.
2) Đến mùa thu năm 1930 Tỉnh ủy Trà Vinh được thành lập tại nhà số 09 đường Công Xi rượu nếp nay là đường Lê Lợi tỉnh Trà Vinh do Đồng chí Dương Quang Đông làm bí thư Chi bộ.
Câu 2 : Từ khi được thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Trà Vinh trải qua mấy kỳ đại hội? Ở đâu ? Nêu họ tên các đồng chí Bí thư tỉnh ủy qua các thời kỳ, từ khi thành lập Tỉnh ủy đến nay?
Đáp án:
Từ khi được thành lập từ năm 1930 đến 2012 Đảng bộ tỉnh Trà Vinh đã trải qua được chín (IX) kỳ Đại hội:
- Đại hội lần thứ I đến lần thứ III được tổ chức tại ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải.
- Từ Đại hội lần thứ V đến lần thứ IX được tổ chức tại Tỉnh ủy Trà Vinh.
- Các đồng chí nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ khi thành lập tỉnh ủy đến nay gồm:
1/ Đồng chí Huỳnh Ngọc Trảng: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ năm 1930 đến tháng 9 năm 1931.
2/ Đồng chí Nguyễn Văn Trung: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ cuối năm 1931 đến giữa năm 1933 bị tực dân pháp bắt, đày ra côn đảo và hy sinh trong nhà tù.
3/ Đồng chí Trương Văn Nhâm: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ năm 1934 – 1938.
4/ Đồng chí Trần Chí Nam: Bí thư tỉnh ủy Trà vinh từ tháng 10 năm 1939 đến tháng 4 năm 1940.
5/ đồng chí Võ Hoàng: Bí thư Tỉnh ủy Trà vinh từ cuối tháng 4 năm 1940 đến đầu tháng 12 năm 1940.
6/ Đồng chí Nguyễn Văn Hai: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ đầu năm 1940 đến tháng 12 năm 1940.
7/ Đồng chí Phan Văn Bảy: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ tháng 12 năm 1940 đến tháng 6 năm 1941.
8/ Đồng chí Dương Quang Đông: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ năm 1942 – 1945.
9/ Đồng chí Phạm Thái Bường: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh qua các giai đoan sau:
+ Đầu năm 1939
+ Tháng 5 năm 1946 đến tháng 8 năm 1948.
+ Tháng 5 năm 1951 đến tháng 1 năm 1953.
10/ Đồng chí Dương Văn Hạnh: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ cuối tháng 9 năm 1948 đến tháng 6 năm 1949.
11/ Đồng chí Nguyễn Kiến Nghĩa: Bí thư tỉnh ủy Trà Vinh từ tháng 6 năm 1949 đến tháng 9 năm 1949.
12/ Đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ tháng 10 năm 1949 đến tháng 5 năm 1951 và từ tháng 1 năm 1953 đến tháng 7 năm 1954.
13/ Đồng chí Trần Thành Đại: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 7 năm 1957.
14/ Đồng chí Trần Văn Long: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ Tháng 7 năm 1957 đến đầu năm 1962.
15/ Đồng chí La Lâm Gia: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ đầu năm 1962 đến giữa năm 1963.
16/ Đồng chí Phạm Văn Kiệt: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ năm 1963 – 1965.
17/ Đồng chí Nguyễn Đáng: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ năm 1965 – 1969 và năm 1977 – 1984.
18/ Đồng chí Nguyễn Tấn Liền: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ tháng 2 năm 1974 đến tháng 10 năm 1974.
19/ Đồng chí Nguyễn Ký Ức: Bí thư Tỉnh ủy Cửu long từ năm 1984 – 1989.
20/ đồng chí Trịnh Văn Lâu: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ năm 1991- 1992.
21/ Đồng chí Bùi Quang Huy: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ tháng 5 năm 1992 đến tháng 1 năm 2001.
22/ Đồng chí : Nguyễn Thái Bình: Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh từ năm 2001 - 2010.
23/ Đồng Chí Trần Trí Dũng: Bí thư Tỉnh ủy Trà vinh từ năm 2011 đến nay.
Câu 3 : Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám năm 1945 ở tỉnh Trà Vinh.
