Cu 1: Nu vai trò dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột:
1. Chất đạm (prôtêin)
a. Nguồn cung cấp:
- Đạm động vật có trong các thực phẩm: thịt, cá, tôm, sữa, cua, sò, lươn,
- Đạm thực vật có trong các thực phẩm: đậu, hạt vừng, hạt sen, hạt điều,
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Giúp cơ thể phát triển tốt về chiều cao, cân nặng, trí tuệ,
- Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết (tóc, móng tay, răng )
- Chất đạm góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
2. Chất đường bột (gluxit)
a. Nguồn cung cấp:
- Tinh bột là thành phần chính: các loại ngũ cốc, gạo, ngô, khoai lang, sắn .
- Đường là thành phần chính: mía, kẹo, các loại trái cây,
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Chất dường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
Cu 2: Nu vai trò dinh dưỡng của chất bo, sinh tố
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập môn Công nghệ Lớp 6 - Trường THCS Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PT CẤP 1-2 TRẦN VĂN ƠN
GV: HỒ ĐỨC HUY
TÀI LIỆU ƠN TẬP MƠN CƠNG NGHỆ LỚP 6
Câu 1: Nêu vai trò dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột:
1. Chất đạm (prôtêin)
a. Nguồn cung cấp:
- Đạm động vật có trong các thực phẩm: thịt, cá, tôm, sữa, cua, sò, lươn,
- Đạm thực vật có trong các thực phẩm: đậu, hạt vừng, hạt sen, hạt điều,
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Giúp cơ thể phát triển tốt về chiều cao, cân nặng, trí tuệ,
- Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết (tóc, móng tay, răng)
- Chất đạm góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
2. Chất đường bột (gluxit)
a. Nguồn cung cấp:
- Tinh bột là thành phần chính: các loại ngũ cốc, gạo, ngô, khoai lang, sắn.
- Đường là thành phần chính: mía, kẹo, các loại trái cây,
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Chất dường bột là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
Câu 2: Nêu vai trò dinh dưỡng của chất béo, sinh tố
1. Chất béo (lipit)
a. Nguồn cung cấp:
- Chất béo động vật: mỡ lợn, bò, cá, bơ, mật ong, phomat,
- Chấtt béo thực vật: dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu lạc,
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Chất cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
2. Sinh tố (vitamin)
a. Nguồn cung cấp: Rau, củ, quả, tim, gan động vật
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, dahoạt dộng bình thường.
- Tăng khả năng đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh
Câu 3: Nêu vai trò dinh dưỡng của chất khống, nước và chất xơ:
1. Chất khoáng
a. Nguồn cung cấp: Tôm, cá, trứng, rau quả, các loại sữa
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Chất giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.
2. Nước
a. Nguồn cung cấp: nước uống, nước có rau xanh, trái cây
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Chuyển hóa và trao đổi chất cho cơ thể.
- Điều hòa thân nhiệt.
3. Chất xơ:
a. Nguồn cung cấp: rau xanh, trái cây, ngủ cốc nguyên chất
b. Chức năng dinh dưỡng:
Giúp ngăn ngừa bệnh táo bón.
Câu 4: Trình bày cơ sở khoa học và ý nghĩa của các nhĩm thức ăn?
a. Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của các nhóm chất người ta chia thức ăn thành 4 nhóm:
+ Nhóm giàu chất đạm.
+ Nhóm giàu chất đưỡng bột.
+ Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu vitamin và muối khoáng.
b. Ý nghĩa:
Việc phân chia các nhĩm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các laoij thực phẩm cần thiết và thay đổi mĩn ăn cho đở nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiếtmà vẩn đẩm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bũa ăn.
Câu 5:. Trình bày nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đối với chất đạm, chất đường bột và chất béo.
1. Chất đạm
a. Thiếu chất đạm trầm trọng:
- Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, làm cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, tay chân khẳng khiêu, bụng phình to, tóc mọc thưa.
- Dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
b. Thừa chất đạm:
- Tích lũy dưới da, tạo thành 1 lớp mỡ, gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,
2. Chất đường bột
a. Thiếu: Cơ thể ốm yếu, dễ bị đói, mệt.
b.Thừa chất đường bột:Tăng trọng lựong cơ thể gây bệnh béo phì,
3. Chất béo
a. Thiếu: Không đủ năng lượng cho cơ thể, khả năng chống đỡ bệnh tật kém.
b. Thừa: tăng trọng nhanh, bụng to, tim có mỡ bao quanh dễ bị bệnh nhồi máu cơ tim.
Câu 6: Thế nào là vệ sinh thực phẩm, nhiểm trùng, nhiễm độc thực phẩm?. Biện pháp phịng tránh?
- Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn.
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
- Biện pháp phòng tránh
+ Giữ vệ sinh: trong ăn uống, trong chế biến.
+ nấu chín thực phẩm.
