Tài liệu Nhà sử học Lê Văn Hữu - Chương 5: Thành tích bước đầu của nền văn hoá mới Xã hội Chủ nghĩa

Tiếng súng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp vừa ngừng thì tiếng roi vun vút của bọn đế quốc phong kiến đàn áp bóc lột tưới như mưa trên đầu trên cổ nhân dân ta.

 Phong trào cần Vương ở Kẻ Rỵ – Kẻ Chè tuy yếu ớt sau dẫu sao cũng dội lại tiếng vang của một quá khứ dân tộc có chủ quền. Những cố Kiệm, cố Cờ, cố Quản Khoan, cố Bạn cho đến Quản Bộc, Bát Khai, Đốc Đích cầm gậy tre, ngọn mác, cây Kiếm đứng lên tuy chưa có công tích gì song cũng nói lên lòng dân Kẻ Rỵ – Kẻ Chè hướng về đại nghĩa với chân lý ngàn đời: “ không có gì quý hơn độc lập tự do ”. Quanh một vùng tỉnh Thanh rộng lớn, xa thì Ba Đình (Nga Sơn), Đồn Cấp Ké (Tĩnh Gia), Ma Cao (Cẩm Thuỷ), Trịnh Van (Thưòng Xuân) gần thì có các ông cử Hanh (vùng Bôn, Rủn), Quản Chăm (Ngã Ba Chè) nổi lên xây đồn luỹ đánh Pháp, Kẻ Rỵ – Kẻ Chè cũng rậm rịch mài dao vào làng nhưng lại gặp Phạm Thế Năng (tứ Thống Năng như đã kể ở trên). Thống Năng từ khi phản bội quê hương đất nước, đi ngược lại truyền thống cha ông, ngày càng được thực dân Pháp và phong kiến Nam triều tin dùng, đã trở thành trở lực lớn cho phong trào cách mạng đây. Uy thế của Thống Năng khống chế Kẻ Rỵ – Kẻ Chè suốt một thời Pháp thuộc. hương chức trong làng, trong xã phần nhiều là tay chân Thống Năng. Khi uy quyền đã lớn Thống Năng chia đất Phủ Lý thành 3 làng Trung, Nam, Bắc. ở Kẻ Rỵ – Kẻ Chè chúng rào làng, đặt điếm canh, lập phu đoàn tuần giờ để “ canh phòng cộng sản ”. Trịnh Trọng Cường trước là Cai tổng sau được Thống Năng giao cho chức “ Bang tá tại gia ”, làm quan tại nhà để khống chế cả vùng này. Bất cứ người lạ mặt nào vào làng cũng đều có thể bất chợt bị vu là cộng sản và bị đàn áp tức thì. Dân làng kể lại: Năm 1937, có 3 người bà con của ông Giới từ Nghệ An ra thăm, bị lôi ra điếm canh, vu là “ Cộng sản Nghệ ”, giam cầm xét hỏi mãi sau mới được tha. Lại một lần, cô Mơ người làng Vạc (Thiệu Đô) đến nhà ông Toang chơi bị bọn chưc dịch sai bắt chói, điệu ra điếm canh, doạ là “ cộng sản ” mãi về sau mới được thả. Từ năm 1930 đến năm 1945 việc canh phòng cộng sản rất nghiêm ngặt, nhất là thời kì 1930 – 1935 và thời kỳ 1940 –1945. Lý Dợt làm Lý trưởng trong hai thời kỳ này, trên 10 năm trời, đôn đốc canh giừo: ban ngày thì gác điếm canh trong làng tuác trực, ban đêm trai “ xích hậu ” tuần tra, tối lại “ gà lên chuồng ” là nhà nào nhà ấy đóng kín cửa. Việc nói năng, đi lại, quan hệ giao thiệp đều phải hết sức giữ gìn.