Đáp án:
Cách mạng tháng tám là sự khởi đầu quan trọng trong cuộc chiến giành chính quyền của nhân dân Trà Vinh. Tỉnh ủy Trà Vinh đã thể hiện được vai trò là đầu tàu trong chiến lược, nhận định tình hình cục diện, chớp thời cơ, hòa vào khí thế cách mạng đang sôi sục cả nước vận dụng chiến thuật, chiến lược đánh vào tâm lý, áp đảo về tinh thần làm cho địch hoang man mất phương hướng. Biết vận dụng sức mạnh quần chúng làm thế tiên phong cho lực lượng vũ trang cướp chính quyền. Đây là chiến lược đơn giản nhưng hữu hiệu, bởi nó phải kết hợp được nhiều yếu tố: dân tộc, tình đoàn kết, tinh thần cách mạng, đường lối của đảng... chính sự kết hợp được các yếu tố trên, đã tạo ra được bước ngoặc lớn làm nên chiến thắng của cách mạng Trà Vinh. Thắng lợi của cuộc cách mạng còn thể hiện được tinh thần đoàn kết thắm thiết của ba dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa, đây còn là điểm tựa vững chắc, là niềm tin của nhân dân trước vai trò lãnh đạo của Đảng trên bước đường đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng.
Câu 4 : Ý nghĩa và tầm quan trọng chiến dịch Cầu Kè (từ 07/12/1949 – 16/01/1950)
Đáp án :
Sơ lược chiến thắng lịch sử chiến dịch Cầu Kè.Điển hình là trận La Bang 16/12/1948 Trận đánh mở màn cho sự phối hợp các lực lượng. Kết quả ta tiêu diệt đồn La Bang ,diệt và bắt tù binh toàn bộ lực lượng cứu viện của địch gồm đại đội 1 của tiểu đoàn hỗn hợp Viễn Đông số 1 cùng lực lượng hiện có ở Cầu Ngang thu toàn bộ vũ khí .Chiến dịch Cầu Kè từ tháng 7/12/1949 đến 16/1/1950,chiến dịch nầy lực lượng của ta đả tiêu diệt 17 đồn , bắn chìm 1 tàu chiến,một tàu chở quân,tiêu diệt gọn tiểu đoàn An Giê Ri số 1,đánh quị 2 tiểu đoàn khác và một đại đội quân dù,tổng số lính viễn chinh bị tiêu diệt trên 500 tên,hơn 200 tên bị bắt sống, giải giáp bảo an trên hàng chục phum, sóc,thu 800 súng .
Ý nghĩa và tầm quan trọng :
Chiến dịch Cầu Kè
Thắng lợi La Bang, Cầu Kè là một mốc son chói lọi của toàn đảng, toàn quân, toàn dân, tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống lại các đế quốc xâm lược hùng mạnh nhất và được truyền đi nhanh chóng trên chiến trường toàn quốc và làm chấn động dư luận nước Pháp. Đây là thắng lợi to lớn cả về mặt quân sự lẫn chính trị, là cơ sở để phát triển thế và lực để vượt qua những thử thách mới chuẩn bị cho tổng phản công của quân và dân ta. Qua đó, tiếp tục khẳng định năng lực lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc sát đúng của Đảng ta, của việc tích cực chuẩn bị sức người sức của, của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Trà Vinh và sự phối kết hợp giữa ba thứ
quân : dân quân du kích,bộ đội địa phương huyện,tỉnh và bộ đội chủ lực của khu trong cách đánh địch
Câu 5 : Nêu những phong trào đấu tranh chính trị tiêu biểu của đồng bào các dân tộc Kinh - Khmer – Hoa trong các cuộc đấu tranh chống Mỹ?