+ Thức ăn được bảo quản chu đáo
Câu 7: Aûnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn như thế nào?:
- Từ 1000C đến 1150C đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Từ -200C đến -100C và từ 500C đến 800C đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.
- Từ 00C đến 370C đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở nhanh chóng.
Câu 8: Trình bày nguyên nhân ngộ độc thức ăn?
- Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
- Do thức ăn bị biến chất.
- Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.
- Do thức ăn có sẵn chất độc tố.
Câu 9: Ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng như thế nào?:
a. Chất đạm: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao sẽ bị giảm đi chất dinh dưỡng.
b. Chất béo: Đun nóng nhiều sinh tố A trong chất béo sẽ bị phân hủy và biến chất.
c. Chất đường bột:
- Khi đun ở nhiệt độ cao chất đường sẽ bị biến mất, chuyển sang màu nâu có vị đắng.
- Ở nhiệt độ cao tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn.
d. Chất khoáng: Khi đun nấu một phần chất khoáng sẽ hòa tan vào nước.
e. Sinh tố: Trong quá trình chế biến các sinh tố dễ bị mất đi.
Câu 10: Tại sao phải chế biến thực phẩm?
- Để tạo nên những món ăn thơm ngon, chín mềm, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị.
- Để thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm.
- Để dảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Để dự trữ thức ăn dùng lâu.
Câu 11: Thế nào là bữa ăn hợp lí? Phân chia số bữa ăn trong ngày?
- Bữa ăn hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.
Phân chia số bữa ăn trong ngày:
- Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lý để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
- Cần phân chia các bữa ăn trong ngày phù hợp:
+ Bữa sáng: cần ăn đủ năng lượng, bữa sáng nên ăn vừa phải. Không ăn sáng sẽ có hại cho sức khỏe.
+ Bữa trưa: cần phải ăn đủ chất.
+ Bữa tối: cần ăn tăng khối lượng với đủ chất dinh dưỡng.
* Kết luận: ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng . . . là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe và góp phần tăng thêm tuổi thọ.
Câu 12: Trình bày nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình?
1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình:
Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Từ đó định chuẩn cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp.
2. Điều kiện tài chính:
Cân nhắc về số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm.
3.Sự cân bằng chất dinh dưỡng:
Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm chất dinh dưỡng để tạo thành một ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.
4. Thay đổi món ăn:
- Thay đổi món ăn.
- Thay đổi các phương pháp chế biến.
- Thay đổi hình thức trình bày, màu sắc.
- Trong bữa ăn không nên có món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến
Câu 13: Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn.?
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệt, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày.
- Có thực đơn, công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn.
b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn.
c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
Câu 14: Trình bày cách quy trình chế biến món ăn?.
1. Sơ chế thực phẩm:
Sơ chế thực phẩm là khâu chuẩn thực phẩm trước khi chế biến.
- Các công việc khi sơ chế: cắt, thái, loại bỏ những phần không ăn và làm sạch thực phẩm, . . . .
2. Chế biến món ăn:
- Mục đích của việc chế biến là làm cho thực phẩm chín, dễ hấp thụ, tăng hương vị, màu sắc
- Tùy theo yêu cầu thực đơn sẽ chọn phương pháp chế biến món ăn phù hợp.
3. Trình bày món ăn:
Món ăn phải được trình bày có tính thẩm mỹ, sáng tạo, để tạo vẻ đẹp cho món ăn, tăng kích thích ăn ngon miệng.
Câu 15: Thu nhập của gia đình là gì? Trình bày các nguồn thu nhập và biện pháp tăng thu nhập của gia đình?
Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
Các nguồn thu nhập của gia đình.
1. Thu nhập bằng tiền:
- Tiền lãi bán hàng.
- Tiền lương, tiền thưởng.
- Tiền bán sản phẩm.
- Tiền lãi tiết kiệm.
- Tiền làm ngoài giờ.
- Tiền trợ cấp xã hội.
2. Thu nhập bằng hiện vật:
- Rau, củ, quả.
- Thuỷ sản.
- Gia xúc, gia cầm.
- Lương thực, thực phẩm
Biện pháp tăng thu nhập.
- Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách tăng năng suất lao động, tăng ca sản xuất, làm thêm giờ.
- Người đã nghĩ hưu, ngoài lương hưu có thể làm kinh tế phụ, làm gia công tại gia đình.
- Sinh viên có thể dạy thêm, tận dụng thời gian tham gia quãng cáo bán hàng.
Câu 16: Chi tiêu trong gia đình là gì? Trình bày các khoản chi tiêu trong gia đình?
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
Các khoản chi tiêu trong gia đình:
1. Chi cho nhu cầu vật chất:
2. Chi cho nhu cầu văn hoá tinh thần:
3. Biện pháp cân đối thu, chi:
- Phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định chi tiêu.
- Chi tiêu khi thực sự cần thiết.
- Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập.
File đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_mon_cong_nghe_lop_6_truong_thcs_tran_van_on.doc