 

docx40 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Nhà sử học Lê Văn Hữu - Chương 5: Thành tích bước đầu của nền văn hoá mới Xã hội Chủ nghĩa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương năm THÀNH TÍCH BƯỚC ĐẦU CỦA NỀN VĂN HOÁ MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I – NHỚ LẠI BỨC TRANH XƯA VÀ NHỮNG NGÀY TUNG BAY NGỌN CỜ ĐỎ SAO VÀNG Tiếng súng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp vừa ngừng thì tiếng roi vun vút của bọn đế quốc phong kiến đàn áp bóc lột tưới như mưa trên đầu trên cổ nhân dân ta. Phong trào cần Vương ở Kẻ Rỵ – Kẻ Chè tuy yếu ớt sau dẫu sao cũng dội lại tiếng vang của một quá khứ dân tộc có chủ quền. Những cố Kiệm, cố Cờ, cố Quản Khoan, cố Bạn cho đến Quản Bộc, Bát Khai, Đốc Đích cầm gậy tre, ngọn mác, cây Kiếm đứng lên tuy chưa có công tích gì song cũng nói lên lòng dân Kẻ Rỵ – Kẻ Chè hướng về đại nghĩa với chân lý ngàn đời: “ không có gì quý hơn độc lập tự do ”. Quanh một vùng tỉnh Thanh rộng lớn, xa thì Ba Đình (Nga Sơn), Đồn Cấp Ké (Tĩnh Gia), Ma Cao (Cẩm Thuỷ), Trịnh Van (Thưòng Xuân)gần thì có các ông cử Hanh (vùng Bôn, Rủn), Quản Chăm (Ngã Ba Chè) nổi lên xây đồn luỹ đánh Pháp, Kẻ Rỵ – Kẻ Chè cũng rậm rịch mài dao vào làng nhưng lại gặp Phạm Thế Năng (tứ Thống Năng như đã kể ở trên). Thống Năng từ khi phản bội quê hương đất nước, đi ngược lại truyền thống cha ông, ngày càng được thực dân Pháp và phong kiến Nam triều tin dùng, đã trở thành trở lực lớn cho phong trào cách mạng đây. Uy thế của Thống Năng khống chế Kẻ Rỵ – Kẻ Chè suốt một thời Pháp thuộc. hương chức trong làng, trong xã phần nhiều là tay chân Thống Năng. Khi uy quyền đã lớn Thống Năng chia đất Phủ Lý thành 3 làng Trung, Nam, Bắc. ở Kẻ Rỵ – Kẻ Chè chúng rào làng, đặt điếm canh, lập phu đoàn tuần giờ để “ canh phòng cộng sản ”. Trịnh Trọng Cường trước là Cai tổng sau được Thống Năng giao cho chức “ Bang tá tại gia ”, làm quan tại nhà để khống chế cả vùng này. Bất cứ người lạ mặt nào vào làng cũng đều có thể bất chợt bị vu là cộng sản và bị đàn áp tức thì. Dân làng kể lại: Năm 1937, có 3 người bà con của ông Giới từ Nghệ An ra thăm, bị lôi ra điếm canh, vu là “ Cộng sản Nghệ ”, giam cầm xét hỏi mãi sau mới được tha. Lại một lần, cô Mơ người làng Vạc (Thiệu Đô) đến nhà ông Toang chơi bị bọn chưc dịch sai bắt chói, điệu ra điếm canh, doạ là “ cộng sản ” mãi về sau mới được thả. Từ năm 1930 đến năm 1945 việc canh phòng cộng sản rất nghiêm ngặt, nhất là thời kì 1930 – 1935 và thời kỳ 1940 –1945. Lý Dợt làm Lý trưởng trong hai thời kỳ này, trên 10 năm trời, đôn đốc canh giừo: ban ngày thì gác điếm canh trong làng tuác trực, ban đêm trai “ xích hậu ” tuần tra, tối lại “ gà lên chuồng ” là nhà nào nhà ấy đóng kín cửa. Việc nói năng, đi lại, quan hệ giao thiệp đều phải hết sức giữ gìn. Thống Năng lại khuyến khích “ phục cổ ” như “ Chấn hưng Phật giáo ”, tu bổ cảnh chùa Hương Nghiêm, cho mời sư để buộc ràng thiện nam tín nữ và biến việc thờ phật thành việc “đồng bóng”, “ cầu cúng ”mê tín dị đoan. Thống Năng lại cũng khích lệ các lệ tục hương đảng xôi thịt và giữ vị trí “ ăn trên ngồi chốc ”. Phần biếu xén trong làng to nhất là phần biếu “ Quan Đô ” (tức Thống Năng). Phần biếu ấy bao giờ cũng phải là thủ lợn cộng thêm nhiều thứ khác nữa. Mỗi khhi “ Quan Đô ra với làng ” là được coi như một “ dịp hiếm có ”. Thường thì “ Quan Đô” ở “ tại gia ” và các chức dịch phải thay phiên chầu trực để nghe hắn truyền bảo. Uy thế của Thống Năng, cho đến năm 1945 vẫn còn khống chế cả vùng Kẻ Rỵ – Kẻ Chè. Lúc này y đã về “ hưu trí tại làng phủ Lý Bắc ”, xây nhà,, xây “ sinh phần ”, đúc tượng đông Thống Năng, lập bàn cúng lễ “ giải oan cho các linh