Đáp án:
Từ tháng 7/1954 đến tháng 7/1956,đồng bào các dân tộc Trà Vinh Vẫn nhẫn nại chịu đựng khó khăn vượt qua thử thách,nóng lòng mong đợi đến ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước,những người thân yêu đi tập kết trở về đoàn tụ gia đình Nhưng càng gần đến ngày 20/7/1956,thì Mỹ- Diệm càng bộc lộ dã tâm thâm độc chiếm miền nam,tuyên bố “ không có hiệp thương ‘’,hô hào “lấp sông bến hải ‘’, “Bắc tiến “và kèm kẹp nhân dân miền nam bằng chế độ độc tài phát xít.lòng dân Trà Vinh sục sôi căm thù Mỹ-Diệm
Dưới sự lảnh đạo đấu tranh của Tỉnh Ủy ngày 20/7/1956,ở tỉnh lỵ Trà Vinh nổ ra cuộc đấu tranh quy tụ hơn 10 ngàn người Việt-Khmer -Hoa từ các huyện trong tình.Từng đoàn người kéo vào nội ô diễu hành trên đường phố rồi kéo vào dinh tỉnh trưởng đấu tranh hô to các khẩu hiệu kêu gọi đoàn kết tương thân tương ái,chống bất công, đòi hòa bình hiệp thương tổng tuyển cử ,chất vấn tỉnh trưởng,đưa yêu sách Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng buộc tỉnh trưởng Trà Vinh phải chấp nhận yêu sách.Khí thế của cuộc đấu tranh nầy đả khích lệ tinh thần đấu tranh của quần chúng trong toàn tỉnh.Tỉnh ủy Trà Vinh thận trọng,bình tỉnh chỉ đạo và theo dõi sát phong trào đấu tranh của quần chúng ,kịp thời lãnh chỉ đạo để hướng nội dung tập trung đòi :dân sinh dân chủ,chống phân biệt đối xử,chống trả thù người kháng chiến cũ,đòi hòa bình thống nhất đất nước,chống bắt lính,chống ác ôn hà hiếp nhân dân
Từ ngày 20/7/1956 đến cuối năm 1956 và trong năm 1957,1958 ở Trà Vinh có hàng trăm cuộc biễu tình đấu tranh diễn ra khắp nơi trên địa bàn tỉnh,
Nổi bật trong phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào Trà vinh trong năm 1957 là cuộc đấu tranh ở huyện Trà Cú do Acha Lui Sarat đứng đấu và cuộc đấu tranh ở huyện Châu Thành do ông Ma Ha Sơn Thông phụ trách theo sự phân công của tỉnh ủy diễn ra tại chùa Sam Rông Ek ( tại xả Nguyệt Hóa,huyện Châu Thành ) Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh nầy là sư sãi và đồng bào 3 huyện, Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng long,cuộc đấu tranh đả qui tụ sư sãi hơn 70 chùa Khmer trong tỉnh diễn đàn được sáng tạo mang tên “ Diễn tự do về ngày phật đản 2.500 năm “ nhầm biểu thị ý chí của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, tạo được thế cô lập ngụy quân,ngụy quyền.Từ năm 1957 trở đi,ngụy quyền “ tố cộng, diệt cộng “ lên hàng đầu,tăng cường công cụ bạo lực và các hoạt động tổ chức phản cách mạng,chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản và những người kháng chiến cũ, Mỹ-Diệm tăng cường quân đội,cảnh sát,bảo an dân vệlực lượng quân đội năm 1959 tăng gấp đôi năm 1957 ( gần 14 ngàn tên ) gom dân lập các “ khu trù mật “ hòng tách quần chúng khỏi sự lãnh đạo của Đảng
Câu 6 : Lực lượng vũ trang nhân tỉnh Trà Vinh (thời kỳ chống Mỹ) ra đời trong thời gian nào? ở đâu? Nêu một số chiến công lớn của lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?
