Tài liệu giảng dạy Lịch sử địa phương Sơn La

1. Đối tượng sử dụng: Giáo viên - học sinh THCS, giảng viên - sinh viên (chuyên ngành văn - sử) và các cá nhân quan tâm tới Lịch sử địa phương Sơn La.

2. Mục tiêu chung: Sau khi học xong tài liệu này, học sinh:

2.1 Kiến thức: Nắm được những nét khái quát cơ bản về lịch sử địa phương Sơn La từ nguồn gốc đến 2005 (điều kiện tự nhiên, dân cư, những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu của Sơn La, .)

2.2. Kĩ năng: Có kĩ năng quan sát, miêu tả, tường thuật, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá .

2.3. Thái độ:

- Có tình yêu quê hương, tình cảm gắn bó với địa phương nơi học sinh đang sinh sống.

- Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả mà quê hương đạt được trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. Thời lượng: 7 tiết.

- Lớp 6: 1 tiết

- Lớp 7: 3 tiết

- Lớp 8: 1 tiết

- Lớp 9: 2 tiết

 

doc104 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8035 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu giảng dạy Lịch sử địa phương Sơn La, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI LIỆU 1. Đối tượng sử dụng: Giáo viên - học sinh THCS, giảng viên - sinh viên (chuyên ngành văn - sử) và các cá nhân quan tâm tới Lịch sử địa phương Sơn La. 2. Mục tiêu chung: Sau khi học xong tài liệu này, học sinh: 2.1 Kiến thức: Nắm được những nét khái quát cơ bản về lịch sử địa phương Sơn La từ nguồn gốc đến 2005 (điều kiện tự nhiên, dân cư, những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu của Sơn La,..) 2.2. Kĩ năng: Có kĩ năng quan sát, miêu tả, tường thuật, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá. 2.3. Thái độ: - Có tình yêu quê hương, tình cảm gắn bó với địa phương nơi học sinh đang sinh sống. - Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả mà quê hương đạt được trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước. 3. Thời lượng: 7 tiết. - Lớp 6: 1 tiết - Lớp 7: 3 tiết - Lớp 8: 1 tiết - Lớp 9: 2 tiết 4. Cấu trúc: Gồm các phần sau: Lớp 6: Bài: Sơn La Miền đất và Con người (1 tiết) Lớp 7: Bài 1: Sơn La qua các thời kỳ lịch sử (1 tiết) Bài 2: Các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu tỉnh Sơn La (2 tiết) Lớp 8: Bài: Phong trào đấu tranh yêu nước cách mạng của nhân dân Sơn La từ 1904 đến 1945 (1 tiết) Lớp 9: Bài 1: Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của tỉnh Đảng bộ Sơn La ( 1 tiết) Bài 2: Khái quát lịch sử Sơn La từ 1976 đến 2005 (1 tiết) C. Những vấn đề ôn tập tổng kết. D. Bảng tra thuật ngữ. E. Phụ lục. F. Tài liệu tham khảo. 5. Cách sử dụng tài liệu: - Là tài liệu để GV lịch sử ở trường THCS giảng dạy phần lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử THCS. - Phần tổ chức hoạt động dạy học chỉ có tính chất gợi ý định hướng giúp GV truyền tải được nội dung đến người học. B. NỘI DUNG Lớp 6: BÀI 1. SƠN LA MIỀN ĐẤT VÀ CON NGƯỜI (1 tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh: 1.1. Kiến thức: - Biết một số nét khái quát về vị trí địa lý, kinh tế, văn hoá và xã hội tỉnh Sơn La. - Biết một số di chỉ khảo cổ ở tỉnh Sơn La. 1.2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét. 1.3. Thái độ: Tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương Sơn La. 2. Thông tin: 2.1. Kênh chữ I. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội tỉnh Sơn La Vị trí địa lý. Sơn La là một tỉnh miền núi cao biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên14.174 km2 chiếm 47,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào; Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; có chung đường biên giới Việt- Lào dài 250 km. Sơn La có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Lai Châu không chỉ đóng vai trò huyết mạch mà còn là trục giao thông chiến lược cho toàn vùng. Sơn La có độ cao trung bình khoảng 600 - 700m so với mặt nước biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc khu vực sông Đà, sông Mã; có hai cao nguyên là: cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản ( còn gọi là cao nguyên Sơn La). Khí hậu: Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia hai mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Tài nguyên thiên nhiên. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông - lâm sản, hàng hoá có lợi thế với qui mô lớn: chè (Mộc Châu, Nà Sản); chăn nuôi gia súc gia cầm : bò sữa, bò thịt chất lượng cao, cây ăn quả Sơn La là một tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Dân cư và dân tộc Tính đến tháng 10 - 2005, tỉnh Sơn La có 1 thị xã (từ tháng 10/2008 là thành phố), 10 huyện với 8 thị trấn , 6 phường, 206 xã. Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Thái chiếm khoảng 54% dân số toàn tỉnh; người Kinh (18%); người Mông (12%); người Dao (2,5%), người Khơ Mú, người Xinh Mun và 5 dân tộc khác là Kháng, La Ha, Lào, Tày, Hoa sống rải rác trên khắp lãnh thổ của tỉnh. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, tiếng nói, trang phục, tập quán, văn hoá nghệ thuật riêng tạo nên những bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo. Ngày nay các dân tộc trên đất Sơn La, ngày đêm chung vai đấu cật, đoàn kết chặt chẽ xây dựng quê hương giàu mạnh và tiến mạnh trên con đường đổi mới. Các nền văn hoá rực rỡ của từng dân tộc anh em luôn được bảo vệ giữ gìn và phát huy các bản sắc riêng độc đáo. Các dân tộc Sơn La luôn thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển. Hoạt động kinh tế - xã hội Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào Sơn La. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính, lúa là cây trồng chủ yếu. Vùng cao làm nương rãy, vùng thấp làm ruộng nước. Ngoài ra cư dân Sơn La còn trồng các loại cây như: ngô, khoai, sắn, bông, mía Thủ công nghiệp phát triển một số nghề nhất định như: gốm (Mường Chanh, Mai Sơn), Mường Sại (Thuận Châu), đóng thuyền mộc (Mường Sại, Mường Phiêng), dệt thổ cẩm, đan lát Về xã hội, trước cách mạng tháng 8/1945, quan hệ xã hội ở Sơn La một mặt bị chi phối bởi quan hệ thực dân nửa phong kiến, mặt khác, tuỳ từng vùng dân tộc mà bị chi phối bởi quan hệ khác. Vùng người Thái tồn tại chế độ Phìa, Tạo; người Mường: Lang, Đạo; người Mông: Thống quán, Thống lý, Quan sư; Sen, Quản, Khun ở vùng người KhơmúTrong xã hội cổ truyền có các dòng họ quý tộc nắm quyền hành ở các địa phương như: họ Cầm, họ Lò, họ Hoàng, họ Bạc Bản làng được coi là đơn vị của xã hội gồm những gia đình của một hay vài dân tộc cùng cư trú. Mỗi thành viên trong bản, mường đều có trách nhiệm gánh vác chung công việc công ích cũng như chia sẻ với nhau những cống nạp hoặc lao dịch cho bọn thống trị, cùng nhau đoàn kết, tương trợ. Các trách nhiệm được qui định thành lệ. Nhìn chung, xã hội cổ truyền ở Sơn La là một xã hội chậm phát triển và phát triển không đều giữa các dân tộc. Từ năm 1954, Sơn La cùng miền Bắc tiến lên CNXH, vừa kế thừa các nhân tố tích cực của hoạt động kinh tế - xã hội cổ truyền, vừa bổ sung phát triển các yếu tố mới nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đời sống xã hội Sơn La. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xoá bỏ, quan hệ sản xuất XHCN được xác lập. Từ năm 1975 đến nay, hoạt động kinh tế - xã hội Sơn La đi theo định hướng XHCN của cả nước và ngày càng thu được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Sơn La ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu về mọi mặt, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc. II. Các dấu tích cư trú lâu đời ở Sơn La. Hậu kì thời đá cũ (hoặc văn hoá Sơn Vi) con người đã để lại dấu tích ở Sơn La. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, tại các địa điểm Hang Pông (cao nguyên Mộc Châu), Sập Việt, Bản Phố (Bắc Yên) cùng các di chỉ Đông Sang, Mường Chiên, Cồn Bẻ, Văn Phán (Quỳnh Nhai), Pá Muội, Hát Luồn (Thuận Châu), Co Noong, Hua Lon (Mường La) đã tìm thấy nhiều công cụ bằng đá cuội do con người ghè đẽo, chế tác để lại Thời đồ đá giữa (văn hoá Hoà Bình) với những di chỉ Sập Việt, Hang Cáng (Bắc Yên), Hang Coong ( Mộc Châu), Hang Bó Hiềng để lại nhiều công cụ hình rìu, mũi nhọn, chày nghiền, công cụ nạo, mảnh tước, mảnh gốmđây là những minh chứng cho thấy con người đã bước vào trồng trọt, săn bắt, chăn nuôi. Ra khỏi thời kì đồ đá, con người Sơn La bước vào thời kì đồ đồng với nhiều chứng tích để lại trống đồng (Bản Thôm - Thuận Châu), Đá Đỏ, Bản Bèo (Phù Yên), ngoài trống đồng còn có các công cụ như rìu đồng, lưỡi giáo, đồ gốm và nhiều công cụ khác. Nhờ sự tiến bộ trong chế tác công cụ lao động, cuộc sống con người được cải thiện đáng kể của cải dư thừa trong xã hội ngày một tăng. Thông qua một loạt di chỉ khảo cổ trong thời kì này mà chúng ta có thể khẳng định rằng Sơn La cùng một số nơi khác trong nước đã bước vào thời đại văn minh. Trải qua buổi đầu dựng nước, đó là thời Văn Lang – Âu Lạc. Như vậy, qua những di chỉ khảo cổ tìm thấy chúng ta biết con người Sơn La thời kì này đã chinh phục và bước đầu cải tạo được tự nhiên bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống của mình và đó cũng là bước đi chung của các cư dân thời cổ đại nói chung. 2.2. Kênh hình - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ hành chính Sơn La - Tranh ảnh các dân tộc Sơn La - Bản đồ phân bố một số di chỉ khảo cổ ở Sơn La 3. Phương tiện hỗ trợ: 3.1: Thiết bị đồ dùng dạy học: Giấy A0, bút dạ, phiếu giao việc. 3.2: Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm. BCH Đảng bộ Sơn La, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 - Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La giành cho GV trường CĐ Sơn La 4. Cách tổ chức các hoạt động Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và tình hình kinh tế tỉnh Sơn La (15 phút) *Mục tiêu: Nắm được vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và tình hình kinh tế tỉnh Sơn La * Đồ dùng dạy học: Giáo án, bản đồ Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Sơn La. * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp liên môn. Liên hệ kiến thức môn địa lí địa phương tỉnh Sơn La - Hoạt động chung cả lớp - GV nêu câu hỏi: HS liên hệ kiến thức địa lý, quan sát trên bản đồ Việt Nam xác định vị trí tỉnh Sơn La - Quan sát bản đồ hành chính tỉnh Sơn La, xác định các huyện thị - Kể tên những khoáng sản phân bố ở các huyện thị trong tỉnh Hoạt động 2:Tìm hiểu những dấu tích cư trú lâu đời được phát hiện ở Sơn La (25 phút) * Mục tiêu: Biết được dấu tích cư trú lâu đời ở Sơn La -> Sơn La từ thời tiền sử cũng là cái nôi của loài người * Đồ dùng dạy học: giáo án, bản đổ các di chỉ khảo cổ ở Sơn La, giấy A0 * Cách tiến hành: + Chia nhóm - phát phiếu giao việc Yêu cầu: Quan sát lược đồ phân bố một số di chỉ khảo cổ ở Sơn La và hoàn thành nội dung bảng sau: Địa điểm Niên đại Hiện vật - Hang Pông (Cao nguyên Mộc Châu) - Sập Việt, Bản Phố ( Mường Khoa - Bắc Yên) - Đông Sang, Mường Chiên, Văn Phán(Quỳnh Nhai) - Pá Muội, Hát Luồn (Thuận Châu) .. - Hậu kỳ thời đá cũ hoặc Văn hoá Sơn Vi - Hậu kì đá cũ và đá giữa Công cụ bằng đá cuội được ghè, đẽo + Các nhóm quan sát xác định vị trí các di chỉ khảo cổ đã được phát hiện ở Sơn La. - Trình bày- các nhóm khác quan sát, bổ sung + GV nhận xét, bổ sung, kết luận. 5. Câu hỏi đánh giá, củng cố (5phút) - Xác định vị trí các huyện, thị trong tỉnh Sơn La trên bản đồ bản đồ hành chính tỉnh Sơn La - Sử dụng bản đổ các di chỉ khảo cổ ở Sơn La - tổ chức trò chơi xác định và dán các địa điểm phân bố các di tích khảo cổ. Lớp 7: BÀI 1: SƠN LA QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ (1tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được: 1.1. Kiến thức: Biết được trong lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính. Tuy vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La luôn kề vai sát cánh với nhân dân cả nước lập nên những kỳ tích trong công công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. 1.2. Kỹ năng: Có kỹ năng tổng hợp, nhận định 1.3.Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử của địa phương. 2. Thông tin: I. Từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. Theo sử cũ, thủa dựng nước các vua Hùng chia nước Văn Lang thành 15 bộ- Sơn La thuộc bộ Tân Hưng. Thời nhà Lý (1010 -1225) miền lưu vực sông Đà trong đó có vùng đất Sơn La thuộc châu Lâm Tây; Đến thời nhà Trần (1225- 1400) thuộc đạo Đà Giang. Vào cuối đời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (năm 1397) vùng đất này được đổi thành trấn Thiên Hưng. Đây là thời kỳ đồng bào các dân tộc cùng chung sức khai sơn, phá thạch, dựng nên nhiều châu, mường như: Mường Muổi: nhà Trần biên chép vào sổ sách là Mỗi Châu, đến thời Lê đổi thành Thuận Châu. Trung tâm Mường Muổi là là Chiềng Ly (còn gọi là Chiềng Pha). Các mường nhỏ thuộc phạm vi Mường Muổi, gồm có: Mường Sại (Chiềng Muôn), Mường Piềng (Chiềng Khoang, Chiềng Pấc), Mường Ét (Chiềng Ve), Mường La (châu Sơn La), Mường Quài (châu Tuần Giáo), Mường Mụa (châu Mai Sơn). Mường Cây: nhà Lê chép vào sử sách là Quỳnh Nhai, trung tâm châu mường đặt ở Mường Xo, gồm các mường nhỏ: Mường Chiên (Chiềng Phung), Mường Cây (Quỳnh Nhai), Mường Than (Than Uyên), Mường Mả (Lương Tiên), Mường Sát (Dương Quỳ), Mường Bo (Cam Đường), Mường Xo (Phong Thổ), Mường Kim, Mường Tháo (Văn Bàn). Mường Tấc: sử sách nhà Lê chép là châu Phù Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đổi gọi là châu Phù Yên. Trung tâm châu mường đặt ở Viềng Tấc (nay là bản Viềng), gồm các nường nhỏ: Mường Pùa, Mường Muông, Mường Do, Mường Lang, Mường Át, Mường Cúc (Thu Cúc), Mường Tòng, Mường Tèng (Lai Đồng), Mường Vân, Mường Ven (Xuân Đài) nay thuộc Phú Thọ. Mường Sang (còn gọi là Mường Móc do có sương mù bao phủ): sử sách nhà Lê ghi là Mộc Châu. Mộc Châu trước có 23 mường động. Do địa thế quá rộng, nên năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) chia làm 3 châu: Đà Bắc, Mã Nam và Mộc Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Mường Sang, gồm các mường nhỏ: Mường Chiềng Kỳ (Đà Bắc), Mường Ét, Chiềng Cọ (Mã Nam), Chiềng Đi, Chiềng Ban (Tú Nang), Pơ Tao, Chiềng Cang, Chiềng Ve, Xuân Nha. Mường Vạt: sử sách nhà Trần ghi là Mường Việt, nhà Lê ghi là Việt Châu, năm Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822) đổi Việt Châu thành Yên Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Chiềng Khoong, bao gồm các mường nhỏ: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Mường Khoa, Mường Lựm, Mường Ái. Rõ ràng, từ rất sớm, Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt. Bài thơ của vua lê Thái Tông ở khe động Chiềng La (thị xã Sơn La) mang tên Quế Lân ngự chế khắc vào vách đá từ năm 1440, và truyền thống văn hoá lâu đời ở đây đã khảng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt. Đến thời Nguyễn các châu mường kể trên thuộc phủ Gia Hưng (các châu Sơn La, Mai Sơn, Phù Yên, Châu Mộc, Châu Yên), phủ Điện Biên (trong đó có châu Quỳnh Nhai, châu Thuận). Dưới các châu, nhà