Tài liệu Khóa học Ngữ văn luyện thi vào lớp 10

Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài (1920-2007). Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Bắc Ninh,

cuộc đời và sáng tác của ông có sự gắn bó thiết tha sâu nặng với những người nông dân và cuộc sống nông thôn.

- Kim Lân bắt đầu sáng tác từ những năm 40 của thế kỉ 20 nhưng ông viết không nhiều. Trước sau ông chỉ có

các tập truyện ngắn Nên vợ nên chồng (1955) và Con chó xấu xí (1962). Tuy nhiên, thành công nghệ thuật của các

tập truyện ngắn đó đủ để tác giả của chúng được xếp vào hàng những cây bút tiêu biểu trong văn xuôi hiện đại Việt

Nam.

- Ngòi bút Kim Lân bình dị nhưng đặc biệt hấp dẫn ở nét bút đậm đà hơi thở thôn quê. Thế giới nghệ thuật

Kim Lân tập trung ở khung cảnh làng quê và hình tượng nông dân. Sáng tác của ông tập trung tái hiện cuộc sống lam

lũ, vất vả và vẻ đẹp tâm hồn bình dị trong sáng của người nông dân Việt nam

pdf3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Khóa học Ngữ văn luyện thi vào lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10 Làng - Kim Lân Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - LÀNG - Kim Lân I. Kiến thức cơ bản 1.Tác giả Kim Lân - Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài (1920-2007). Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Bắc Ninh, cuộc đời và sáng tác của ông có sự gắn bó thiết tha sâu nặng với những người nông dân và cuộc sống nông thôn. - Kim Lân bắt đầu sáng tác từ những năm 40 của thế kỉ 20 nhưng ông viết không nhiều. Trước sau ông chỉ có các tập truyện ngắn Nên vợ nên chồng (1955) và Con chó xấu xí (1962). Tuy nhiên, thành công nghệ thuật của các tập truyện ngắn đó đủ để tác giả của chúng được xếp vào hàng những cây bút tiêu biểu trong văn xuôi hiện đại Việt Nam. - Ngòi bút Kim Lân bình dị nhưng đặc biệt hấp dẫn ở nét bút đậm đà hơi thở thôn quê. Thế giới nghệ thuật Kim Lân tập trung ở khung cảnh làng quê và hình tượng nông dân. Sáng tác của ông tập trung tái hiện cuộc sống lam lũ, vất vả và vẻ đẹp tâm hồn bình dị trong sáng của người nông dân Việt nam. 2. Truyện ngắn Làng - Sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu năm 1948 trên tạp chí Văn nghệ. - Đặc điểm cần lưu ý: + Truyện ngắn Làng thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cố lớn, sự kiện bên ngoài mà chú trọng đén các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến tâm lí từ đó làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm. + Truyện thể hiện một tình cảm công dân phổ biến của con người thời kì kháng chiến: Tình yêu quê hương đất nước. Đây là một tình cảm mang tính cộng đồng nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tâm lí, tình cảm chung ấy qua dienx biến tâm lí cụ thể của mọt con người trong một tình huống đặc biệt, trở thành một nét đặc sắc riêng biệt của nhân vật ông Hai vì thế tuy là tình cảm chung nhưng lại mang màu sắc cá nhân, in rõ cá tính riêng của nhân vật. - Tóm tắt tác phẩm: Ông Hai là người nông dân làng chợ Dầu, yêu làng tha thiết đến nỗi đi đâu ông cũng khoe làng một cách say sưa. Trước Cách mạng Tháng tám ông khoe về sự giàu có của làng mình và tự hào về cái sinh phần của Tổng đốc làng ông. Từ khi cách mạng thành công ông chỉ khoe về không khí cách mạng ở làng và những công trình kháng chiến của làng. Theo lệnh tản cư, ông Hai buộc phải xa làng mang theo tất cả nỗi niềm thương nhớ, tin tưởng, tự hào. Những ngày sống ở nới tản cư, niềm vui của ông là được khoe làng và nghe ngóng tin tức kháng chiến của quân ta. Thế rồi, một buổi trưa nọ, ông nghe được tin làng chợ Dầu của mình đã theo Tây, ông vô cùng đau đớn nhục nhã. Từ đó ông không dám đi đâu. Khi nghe bà chủ nhà báo không cho gia đình ông ở nhờ nữa, ông đã vô cùng tuyệt vọng. Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10 Làng - Kim Lân Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Cuộc xung đột Làng và Nước đã nổ ra quyết liệt trong ông. Rồi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính trả ông lại với niềm sung sướng, tự hào về làng chợ Dầu yêu nước của mình. Phần trích kể về diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. - Giá trị cơ bản của thiên truyện: + Nội dung: Qua hình tượng ông Hai, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu quê hương đất nước sâu nặng trong những người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. + Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống: Nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện rất đặc biệt qua đó bộc lộ tâm lí, tính cách nhân vật. Tình huống truyện Làng được tạo nên bởi 2 tình huống nhỏ: một tình huống có tính chất thắt nút đó là tình huống ông Hai nghe tin làng theo Tây và một tình huống có tính chất cởi nút đó là tình huống tin đồn thất thiệt nọ được cải chính. Đặt nhân vật vào tình huống ấy nhà văn có cơ hội bộc lộ diễn biến nội tâm của ông Hai. - Miêu tả tâm lí: Tác giả tỏ ra vô cùng am hiểu tâm lí người nông dân và thể hiện một cách tài tình, sống động tâm lí của ông lão Hai làng chợ Dầu trong những tình huống đặc biệt. - Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật. - Cách trần thuật tự nhiên, sinh động, linh hoạt. Những chi tiết đời sống sinh hoạt được đan xen vào mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn. II. Dạng đề 1. Đề tái hiện kiến thức. 2. Đề nghị luận. a.Viết đoạn. Đề 1. Cho câu chủ đề “Kim Lân đã thể hiện tài tình tình yêu quê hương mang sắc thái, biểu hiện riêng độc đáo của người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp”. Hãy viết tiếp từ 10 đến 12 câu để tạo đoạn văn hoàn chỉnh với cấu trúc diễn dịch trong đó có sử dụng câu cảm thán. Đề 2: Câu chuyện trao đổi giữa hai cha con ông hai đã thể hiện một cách thấm thía và xúc động tình cảm yêu nước yêu làng của người nông dân Việt Nam. Hãy viết đoạn văn cấu trúc tổng phân hợp trong đó có sử dụng dạng câu có khởi ngữ để phân tích đoạn đối thoại ấy. b. Viết bài. Đề 1: Phân tích hình tượng ông Hai trong tác phẩm Làng - Kim Lân. Đề 2: Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo Tây đến lúc kết thúc tác phẩm. III. Luyện đề Đề 1: Viết đoạn văn phân tích đối thoại giữa ông hai và cậu con trai nhỏ. Yêu cầu chung: - Biết cách viết đoạn theo yêu cầu đã định về hình thức. Ví dụ: Yêu cầu về cấu trúc đoạn (Tổng - Phân - Hợp), về hình thức câu(Có đề ngữ) - Nắm được nội dung, ý nghĩa của đoạn: Tình yêu nước yêu làng của hai cha con ông Hai. Tài liệu Khóa học Ngữ văn Luyện thi vào lớp 10 Làng - Kim Lân Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - - Nắm được đặc sắc nghệ thuật có khả năng truyền tải nội dung của đoạn: Lời đối thoại bằng ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ nông dân nhưng lại như một độc thoại nội tâm của nhân vật. Cụ thể: Câu 1: câu Tổng đầu tiên cần nêu ra ý nghĩa bao trùm của doạn trích làm thành chủ đề của đoạn văn . “ Đoạn đối thoại giữa ông hai và thắng Húc đã bộc lộ sâu sắc và xúc động tình yêu nước yêu làng của ông Hai.” Các câu tiếp theo sẽ triển khai cụ thể ý tứ trong câu chủ đề này. “ Trong tâm trạng dồn nén bế tắc vì nghe tin làng theo Tây lập tề, ông hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con trai nhỏ ngây thơ. Mỗi lời tâm sự ấy thực ra cũng là lời ông tự nhủ với lòng mình, lời ngỏ lòng mình với mọi người và kháng chiến. Trong lời tâm sự ấy ông thể hiện tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu mà ông muốn đứa con trai nhỏ cũng phải ghi khắc “Nhà ta ở làng chợ Dầu”. Cao hơn nữa,ông thể hiện tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ “Anh em đồng chí biết cho bố con ông, cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông” . Tình cảm ấy với ông là hết sức sâu nặng, bền vững và thiêng liêng “ cái lòng bố con ông là thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai” Lời văn như một lời thề thiêng liêng quyết tử với cách mạng và kháng chiến. Với người nông dân này đi theo kháng chiến đã trở thành một lẽ sống, một tình cảm tự nhiên, một yêu cầu tối cao của tình cảm con người. Làng thì ông đã yêu nhưng giờ với ông làng chỉ đáng yêu đáng trọng khi làng theo kháng chiến”. Câu kết: Theo lối tóm lược để tạo thành phần Hợp cuối “Qua đoạn đối thoại ngắn, Kim Lân đã diễn tả tài tình xung đột nội tâm của ông lão Hai qua đó làm sáng lên vẻ đẹp tinh thần của ông: Tình yêu làng quê gắn với tình yêu đất nước và cách mạng” Nguồn: Hocmai.vn Giáo viên: Doãn Đông

File đính kèm:

  • pdfLang.pdf