Tài liệu ôn hè ngữ văn lớp 11

1. Tác giả

- Phan Bội Châu (1867- 1940), hiệu là Sào Nam, quê ở Hà Tĩnh.

- Ông chịu ảnh hưởng lớn của Tân thư, mang trong mình nguyện ước giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.

- Sáng tác văn học với PBC không để tỏ chí, tỏ lòng mà tuyên truyền vận động cách mạng nên tính chất tuyên truyền thể hiện khá rõ.

- Tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử,

2. Bài thơ:

* Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Viết khi PBC chia tay bạn bè đồng chí sang Nhật thực hiện phong trào Đông Du năm 1905. Đây là giai đoạn hoạt động cách mạng khá thành công và đầy hào hứng của tác giả.

* Nội dung:

- Bốn câu đầu: Quan niệm về chí làm trai của nhà thơ.

+ Nhà thơ nhắc lại quan niệm về chí làm trai xưa với tinh thần khẳng định để từ đó khát vọng làm những việc lớn lao của nhà thơ được thể hiện một cách sâu sắc. Đây không phải là quan niệm mới mẻ của riêng Phan mà đã có nhiều người phát biểu về vấn đề này trong thơ:

“Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán/ Phá vòng vây, bạn với kim ô” (Chim trong lồng – Nguyễn Hữu Cầu).

“Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Đi thi Tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

“Chí làm trai nam bắc tây đông/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.” (Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ).

+ Câu 1 cho thấy tác giả tự y thức trách nhiệm của bản thân.

+ Câu 2 được hiểu như một phản vấn, một lời tự nhắc nhở: Lẽ nào trơì đất tự vần xoay đến đâu thì đến còn mình là kẻ đứng ngoài vô can?

+ Câu thứ ba không đơn giản chỉ là sự xác nhận sự có mặt của tác giả trên cõi đời mà hàm chứa một tâm niệm. Ta hiện diện không phải như một sự ngẫu nhiên, vô ích vì thế ta phải làm được một việc gì đó có y nghĩa cho đời.

+ Câu thứ tư có tài liệu dịch nghĩa: Còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới. Nói rõ ra là: Ngàn năm sau lẽ nào không có người nối tiếp công việc của người đi trước? Như thế hai câu 3- 4 thấy rõ cái tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ: Thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Hơn thế, cái tôi ấy thấy rõ lịch sử là dòng chảy liên tục, có sự góp mặt, sự tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ.

- Hai câu thơ tiếp theo thể hiện cái nhìn tiến bộ, thức thời của nhà thơ về nền học vấn cũ.

+ Với Phan nền học vấn cũ là nền nho học đã lỗi thời khi khuyên nhủ, ru ngủ con người trong tư tưởng Khổng Tử không còn phù hựp với thời đại mới nữa. (Liên hệ đến tư tưởng của Cao Bá Quát trong Đoản ca hành.)

+ Thái độ phủ nhận rất quyết liệt song hành với tình cảm đớn đau trước thực cảnh đất nước: Non sông đã chết, sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.(si).

+ Không phải Phan phủ nhận hoàn toàn nền học vấn cửa Khổng sân Trình mà thái độ trên có nguyên nhân thời đại của nó: Mang trong lòng nỗi nhục mất nước, y chí giải phóng dân tộc, lại chịu ảnh hưởng của Tân thư, Phan thấy được sự vô ích của học theo kiểu cũ trước những đòi hỏi mới của đất nước thời đại. Ông dè bỉu kiểu ứng xử nhắm mắt làm ngơ trước thực tại, chỉ biết tụng niệm giáo lí thánh hiền trong khi linh hồn của nó đã tiêu vong tự đời nào.

Trước đây Nguyễn Khuyến than: “Sách vở ích gì cho buổi ấy - Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” để nghi ngờ tính hữu dụng của lối học nhai văn nhá chữ trong bối cảnh đất nước rơi vào tay giặc. Phan không dừng ở mức độ nghi ngờ mà phủ nhận quyết liệt. Ông đòi hỏi con người là tính thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

+ Với cá tính mạnh mẽ của con người ưa hoạt động, tràn đầy nhiệt huyết ông đưa vào thơ mình những từ ngữ đầy cảm hứng phủ định thật quyết liệt, rất gây ấn tượng tác động sâu sắc đến độc giả. Đằng sau sự hấp dẫn của cách nói là sự hấp dẫn của cốt cách một con người.