Đáp án:
Câu hỏi nầy rất khó cho người tham gia cuộc thi xác định địa phương tổ chức thành lập đơn vị lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Trà Vinh Vì theo sách “Tỉnh ũy Trà Vinh hạt nhân lảnh đạo phong trào cách mạng – 70 năm thắng lợi vẽ vang 1930-2000 xuất bản tháng 4/2002 trang 46 có ghi lại rằng “
Ngày 14 tháng 5 năm 1959 tại ấp LA Ghi, xả Long Vĩnh, tỉnh ủy Trà Vinh có tổ chức lễ ra mắt đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh mang tên “ Tiểu đoàn Cửu Long “ do đồng chí Phan Quốc Hùng (Sáu Hoàng ) Tỉnh ủy viên phụ trách .Còn theo sách “ Lịch sử Tỉnh Trà Vinh tập 3. 1954-1975 xuất bản năm 2005 trang 58 “ ghi lại rằng .Ngày 14/5/1959 .Tại ấp Láng Cháo xã Trường Long hòa ,huyện Duyên Hải, Tỉnh ủy Trà vinh tổ chức lễ ra mắt, còn nội dung các phần sau đều trùng khớp(Tuy mang tên tiểu đoàn nhưng thực tế đơn vị ra mắt chỉ có một trung đội ,biên chế hai tiểu đội, một tiểu đội có 10 đồng chí bộ binh và tổ trinh sát có 5 đồng chí ,tổ công trường có 3 đồng chí,tổ cứu thương có 4 đồng chí Sau lễ ra mắt đơn vị được giao nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền tấn công địch và hổ trợ phong trào quần chúng nổi dậy
Một số chiến công lớn của lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ
1/ Kế hoạch đồng khởi được phổ biến xuống các xã, ấp vào đêm 13 rạng ngày 14/9/1960, lửa đồng khởi đả bùng lên khắp tỉnh Trà Vinh.Tại Mỹ Long ,quân và dân Mỹ Long nhất tề đứng lên bằng bạo lực quần chúng ,kết hợp vũ trang .binh vận thắng lợi vẽ vang –là xả đầu tiên được giải phóng tỉnh Trà Vinh .cùng với chiến công của Mỹ Long, Hiệp Thạnh , Ngũ Lạc, Hiệp Mỹ, Long Hữu , ( Cầu Ngang ) Tân An, An Trường, ( Càng Long ) Tam Ngãi , An Phú Tân, Thạnh Phú ( Cầu Kè ) Long Đức , (Châu Thành ) Giải phóng cơ bản các xả tuyến sông hậu của huyện Trà Cú
2/ Đúng 0 giờ ngày 01 tháng 02 năm 1968 ,quân ta nổ súng vào các mục tiêu trong lúc địch sơ hở mất cảnh giác ,bảo lửa cách mạng đả bùng cháy lên khắp tỉnh Trà Vinh ,sôi động nhất là địa bàn tỉnh lỵ Đảng bộ,quân dân Trà Vinh đả tạo được thế bất ngờ về chiến lược vừa tiến công ,vừa nổi dậy đều khắp vừa tập trung đánh thẳng vào các cơ quan đầu nảo của ngụy quân ,ngụy quyền ,biến hậu phương địch thành chiến trường ,góp phần phá sản chiến lược “ chiến tranh cục bộ “ của quân xâm lược Mỹ .Chiến công của Trà Vinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 được Đảng và nhà nước khen tặng cho Trà Vinh Huân Chương Thành Đồng Hạng Nhất và lá cờ chiến thắng với tám chữ vàng “ Toàn dân nổi dậy ,đoàn kết lập công “
3/ Nhầm phát huy thế tiến công và nổi dậy ,Tỉnh ủy đả chỉ đạo cho tỉnh đội tổ chức lực lượng đánh một số trận lớn vào những khu vực chủ yếu của địch như đánh vào cứ điểm bảo an Cầu Kè .cứ điểm chùa phướng ,(thị xả Trà Vinh ) trường huấn luyện Ba Se gây cho địch nhiều tổn thất về lực lượng và phương tiện chiến tranh làm quân địch khó khăn,lúng túng trên địa bàn tỉnh lỵ
Câu 7 : Tổng công kích, tổng khởi nghĩa chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn Trà Vinh vào ngày 30/4/1975 diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của cuộc thắng lợi 30/4/1975?
