Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện tính dân tộc vô cùng sâu đậm . Anh ( chị) hãy làm rõ điều đó qua đoạn trích trong SGK ngữ văn 12 tập 1 Bài làm
Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Thừa thiên Huế. Ông là đại biểu xuất sắc của thơ ca cách mạng thời kháng chiến . Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng rời chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau chín năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đãviết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ chiến sĩ cách mạng. Cũng giống như và nổi trội hơn nhiều với những bài thơ khác, bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc vô cùng sâu đậm. Đặc điểm này thể hiện rất rõ qua đoạn trích Việt Bắc trong SGK 12 tập 1.
Tính dân tộc là tất cả những đặc điểm thuần Việt, gần gũi với tâm hồn nguời Việt Nam. Ở bài thơ này, tính dân tộc biểu hiện trên nhiều phương diện như kết cấu, hình ảnh, thể thơ, giọng điệu
Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện trước hết ở kết cấu đối đáp kiểu ca dao giao duyên.
Rất nhiều bài ca giao xưa dùng kiểu đối đáp để diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình: - Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò
- Mình nói với ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ mình bồng con ra.
Kiểu kết cấu đối đáp trong ca dao giao duyên là một kiểu kết cấu độc đáo để nhân vật trữ tình có thể vừa kể lể sự việc vừa bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ tình cảm với đối tượng được nói đến. Đây cũng là kiểu kết cấu tạo ra những khả năng vô hạn cho nhân vật trữ tình một “diện mạo” như ý muốn.
Tố Hữu đã vận dụng kiểu kết cấu tuyệt vời ấy trong một bài thơ mà mục đích không phải để nói tới tình yêu của chàng- nàng, anh- em mà là một bài thơ ngợi ca mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa chính phủ cách mạng với nhân dân Việt Bắc. “Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng ?”
Ở đây hai chữ “ mình – ta” biến hoá chỉ là sự phân đôi của một chủ thể.Cái “tôi” trữ tình của nhà thơ tự tách mình ra, một phần tâm hồn đã “thấm đất Việt Bắc” đang tâm tình với người cán bộ về xuôi. Nhân vật trữ tình đã bộc lộ tâm trạng nhớ thương, tình cảm ân nghĩa , thuỷ chung giữa cán bộ cách mạng và mảnh đất Việt Bắc. Mình-ta cùng nhớ về những ngày tháng đồng cam cộng khổ “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, nhớ những ngày tháng reo ca lớp học i tờ, nhớ những ngày liên hoan vang dội núi rừng; nhớ tiếng mõ rừng chiều, nhớ tiếng chày đêm nện cối, nhớ người mẹ nắng cháy lưng, nhớ người đan nón, nhớ những ngọn đuốc sáng soi đường cho đoàn quân trùng trùng điệp điệp tiếp bước nhau ra trận địa
Các tiếng mình- ta, các tiếng gọi, hỏi, đáp cứ liên tiếp, xoắn xít lấy nhau, gối lên nhau, liên tiếp như những đợt sóng cảm xúc không ngừng nghỉ:
- Mình về mình có nhớ không
- Mình đi có nhớ những ngày
- Mình về có nhớ chiến khu
- Mình về rừng núi nhớ ai
“Mình- ta” điệp khúc đan xen tạo ra âm hưởng từng đợt sóng hoài niệm, những vùng kí ức tuơi đẹp hiện về sống động như vừa mới diễn ra. Tất cả tỉ mỉ, cụ thể tới mức người đọc có thể hình dung và tái hiện từng đường nét, dáng vẻ của mảnh đất Việt Bắc và con người nơi đây
Đối đáp đã trở thành một kiểu kết cấu mở, có khả năng bộc lộ, mời gọi cảm xúc hết lớp này đến lớp khác tưởng chừng như không có điểm dừng. Đây là kiểu kết cấu giúp cho nhân vật trữ tình có khoảng rộng để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình. Và với mỗi người Việt Nam luôn luôn tìm thấy mối liên hệ rất gần gũi khi bắt gặp kiểu kết cấu đối đáp này khi thưởng thức bài thơ Việt Bắc như họ đã từng được nghe trong những bài ca dao, từ thuở xa xưa.