- Hai câu kết:

+ Khát vọng của tác giả là đuổi theo con gió lớn qua miền biển Đông, cũng có nghĩa tìm con đường đi mới cho lịch sử đất nước, tìm ra trường hoạt động mới để thoả chí bình sinh nam nhi.

+ Phong độ nhà thơ rất hào hùng, mang niềm hăm hở dấn thân cùng trí tưởng tượng bay bổng.

*Tóm lại:

- Bài thơ được viết theo lối ước lệ, phóng đại của thơ tỏ chí cổ điển rất cần thiết cho yêu cầu cổ vũ động viên. Nỗi đau, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng của tác giả thực sự đã thổi hồn vào từng câu chữ hình ảnh vốn đã quen thuộc, khiến chúng vẫn mang dấu ấn cá nhân đậm nét và có sức lay động thấm thía.

- Đây là bài thơ từ biệt cũng là lời mời gọi lên đường. Nó hoàn toàn xứng đáng với tầm vóc của một con người được cả xã hội ngưỡng vọng và tin tưởng vào thời điểm lịch sử đó.

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn hè ngữ văn lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Hệ thống hoá kiến thức chương trình học kì II. Phần A: Văn học. Tiết 1: Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu). 1. Tác giả - Phan Bội Châu (1867- 1940), hiệu là Sào Nam, quê ở Hà Tĩnh. - Ông chịu ảnh hưởng lớn của Tân thư, mang trong mình nguyện ước giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản. - Sáng tác văn học với PBC không để tỏ chí, tỏ lòng mà tuyên truyền vận động cách mạng nên tính chất tuyên truyền thể hiện khá rõ. - Tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử,… 2. Bài thơ: * Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Viết khi PBC chia tay bạn bè đồng chí sang Nhật thực hiện phong trào Đông Du năm 1905. Đây là giai đoạn hoạt động cách mạng khá thành công và đầy hào hứng của tác giả. * Nội dung: - Bốn câu đầu: Quan niệm về chí làm trai của nhà thơ. + Nhà thơ nhắc lại quan niệm về chí làm trai xưa với tinh thần khẳng định để từ đó khát vọng làm những việc lớn lao của nhà thơ được thể hiện một cách sâu sắc. Đây không phải là quan niệm mới mẻ của riêng Phan mà đã có nhiều người phát biểu về vấn đề này trong thơ: “Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán/ Phá vòng vây, bạn với kim ô” (Chim trong lồng – Nguyễn Hữu Cầu). “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Đi thi Tự vịnh – Nguyễn Công Trứ) “Chí làm trai nam bắc tây đông/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.” (Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ). + Câu 1 cho thấy tác giả tự y thức trách nhiệm của bản thân. + Câu 2 được hiểu như một phản vấn, một lời tự nhắc nhở: Lẽ nào trơì đất tự vần xoay đến đâu thì đến còn mình là kẻ đứng ngoài vô can? + Câu thứ ba không đơn giản chỉ là sự xác nhận sự có mặt của tác giả trên cõi đời mà hàm chứa một tâm niệm. Ta hiện diện không phải như một sự ngẫu nhiên, vô ích vì thế ta phải làm được một việc gì đó có y nghĩa cho đời. + Câu thứ tư có tài liệu dịch nghĩa: Còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới. Nói rõ ra là: Ngàn năm sau lẽ nào không có người nối tiếp công việc của người đi trước? Như thế hai câu 3- 4 thấy rõ cái tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ: Thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Hơn thế, cái tôi ấy thấy rõ lịch sử là dòng chảy liên tục, có sự góp mặt, sự tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ. - Hai câu thơ tiếp theo thể hiện cái nhìn tiến bộ, thức thời của nhà thơ về nền học vấn cũ. + Với Phan nền học vấn cũ là nền nho học đã lỗi thời khi khuyên nhủ, ru ngủ con người trong tư tưởng Khổng Tử không còn phù hựp với thời đại mới nữa. (Liên hệ đến tư tưởng của Cao Bá Quát trong Đoản ca hành.) + Thái độ phủ nhận rất quyết liệt song hành với tình cảm đớn đau trước thực cảnh đất nước: Non sông đã chết, sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.(si). + Không phải Phan phủ nhận hoàn toàn nền học vấn cửa Khổng sân Trình mà thái độ trên có nguyên nhân thời đại của nó: Mang trong lòng nỗi nhục mất nước, y chí giải phóng dân tộc, lại chịu ảnh hưởng của Tân thư, Phan thấy được sự vô ích của học theo kiểu cũ trước những đòi hỏi mới của đất nước thời đại. Ông dè bỉu kiểu ứng xử nhắm mắt làm ngơ trước thực tại, chỉ biết tụng niệm giáo lí thánh hiền trong khi linh hồn của nó đã tiêu vong tự đời nào. Trước đây Nguyễn Khuyến than: “Sách vở ích gì cho buổi ấy - áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” để nghi ngờ tính hữu dụng của lối học nhai văn nhá chữ trong bối cảnh đất nước rơi vào tay giặc. Phan không dừng ở mức độ nghi ngờ mà phủ nhận quyết liệt. Ông đòi hỏi con người là tính thức thời, tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. + Với cá tính mạnh mẽ của con người ưa hoạt động, tràn đầy nhiệt huyết ông đưa vào thơ mình những từ ngữ đầy cảm hứng phủ định thật quyết liệt, rất gây ấn tượng tác động sâu sắc đến độc giả. Đằng sau sự hấp dẫn của cách nói là sự hấp dẫn của cốt cách một con người. - Hai câu kết: + Khát vọng của tác giả là đuổi theo con gió lớn qua miền biển Đông, cũng có nghĩa tìm con đường đi mới cho lịch sử đất nước, tìm ra trường hoạt động mới để thoả chí bình sinh nam nhi. + Phong độ nhà thơ rất hào hùng, mang niềm hăm hở dấn thân cùng trí tưởng tượng bay bổng. *Tóm lại: - Bài thơ được viết theo lối ước lệ, phóng đại của thơ tỏ chí cổ điển rất cần thiết cho yêu cầu cổ vũ động viên. Nỗi đau, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng của tác giả thực sự đã thổi hồn vào từng câu chữ hình ảnh vốn đã quen thuộc, khiến chúng vẫn mang dấu ấn cá nhân đậm nét và có sức lay động thấm thía. - Đây là bài thơ từ biệt cũng là lời mời gọi lên đường. Nó hoàn toàn xứng đáng với tầm vóc của một con người được cả xã hội ngưỡng vọng và tin tưởng vào thời điểm lịch sử đó. Tiết 2-3 - 4: Vội vàng (Xuân Diệu). 1. Tác giả: - Xuân Diệu (1916 – 1985), quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định. - ông là người khát khao giao cảm với đời, khao khát tình thương và sự cảm thông của người đời. - Trong phong trào thơ mới, XD là nhà thơ mới nhất với hồn thơ luôn rộng mở, nồng nàn. Hoài Thanh nhận xét: XD say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quyt, khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết. - Các tập thơ chính: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, ….. - Ông đựơc nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996. 2. Bài thơ *Xuất xứ: Trích trong tập Thơ thơ. *Nội dung: a. Đoạn thơ 1 - Bốn câu đầu: Điệp từ “Tôi muốn” thể hiện khát vọng mãnh liệt của tác giả. Điều mà XD khao khát thực hiện ở đây là tắt nắng và buộc gió để hương sắc còn mãi. Đó là mong ước đoạt quyền tạo hoá để giữ cái đẹp cho đời, suy đến cùng đó cũng là biểu hiện của lòng say mê cuộc sống. - Đoạn tiếp theo, XD làm sống dậy những nét tình tứ, điệu quyến rũ, vẻ kì thú, hấp dẫn ngay trong những cảnh sắc sự vật thiên nhiên quen thuộc: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật. ………………………………………….. Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.” - Nghệ thuật điệp từ và phép liệ kê khiến cảnh sắc thiên nhiên sinh động va fhấp dẫn tựa thiên đường. - Bao trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó, từng cảnh sắc đều tình tứ, mọi cảnh tượng đều tràn ngập xuân tình. Cái nhìn ấy đã quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân: + “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.” Đó là những yếu tố cơ bản khiến cảnh sắc quanh ta vốn quen thuộc, bình dị mà cách cảm nhận của XD trở nên mới lạ, thơ mộng và hấp dẫn đến thế. - Hình ảnh thiên nhiên trở nên hấp dẫn nhờ XD có cách cảm nhận mới lạ: Cảm nhận bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ. Cái