Giáo trình “Hướng dẫn giảng dạy sinh học 10” được dùng cho GV đang giảng dạy
môn sinh vật ởcác trường PTTH và các giáo sinh năm 3 và năm 4 của khoa sinh học –
Trường ĐHSP gồm 3 phần với những gợi ý chung khi giảng dạy từng bài cụthể.
Tập giáo trình này không phải là tập giáo án mẫu và cũng không phải là tập tài liệu
bắt buộc giáo viên phải thực hiện mà GV nên sửdụng giáo trình theo 3 hướng cụthể
sau :
1. Phần hướng dẫn giảng dạy các bài cụthể, GV chỉnên coi nhưlà một phương án lên
lớp với dàn bài được sắp xếp theo một trật tựlogic nhất định. GV có thểtham khảo
mà không nhất định phải rập khuôn sẽlàm mất đi tính sáng tạo của GV.
2. Phần mởrộng (phần tài liệu tham khảo và mởrộng) cho từng chương đểgiúp GV
nắm vững được nội dung bài dạy và làm cho tiết học trởnên phong phú, sinh động,
không gò bó. Không nên ôm đồm tất cảvào bài giảng. Mỗi GV có thểkhai thác
trong tài liệu tham khảo những khía cạnh mà mình quan tâm đểlàm tiết học không
đơn điệu
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9918 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Hướng dẫn giảng dạy Sinh học 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SINH
(Dùng cho sinh viên năm 3- 4. Hệ chính qui
và GV các trường phổ thông trung học)
TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2003
MỤC LỤC
Lời nói đầu ...................................................................................................................3
Phần I: Nhiệm vụ - Nội dung của chương trình sinh học 10 ....................................5
1. Nhiệm vụ....................................................................................................................5
2. Nội dung.....................................................................................................................5
Phần II: Phương pháp giảng dạy sinh học 10 – CCGD .............................................7
1. Những phương hướng về cải cách khi giảng dạy sinh học 10...................................7
2. Những yêu cầu cần đạt được khi giảng dạy sinh học 10 .........................................10
3. Hướng dẫn giảng dạy các loại kiến thức và các loại bài ..........................................11
Phần III: Hướng dẫn giảng dạy chương và bài cụ thể ............................................21
Chương I: Các dạng sống .........................................................................................21
Bài 1: Cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào và cơ thể đơn bào....................................22
Bài 2: Cơ thể đa bào ....................................................................................................24
Bài 3: Cấu tạo tế bào ở cơ thể đa bào .........................................................................27
Bài 4. Sự phân bào trong cơ thể đa bào ......................................................................29
Bài 5: Thực hành chương I ..........................................................................................32
Chương II: Sự trao đổi chất và năng lượng của cơ thể sống.................................55
Bài 6: Trao đổi chất và năng lượng là điều kiện tồn tại, phát triển ...............................56
Bài 7: Sự trao đổi chất qua màng tế bào......................................................................58
Bài 8: Sự chuyển hoá năng lượng ...............................................................................61
Bài 9: Vai trò của Enzym trong sự trao đổi chất và năng lượng ...................................63
Bài 10: Các phương thức trao đổi chất và năng lượng của sinh vật ............................65
Bài 11: Sự trao đổi chất ở sinh vật tự dưỡng...............................................................67
Bài 12: Sự trao đổi chất ở sinh vật tự dưỡng (tt)..........................................................67
Bài 13: Sự trao đổi chất ở sinh vật tự dưỡng (tt)..........................................................71
Bài 14: Hô hấp ở cây xanh và lên men ở vi sinh vật yếm khí.......................................73
Bài 15: Sự trao đổi chất ở sinh vật dị dưỡng................................................................76
Bài 16 -17: Thực hành chương II .................................................................................78
Chương III: Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật ...........................................93
Bài 18: Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ............................................................93
Bài 19: Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật ...........................................................95
Bài 20:Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật ...........................................................98
Bài 21: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật ..............100
Bài 22: Thực hành chương III ....................................................................................102
Chương IV: Sự sinh sản của sinh vật ....................................................................109
Bài 23: Sự sinh sản vô tính ........................................................................................110
Bài 24: Sự sinh sản hữu tính......................................................................................112
Bài 25: Sự sinh sản hữu tính ở thực vật ....................................................................115
Bài 26: Sự sinh sản hữu tính ở động vật....................................................................117
Bài 27: Thực hành chương IV....................................................................................119
Chương V: Tính cảm ứng của sinh vật ..................................................................132
Bài 28: Tính cảm ứng của thực vật và động vật đơn bào...........................................133
Bài 29: Tính cảm ứng của động vật đa bào ...............................................................135
Bài 30: Thực hành chương V.....................................................................................136
Tài liệu tham khảo....................................................................................................143
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “Hướng dẫn giảng dạy sinh học 10” được dùng cho GV đang giảng dạy
môn sinh vật ở các trường PTTH và các giáo sinh năm 3 và năm 4 của khoa sinh học –
Trường ĐHSP gồm 3 phần với những gợi ý chung khi giảng dạy từng bài cụ thể.