hồn bị y giết hại ”Y cấu kết với bọn quan tỉnh, quan huyện, “ đi lại chơi bời ”. Cả quê hương Kẻ Rỵ – Kẻ Chè như bị bóng đen của bọn Đô Năng, Cai Cường, Lý Dợt, Cửu Minhđè nặng. Phong trào cách mạng lúc bấy giờ phát triển khắp nơi trong tỉnh Thanh; mặt trận Việt Minh hoạt động ngày càng dồn dập nhưng ở Thiệu Trung lúc này cũng khó bề trỗi dậy. Do vậy, nếp sống văn hoá toàn dân thấp kém, lạc hậu, tối tăm và bế tắc. Trong làng có nghề đúc, nghề thừng, có chợ Chè, chợ rỵ, ruộng đồng nhiều, nông giang chảy qua mà đói. Đường làng rậm rạp, cây to um tùm âm u, luý tre dày vây kín như thành cổng làng điếm canh vít các lối vào làng, khiến dân làng ngột ngạt nặng nề, chỉ những nhà giàu có quyền thế là hãnh diện. Nạn lụt năm 1944 vỡ đê sông Chu khiếm cả vùng mất mùa. Nạn đói năm ấy, bây giờ nhác lại còn rùng mình sởn gáy. Tiếp đến là trận đói năm 1945 lịch sử. Pháp Nhật lại ra sức vơ vét thóc lúa, bắt bán lúa theo đầu ruộng, bắt nhổ lúa trồng đay. Nhiều nhà xiêu dạt, nhiều nhà chết đói gần hết. Riêng làng Trà Đúc chết mất 128 người, ngoc nào cũng có người chết, có ngõ chết năm sáu người, có nàh chết sạch. Đường làng ngập trong tang tóc. Trong khi đó, bọn địa chủ cường hào ra sức tích của làm giàu. Cuộc sống đến lúc này không thể chịu được nữa. Và cách mạng tràn về trên quê hương Chè Rỵ. Tháng 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp, phong trào Việt Minh được triển khai nhanh chóng. Ngày 3 –5 – 1945, các huyện có phong trào “ đói ăn ” do Việt Minh phát động. Nông dân các huyện nổi dậy giữ lấy lúa gạo không cho Nhật vơ vét và tay sai cướp phá. Phong trào này ở Thiệu Trung vừa bột khởi đã rầm rộ. Lang Phủ Lý Bắc có Phạm Thế Thai (lúc này là hương kiểm của làng, sau đó được kết nạp vào Đảng) vận động nông dân đến nhà giàu Lê Đình Thạo, Lê Đình Nghiện đòi bỏ tô ruộng và đòi chia 80 thúng thóc cho 160 người dân. ở làng Trà Đông, 20 nông dân đấu tranh với lý trưởng Lê Văn Thảng dành lúa cho nông dân. Phong rào đấu tranh ở Chè Rỵ vừa dấy lên đã có kết quả nên dân làng hết sức phấn khởi tin tưởng. ánh sáng của cách mạng bừng sáng lên trên mảnh đất này. Bọn địa chủ cường hào cho đến Phạm Thế Năng cũng khiếp sợ. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, bọn cường hào nháo nhác, bọn quan lại hoang mang tìm kế thoát thân và có kẻ mưu toan chống phá lại cách mạng. Huyện Thiệu Hóa (lúc này Thiệu Trung thuộc huyện Thiệu Hoá cũ rầm rập cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, truyền đơn và chuẩn bị đi “ cướp phủ ”. Ngày 15 / 8 các đội du kích đã võ trang khới nghĩa, trước thái độ ngoan cố của bọn đầu huyện. Lính bảo an của chúng được gom lại để đối phó với cách mạng. tiếng súng nổ ngay tối hom đó. Và chính quyền thuộc về nhân dân). Làng Rỵ, làng Chè cũng nổi lên trong khí thế cách mạng của cả huyện, cả tỉnh. Mặt tận Việt Minh cử đồng chí Mục Sơn và một số đồng chí khác, cưỡi ngựa, mang kiếm Nhật (chiến lợi phẩm sau trận giải phóng huyện) về làng tước đồng triện của bọn lý hương. Chính quyền bọn thực dân phong kiến sụp đổ nhanh chóng như lá khô trước cơn bão lớn. ở địa phương ông Phạm Thế Thai và một số người hăng hái cách mạng, được cán bộ Việt Minh huyện bồi dưỡng đã lập đội thanh niên võ trang, tổ chức đội múa sư tử cùng dân làng biểu tình thị uy. Hàng ngàn người, dưới ách quốc kì, hô vang khẩu hiệu “ Cách mạng tháng Tám thành công muôn năm ”, “ Việt Nam độc lập muôn năm ”quyện trong tiếng trống múa sư tử rộn ràng diễn khắp 4 làng làm lay động mọi tâm hồn già trẻ gái trai trên mảnh đất Kẻ Rỵ – Kẻ Chè. Ngày 19 / 8, toàn huyện Thiệu Hoá dồn về núi Go để mừng thắng lợi của cách mạng, khẳng định cuộc đời mới mở ra từ đây. Ngày ấy, sau trận mưa