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn biểu hiện ở thể thơ lục bát và tiết tấu mềm mại, nhịp nhàng của câu thơ.
Thể thơ lục bát là thể thơ gắn bó với dân tộc Việt Nam, được người Việt Nam sử dụng phổ biến nhất. Thể thơ này thường có tác dụng đặc biệt khi diễn tả tình cảm tha thiết, những nỗi nhớ triền miên, dai dẳng và khi bộc lộ nghĩa tình sâu nặng giữa các đối tượng và chủ thể trữ tình. Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát một cách đắc địa và đặc biệt thành công khi diễn tả nghĩa tình sâu sắc của cán bộ cách mạng với quê hương kháng chiến. Người đọc cảm nhận được nỗi xúc động, nghẹn ngào thực sự của “người đi- kẻ ở”:
“ Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình di, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu .”
Những câu thơ lục bát khoan thai, nhịp nhàng đã có tác dụng đặc biệt trong việc khơi gợi cảm xúc của người đọc. Người đọc tự nhiên hoà nhịp cùng dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình, sống với nó, cùng thổn thức với nó. Từ rừng nứa, bờ tre, mái đình, cây đa, từ hoa chuối, hoa mơ, Ngòi Thia, sông Đáy đến Phủ Thông, Đèo Giàng ., tất cả đã làm con người nhớ thương da diết. Những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm khảm, trở thành “cõi nhớ” trong lòng mỗi người, đã từng gắn bó với Việt Bắc .
Chính thể thơ lục bát đã quyết định giọng điệu, tiết tấu của bài thơ. Tiết tấu của mỗi câu thơ trong Việt Bắc rất nhịp nhàng, thường có nhịp 2/2/2, 3/3, 2/2/2/2, 4/4.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Bắc
Tố Hữu
I. Đề 1
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện tính dân tộc vô cùng sâu đậm . Anh ( chị) hãy làm rõ điều đó qua đoạn trích trong SGK ngữ văn 12 tập 1 Bài làm
Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Thừa thiên Huế. Ông là đại biểu xuất sắc của thơ ca cách mạng thời kháng chiến . Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng rời chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau chín năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đãviết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ chiến sĩ cách mạng. Cũng giống như và nổi trội hơn nhiều với những bài thơ khác, bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc vô cùng sâu đậm. Đặc điểm này thể hiện rất rõ qua đoạn trích Việt Bắc trong SGK 12 tập 1.
Tính dân tộc là tất cả những đặc điểm thuần Việt, gần gũi với tâm hồn nguời Việt Nam. ở bài thơ này, tính dân tộc biểu hiện trên nhiều phương diện như kết cấu, hình ảnh, thể thơ, giọng điệu…
Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện trước hết ở kết cấu đối đáp kiểu ca dao giao duyên.
Rất nhiều bài ca giao xưa dùng kiểu đối đáp để diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình: - Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò
- Mình nói với ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ mình bồng con ra.
Kiểu kết cấu đối đáp trong ca dao giao duyên là một kiểu kết cấu độc đáo để nhân vật trữ tình có thể vừa kể lể sự việc vừa bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ tình cảm với đối tượng được nói đến. Đây cũng là kiểu kết cấu tạo ra những khả năng vô hạn cho nhân vật trữ tình một “diện mạo” như ý muốn.
Tố Hữu đã vận dụng kiểu kết cấu tuyệt vời ấy trong một bài thơ mà mục đích không phải để nói tới tình yêu của chàng- nàng, anh- em mà là một bài thơ ngợi ca mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa chính phủ cách mạng với nhân dân Việt Bắc. “Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng ?”