Tập giáo trình này không phải là tập giáo án mẫu và cũng không phải là tập tài liệu
bắt buộc giáo viên phải thực hiện mà GV nên sử dụng giáo trình theo 3 hướng cụ thể
sau :
1. Phần hướng dẫn giảng dạy các bài cụ thể, GV chỉ nên coi như là một phương án lên
lớp với dàn bài được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định. GV có thể tham khảo
mà không nhất định phải rập khuôn sẽ làm mất đi tính sáng tạo của GV.
2. Phần mở rộng (phần tài liệu tham khảo và mở rộng) cho từng chương để giúp GV
nắm vững được nội dung bài dạy và làm cho tiết học trở nên phong phú, sinh động,
không gò bó. Không nên ôm đồm tất cả vào bài giảng. Mỗi GV có thể khai thác
trong tài liệu tham khảo những khía cạnh mà mình quan tâm để làm tiết học không
đơn điệu.
3. Cuối mỗi chương có câu hỏi ôn tập giúp GV nắm toàn bộ kiến thức của chương
đồng thời có thể quan tâm đến những kiến thức quan trọng và làm nổi bật trong
từng tiết học.
Mặc dù đã cố gắng biên soạn cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của chương
trình, phù hợp với nội dung và sự phát triển nhanh chóng của khoa học sinh học cùng
với tình hình thực tiễn giảng dạy và học tập hiện nay ở trường phổ thông, nhưng chắc
chắn cuốn giáo trình này không khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các bạn đọc và đồng nghiệp. Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về “Khoa
sinh – Trường ĐHSP – 280 An Dương Vương, Q. 5, TP.HCM”.
Tác giả
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG GIÁO TRÌNH
- HS : học sinh
- GV : giáo viên
- ASMT : ánh sáng mặt trời – NLASMT : năng lượng ánh sáng mặt trời
- HCHC : hợp chất hữu cơ
- QH : quang hợp
- SGK : sách giáo khoa
- ntn : như thế nào?
- TQ : trực quan
- NST : nhiễm sắc thể
- VK : vi khuẩn
- CN : công nghiệp
- TĐC và NL : trao đổi chất và năng lượng
- ST và PT : sinh trưởng và phát triển
- D : đường kính
- VD : ví dụ
- AXTT : áp suất thẩm thấu
- KKK : khe khí khổng
- VSV : vi sinh vật
- P-L-P : protid – lipid – protid
- Ncao ( Nthấp : Nồng độ cao (Nồng độ thấp
- BTT : bào tử thể
- GTT : giao tử thể
- SSVT : sinh sản vô tính
- KQH : khái quát hóa
- TĐG : trùng đế giày
- CM : chứng minh
- CỨ : cảm ứng
- TTC : tính tích cực
PHẦN I:
NHIỆM VỤ - NỘI DUNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10
I/- Nhiệm vụ của chương trình sinh học lớp 10:
- Có nhiệm vụ tổng kết chiều hướng tiến hóa chung của toàn bộ sinh giới thông qua
các hình thức tổ chức cơ thể, các phương thức trao đổi chất, các quá trình sinh trưởng,
phát triển, sinh sản cùng các phương thức cảm ứng dựa trên các kiến thức sinh học mà
học sinh đã học ở phổ thông cơ sở.