Đáp án:
Diễn biến tổng công kích, tổng khởi nghĩa chiến dịch Hồ Chí Minh tại Trà Vinh
Để thực hiện thắng lợi Tổng công kích.Tổng khởi nghĩa mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh tại Trà Vinh tỉnh ủy quyết định thành lập Ban Chỉ Huy tổng công kích tổng khởi nghĩa tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí
1/ Đ/c Nguyễn Nam ( Năm Ròm ) – Phó Bí thư Tỉnh ủy , chính trị viên Tỉnh đội làm chỉ huy trưởng
2/ Đ/c Nguyễn Phước Dợt ( Hai Trị) – Tỉnh đội Trưởng làm chỉ huy phó tổng công kích
3/ Đ/c Nguyễn Thành Triệu ( Hai Tiến ) –Thường vụ Tỉnh ủy làm chỉ huy phó phụ trách khởi nghĩa
4/ Đ/c Trần Văn Tư ( Tư Tranh ) –Tỉnh ủy viên,Ủy viên
5/ Đ/c Thạch Nhân (Tư Nhân ) – Tỉnh ủy viên - Ủy viên
6/ Đ/c Võ Thị Đào ( Ba Đào ) – Tỉnh ủy viên - Ủy viên
7/ Đ/c Lê Tấn Đạt (Tư Thi ) – tỉnh ủy viên - Ủy viên
Ngày 28/4/1975 là ngày quân dân ta ở Trà Vinh từ các hướng nổ súng bắt đầu tiến công trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Thực hiện tổng công kích tổng khởi nghĩa tỉnh đả huy động một lực lượng quân sự khoảng 2.500 quân của tỉnh và các huyện với một lực lượng tương đương với địch,du kích xã ấp và một lực lượng quần chúng to lớn trên 150.000 người nổi dậy tiến công đánh bại quân thù giải phóng tỉnh lỵ Trà Vinh
Diễn biến ngày 30/4/1975
Đúng 0 giờ 5 phút ngày 30/4/1975, đại đội đặc công dùng bộc phá tấn công mục tiêu then chốt trận địa pháo sân bay của địch. Sự phát hỏa nầy đồng thời là hiệu lệnh toàn mặt trận. Sau khi nổ bộc phá, đại đội đặc công triển khai lực lượng nổ súng tấn công thọc sâu vào trung tâm trận địa đánh trúng kho đạn cháy nổ làm quân ta bị thương vong ( bị thương 6, hy sinh 3 ). Quân địch cố thủ tại một góc trận địa chống trả quyết liệt
Sở chỉ huy tiền phương lệnh cho đồng chí Chín Hải tập trung hỏa lực quyết đánh diệt và chiếm cho được trận địa pháo trong đêm, với tinh thần chiến đấu ngoan cường mặc dù bị thương rất nặng đồng chí Chín Hải vẫn ngoan cường không rời tay súng kiên quyết bám trận địa và anh dũng hy sinh. Trận chiến đấu giằng co quyết liệt, hai bên giành giật từng tấc đất trên trận địa pháo. Trước khí phách ngoan cường của quân ta, quân địch ở đây sa sút tinh thần, tìm đường trốn chạy
Tại khu vực sân bay, đại đội trinh sát nhanh chóng đánh chiếm đồn bảo an và chuyễn hướng tấn công kho đạn hỏa tiển. Một số binh sĩ địch ở đây thương vong số còn lại tìm đường thoát thân . Kho đạn hỏa tiễn nổ tung, lửa sáng bừng một góc trời, toàn bộ lính địch trong hệ thống lô cốt bảo vệ sân bay hoảng hốt tháo chạy. Đại đội trinh sát làm chủ mục tiêu sân bay
Tại hướng chủ yếu đội xung kích của tiểu đoàn 501 đã diệt gọn 2 lô cốt tiền tiêu của địch trong những phút đầu tiên, mở cửa cho đội hình toàn tiểu đoàn tiến sâu vào các mục tiêu gần Dinh Tỉnh trưởng (100 m). Trên đường tiến vào các mục tiêu, lực lượng tiểu đoàn 501 giao chiến với tiểu đoàn bảo an 470 của địch, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội của tiểu đoàn này và tiêu diệt 6 lô cốt ở các khu vực ngã ba, ngã tư. Cũng trên hướng chủ yếu ,lực lượng tiểu đoàn 4 dùng hỏa lực kềm chế các lô cốt địch để bộ binh nhanh chóng tiến công các cừ điểm, đánh bật một đại đội của tiểu đoàn bảo an 470 sang khu vực Tiệm Rượu .Quân ta tiếp tục tiến thẳng khu vực Ty thuế vụ, Ty Công chánh cách Dinh Tỉnh trưởng (80m). Đại đội 67 bộ đội thị xã băng qua cầu Tiệm Tương tiến về mục tiêu Nhà Đèn và cầu Long Bình .Trên đường tiến quân lực lượng nầy đọ súng quyết liệt với đơn vị thám báo của địch, Hai bên giành giựt nhau từng đoạn đường, góc phố trên đường Calmette và quân ta làm chủ khu vực garare