nhìn này khiến thiên nhiên hiện lên trong cái thời tươi của nó. + Ông khơi dậy vẻ thanh tân, tinh khôi gợi tình trong vạn vật; đồng thời thi sĩ nhìn chúng không chỉ bằng cái nhìn thưởng thức, mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu. Nghĩa là ông chú y đến vẻ xuân tình của cảnh vật và trút vào đó cả xuân tình của lòng mình. Vì thế nét hấp dẫn trong vẻ đẹp cảnh vật của XD chính là nét hấp dẫn của Xuân và tình, trong đó vẻ xuân của vạn vật chi là hiện thân của tình. Tất cả đều huy hoàng thắm tươi. “Của ong bướm……………………khúc tình si”. “Tháng Giêng ………………môi gần”. b. Đoạn 2: - Thời gian trong vũ trụ muôn đời vẫn thế chỉ có quan niệm của con người về thời gian thì đổi thay. Sự đổi thay này có thể do trình độ nhận thức khoa học, y thức triết học , y thức thẩm mỹ,…Trong bài này XD đưa ra cách quan niệm mới về thời gian. - Cách trình bày của XD là chống đối, tranh cãi lại quan niệm xưa đồng thời bộc bạch quan niệm của mình một cách sôi nổi, đầy cảm xúc. (“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua………..Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”) = giọng biện bác tranh luận, nhịp điệu sôi nổi khẩn trương và những câu thơ đầy mỹ cảm về cảnh sắc thiên nhiên, trong đó chứa đựng cảm nhận về thời gian. - Quan niệm Xuân Diệu chống đối là quan niệm thời gian tuần hoàn của các cụ ta xưa xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian. Thời ấy con người cá nhân chưa tách rời cộng đồng, còn gắn với vũ trụ nên chết chưa phải là hết mà là đi vào hư vô. Thảng hoặc cũng có người than về cái ngắn ngủi của kiếp người. - XD quan niệm khác, theo ông thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian. “Xuân đương tới…….xuân sẽ già”. + XD lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, tức là lấy cái quỹ thơì gian hữu hạn của sinh mệnh cá thể ra để đo đếm thời gian vũ trụ. Thậm chí, lấy quãng ngắn nhất, giàu y nghĩa nhất trong sinh mệnh con người là tuổi trẻ ra để làm thước đo: “Mà xuân hết………tôi tiếc cả đất trời” + XD cảm nhận về thời gian đầy tính mất mát. Mỗi khoảmh khắc trôi qua là một sự mất mát, đó chính là một phần đời trong sinh mệnh cá thể đã ra đi mãi mãi + Mỗi khoảnh khẳc trôi qua là một cuộc chia ly: “Mùi tháng năm…..tiễn biệt.”Câu thơ thể hiện cái nhìn tế vi của XD về thời gian. Dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận những mất mát, chia phôi nên thấm đẫm hương vị của chia lìa. và dậy lên đo đây khắp sông núi là những lời than thở tiễn biệt. Đó là lời than của vạn vật. Là không gian đang tiễn biệt thời gian. Sâu xa hơn, mỗi sự vật thiên nhiên đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Những phần đời của sinh mệnh mình đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, p hai tàn của từng cá thể: “Con gió xinh………..độ phai tàn sắp sửa?” + Cảm nhận trên xuất phát từ y thức sâu xa về giá trị sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời sống cá thể đều vô cùng quí giá vì một khi nó đã qua đi không bao giờ trở lại. Quan niệm này khiến con người trân trọng từng giây phút cuộc đời mình, và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình đày tràn y nghĩa. Đây là cơ sở sâu xa của triết lí sống vội vàng. c. Cái tôi của nhà thơ thể hiện trong bài: Từ những quan niệm mới về thời gian, tuôỉ trẻ, hạnh phúc trong toàn bài cho thấy cái tôi XD điển hình cho thời đại thơ mới: - Một y thức ráo riết về giá trị của đời sống cá thể, nghĩa là một y thức nhân bản, nhân văn rất cao. - Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể. - Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế. - Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực. Bài tập về nhà: Đề : Cách nhìn thiên nhiên, cuộc sống quen thuộc của XD có gì độc đáo, mới lạ từ đó nói lên quan niệm sống như thế nào? (Phân tích đoạn