- Đồng thời bổ sung, nâng cao hiểu biết của HS về cấu tạo của tổ chức sống, về cơ
chế của một số hiện tượng sống, quá trình sống cơ bản mà chương trình sinh học ở lớp
dưới chưa đề cập hay mới đề cập tới một cách sơ lược theo tinh thần hiện đại hóa nội
dung, kiến thức, phù hợp với yêu cầu của bậc học.
- Từ nhiệm vụ trên, trong quá trình giảng dạy sinh học 10, giáo viên cần rèn luyện tư
duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Hướng dẫn học sinh dựa vào vốn kiến
thức đã có để tiếp thu kiến thức mới, có tính chất tổng hợp và đại cương của chương
trình. Nâng cao tính tích cực của HS bằng các phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hiện chương trình này, GV còn đóng góp tích cực vào việc bồi dưỡng quan
điểm duy vật và phương pháp tư duy biện chứng cho HS trong việc nhìn nhận và giải
thích các quá trình phát sinh, phát triển của thế giới hữu cơ từ một nguồn gốc chung.
II/- Nội dung của chương trình sinh học 10 :
Chương trình sinh học 10 được trình bày gồm 5 chương với 30 tiết. Được dạy 1 tiết/
1 tuần
Chương I : CÁC DẠNG SỐNG
Nội dung của chương là trình bày cấu tạo và hoạt động của các dạng sống từ đơn
giản đến phức tạp. Cụ thể : Từ dạng chưa có cấu tạo tế bào (Đại diện : Vi rút - thể thực
khuẩn) đến dạng có cấu tạo bằng một tế bào nhưng nhân chưa chính thức (Đại diện : Vi
khuẩn, vi khuẩn lam) đến cấu tạo bằng một tế bào đã có nhân chính thức (Đại diện :
Tảo đơn bào, động vật nguyên sinh) đến dạng tập đoàn đơn bào (Đại diện : Pandôrina -
Vôn vốc) và cuối cùng là dạng đa bào bậc cao (Đại diện : Toàn bộ động vật - thực vật).
- Các cơ thể sống tuy đa dạng về cấu tạo và phức tạp về mức độ phân hóa song đều
được cấu tạo thống nhất bằng tế bào. Chính sự thống nhất về cấu tạo phản ánh sự
thống nhất về nguồn gốc.
Chương II: SỰ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
Nội dung của chương là trình bày các phương thức trao đổi chất ở sinh vật dựa trên
cơ sở chính xác hóa khái niệm trao đổi chất. Đi sâu vào bản chất của quá trình trao đổi
chất đó chính là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong phạm vi tế bào.
- Ngoài ra ở chương II còn đi sâu vào một số hiện tượng, quá trình trao đổi chất ở
cây xanh mà các hiện tượng, quá trình này mới chỉ được giới thiệu một cách sơ lược ở
lớp 6 như : Quá trình trao đổi nước, trao đổi muối khoáng, trao đổi nitơ, quá trình quang
hợp, hô hấp, lên men ...
Chương III : SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Đây là các quá trình liên quan mật thiết tới trao đổi chất và năng lượng, là kết quả
của quá trình trao đổi chất giúp cho cơ thể sinh vật lớn lên, trưởng thành và cuối cùng
sinh sản.
Nội dung của chương cũng vạch rõ tính qui luật trong sinh trưởng và phát triển cùng
các nhân tố ảnh hưởng tới các quá trình này. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn
chăn nuôi và trồng trọt.
Chương IV : SỰ SINH SẢN CỦA SINH VẬT
Nội dung của chương tổng kết các hình thức sinh sản của sinh vật gồm 2 hình thức
sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Thông qua các hình thức sinh sản, nêu rõ chiều
hướng tiến hóa ngày càng hoàn thiện của cơ quan sinh sản và phương thức sinh sản
để bảo đảm sự phát triển của quần thể loài.
Chương V : TÍNH CẢM ỨNG CỦA SINH VẬT
Nội dung chương tổng kết các hình thức cảm ứng của sinh vật, nêu hướng tiến hóa
về các cơ quan cảm ứng và cơ chế cảm ứng để đảm bảo sự thích nghi ngày càng hoàn
thiện của sinh vật trước môi trường sống luôn thay đổi để tồn tại và phát triển.