mùa thu, trời quang mây tạnh, đồng ruộng tươi tỉnh, ánh nắng tran hoà; một màu xanh bát ngát mênh mông xua tan màu xám chết chóc của mùa đói 1945 vừa qua, xua tan những ngày nô lệ cự nhục. Từng đoàn Thanh niên võ trang khắp các nơi trong huyện kéo về, chân đất áo nâu, gậy gộc kiếm mác, nam nữ chen vai nhau, mắt ánh lên khí khí thế của đoàn quân nô lệ vùng lên rầm rập tiến về khu đổ đất đỏ làng Go. Đồi núi Go màu đất càng tươi, rậm rịch khí thế của chính quyền mới. trong đoàn quân cách mạng ấy, có mặt 29 dân quân gái và 30 dân quân trai làng Rỵ, Làng Chè sát cánh bên nhau. Thật là một bức tranh sôi nổi hào hùng xưa nay chưa từng thấy. Tiếng nói độc lập tự do lung linh trong từng ánh mắt nụ cười. Mọi tầng lớp trong làng Rỵ, Làng Chè đều hồ hỡi xiết chặt tay nhau trong mặt trận việt Minh. Chính quyền lâm thời được thành lập ở các làng. Một số thành phần trên cũng tham gia chính quyền, có người làm chủ tịch lâm thời một làng, có người tham gia tổ chức mặt trận Việt Minh và phụ trách các đoàn thể. (1)có thể kể đến một số thanh niên hăng hái được cách mạng lôi cuốn, có người tham gia viết khẩu hiệu, may cờ, sắm gậy gộc , Có người phổ biến bài tiến quân ca và nhiều bài hát cách mạng khác. Bà con thường nhắc đến những người này như là một kỷ niệm đẹp đẽ sôi nổi đã qua Lê Văn Tân, Trương Trọng Thiện, Lê Văn Hưng. Ngày mồng hai tháng chín từ quảng trường Ba Đình rực nắng vọng về mội miền quê bản tuyên ngôn độc lập. Bác Hồ đã nói lên ý xhí của những “ con Rồng cháu tiên ”: “ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay,một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do dân tộc ấy phải được độc lập ”. Ngày 2- 9 đi vào lịch sử và Kẻ Rỵ – Kẻ Chè cũng lớn lên từ đây. II. từng bước đi lên từng bước đấu tranh Tháng giêng vào năm 1946 mùa xuân đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cái tết khai sinh cuộc sống của người dân có chủ quyền. già trẻ gái trai Kẻ Rỵ – Kẻ Chè đi phổ thông đầu phiếu bầu Chính phủ và chính quyền các cấp. Cầm lá phiếu đầu tiên của một cuộc đời mới thiêng liêng làm sao. Những “ anh hiểm ” “ chị cò ”.. bây giờ cũng được dự bàn việc nước, quyết định vận mệnh cho đất nước. Sau ngày mùng sáu tháng giêng ấy, xã Tây hồ ra đời bao gồm 6 thôn Mỹ Lý, Nguyệt Lãng, Trà Đông và 3 làng Trung, Nam, Bắc. lấy tên nhà đại ái quốc Phan Chu Trinh đặt làm tên xã, nhân dân ở đây muốn biểu thị lòng yêu nước sâu sắc của mình, quyết chống Pháp đến cùng để bảo vệ nền độc lập tự do vừa mới giành đượcm. Các phong trào hồ hỡi dấy lên theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu như “ hũ gạo tiết kiệm ”, “ tăng gia sản xuất ”, “ tập thể dục ”, “ vệ sinh làng xóm ” và sinh hoạt các đoàn thể: Thiếu niên cứu quốc, Nhi đồng cứu vong, thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, phụ lão kháng dịch, nông hội trong mặt trận Việt Minh. Nhất là phong trào bình dân học vụ. các lớp mở ra khắp nơi, “ người biết chữ dạy cho người không biết chữ, véo von các sách học văn: I tờ dấu móc cả hai I ngắn có chăm, tờ dài có ngang Rủ nhau đi học i tờ Xem sách quốc ngữ, đọc thư Cụ Hồ Và cũng như các nơi, Kẻ Rỵ – Kẻ Chè cũng mở ra “ cống sáng ” “ cổng mù ”, cũng có cảnh phàn nàn tự trách song mà vui vẻ biết bao: Người ta đi chợ thì vui Tôi nay đi chợ những chui cùng lòn Còn giời, còn nước còn non Còn chưa biết chữ thì còn phải chui Cứ như thế, tất cả phong trào cách mạng dấy lên như một cuộc đổi đời, gương mặt văn hoá mới đã thay đổi dần dần Kẻ Rỵ – Kẻ Chè xưa. Nhiều bài hát cách mạng từ thị xã Thanh Hoá bay về: Lá quốc kỳ, Rạng đông, Việt Nam, Việt Nam phụ quốc. Bao chiến sỹ anh hùng Lời hát cất lên đầy khí thế. Giang lay bước lên đường chung