Trên hướng thứ yếu, tiểu đoàn 509 chia thành hai mũi tiến quân từ Tri Tân xuyên vào nội ô thị xã trong đêm. Trên đường tiến quân một mũi gặp 2 đại đội thuộc tiểu đoàn bảo an 404 và đơn vị hành chánh tiếp vận của địch. Một mũi khác phối hợp với đại đội công an vũ trang kết hợp nội tuyến bức hàng đồn Tri Tân B, diệt 1 lô cốt và đánh tan 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 404 của địch trên đường Tri Tân A, sau đó phối ho85p với đại đội Công an võ trang đánh vào lô cốt 1 tại Ngã Ba Rạp Hát. Đến 4 giờ sáng toàn bộ khu vực Tri Tân A ,Tri Tân B và Tầm Phương được giải phóng, quân ta tiếp cận bao vây ổ đề kháng của địch trên cao điểm Rạp Hát đến 10 giờ 30 phút dùng 3 mũi giáp công bức hàng, bức rút lực lượng nầy
Khu vực trường tiểu học và trại lính bảo an bình định cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra ác liệt. Đến 6 giờ sáng, bộ binh với 3 xe bọc thép của địch phản kích điên cuồng
Lực lượng du kích và quần chúng Long Đức bức hàng 7 đồn. Đến 10 giờ bọn địch treo cờ trắng đầu hàng. Tiếp tục ta chiếm căn cứ vàm Trà Vinh bắt sống toàn bộ tiểu đoàn 472 thu 800 súng và toàn bộ quân trang quân dụng.
Cùng đêm này, ở Đa Lộc-Châu Thành ta kết hợp vũ trang và quần chúng nổi dậy vây bức đồn Điệp Thạch,giải phóng ấp Điệp Thạch-Tâm Phương nối liền ấp Tri Tân
Trên hướng tiến quân Tiểu đoàn 512 tiến đánh vào khu vực hậu cần hành chánh tiếp vận và trận địa pháo tiểu khu nhưng bị địch ở trường huấn luyện và hậu cứ pháo binh địch chống cự ,chiến trận diễn ra giằng co quyết liệt quân ta không tiến được vào mục tiêu .Tiểu đoàn 512 trụ lại khu vực Mã Tiền tổ chức truy quét địch ,đuổi quân địch chạy khỏi các đồn Mả Tiền,Chùa Chim, Sóc Thác- ta giải phóng khu vực nầy
Đại đội 67 tiến quân cập sông Long Bình đánh vào mục tiêu thám báo Nhà Đèn, địch chống trả quyết liệt, quân ta triển khai đội hình làm chủ khu vực garare
Tiểu đoàn 5 tiến đánh bứt rút các đồn tuyến sông Long Bình ( phường 5) chiếm lli4nh tuyến cầu Long Bình, bị bọn thám báo án ngữ, quân ta không vượt được qua cầu
Trước sức tiến công của quân ta ,tên Tỉnh trưởng Vĩnh Bình, Nguyễn Văn Sơn đả hoang mang liên tục kêu gọi vùng 4 chiến thuật chi viện . Bộ tư lệnh vùng 4 chiến thuật ra lệnh cho tỉnh trưởng Vĩnh Bình phải tử thủ. Đến 6 giờ sáng địch kết hợp bộ binh và 3 xe bọc thép phản kích,tiểu đoàn 501 chặn đánh buộc chúng phải dừng lại ngã ba đường Cây Me- Trại giam . Thế trận giằng co giữa ta và địch trên các mục tiêu trong nội ô
Đến khoảng 9 giờ 30 phút sở chỉ huy tiền phương nhận được tin Tổng Thống Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cách mạng. Chỉ huy trưởng Tổng Công kích Tổng khởi nghĩa kịp thời điện báo cho đồng chí Hai Trị chỉ huy trực tiếp mặt trận và dùng máy thông tin kêu gọi Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Sơn đầu hàng và yêu cầu tên nầy ra lệnh cho các đơn vị ngụy quân, các quận trưởng đấu hàng cách mạng