Nguyễn chia thành các động, sau đổi ra tổng. Trong đó châu Sơn La, gồm có Mường La, Mường Trai (Chiềng Nghiêm, Hiếu Trai), Mường Bú (Chiềng Biên), Mường Chùm, Mường Chiến (Ngọc Chiến). Châu Mai Sơn, gồm có Mường Mụa, Mường Bon, Mường Chanh, Mường Hung, Mường Chiềng Cang. Châu Phù Yên: Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù, Tấn Phong, Tường Phong. Châu Châu Mộc: Mộc Thượng, Mộc Hạ, Hường Càn, Xuân Nha, Quy Hướng, Tú Nang. Châu Yên: Mường Vạt, Mường Khoa, Mường Sàng. Châu Quỳnh Nhai: Yên Trạch, Dương Dị, Yên Trình, Mường Tè. Châu Thuận: Mường Muổi, Mường Lầm, Mường Sại, Mường Piềng, Chiềng Pấc. Châu mường ở Sơn La là lãnh địa tập hợp từ 4 mường nhỏ (mường phìa) trở lên. Lúc đầu mường phìa được gọi là lộng (động). Lộng là bản khá lớn, thu phục nhiều bản nhỏ vào tầm ảnh hưởng của mình. Mường phìa sở tại được gọi là mườngphìa trong châu (mường phìa cuông chu) để phân biệt với mường phìa ngoài (mường phìa nọ). Lỵ sở của mường phìa được gọi là mường hoặc chiềng. Đứng đầu mỗi mường là án nha- tương đương với các chức vụ phụ đạo, tri châu hay thổ tù. Án nha có thông lại , thu lại giúp việc; có quyền tiến cử người đứng đầu mường phìa (phìa lý - tức lý trưởng, phìa phó - tức phó lý) để trông coi việc mường. Mỗi mường phìa lại có một Hội đồng bô lão, các chức ông xen, ông pọng, ông ho luông, ông quan cuông và các chức vụ cấp thấp hơn như xự, lô, chá, chiêng, giúp vào các việc an ninh, truyền đạt mệnh lệnh, làm tạp dịch cùng các tạo bản, quan bản làm việc tạp dịch. II. Thời kỳ Pháp thuộc Tháng 8/1884, quân Pháp chia làm 2 mũi đánh chiếm Hưng Hoá, do các tướng Brie Đờ Lin và Nêgriê chỉ huy. Sau khi chiếm được tỉnh thành , đại tá Đuysétnơ được giao việc quản lý và tiến hành các chống lại cuộc phản kháng do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo. Tháng 6/1885, Hưng Hoá được đặt trong địa hạt của Quân khu miền Tây do Lữ đoàn 1 đảm trách. Ngày 24/5/1886, Tổng trú sứ Trung - Bắc Kỳ ra Nghị định chuyển châu Sơn La thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh do viên công sứ Pháp điều hành. Ngày 20 - 3 -1888, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chế độ Tài phán quân sự và cử thiếu tá Đờ Satôrôsê, Chỉ huy trưởng Quân sự Sơn La - thượng lưu sông Đà, làm Phó Công sứ. Theo sự điều chỉnh của giới quân sự Pháp, từ tháng 4/1890, Sơn La thuộc Tiểu quân khu Sơn La với các đồn binh Sơn La, Tạ Chan, Vạn Yên, cùng các Tiểu quân khu Nghĩa Lộ hợp thành Quân khu Sơn La. Đồng thời, để giới quân sự có nhiều quyền lực trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy, ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập 4 Đạo quan binh ở Tây Bắc và Việt Bắc. Đến ngày 4/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định qui định địa bàn của Đạo quan binh Sơn La (Đạo quan binh thứ 4) bao gồm địa hạt Sơn La và các tổng Yên Lũng, Kiệt Sơn, Xuân Đài ( tách từ huyện Thanh Sơn, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá) và tổng Cự Thắng (tách từ huyện Thanh Thuỷ, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá); Thủ phủ đặt tại Sơn La, do một trung tá làm Tư lệnh. Ngày 27/2/1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập hai tiểu quân khu trực thuộc đạo Quan binh thứ tư Sơn La, là Tiểu quân khu Vạn Bú và Tiểu quân khu Lai Châu thủ phủ đặt ở Vạn Bú. Địa bàn Tiểu quân khu Vạn Bú gồm phủ Vạn Yên (châu Mộc, Phù Yên); phủ Sơn La (châu Sơn La, Yên Châu, Mai Sơn, châu Thuận, Tuần Giáo, Điện Biên). Tất cả được tách từ tỉnh Hưng Hoá. Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, nhập thành tỉnh Vạn Bú. Tỉnh lỵ đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai. Ngày 7/5/1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển Tỉnh lỵ Vạn Bú từ Pá Giang về Chiềng Lề. Ngày 23/8/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, cho phép có ngân sách hàng tỉnh riêng. Tỉnh Sơn La gồm các châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh Nhai và phủ Luân Châu. Ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị dịnh tách các châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và Phủ Luân Châu thành lập tỉnh Lai Châu. Tỉnh Sơn La còn 6 châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên. III. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn La thuộc thuộc Chiến khu II , Liên khu Việt Bắc, Liên khu X, Khu XIV và Khu Tây Bắc. Trong đó từ năm 1948 đến tháng 1/1952, Sơn La hợp nhất với Lai Châu thành tỉnh Sơn Lai. Ngày 12/1/1952, Thủ tướng Chính phủ ra nghị tách 2 tỉnh như cũ. Sau chiến dịch Tây Bắc (1952), Khu uỷ Tây Bắc quyết định chuyển huyện Thuận Châu về Lai Châu . Đến 2/1954, Thuận Châu lại thuộc Sơn La. Đầu năm 1953, Khu uỷ Tây Bắc quyết định thành lập huyện Sông Mã. Từ tháng 5/1955 đến 10/1962, các châu, huyện của Sơn La trực thuộc khu tự trị Thái Mèo, không có cấp tỉnh. Tháng 10/1961, thị xã Sơn La được thành lập. Nghị quyết Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ V, ngày 27/10/1962 đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, lập lại các tỉnh thuộc khu Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ). Ngày 24/12/1962, Sơn La chính thức tái lập. Huyện Quỳnh Nhai (thuộc Lai Châu) thuộc về Sơn La; huyện Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Địa dư của tỉnh Sơn La gồm có thị xã Sơn La và 7 huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu và Mộc Châu. Ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 128-CP, chia huyện Phù Yên của tỉnh Nghĩa Lộ thành 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên. Ngày 27/12/1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá V ra Nghị quyết bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất một số tỉnh. Tháng 1/1976, Phù Yên và Bắc Yên thuộc về tỉnh Sơn La. Ngày 2/12/2003, thành lập huyện Sốp Cộp. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã hoà chung nhịp sống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, góp phần bồi đắp cho truyền thống lịch sử, văn hoá nước Việt. Và trong mỗi giai đoạn lịch sử, vùng đất này đều có những bước phát triển mới, không ngừng tích luỹ nội lực để vươn lên xứng tầm vị thế thủ phủ Tây Bắc trong thời kỳ đổi mới , công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Phương tiện hỗ trợ dạy học 3.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học: Giáo án,Bản đồ Việt Nam thể kỷ XVIII , giấy A0, bút dạ 3.2. Tài liệu tham khảo: - Tỉnh Sơn La 110 năm. BCH Đảng bộ Sơn La, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 - Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La giành cho GV trường CĐ Sơn La 4. Cách tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát sự phát triển của tỉnh Sơn La từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược. (20 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết được trong lịch sử phát triển trải qua hàng nghìn năm, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, mặc dù vậy từ sớm, Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt. * Đồ dùng dạy học: Bản đồ Nước Việt Nam thế kỷ VII - IX; Bản đồ nước Việt Nam thời Lý - Trần; Bản đồ nước Việt Nam thế kỷ XVIII, giáo án, giấy A0, bút dạ, phiếu giao việc, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm - GV sử dụng bản đồ, giới thiệu khái quát nước ta từ thủa Hùng Vương dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của nươớcVăn Langtrải qua các triều đại Lý, Trần, Lê vùng đất Sơn La qua nhiều lần chia tách với những tên