hăng hái Nam nhi nước non nhà nào kém ai Song tình hình càng ngày càng căng thẳng. Giặc Pháp gây hấn ở Nam kỳ ngày 23 – 9. Chúng tiếp chân quân. tưởng ở Bắc bộ và gây nhiều khó dễ, ngày càng láo xược. Rậm rịch nhiều người ở tỉnh Thanh lên đường chống giặc, nam tiến. ở Kẻ Rỵ – Kẻ Chè, sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch hồ Chí Minh thì mới có lớp bộ đội đầu tiên lên đường gồm 6 đồng chí; Phạm văn Thơi, Trương Trọng Trịnh, Lê Đình Thường, Đỗ Tất Bài, Trần Đình Sáu, Lê Minh Đức. Cả xã, cả làng trống giong cờ mở ra tận cầu Đông Quang đưa tiễn những người con quê hương lên đường góp xương máu bảo vệ đất nước. Nhịp sống kháng chiến bắt đầu với tốc độ khẩn trương. Làng kháng chiến hình thành, các luỹ tre hào giao thông, hầm hố cá nhân chằng chịt xóm làng.Dân quân tự vệ luyện tập ngày đêm sẵn sàng chiến đấu. Trong không khí ấy, xã Minh Quang ra đời, tháp các xã nhỏ thành xã lớn. Đó là vào tháng 10 – 1947. Xã Minh Quang lớn gồm 2 xã nhỏ Tây Hồ và Minh Quang (Minh Quang cũng là xã nhỏ gồm các thôn Nguyệt Quang, Phú Thứ, Viên Nội, Viên Ngoại, Hổ Đàm). Một uỷ ban hành chánh ra đời cùng Mặt trận Liên Việt lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất vừa chiến đấu, lấy kháng chiến làm công việc trước mắt. Lò thơ chúc tết đầu năm của Bác Hồ văng vẳng trong tâm trí mọi người. Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Trống kèn kháng chiến vang dậy non sông Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Cuộc sống tất nhiên không vươn lên một cách thuận chiều. Mảnh đất này không ngoài con mắt tính toán của bọn phản động. Năm 1947, một tên trong tổ chức “ Việt cách ” về phát động làng Chè chặt rào, đốn cây, dọn đường khai quang làng xóm. Nó dựa vào chủ trương xây dựng đời sống mới để nhằm tuyên truyền giành giật nhân dân. Đội dân quân địa phương do ông Cần, ông Cốt, ông Sáu đã đến bắt tên này giải lên huyện, kịp thời ngăn chặn hoạt động của bọn Việt cách. Cho đến năm 1948 thì phong trào xã Minh Quang nói chung và Chè Rỵ nói riêng đã rất vững vàng. Một lớp Đảng viên đầu tiên được kết nạp trên đất này tiêu biểu như Lê Duy Cấn, Trần Đình Sáu. Đến cuối năm 1949, đội ngũ của Đảng ở đây đã lên tới 62 Đảng viên. Phong trào ủng hộ kháng chiến lên mạnh trong các đợt quyên góp quỹ vàng, quỹ độc lập, công trái quốc gia,và nhất là bán lúa khao quân Cụ Hồ. Các làng đều tổ chức thi đua mua công trái quốc gia, bán lúa khao quân tại các đình làng kéo dài 7 ngày. ở làng Chè có chuyện ông Vũ Đình Son mua công trái quốc gia. Ông Son vốn là cố nông, trước cách mạng đi ở cho nhà giàu. Làng xóm được giải phóng, ông chăm chỉ làm ăn có kế hoạch, tấn tới hẳn lên, có “ bát ăn bát để ”. Và trong phong trào ủng hộ kháng chiến, ông giật giả quán quân. Suốt 7 ngày thi đua ông đều được ngồi ở ghế cao nhất, thách thức những người giàu có trong làng khiến họ tức tối song họ vẫn không vượt được mức mua của ông Son vì “ nhiệt tình cách mạng ” của họ đến lúc này không vượt lên được nữa. Đi với cách mạng một đoạn đường, những người giàu có trong làng đã lộ ra những tính toán cá nhân. Các phong trào ủng hộ kháng chiến, hiến điền, thuế luỹ tiến làm cho họ cảm thấy tài sản bóc lột được của họ không tăng lên bao nhiêu mà có nguy cơ bị tước lại (1). Tiêu biểu cho những nhà giàu làng Rỵ làng Chè lúc này là Cửu Minh và Phó Cầu (tức trương Hữu Hoạch và Trương Hữu Tạo). Chúng có uy thế lớn trong vùng, hàng trăm mẫu ruộng thu tô, dinh cơ bề thế, kẻ ở ngoài làm rậm dịch suốt ngày đêm, khách khứa xe cộ xa gần “ về chơi với cụ Cửu vag ông Phó ” không lúc nào là không có. Cựu Minh bảo trợ Phật giáo ở chùa Hương Nghiêm sau khi Thống Năng chết. Y còn lập ra phường bội, đội hát và