thơ 1) Tiết 5-6: Tràng Giang (Huy Cận) 1. Tác giả: - Huy Cận (1919 -2005), quê Hà Tĩnh. - Ông là người sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, từng giữ những cương vị lớn trong phhong trào văn nghệ cũng như những hoạt động chính trị xã hội. - Đặc điểm hồn thơ Huy Cận trước cách mạng là nỗi buồn ảo não trước không gian bao la, đó chính là nỗi cô đơn của thế hệ thanh niên trước cách mạng. - Tác phẩm chính: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, trời mỗi ngày lại sáng, … - Ông đựơc nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996. 2. Tác phẩm: Rút‎ trong tập Lửa thiêng. - Lời đề tựa thâu tóm nội dung bài thơ: nỗi bâng khuâng (ngỡ ngàng, tiếc nuối, nhớ thương đan xen nhau) trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát. - Khổ thơ một: + Hai câu đầu: Tác giả dùng từ Tràng giang chứ không phải Trường Giang. Cách điệp vần ang góp phần tạo dư âm vang xa, trầm buồn của câu thơ mở đầu; tạo nên âm hưởng chung cho giọng điệu cả bài thơ. Tràng giang gợi lên một con sông không chỉ dài mà rộng. Sức mạnh nghệ thuật ở hai câu thơ trên không phải là nghệ thuật miêu tả, mà ở nghệ thuật khơi gợi được cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang) và thời gian (điệp điệp). + Nghệ thuật đối y, đối xứng làm giọng điệu bài thơ uyển chuyển linh hoạt, tránh được sự khuôn sáo cứng nhắc mà vẫn tạo không khí trang trọng, sự cân xứng nhịp nhàng. Bên cạnh đó, nghệ trhuật dùng từ láy điệp điệp, song song cũng có hiệu quả nhất định gợi âm hưởng cổ kính. + Nét hiện đại nằm trong câu thơ kết khổ 1: Nó xuất hiện cái tầm thường, nhỏ nhoi vô nghĩa như củi một cành khô. Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng sông mênh mông sóng nước để gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định. - Khổ thơ 2: Nỗi buồn như thấm sâu vào cảnh vật. + Từ đìu hiu, Huy Cận học ở thơ Chinh phụ ngâm: “Non kì quạnh quẽ trăng treo/ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. Hơn nữa cặp từ, đìu hiu, lơ thơ cùng gợi lên được sự buồn bã, quạnh vắng cô đơn,… + “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”: có hay không có tiếng chợ chiều đã vãn, càng gợi thêm nét buồn. Ngay cả tiếng chợ chiều ở một làng xa nào đấy cũng không còn nữa, tất cả đều vắng lặng cô tịch. Trong toàn bộ bài thơ, Huy Cận dường như muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người, chỉ còn cảnh vật, trời đất mênh mông. + Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm. Sâu gợi được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc hoạ được chiều cao dường như vô tận. Càng sâu, càng rộng, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi, xa vắng (cô liêu). Nỗi buồn tựa hồ như thấm vào không gian ba chiều. Con người ở đây nên nhỏ bé, có phần rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy “lạc loài giữa cái mênh mông của trời đất, cái xa vắng của thời gian”. (Hoài Thanh) - Khổ thơ 3: + Nỗi buồn được khắc sâu qua các hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Bên cạnh những hình ảnh thuyền và nước như cùng trôi về cõi vô biên, hình ảnh củi khô lưu lạc, bồng bềnh trên sóng nước từ khổ thứ nhất đến khổ thơ này; ấn tượng về sự chia ly tan tác được láy lại lần nữa càng gợi thêm một nỗi buồn mênh mông. Toàn cảnh sông dài trời rộng tuyệt nhiên không có bóng dáng con người. Không một con đò, không một cây cầu, nhờ chúng có thể tạo nên sự gần gũi giữa con người vơí con người; mà chỉ có thiên nhiên (bờ xanh) với thiên nhiên (bãi vàng) xa vắng hoang vu. Vì thế nỗi buồn trong bài này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời. - Khổ thơ thứ tư: Nhà thơ mượn cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn độc đáo, đậm cá tính. Thiên nhiên ở đây tuy buồn nhưng thật tráng lệ. “Mây cao đùn núi bạc” thật là hùng