PHẦN II :
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY SINH HỌC 10 – CCGD
I/- Những phương hướng về cải cách khi giảng dạy sinh học 10 :
1. Tăng cường phát huy tính tích cực của HS trong giảng dạy
a/- Thế nào là tính tích cực của học sinh :
- Tính tích cực của học sinh là yếu tố cần thiết của quá trình học tập.
- TTC trong học tập của HS là một phẩm chất của tư duy, nó là trạng thái hoạt động
mạnh mẽ của chủ thể trong quá trình nhận thức. Nó được đặc trưng bởi sự khát vọng
cao, bởi sự nỗ lực và nghị lực cao trong quá trình nhận thức cái mới của HS.
Nhiệm vụ của GV trong giờ giảng là phát động được tính tích cực của HS, sau đó
duy trì nó và phát huy mạnh mẽ ở tất cả HS trong suốt quá trình học tập để đạt được
mục đích quan trọng bậc nhất của quá trình nhận thức, đồng thời giúp HS đạt kết quả
tốt nhất trong giờ học.
b/- Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của HS :
* Đối với các phương pháp dạy học truyền thống, thì phương pháp hỏi đáp giúp GV
nhiều trong việc phát huy tính tích cực của HS. Vì vậy, trong khi dùng phương pháp hỏi
đáp nên :
+ Câu hỏi đặt ra phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS, khó quá hay dễ quá
đều không khả năng gây tính tích cực của HS.
+ Những câu hỏi mà câu trả lời là có hay không thì đây không phải là câu hỏi có tính
chất gây TTC cho HS.
+ Những câu hỏi có giá trị cao trong việc phát huy TTC của HS là những câu hỏi đòi
hỏi sự phân tích, sự so sánh, sự tổng hợp, sự khái quát hóa, sự phát hiện ra mối liên hệ
nhân quả giữa các sự vật và hiện tượng sinh học. Các câu hỏi liên hệ thực tiễn và cao
hơn hết là câu hỏi có tính chất hướng dẫn học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết để
lập luận, bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết đã nêu.
Ví dụ :
- Câu hỏi so sánh :
(?) Sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật về cấu tạo ?
(?) Sự giống nhau và khác nhau về bản chất của quá trình nguyên phân và quá trình
giảm phân ?
- Câu hỏi phân tích :
(?) Tại sao nói quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa là hai quá trình trái ngược
nhau trong sự trao đổi chất ở sinh vật ?
(?) Hãy phân tích sự chuyển hóa các chất trong tế bào đi kèm với sự chuyển hóa
năng lượng ?
- Câu hỏi tổng hợp :
(?) Quá trình nguyên phân bao gồm những kỳ nào ? Đặc điểm chính của mỗi kỳ ?
(?) Trình bày mối liên hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa trong chuyển hóa nội bào ?
- Câu hỏi khái quát hóa :
(?) Chiều hướng tiến hóa về cấu tạo cơ thể của sinh vật ?
(?) Tính qui luật trong sự tiến hóa về cấu tạo ở cơ thể đa bào?
- Câu hỏi liên hệ thực tiễn :
(?) Tại sao khi ăn rau sống phải rửa sạch bằng nước muối hay thuốc tím?
(?) Tại sao cây mọc tốt trong đất mùn?
- Câu hỏi có tính chất đề xuất vấn đề:
(?) Tại sao nói hình thức sinh sản tiếp hợp của trùng đế giày là hình thức sinh sản
hữu tính?
(?) Động vật khi nhận được kích thích của môi trường thì phản ứng lại bằng phản xạ.
Vậy thực vật khi nhận được kích thích của môi trường có phản ứng hay không? Phản
ứng bằng cơ chế nào?
* Ngoài phương pháp hỏi đáp ra thì trong các phương pháp truyền thống còn có
phương pháp trực quan và phương pháp thực hành cũng có nhiều khả năng phát huy
TTC của HS khi GV sử dụng đúng bản chất của nó.