múa sư tử bày ra cái vẻ bề ngoài là “cụ Cửu hiền lành chỉ thích chơi bời thôi ”. Thật ra, y có nhiều tính toán khi đi với cách mạng. Cách mạng đã đoàn kết với y, đã giao cho y làm chủ tịch Liên Việt xã song y chỉ “ đoàn kết ” lại một cách “ nửa vời ”. Đầu 1950, Tuệ Quang Tuệ Chiếu (hai tên việt gian đội lốt tôn giáo) mượn danh nghĩa Liên Việt tỉnh về xã Minh Quang du với Cửu Minh và Phó Cầu. Chúng quẫy lên việc “ chù chiền ” lập ra “ Hải hội ” gồm hơn 100 người có tuổi trong làng Rỵ làng Chè (từ 40, 50 đa phần là nữ) góp tiền “ đèn nhang ” trên chùa tụng kinh gõ mỏ, cho in áo Hải hội (áo có hoa văn dấu nhà Phật cho người chết), tổ chức “Đội Cầu ” cho người chết (các già đội băng vải dài có tua giải, tượng trưng cho cái cầu bước sang cõi phật của người chết). Phong trào Phật giáo dấy lên có nguy cơ lấn át các phong trào cách mạng. Bọn chúng lợ dụng “ tự do tín ngưỡng ”, lại núp dưới danh nghĩa Mặt trận Liên Việt nên lúc đầu một số người lẫn lộn, khó phân biệt Cửu Minh và Phó Cỗu lại khôn khéo và “ tích cực hoạt động ”, tạo ra “ uy tín lớn ” trùm lên cả một cả vùng. Và sự việc xảy ra vào ngày Phật đản (8- 4) năm 1950. Ngày đó cũng là ngày quốc tế lao động (1 – 5). (1)Cho đến cách mạng thành công, những nhà giàu có không nhiều. Trừ gia đình Cửu Minh giàu có, ăn chơi, giao du rộng rãi và một số nhà có kinh tế vững vàng do có tham gia bóc lột tô tức từ nhiều đời, còn thì là lớp phú nông “ có bát ăn bát để ”. Những người giàu có này, lúc đầu đều có tham gia cách mạng, sau đó có người rơi rớt, có người kiên trì. Cách mạng đã cải tạo họ cũng như con cháu họ, giúp họ đi vào con đường làm ăn chính đáng. Rõ ràng hai bên có sự tranh chấp ảnh hưởng. ở hai làng Chè và Rỵ, các cán bộ trẻ và một số thanh niên tích cực chuẩn bị tổ chức mít ting quốc tế lao động cạnh chùa ông Hưu. Bọn Cửu Minh có sự chỉ đạo của Tuệ Quang Tuệ Chiếu(lúc này đang nằm vùng tại đây)đã viết các khẩu hiệu cho ngày Phật đản treo khắp 4 làng. Cạnh các khẩu hiệu như “ hoan nghênh ngày Phật đản ” chúng vẽ hình “ Hai giáo đâm một mác ” với những ý thâm độc. Chiều mồng 7 tháng 4 các khẩu hiệu này được treo lên theo lệnh cụ Cửu. Trong làng xôn xao. Đội múa sư tử đi cổ động cho ngày lễ Phật. Khôngkhí ngày 1 – 5 chìm hẳn. Hỏi chính quyền thì không còn thời gian, tối hôm đó, ba thanh niên trong làng là trương Trọng Xương (lúc này là uỷ viên ban xã Minh Quang), Trương Trọng Đồn và Trần Văn Yừn bàn bạc với nhau, bí mật leo lên gỡ các khẩu hiệu đó đem ném xuống bến sông Hương. Sáng ra, bọn Cửu Minh và Phoa Cầu mới biết.Lễ Phật đản vẫn tién hành bên cạnh lễ kỷ niệm 1 – 5. Sau sự việc này, bọn Cửu Minh cũng “ chờn ”, hoạt động của chúng đi vào chiều sâu với âm mưu “ Vận đọng thành lập đội phật tử ”. Trong làng lúc này có một số thanh niên “ ăn diện chơi bời theo kiếu Cầu Bố (1) dùng hàng ngoại hoá, trốn dân công và tuyên truyền nhảm, có ảnh hưởng xấu đến các thanh niên mới lớn lên. Họ bị dân làng phản đối và tẩy chay ”. (1)Trongkháng chiến chống Pháp, Cầu Bố là một thị trấn tản cư, nơi sinh hoạt “xô bồ” của nhiều lớp người buôn lậu, trốn kháng chiến, sa đoạ “thanh niên Cầu Bố” hay “ kiểu Cầu Bố ” là từ dùng chỉ lớp trẻ ăn chơi buôn lậu hàng ngoại hoá, trốn tránh công việc kháng chiến. Năm 1951 cũng là năm chính phủ ban hành thuế nông nghiệp kèm thuế luỹ tiến. Cho đến lúc này, thái độ của những nhà giàu có mới lộ rõ. Cửu Minh, Phó Cầu phản ứng ra mặt. Bởi vì, theo chính sách thuế mới thì bọn này còn phải bỏ ra hàng ngàn thúng thóc mà lâu nay chúng thu vén lậu liễm. Thế ra, đi với cách mạng song chúng vẫn bóc lột bà con một cách thậm tệ chúng chẳng có cách mạng gì cả, chỉ nhằm lợi dụng cách mạng mà thôi. Năm 1952 – 1953, cuộc đấu thuế nổ ra như một quả bom lớn làng xóm làng xôi động hẳn lên. Cuộc đấu thuế đang trên đà phát triển kéo theo cuộc đấu tranh chính trị ào ạt, Cơn bão này gọi tiếp cơn bão khác, lôi cuốn Kẻ Rỵ – Kẻ Chè vào cuộc đấu tranh cho rõ trắng đen, cách mạng hay không cách mạng. Thế là những kẻ trốn dân công, phao tin nhảm loại thanh niên kiểu Càu Bố những kẻ có thái đội lừng khừng lâu nay đều được đưa ra “đấu trường ”. Gay go nhất là đấu bọn Cửu Minh, Phó Cầu. Lúc này, uy thế của bọn chúng còn rất lớn nên ít người dám đấu. Nhưng phong trào đấu tranh đng dâng lên, uy thế bọn chúng giảm dần và cuối cùng gục hẳn. Có tin thông báo về: bọn Tuệ Quang Tuệ Chiếu, cầm đầu nhóm đội lốt tôn giáo chống phá cách mạng, đã bị bắt, lòi bộ mặt việt gian làm tay sai cho Pháp. Đến lúc này, toàn dân mớ thấy hết tội lỗi của bọn Cửu Minh, Phó Cầu “ lập lờ hai mặt, bắt cá hai tay ”. bọn chúng bị giải lên tỉnh giam cứu. Sau cuộc đấu thuế, đấu Việt gian phản động này, phong trào cách mạng được đẩy lên một bước. Dân công tiếp vận, Thanh niên xung phong, đống góp nghĩa vụ đều nhanh chóng hoàn thành. Năm 1954 phát động giảm tô. Nhân đà thắng lợi năm 1955 nên các cuộc đấu tranh giảm tô (và cải cách ruộng đất sau này) rất thuận chiều. Sự gíac ngộ của nông dân nhanh chóng vươn lên, uy thế bọn địa chủ cường hào nhanh chóng sụp đổ Cửu Minh, Phó Cầu được đưa ra đấu điển hình trong giảm tô. Sẵn tội lỗi cũ, tội bóc lột bằng ruộng đất được vạch ra. Bản án tử hình lúc này đầy đủ bằng cớ khép y vào tội “ Địa chủ cường hào, Việt gian phản động ”. Cho đến cải cách ruộng đất 1955, Kẻ Rỵ – Kẻ Chè có 11 địa chủ (không kể một số bị quy oan được trả thabnhf phần ngay cuối năm 1955). Cũng từ đây tên xã Thiệu Trung được khai sinh với 4 làng Trung, Nam, Bắc và Trà Đông như hiện nay. Trên quê hương Chè Rỵ, cuộc cách mạng phản đế phản phong do Đảng ta lãnh đạo đến đây coi như đã hoàn thành. Sau khi hoà bình lập lại, miền Bắc được tiến vào giải phóng tién vào hàn gắn vết thương chiến tranh, bắt đầu công cuộc XHCN và tiếp tục làm nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Con đường đi lên đã thuận chiều. Trên con đường ấy, xã Thiệu Trung xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, phát triển ngành nghề, góp ơhần vào công cuộc chống Mỹ cứu nước, tích cực xây dựng thành công nông thôn mới XHCN. Từng bước đi lên nhưng cũng là từng bước đấu tranh. Quá trình đấu tranh và đi lên ấy, ngay cả bây giờ cũng vậy, có lúc gay go phức tạp chống lại những lực lượng lạc hậu, phản động, có lúc tự mình rũ bỏ sự bảo thủ trì trệ và tầm nhìn hạn hẹp để vươn lên kịp với phong trào cách mạng chung, dưới ánh sáng của Đảng quang vinh, Tuy gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng phong trào có khi trậm lại, phải gắng sức để vượt qua, song hướng đi lên đạt những thành quả vững chắc là điều hiển nhiên, ai cũng thấy. Cuộc sống của Thiệu Trung ngày nay, xét kỹ nhiều mặt, ta thấy hưon hẳn cuộc sống Kẻ Rỵ – Kẻ Chè xưa. Trong qua trình đi lên ấy, truyền thống xưa kia đã góp sức mạnh cho con người Thiệu Trung hôm nay. Hơn 10 năm qua (1945 – 1987) trên một chặng đường cách mạng, chúng ta ghi nhận ở đây những thành tích nổi bật của Thiệu Trung. Dân số: 4016 – số lao động: 1200 Xây dựng Đảng: 152 đảng viên (đến 1987) Tham gia chốn Pháp: Bộ đội Cụ Hồ: 47 Liệt sĩ: 1 (Phạm văn Tuệ) Thanh niên xung phong 150 người Dân công tiếp vận Điện Biên: hơn 1000 người Tham gia chống Mỹ: Nhập ngũ 363 người Liệt sĩ: 87 người Thương binh: 33 người Gia đình có nhiều con đi bộ đội: -Ông Vũ Đình Cang (làng Chè):3 con đi bộ đội (2 liệt sĩ, 1 thương binh). -Ông Lê Văn Chút (làng Chè):2 con đi bộ đội (cả 2 là liệt sĩ). Thanh