vĩ đối lập với cánh chim nhỏ nghiêng cánh giữa chiều tà khiến cảnh sắc thêm rộng, thêm hùng vĩ, khoáng đạt mà cũng buồn hơn. Tiết 7: Chiều tối (Hồ chí Minh) 1.Tác giả và tập thơ: - Hồ Chí Minh (1890 -1969), quê Nam Đàn, Nghệ An. - Người đến với văn học không phải để tạo lập sự nghiệp các nhân mà dùng nó làm vũ khí đắc lực cho hoạt động cách mạng. Nhưng Bác vẫn để lại một sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng. - Nhật kí trong tù là tập thơ Người sáng tác khi bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch lúc người sang Trung Quốc vì nhiệm vụ cách mạng (mùa thu năm 1942- 1943). Tập thơ gồm hơn 100 bài sáng tác bằng chữ hán theo thể thơ Đường luật. 2. Bài thơ: - Bài thơ trước hết là một bức tranh phong cảnh: Cảnh rừng vào lúc chiều tối, ánh sáng dần lụi đến khi tắt hẳn. Đặt mình trong hoàn cảnh của nhà thơ mới thấy được ngòi bút diễn tả rất chân thật, tự nhiên tuy thoạt tưởng như chỉ tả theo ước lệ xưa.: Buổi chiều chim bay về tổ. “Chim hôm thoi thót về rừng”, “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”, “Chim bay về núi tối rồi”. Đứng giữa cảnh núi rừng vào lúc chiều tối, bốn phía núi rừng che khuất chân trời, nhà thơ nhìn lên cao và nhận ra một chhòm mây lững thững trôi va một cánh chim bay về tổ. Nhưng khi ánh mặt trời tắt hẳn, màn đêm buông xuống thì con mắt nhà thơ hướng về đâu? Một cách tự nhiên, nhà thơ hướng về nơi có ánh sáng – không phải ánh sáng của tự nhiên nữa mà ánh sáng của con người: ấy là ánh lửa rực hồng của nhà ai bên xóm núi. - Bài thơ còn là bức tranh tâm cảnh. + Hai câu đầu: Quyện điểu, cô vân, mạn mạn (Chim mỏi, chòm mây cô đơn, trôi chầm chậm). Đấy chính là tâm trạng tác giả gán cho cảnh vật. Tâm trạng này rất dễ hiểu với một người tù phải qua một ngày đường mỏi mệt (liên hệ với một số bài thơ khác của Bác). Cực khổ trong cảnh tù đầy, lại ở nơi đất khách quê người, cách biệt với đồng bào đồng chí, một mình giữa cảnh núi rừng vắng vẻ vào lúc chiều tối. + Hai câu sau có sự chuyển đổi đột ngột: Giữa núi rừng, một lò lửa rực đỏ, soi sáng hình ảnh cô gái lao động đang chuẩn bị bữa chiều. Cùng với hình ảnh ấy ta thấy tâm hòn nhà thơ như rộng mở, reo vui với ngọn lửa hồng, quên nỗi cô đơn, cô quạnh của cảnh ngộ mình để cảm thông với niềm vui nho nhỏ đời thường của người dân lao động. (Phẩm chất nhân ái đến quên mình của Bác). - Nghệ thuật: Vừa cổ điển vừa hiện đại. + Cảnh thơ bao quát một không gian rộng lớn, nhà thơ chỉ chấm phá vài nét mà muốn thu được cả linh hồn tạo vật. Thi đề gần gũi với thơ Đường. (Tính cổ điển). + Cảnh không tĩnh tại mà chuyển động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình hiện ra trung tâm của bài thơ chiếm vị trí chủ thể trên bức tranh phong cảnh (Tính hiện đại) * Tóm lại: Chiều tối có vẻ đẹp giản dị mà tài hoa: diễn tả thiên nhiên và tình người một cách hàm xúc, chân thật và tự nhiên, đồng thời thể hiện một khía cạnh vĩ đại của tâm hồn Hồ Chí Minh: lòng nhân ái đến độ quên mình. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật cơ bản của HCM: sự hoà hợp khó phân biệt giữa màu sắc cổ điển và hiện đại. Bài tập về nhà: Chất cổ điển và hiện đại trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh. Tiết 8: Lai tân _ Hồ Chí Minh. Nội dung bài thơ: - Ba câu đầu: Miêu tả những hành vi thường gặp của ba viên quan lại cai quản nhà ngục ở Lai Tân: ban trưởng chuyên đánh bạc, cảnh trưởng ăn của đút lót của phạm nhân, huyện trưởng thì đốt đèn làm việc công (tức hút thuốc phiện). Nghĩa là toàn bộ bọn quan lại ở nhà tù Lai Tân đều thối nát, hoàn toàn vô trách nhiệm. - Câu cuối: là một lời kết luận, một nhận xét chung về tình hình bộ máy cai trị nhà tù. Người đọc chờ đợi sự lên án quyết liệt nhưng tác giả hạ một câu có vẻ dửng dưng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Vậy