- Khi dùng phương pháp trực quan thì việc hướng dẫn HS quan sát có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc hình thành khái niệm mới ở HS. Yêu cầu hướng dẫn quan sát cần
đạt được là :
+ Trình tự hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
+ Nêu bật được sự liên quan, nối tiếp của mạch kiến thức (chứ không phải là sự
cộng lại của kiến thức)
Sự quan sát trực quan chỉ có tác dụng phát huy TTC khi nó phải kết hợp với việc sử
dụng một hệ thống câu hỏi đáp giúp HS suy nghĩ trong quá trình quan sát để đi đến kết
luận của bài học.
- Một số đồ dùng trực quan dùng để giảng dạy sinh học 10 được thiết kế với mục
đích phát huy TTC của HS như :
+ Tranh liên hoàn được kết bằng len và để rời từng kỳ của 2 quá trình nguyên phân
và giảm phân.
+ Tranh liên hoàn về sinh sản tiếp hợp của trùng đế giày (bằng len và bìa cứng)
+ Một số sơ đồ tìm tòi của chu trình sinh sản ở rêu, dương xỉ và chu trình phát triển
của thực vật.
- Khi dùng phương pháp thực hành : GV cần lưu ý đến bản chất của phương pháp
thực hành và dùng nó như là một phương pháp chứ không phải là một biện pháp.
Trong khi hướng dẫn học sinh làm thực hành, thí nghiệm để phát huy TTC của HS,
GV cần :
+ Chọn lựa đối tượng thí nghiệm hấp dẫn
+ Đề ra những yêu cầu cụ thể để hướng dẫn sự tự giác tiến hành công tác độc lập
trong quá trình làm thí nghiệm.
+ Theo dõi, nhận xét kết quả thí nghiệm.
+ Hướng dẫn HS giải thích kết quả, biết phán đoán kết quả và giải thích.
+ Biết xác định và tìm nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công.
+ Biết ghi tường trình, đánh giá kết quả thí nghiệm, rút ra kiến thức cần tiếp nhận.
- Tóm lại : Để phát huy TTC của HS, ngoài những hướng dẫn ở trên thì yêu cầu GV
phải có kỹ năng sư phạm, kỹ thuật phòng thí nghiệm, kỹ xảo xử lý các tình huống ở trên
lớp hay trong phòng thí nghiệm để chủ động tích cực kích thích và phát huy TTC của
HS. Ngoài ra, GV cần mạnh dạn sử dụng các phương pháp dạy học mới như dạy học
giải quyết vấn đề với 2 mức độ là thuyết trình nêu vấn đề và đàm thoại nêu vấn đề để
phát huy TTC của HS trong khi nghiên cứu chương trình sinh học 10.
2/- Tăng cường thực hành thí nghiệm trong giảng dạy và học tập bộ môn :
Thực hành, thí nghiệm đó là đặc trưng của việc giảng dạy môn sinh học. Tuy nhiên,
từ trước đến nay chúng ta mới chỉ sử dụng phương pháp này ở cuối chương để củng
cố kiến thức đã học hoặc chứng minh những kiến thức đã học ở trong chương.
Trong phương hướng cải cách phương pháp giảng dạy bộ môn thì các nhà giáo dục
lưu ý giáo viên ở 2 vấn đề sau :
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các bài thực hành ở cuối chương (hiện nay rất
nhiều GV và nhiều trường đã và đang dạy "chay")
- Cần sử dụng phương pháp thực hành để giảng dạy (được dạy ở đầu hay giữa mỗi
bài). Đặc trưng của phương pháp thực hành thí nghiệm là học sinh phải tự làm thí
nghiệm và giải thích được kết quả của thí nghiệm. Muốn vậy, GV phải thiết kế bài dạy
sao cho trong khi tiến hành thí nghiệm, HS tiếp nhận được kiến thức mới. (GV không
nên nhầm lẫn với phương pháp trực quan thí nghiệm).
Ví dụ :
Trong bài 7 - "Sự trao đổi chất qua màng tế bào". Ở phần I - "Sự trao đổi nước và
các chất hòa tan trong nước". GV hướng dẫn học sinh tự tiến hành thí nghiệm trước ở
nhà, quan sát và ghi chép kết quả theo bảng sau :
Thời gian thí nghiệm Mực nước dâng lên
trong phễu (cm)
Màu nước
trong chậu
3h 30'
4 ngày
10 ngày
12 ngày
Sau đó vào tiết học - GV sử dụng kết quả thí nghiệm đặt thành câu hỏi "tại sao" để
các em trình bày ý kiến của mình về cơ chế của hiện tượng từ đó tiếp nhận các khái
niệm : thẩm thấu, thẩm tách, khuếch tán ...
