1. Vị ngọt
“Hợp” với các cơ quan như: dạ dày, lá lách, tuyến tuỵ.
Công dụng: cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, xây dựng và gắn kết các mô tế bào, “điều khiển” các cảm giác của cơ thể, trong đó có vị giác.
Sự dư thừa hàm lượng các chất có vị ngọt trong cơ thể sẽ gây hậu quả ngược lại với sự rối loạn hoạt động của tuyến tuỵ, dễ gây các bệnh: tiểu đường, béo phì, các bệnh cảm cúm cũng như chứng phù thũng và sự ra tăng các khối u trong cơ thể.
Các thực phẩm: đường, sữa, mật ong hoa quả và rau xanh có vị ngọt tự nhiên
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu “Gia vị” cho sức khoẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Gia vị” cho sức khoẻ
29/01/2009
Dù là món ăn nào cũng sẽ có ít nhất một trong 6 vị cơ bản: ngọt, mặn, đắng, chua, cay và chát. Các nghiên cứu mới đây cho thấy: đây cũng là các “gia vị” và có tác dụng nhất định đối với các chức năng trong cơ thể.
1. Vị ngọt
“Hợp” với các cơ quan như: dạ dày, lá lách, tuyến tuỵ.
Công dụng: cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, xây dựng và gắn kết các mô tế bào, “điều khiển” các cảm giác của cơ thể, trong đó có vị giác.
Sự dư thừa hàm lượng các chất có vị ngọt trong cơ thể sẽ gây hậu quả ngược lại với sự rối loạn hoạt động của tuyến tuỵ, dễ gây các bệnh: tiểu đường, béo phì, các bệnh cảm cúm cũng như chứng phù thũng và sự ra tăng các khối u trong cơ thể.
Các thực phẩm: đường, sữa, mật ong hoa quả và rau xanh có vị ngọt tự nhiên
2. Vị mặn
Có liên quan mật thiết tới thận, bàng quang và các cơ quan sinh sản khác.
Công dụng: kích thích tiêu hoá và sản sinh năng lượng. Vị mặn còn giúp thư giãn và “xoa dịu” căng thẳng trong hoạt động của các tế bào thần kinh.
Tuy nhiên, ăn nhiều đồ ăn mặn lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, ăn mặn sẽ làm đẩy nhanh quá trình mất nước của da, làn da sẽ bị lão hoá nhanh chóng và hình thành các nếp nhăn.
Theo dantri.com.vn
Các thực phẩm: muối, mắm, đồ hộp, các loại thực phẩm chế biến theo phương pháp muối
3. Vị chua
Có “quan hệ” trực tiếp tới gan và túi mật.
Công dụng: làm tăng cảm giác ngon miệng trong bữa ăn, tăng cường hàm lượng vitanim C cho cơ thể cũng như khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày.
Quá nhiều vị chua trong các món ăn lại dẫn tới việc dư hàm lượng axit trong dạ dày, từ đó dễ dẫn tới các bệnh như: viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Thậm chí còn có thể gây ra hiện tượng ngộ độc máu cũng như các vấn đề về da.
Các loại thực phẩm: cam, quýt, chanh, bưởi, sữa chua, dấm
4. Vị cay
Gắn liền với hoạt động của phổi.
Công dụng: kích thích vị giác, tăng cường tuần hoàn máu cũng như quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các chất chống oxi hoá giúp ngăn ngừa tình trạng lão hoá của các tế bào.
Sử dụng vị cay quá nhiều trong chế biến món ăn sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho niêm mạc dạ dày dẫn tới các bệnh về đường tiêu hoá, thậm chí có thể làm “tê liệt” hoạt động của hệ thần kinh.
Các thực phẩm: ớt, tiêu, gừng, tỏi, hành, mù tạt
5. Vị đắng
Là “gia vị” khích thích hoạt động của tim và đường ruột.
Công dụng: ở một chừng mực nhất định vị đắng rất tốt cho sức khoẻ, giúp kích thích tiêu hoá, tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra một chức năng đặc biệt của loại gia vị này đó là giúp “lọc sạch” máu và “ củng cố” các cơ bắp.
Nếu ăn quá nhiều các thực phẩm có vị đắng có thể làm hạn chế nhu động của ruột dẫn tới đầy bụng khó tiêu.
Các thực phẩm: cà phê, mướp đắng, bông cải, củ cải
6. Vị chát
Là “người bạn đồng hành” trong hoạt động của các mô tế bào cũng như hệ tiêu hoá.
Công dụng: Đẩy nhanh quá trình hấp thụ nước của cơ thể, làm giảm nguy cơ chảy máu và xuất huyết.
Tuy nhiên, hàm lượng gia vị này quá lớn lại dẫn tới các bệnh về đường ruột, và tiêu hoá như: đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc các chứng co thắt dạ dày.
Các thực phẩm: quả hồng, quả lựu
Theo dantri.com.vn
File đính kèm:
- tai_lieu_gia_vi_cho_suc_khoe.doc