thực trạng thối nát trên là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy thống trị ở đây. Đánh bạc, bóc lột phạm nhân, hút thuốc phiện là chuyện thường ngày, một nền nếp diễn ra thường xuyên của guồng máy cai trị nơi đây. Câu kết ẩn chứa một nụ cười mai mỉa, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy cai trị ở Lai Tân. - Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của nó thùi sự thối nát của quan lại ở Lai Tân còn tồi tệ hơn nhiều. Phát xít Nhật đang xâm lược Trung Quốc nhưng quan lại bình chân như vaị, ai đánh giặc mặc ai, trời đất Lai Tân vẫn thái bình. Tiết 9-10: Hầu trời (Tản Đà) 1 Tác giả: - Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở Bất Bạt, Sơn Tây. - Ông mang đầy đủ tính chất con người của hai thế kỉ kể cả về học vấn và lối sống cũng như sự nghiệp văn chương. - Thơ văn của ông đựơc xem như gạch nối giữa hai thời đại của văn học dân tộc: trung đại và hiện đại. - Văn thơ của ông hay nói đến cảnh trời như một mô tip nghệ thuật, cũng là cách thể hiện cái tôi ngông tiêu biểu của Tản Đà. 2. Bài thơ: a. Bốn câu thơ đầu gây được mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của ngươi fđọcnhờ tài hư cấu độc đáo và có duyên của nhà thơ. Câu chuyện kể về cõi mơ chính tác giả cũng không biết có hay không, nhưng ba câu cuối lại là lời khẳng định “Thật hồn..lạ lùng” khiến câu chuyện trở nên hư hư thực thực, vì thế mà hấp dẫn. b. Đoạn tiếp theo: Câu chuyện lên trời đọc thơ: - Thi sĩ cao hứng và tự đắc:”Đương cơn đắc y đọc đã thích”, “ Văn dài hơi tốt ran cung mây”,…. - Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ:”tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi”,… - Trời khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc ít có, đẹp như sao băng,.. - Tác giả tự xưng tên tuổi và thân thế. Qua câu chuyện kể, Tản Đà rất y thức về tài năng và dám bộc lộ cái tôi cá thể của bản thân. Ông rất ngông khi tìm đến tận trời để đọc thơ, để thể hiện cái tôi của mình. (Nguồn gốc cái ngông? Biểu hiện và y nghĩa cái ngông trong văn chương? suy đến cùng đó là niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. TĐ là người đầu tiến trong văn đàn Việt Nam dám mạnh dạn hiện diện bản ngã đó. “CN lãng mạn, với cá thể đã bật nứt ra trong văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX bằng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu”. (Xuân Diệu) - Giọng điệu kể chuyện của tác giả đa dạng và hóm hỉnh, có phần ngông nghênh tự đắc. Thái dộ ấy được phóng đại một cách có y thức, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. (Cái mới của Tản Đà) c. Đoạn 3: - Nhà thơ nói đến nhiệm vụ truyền bá thiên lương của mình chứng tỏ ông lãng mạn nhưng không thoát ly cuộc đời.vẫn y thức trách nhiệm với đời và khao khát được gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách để tự khẳng định mình. - Nhưng cuộc đời những nghệ sỹ bấy giờ vô cùng cực khổ, tủi hổ. Tản Đà vẽ nên bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cũng là của nhiều nhà văn khác. Bản thân ông phải sống trong nghèo khổ, làm đủ nghề kiếm sống, khi chết để lại một gia quyến vừa yếu và đuối (tư liệu cuộc đời TĐ). Có lúc ông tháy đời dáng hcán nên tìm đến cõi trời để thoả niềm khao khát. Đây là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực trong bài. 4. Nghệ thuật: - Thể thơ theo lối trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, k ết cấu nào; nguồn cảm xú được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng. - Ngôn ngữ thơ chọn lọc tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu ước lệ. - Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc. - Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng tự do, không hề gò ép. Thơ TĐ chưa mới ở thể loại ngôn từ, hình ảnh nhưng những dấu hiệu hiện đại hoá đã