3/- Coi trọng việc liên hệ nội dung giảng dạy với thực tiễn đời sống và sản xuất :
- Xu hướng này được đề ra để quán triệt mục tiêu đào tạo ở bậc phổ thông trung học
(giáo dục sinh học phải gắn liền với tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng
nghiệp, gắn với dạy nghề phổ thông, giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục dân số).
- Bộ môn sinh học có vị trí là trang bị các kiến thức sinh học làm cơ sở và các
nguyên lý của các ngành chủ yếu trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Vì vậy khi
giảng dạy sinh học 10, GV cần tinh lọc các kiến thức trên và vận dụng các kiến thức đó
vào đời sống sản xuất và đời sống thực tiễn.
- Kiến thức sinh học cũng liên quan chặt chẽ tới việc bảo vệ môi trường, giáo dục
dân số. Vì vậy nhiệm vụ của GV giảng dạy là phải thường xuyên có ý thức, có thói quen
và có kỹ năng cần thiết để tiến hành việc liên hệ nội dung giảng dạy sinh học với thực
tiễn môi trường xung quanh và với sự phát triển dân số cùng chất lượng cuộc sống. Xin
gợi ý những nội dung chính của việc giáo dục dân số và bảo vệ môi trường được thể
hiện ở những kiến thức được trình bày trong chương trình lớp 10 :
* Giáo dục dân số : Từ kiến thức sinh trưởng, phát triển, sinh sản đến mối
quan hệ giữa dân số, môi trường, chất lượng cuộc sống để hình thành cho HS thái độ,
hành vi đúng đắn với các vấn đề kế hoạch hóa gia đình, qui mô gia đình hợp lí, chấp
hành các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
* Giáo dục môi trường được hình thành qua :
- Việc sử dụng hợp lí tài nguyên, thiên nhiên trong môi trường.
- Bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm (về các mặt lý, hóa, sinh)
- Bảo vệ sinh vật quí hiếm trong trạng thái tự nhiên của chúng.
Tóm lại : Những phương hướng trên đây thực ra không hoàn toàn mới đối với
GV (đặc biệt là đối với GV đang trực tiếp giảng dạy). Song có điều là trước đây chúng
ta đã thực hiện chúng một cách không đầy đủ. Có giáo viên coi trọng mặt này, có giáo
viên coi trọng mặt khác hoặc thực hiện lẻ tẻ, không thường xuyên, không đồng bộ. Để
đạt được chất lượng trong dạy học sinh học và để chương trình CCGD đạt yêu cầu thì
GV cần phải tăng cường thực hiện đồng bộ và thường xuyên phương hướng đã nêu
trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn sinh học 10.
II/- Những yêu cầu cần đạt được khi giảng dạy sinh học 10:
1/- Về kiến thức :
+ Nêu bật chiều hướng tiến hóa có tính chất qui luật của thế giới sinh vật biểu hiện
trong sự hoàn thiện dần về các hình thức tổ chức cơ thể, về phương thức trao đổi chất,
về sinh trửơng và phát triển, về sinh sản và cảm ứng thông qua các nhóm sinh vật từ
thấp đến cao. Giúp cho việc giải thích quá trình tiến hóa của sinh vật.
+ Bổ sung và nâng cao kiến thức của HS về tổ chức cơ thể ở các cấp độ sống :
Dưới tế bào ( tế bào ( cơ thể
+ Đi sâu vào cơ chế một số hiện tượng, quá trình sống cơ bản của sự sống (đặc biệt
là các quá trình sinh lí). Đồng thời nêu lên mức độ phức tạp dần của các quá trình này
trong các nhóm sinh vật từ thấp đến cao trên bậc thang tiến hóa của sinh giới.
+ Bằng trình bày hệ thống và khái quát hóa, cho HS thấy cơ thể sinh vật tuy đa dạng
về chủng loại, phức tạp về cấu tạo song đều thống nhất ở chỗ là có cấu tạo chung là
đơn vị tế bào. Từ đó phản ánh được nguồn gốc chung của các loài.