Chỉ huy trưởng Tổng công kích. Tổng khởi nghĩa lệnh cho đồng chí Năm Thanh đang chỉ huy cánh quân tiểu đoàn 509 và bộ phận chỉ đạo mũi khởi nghĩa phát động lực lượng quần chúng xuống đường tiến công làm tan rã địch ; đồng thời chỉ đạo cho đồng chí Võ Văn Triệu ( Hai Tiến) nhanh chóng đưa lực lượng vào tiếp quản thị xã
Trước khí tế tiến công Và đòn cân não của lực lượng vũ trang binh sĩ ngụy buông súng đầu hàng lột quần áo lính mặc thường phục,trong đó có tên thiếu tá Huỳnh Cao Phẩm ở Ty an ninh ngụy mặc thường phục cùng vợ chạy trốn ,Đồng chí Nguyễn Thành Trạng tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 vận động tên Phẩm trở lại Ty cảnh sát kêu gọi đồng bọn đầu hàng
Tên trung Tá Nguyễn Văn Sơn tỉnh trưởng Vĩnh Bình cho xe chạy ra sân bay kêu gọi vùng 4 chiến thuật đưa trực thăng đến để giúp hắn tẩu thoát .Tên Sơn bị đồng chí Út Danh đại đội trưởng đơn vị đặc công phát hiện chặn lại,trong khi đó trực thăng địch lượn vòng bầu trời thị xã bị quân ta bắn trả không hạ cánh được cuối cùng tên Sơn phải trở lại Dinh tỉnh trưởng . Đồng chí Lư Quang Hiểu theo lệnh của đồng chí Tư Tranh mượn 1 chiếc xe jeep của tiệm cưa Quảng Hưng Long cắm cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền nam việt Nam chở 5 vị sư trong đó có nhà sư Sara vào tòa hành chính trực tiếp kêu gọi tên tỉnh trưởng Nguyễn Văn Sơn đầu hàngvà đưa hắn ra chùa phướng . tại đây đồng chí Tư Tranh bắt tên Sơn viết lời đầu hàng,ngồi xe chạy khắp nơi trong thị xã kêu gọi toàn bộ binh lính ngụy ở Trà Vinh buông súng đầu hàng cách mạng
Ban chỉ huy gồm đồng chí Nguyễn Trường Thọ (Năm Ròm) và các đồng chí Nguyễn Phước dợt ( Hai Trị ) Lê Tấn Đạt ( Tư Thi ) Dương Nghĩa Hiệp ( Hai Hiệp ) Phạm Minh Hậu ( Tư Hậu ) Nguyễn Ngọc Thảo ( Bảy Đấu ) và Lê Chí Linh ( Ba Linh ) cùng lực lượng ta tử cầu Long Bình tiến theo lộ Lý Thái Tổ (nay là Hùng Vương) vào Dinh tỉnh trưởng còn ở trong Dinh lúc nầy còn tên đại úy Ri (xử lý thường vụ ) ra cổng đón các chỉ huy quân đội cách mạng và mời vào Dinh
Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam được tung bay trước Tòa hành chánh và Dinh tỉnh trưởng ,thị xã Trà Vinh được giải phóng cùng lúc với giải phóng Sài Gòn
Tại sở chỉ huy cơ bản ,đồng chí Nguyễn Văn Tiết ( Ba Trắng) , Bí thư tỉnh ủy dùng máy bộ đàm theo dõi tình hình và kịp thời chĩ đạo các huyện chớp thời cơ tiến công tranh thủ dứt điểm giải phóng huyện
Đến 15 giờ 30 phút 30/4/1975 , cuộc mít tinh đông đảo quần chúng tham gia mừng chiến thắng tổ chức ngay tại sân dinh tỉnh trưởng ,thay mặt Tỉnh ủy và Ủy và ủy ban Quân quản đồng chí Nguyễn Nam ( Năm Ròm ) đọc diễn văn tuyên bố ngụy quân ngụy quyền ở Trà Vinh đả đầu hàng, chính quyền đã về tay nhân dân và chúc mừng đồng bào,chiến sĩ nhân ngày chiến thắng vĩ đại
Chiến thắng 30/4/1975 Trà Vinh được hoàn toàn giải phóng lục lượng ta có 43 đồng chí anh dũng hy sinh và 126 dđồng chí khác bị thương, trong đó có 1 đồng chí tỉnh đội phó và1chính trị viên tiểu đoàn .Máu các đồng chí đả đổ xuống ngay giờ phút cuối cùng vì chiến thắng vinh quang cho dân tộc .Máu các đồng chí mãi thấm sâu vào lòng đất ,tô thằm cho màu cờ tổ quốc .chiến thắng vĩ đại nầy đã để lại cho đương thời và hậu thế một di sản không gì so sánh được.