đậm nét. Ông đã bắc nhịp cầu nối hai thời đại thi ca Việt Nam. Bài tập về nhà: Cái tôi lãng mạn của TĐ trong bài “Hầu trời”. Tiết 11-12 : Đây thôn vĩ dạ (Hàn M ặc tử) Tác giả: - Hàn Mặc Tử 1912 – 1940), còn có các bút danh khác là Phong Trần, Lệ Thanh vốn là chàng trai tài hoa đất Quy Nhơn nhưng sớm mang trọng bệnh. - Ông được xem là hiện tượng thơ kì lạ nhất trong phong trào thơ mới, với trường phái thơ Bình Định. - Tác phẩm chính: Đau thương, gái quê, Cẩm châu duyên,… 2. Bài thơ: a. Hoàn cảnh ra đời: Khi HMT làm ở Huế có quen và cảm mến Hoàng Thị Kim Cúc nhà ở Vĩ Dạ. Sau HMT vào Quy Nhơn chữa bệnh thì nhận được phong bưu ảnh Cúc gửi kèm lời thăm hỏi. HMT xúc cảm viết nên bài thơ này gửi tặng nàng. b. Nội dung: * Khổ thơ 1: - Câu hỏi mở đầu là lời trách nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ hay cũng chính là lời tự trách, là ao ước thầm kín của người đi xa được về thôn vĩ. Hai tiếng về chơi gợi bao sắc thái chân tình, thân mật. Cau hỏi vọng lên từ phương xa ấy gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình đẹp đẽ, đáng yêuvề xứ Huế, nơi có người tác giả mến thương. - Hai câu thơ tiếp theo gợi lại ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc của Hàn Mạc Tử về thôn Vĩ tươi đẹp, trù phú. Hàng cau thẳng tắp từ xa đã vẫy chào gợi nỗi niềm thân thương của làng mạc. ánh nắng bình minh trong trẻo, tinh khiết, bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của thi nhân. Câu thơ thứ 3 lại là cái nhìn thật gần của người đang đi giữa khu vườn tươi đẹp thôn Vĩ. Chữ Mướt gợi vẻ tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây. Vườn ai mướt quá mang sắc thái ngợi ca, xanh như ngọc lại là so sánh thật đẹp. Phải là người yêu thiên niên, gắn bó ân tình với thôn Vĩ mới lưu lại trong tâm trí những hình ảnh đệp đẽ và sống động như thế. - Câu thơ cuối khổ thơ 1 khiến bức tranh thêm sinh động hài hoà với sự xuất hiện của con người. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” * Khổ thơ 2: - Hình ảnh dòng sông Hương trôi lững lờ, êm đềm, ẩn sâu bao suy tư của chính nhà thơ. (biện pháp nghệ thuật nhân hoá khiến hình ảnh đẹp nhưng lạnh lẽo). Cách sắp xếp từ khi viết “Gió …mây”khiến không gian như chia lìa, trống vắng. Cảnh sông nước vì thế buồn thiu, cây cỏ hai bên bờ chỉ khẽ lay động. - Hai câu sau cho thấy tâm hồn nhà thơ cô đơn nhưng chan chứa tình yêu với con người và thiên nhiên xứ Huế. Cảnh thực mà như mơ. Con thuyền bến sông vừa như có đấy vừa như ảo ảnh đầy ánh trăng vàng bởi nó là con thuyền và dòng sông của hoài niệm. Câu cuối, hai từ tối nay đã kết nối hình ản cảu quá khứ vào cảm nghĩ của nhà thơ trong thực tại. Nhà thơ yêu trăng, yêu người xứ Huế nhưng nỗi niềm tam sự chỉ có trăng kia hiểu được mà thôi. ánh trăng xoa dịu nỗi xót xa, bầu bạn để nhà thơ bớt cô đơn. * Khổ thơ 3: - Hình ảnh khách đường xa láy lại hai lần cho thấy nỗi xót xa âm thầm của tác giả bởi mặc cảm về tình người. Với người thôn Vĩ nhà thơ chỉ là người khách xa xôi, thậm chí khách trong mơ. - Hai câu sau vừa tả thực sương khói làm nhoà bóng em trong sắc áo trắng vừa có y nghĩa tượng trưng cái huyền hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời. - Hai khổ thơ đầu nói lên vẻ đẹp của xứ Huế, khổ thơ sau nói đến cái đẹp của người con gái Huế. Với cảnh Huế nhà thơ đắm say đến hoà nhập vào cảnh nhưng với con gái Huế nhà thơ lại lùi ra xa để ở giữa khoảng trống của khói sương. Câu thơ cuối hoài nghi mà chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. Câu thơ làm tăng nỗi cô đơn, trống vắng trong tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời. Tiết 13: Từ ấy (Tố Hữu) 1. Khổ thơ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng. - Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm của đời m

File đính kèm:

  • docon tap he 11.doc