niên xung phong 160 Dân công hoả tuyến: 240 Cán bộ thoát ly: 106 Bắn rơi 1 máy bay F4Hcủa giặc Mỹ bằng súng 12,7 ly. Tham gia chống bọn bành trướng Bắc Kinh: Đi nghĩa vụ 300 người Xây dựng CNXH: Sản xuất nông nghiệp: 1981 khoán sản phẩm, sản lượng từ đó ngày càng tăng: 4,2 tấn – 4,6 tấn – 4,8 tấn – 5 tấn (1985). Năng suất xã hội bình quân là 6 tấn (mức giao là 4,8 tấn). Làm nghĩ vụ lương thực: 1982: 360 tấn 1983: 5324 tấn 1984: 411 tấn 1985: 425 tấn 1986: 567 tấn Nghề đúc: Một năm tiêu thụ 200 tấn đồng nguyên liệu. Xây dựng cơ sở vật chất: Một kho chứa trị giá 200 ngàn đồng (1983) -Một trạm xá trị giá 113 ngàn đồng (1982) -Một cây cầu tị giá 630 ngàn đồng (1984) -Mở mang đường sá trị giá 200 ngàn đồng (1984) Văn hoá xã hội: Trường học:27 lớp. Tổng số học sinh:936 Hệ thống truyền thanh420 ngàn đồng Thư viện: 70 ngàn đồng Khen thưởng: -Bức trướng “ Đảng là người quyết định mọi thắng lợi” (1975) Tỉnh uỷ và Uỷ ban tỉnh Thanh Hoá tặng. -Huân chương kháng chiến hạng Ba (1975) -Bức trướng khen ngợi thành tích bắn rơi máy bay F4H (1975). Iii – Những kỷ niệm lớn Sau 1954 miền Bắc được giải phóng, tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục sản xuất, chuẩn bị cho công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH. Xã Thiệu Trung tiến công vào mặt trận sản xuất thâm canh nông nghiệp, bước đầu đặt cơ sở vật chất cho việc xây dựng ché độ mới. Bà con nhớ lại “ vụ chiêm vượt bậc ” năm ấy. Đó là năm 1959. Toàn xã phát động khẩu hiệu “ sạch lòng tốt ruộng ”. Phân rác các xó xỉnh, từ góc vườn đến bờ đường được lôi ra làm phân bón. Dòng Hương Giang im lìm từ xưa, béo tây, cỏ rác dày hàng thước. Nhìn qua bãi rác, bà con mường tượng dòng sông có nhiều bí ẩn của thế giới rắn, rùa, hà bá với những câu chuyện hoang đường về “ dớp ”, về “ oan hồn ” thế mà, chỉ trong một ngày phát động làm phân, bèo rác được lôi lên từng “ núi tướng ” chả thấy mma quái hà bá đâu cả. Thanh niên dân quân mởư nhiều mũi xung kích. Dòng sông quang hẳn, mở mặt gương trong vào thế giới thần linh ma quái cũng tan biến. ánh cờ sao và trống chiêng lung linh cả dong sông vừa được giải phóng như gương mặt mới của Thiệu Trung trước ngày mới XHCN đầu tiên trên đất nước ta. Cái ngày trưng bừng đó còn để mãi ấn tượng đẹp trong lòng người dân Thiệu Trung, ấn tượng về cái mới một khi “ cất tiếng chào đời ” là tấn công ngay vào cái cũ và nếp sống lạc hậu xưa việc làm tuy nhỏ song có ý nghĩa to lớn. Từ đó Thiệu Trung bước thẳng lên con đường làm ăn tập thể. Mỗi làng thành lập một hợp tác xã điển hình. Và năm sau, mùa thu 1960, các làng mở rộng thành 9 hợp tác xã, thu hút 100% nông dân tình nguyện bước lên con đường sản xuất mới. Đó là các hợp tác nhỏ: Bắc Giang, Bắc Hồ (làng Bắc), Trung Thành, Trung Tín, Trung Chữ (làng Trung), Nam Hoa, Nam Vinh (làng Nam), Phú Cường, Đông Thịnh (làng Trà Đông). Mười ba năm sau (tháng 6 – 1973) các hợp tác xã nhỏ tháp thành hợp tác xã toàn xã. Từ khi tiến lên hợp tác xã toàn xã, cụa diện sản xuất thay đổi hẳn, gương mặt Thiệu Trung có nhiều biến đổi to lớn. Đầu thiên là việc kiến thiết lại ruộng đồng. Thiệu Trung có nông giang từ xưa. Tuy vậy hệ thống mương máng chưa được khia triển. Đảng bộ Thiệu Trung tiến hành phân loại đất đai, xây dựng hệ thống mương máng mới tiện lợi và chủ động trên tất cả các cánh đồng toàn xã. Giờ đây, nước con kênh Bắc tưới thẳng vào đồng ruộn Thiệu Trung. Tiếp đến, việc thâm canh được đẩy mạnh, nhất là các năm từ 1974 đến 1977. Nhiều hội thi đua mở ra sôi nổi.Năm 1976 mở “ cong trường thi nuôi bèo giỏi ” ở Đồng Cụ (làng Na

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_nha_su_hoc_le_van_huu_chuong_5_thanh_tich_buoc_dau.docx