Ý nghĩa cuộc thắng lợi
Giải phóng Trà Vinh góp phần giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất tổ quốc,chấm dứt sự xâm lược hơn 20 năm của đế quốc mỹ trên đất nước ta đả nói lên cuộc chiến đấu vì chính nghĩa, vì độc lập, tự do,mà nhân dân Việt Nam anh hùng đả toàn thắng .Trong đó có sự chiến đấu ngoan cường của toàn đảng ,toàn quân,toàn dân Trà Vinh một lòng theo đảng “Thà hy sinh tất cả để tổ quốc quyết sinh” đã góp phần hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền nam,thống nhất Tổ quốc
Sau giải phóng tỉnh nhà,đảng bộ và quân dân Trà Vinh được nhà nước khen tặng Huân chương Tổ quốc và tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Câu 8 : Anh ( chị ) cho biết tỉnh Trà Vinh có bao nhiêu liệt sĩ? bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng? bao nhiêu địa phương, đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang? (tính đến thời gian cuối năm 2011). Hãy kể tên 10 đơn vị và cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà anh (chị) biết?
Đáp án :
- Qua cuộc 02 cuộc đấu tranh kháng chiến chống Pháp, Mĩ giành độc lập tự do cho tổ quốc. Đến nay theo số thống kê năm 2011 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay tỉnh Trà Vinh đã có 19.624 liệt sĩ và 987 bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được vinh danh.
- Toàn tỉnh có 39 địa phương, đơn vị được vinh danh anh hùng lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
1/ Huyện Càng Long: Có 8 địa phương là: Dân quân du kích xã An Trường, Huyền Hội, Bình Phú, Nhị Long, thị trấn Càng Long, Lực lượng vũ trang nhân dân xã Mỹ Cẩm, Tân An, Đại Phước.
2/ Huyện Cầu Ngang: Có 5 địa phương gồm: Dân quân du kích xã Hiệp Mỹ, Mỹ long, Lực lượng vũ trang nhân dân xã Long Sơn, Nhị Trường, thị trấn Cầu Ngang.
3/ Huyện Duyên Hải: Có 6 địa phương gồm: Dân quân du kích xã Trường Long Hòa, Lực lượng vũ trang nhân dân xã Long Vĩnh, Long Toàn, Ngũ Lạc, Long Hữu, xã Hiệp Thạnh.
4/ Thành phố Trà Vinh: Có 1 địa phương là Dân quân du kích xã Long Đức.
5/ Huyện Cầu Kè: Có 6 địa phương là: Dân quân du kích xã Thông hòa và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Tam Ngãi, An Phú Tân, Châu Điền, Ninh Thới, Thạnh Phú.
6/ Huyện Châu Thành: Có 5 địa phương là Lực lượng vũ trang nhân dân xã Song Lộc, Lương Hòa, Thanh Mỹ, Hưng Mỹ, trong đó xã Song Lộc được truy tăng 02 lần.
7/ Huyện Trà Cú: Có 4 địa phương gồm: Dân quân du kích xã An Quãng Hữu và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Đại An, Long Hiệp, Lưu Nghiệp Anh.
8/ Huyện Tiểu Cần: Có 4 địa phương là Dân quân du kích xã Hùng Hòa, Tập Ngãi và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Tân Hòa, thị trấn Tiểu Cần.
- Các đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang:
1/ Tiểu đoàn 501 tỉnh Trà Vinh.
2/ Tiểu đoàn 1 đoàn 9901.
3/ Tiểu đoàn 3 đoàn 9901.
4/ Tiểu đoàn 4 đoàn 9901.
5/ Công an huyện Cầu Ngang.
6/ Đội An Nin
File đính kèm:
- tai_lieu_du_thi_lich_su_dau_tranh_cach_mang_cua_dang_bo_nhan.doc