2/- Về rèn luyện tư duy tích cực :
+ Kiến thức trong chương trình sinh 10 không phải là hoàn toàn mới đối với HS (đã
được xem xét ở phổ thông cơ sở) do đó GV không nên lạm dụng phương pháp giảng
giải mà cần phải vận dụng phương pháp hỏi đáp để huy động vốn kiến thức đã có ở HS
để tìm hiểu sâu hơn vào cơ chế của các quá trình sống cũng như để rút ra được qui luật
tiến hóa của sinh giới về cấu tạo cơ thể, về trao đổi chất và năng lượng, về sinh trưởng,
phát triển, sinh sản, cảm ứng …
Tập cho HS so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, khái quát hóa để tự lực đi lên đến các
kiến thức mà GV đặt ra theo nhiệm vụ của chương trình.
3/- Về kỹ năng :
+ Thông qua việc tổng kết các dạng sống cũng như các phương thức trao đổi chất,
sinh trưởng, phát triển, sinh sản cảm ứng của SV, GV có điều kiện rèn luyện cho HS
một số kỹ năng cơ bản của hoạt động tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp … thông
qua các kiến thức về hiện tượng sống, về mối liên hệ nhân quả của hiện tượng, về các
quá trình sống diễn ra trong cơ thể, trong quần thể và trong quần xã tự nhiên.
+ Rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một
cách khoa học những vấn đề thường gặp trong đời sống sản xuất có liên quan tới sinh
học. Biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Biết lắp đặt một số thí nghiệm đơn giản, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu một số hiện
tượng và quá trình sống (đặc biệt là quá trình sinh lí) của sinh vật.
+ Rèn luyện kỹ năng lập bảng so sánh, biểu đồ, sơ đồ …
4/- Về thái độ :
+ Tiếp tục củng cố niềm tin vào khoa học, vào khả năng nhận thức và cải tạo thế giới
tự nhiên của con người.
+ Bồi dưỡng phương pháp tư duy biện chứng trong cách nhìn nhận và giải thích các
hiện tượng tự nhiên. Chống mê tín dị đoan.
+ Có hành vi, ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
+ Có mong muốn đem hiểu biết của mình để phục vụ cuộc sống.
Trên đây là những yêu cầu cần đạt được khi giảng dạy chương trình sinh học 10.
Tuy nhiên, với mỗi bài cụ thể, GV cần xác định cho mình những yêu cầu thật cụ thể về
kỹ năng, thái độ, kiến thức sao cho phù hợp với đối tượng HS mà mình giảng dạy. Các
yêu cầu này phải lấy tiêu chí của B. Bloom được đưa ra trong chuyên đề “Kỹ thuật dạy
học sinh học”. Sẽ không có một sự rập khuôn nào khi “đối tượng” của mỗi một GV là rất
khác nhau. Vì vậy, trong phần hướng dẫn từng bài cụ thể, chúng tôi chỉ tập trung phân
tích mục tiêu về kiến thức là chủ yếu để lấy đó là “chuẩn” cho mỗi GV, còn mức độ đến
đâu thì GV sẽ phải dựa vào “nguồn” của mình để đưa ra được một mục tiêu cụ thể, rõ
ràng, có kiểm định được và cho HS.
III/- Hướng dẫn giảng dạy các loại kiến thức và các loại bài :
1/- Hướng dẫn giảng dạy các loại kiến thức :
a/- Phân loại các loại kiến thức trong chương trình sinh học 10:
Toàn bộ nội dung của chương trình sinh học 10 bao gồm các loại kiến thức sau :
a.1 : Nhóm kiến thức về khái niệm sự vật, hiện tượng : đây là nhóm kiến thức phản
ánh về tổ chức sống, về hiện tượng sống. Trong nhóm kiến thức này có bổ sung và
nâng cao nhằm phù hợp với yêu cầu của cấp học và năng lực nhận thức của HS.
Ví dụ : các khái niệm về vi rút, thể thực khuẩn, khuếch tán thẩm thấu, thẩm tách,
giao tử thể, bào tử thể, chuyển hóa, đồng hóa, dị hó
File đính kèm:
- huong dan giang day sinh hoc 10.pdf