gọi khác nhau, nhân dân các dân tộc Sơn La đã hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiều châu mường - HS theo dõi, ghi nhớ - Chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu giao việc + N1,2: Tìm hiểu sự thay đổi về tên gọi và cương vực địa lý thời Lý,Trần, Lê? + N3,4: Trình bày ngắn gọn cách chia đơn vị hành chính thời Nguyễn? - Các nhóm nhận nhiệm vụ trình bày trên giấy A0 - đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, góp ý, bổ sung - GV nhận xét Hoạt động 2: Tìm hiểu địa giới hành chính tỉnh Sơn La thời kỳ Pháp thuộc. (15 phút) * Mục tiêu: Học sinh biết được thời kỳ Pháp thuộc tỉnh Sơn La qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính. Đến năm 1904 về cơ bản ổn định cương vực địa lý và tên gọi tỉnh Sơn La. * Đồ dùng dạy học: Giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp dạy học chung cả lớp - GV giới thiệu khái quát lịch sử nước ta sau Hiệp ước 1884, thực dân Pháp tiến đánh Hưng Hoá. Đến năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, thành lập tỉnh Vạn Bú. Tỉnh lỵ đặt tại Pá Giang, tổng Hiếu Trai. Ngày 7/5/1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển Tỉnh lỵ Vạn Bú từ Pá Giang về Chiềng Lề. Ngày 23/8/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, cho phép có ngân sách hàng tỉnh riêng. Pháp cơ bản hoàn thành việc bình định ở Sơn La - HS theo dõi, ghi nhớ - GV đặt câu hỏi: Tỉnh Sơn La được ra đời như thế nào? - HS đọc tài liệu Lịch sử địa phương trả lời: +24/5/1886, châu Sơn La chuyển thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh + 4/9/1991, Sơn La thuộc đạo quan binh 4 +10/10/1895, thành lập tỉnh Vạn Bú + 23/8/1904, đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La - Cả lớp theo dõi, bổ sung - GV nhận xét kết luận: Như vậy 10/10/1895, với việc thành lập tỉnh Vạn Bú, được coi là thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La. Đến năm 1904 Sơn La đã có ngân sách hàng tỉnh riêng. Đến năm 1909, tỉnh Sơn La gồm 6 châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển của tỉnh Sơn La từ Cách mạng tháng Tám đến nay. (10 phút) * Mục tiêu: Học sinh nắm được từ Cách mạng tháng Tám đến nay qua nhiều lần chia tách, tỉnh Sơn La đã ổn định về địa giới hành chính. * Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La; Giáo án, tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Sơn La dành cho GV THCS * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp dạy học chung cả lớp - GV giới thiệu ngắn gọn sự chia tách tỉnh Sơn La trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sự thành lập thị xã Sơn La (10/1961). Các nghị quyết của Quốc hội, Chính Phủ về thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính (từ năm 1962 đến năm 1976) 5. Câu hỏi đánh giá, củng cố - Sử dụng bản đồ hành chính tỉnh Sơn La yêu cầu HS xác định các đơn vị hành chính trong tỉnh (HS đã được học ở lớp 6). BÀI 2: CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ TIÊU BIỂU TỈNH SƠN LA (2tiết) 1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được 1.1. Kiến thức: Biết được các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La. 1.2. Kĩ năng: Sưu tầm tranh ảnh, sử dụng các tư liệu về các di tích lịch sử - văn hoá tiểu biểu 1.3. Thái độ :Trân trọng các di tích Lịch sử - văn hoá 2. Thông tin: I.Khái quát một số di tích lịch sử , văn hoá tiêu biểu của tỉnh Sơn La (HS sưu tầm chuẩn bị trước ở nhà trước ở nhà) * Di tích lịch sử và danh lam được xếp hạng cấp Quốc gia: 1. Khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La 2. Di tích lịch sử - văn hoá văn bia Quế Lâm Ngự Chế 3.Di tích đồn Mộc Lỵ, Huyện Mộc Châu 4

File đính kèm:

  • docTai lieu day lich su dia phuong Son La.doc
Giáo án liên quan