ở đây hai chữ “ mình – ta” biến hoá chỉ là sự phân đôi của một chủ thể.Cái “tôi” trữ tình của nhà thơ tự tách mình ra, một phần tâm hồn đã “thấm đất Việt Bắc” đang tâm tình với người cán bộ về xuôi. Nhân vật trữ tình đã bộc lộ tâm trạng nhớ thương, tình cảm ân nghĩa , thuỷ chung giữa cán bộ cách mạng và mảnh đất Việt Bắc. Mình-ta cùng nhớ về những ngày tháng đồng cam cộng khổ “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, nhớ những ngày tháng reo ca lớp học i tờ, nhớ những ngày liên hoan vang dội núi rừng; nhớ tiếng mõ rừng chiều, nhớ tiếng chày đêm nện cối, nhớ người mẹ nắng cháy lưng, nhớ người đan nón, nhớ những ngọn đuốc sáng soi đường cho đoàn quân trùng trùng điệp điệp tiếp bước nhau ra trận địa …
Các tiếng mình- ta, các tiếng gọi, hỏi, đáp cứ liên tiếp, xoắn xít lấy nhau, gối lên nhau, liên tiếp như những đợt sóng cảm xúc không ngừng nghỉ:
Mình về mình có nhớ không
Mình đi có nhớ những ngày
Mình về có nhớ chiến khu
Mình về rừng núi nhớ ai
“Mình- ta” điệp khúc đan xen tạo ra âm hưởng từng đợt sóng hoài niệm, những vùng kí ức tuơi đẹp hiện về sống động như vừa mới diễn ra. Tất cả tỉ mỉ, cụ thể tới mức người đọc có thể hình dung và tái hiện từng đường nét, dáng vẻ của mảnh đất Việt Bắc và con người nơi đây
Đối đáp đã trở thành một kiểu kết cấu mở, có khả năng bộc lộ, mời gọi cảm xúc hết lớp này đến lớp khác tưởng chừng như không có điểm dừng. Đây là kiểu kết cấu giúp cho nhân vật trữ tình có khoảng rộng để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình. Và với mỗi người Việt Nam luôn luôn tìm thấy mối liên hệ rất gần gũi khi bắt gặp kiểu kết cấu đối đáp này khi thưởng thức bài thơ Việt Bắc như họ đã từng được nghe trong những bài ca dao, từ thuở xa xưa.
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn biểu hiện ở thể thơ lục bát và tiết tấu mềm mại, nhịp nhàng của câu thơ.
Thể thơ lục bát là thể thơ gắn bó với dân tộc Việt Nam, được người Việt Nam sử dụng phổ biến nhất. Thể thơ này thường có tác dụng đặc biệt khi diễn tả tình cảm tha thiết, những nỗi nhớ triền miên, dai dẳng và khi bộc lộ nghĩa tình sâu nặng giữa các đối tượng và chủ thể trữ tình. Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát một cách đắc địa và đặc biệt thành công khi diễn tả nghĩa tình sâu sắc của cán bộ cách mạng với quê hương kháng chiến. Người đọc cảm nhận được nỗi xúc động, nghẹn ngào thực sự của “người đi- kẻ ở”:
“ Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình di, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu ...”
Những câu thơ lục bát khoan thai, nhịp nhàng đã có tác dụng đặc biệt trong việc khơi gợi cảm xúc của người đọc. Người đọc tự nhiên hoà nhịp cùng dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình, sống với nó, cùng thổn thức với nó. Từ rừng nứa, bờ tre, mái đình, cây đa, từ hoa chuối, hoa mơ, Ngòi Thia, sông Đáy đến Phủ Thông, Đèo Giàng ..., tất cả đã làm con người nhớ thương da diết. Những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm khảm, trở thành “cõi nhớ” trong lòng mỗi người, đã từng gắn bó với Việt Bắc .
Chính thể thơ lục bát đã quyết định giọng điệu, tiết tấu của bài thơ. Tiết tấu của mỗi câu thơ trong Việt Bắc rất nhịp nhàng, thường có nhịp 2/2/2, 3/3, 2/2/2/2, 4/4.
- ở đâu u ám quân thù ( 2/2/2)
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi(4/4)
- Mình đi mình lại nhớ mình (2/2/2)
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.(4/4)
Nhịp thơ cũng chính là nhịp điệu cảm xúc, giúp cho những kỉ niệm được khơi dậy, vang lên trong lòng kẻ đi , người ở và trong cả người thao thao thức. Những cặp lục bát bắt vần, thả nhịp đều đặn, tha thiết. Cứ mỗi cặp lục bát lại điểm một nốt nhạc cảm xúc. Những tiếng ấy lại liên hồi xô đuổi, đồn dập như những đợt sóng thương nhớ cồn cào:
“ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gái thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón tuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gai hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Việt Bắc hiện ra trong bức tranh toàn cảnh: con người nhiều dáng vẻ, không gian rộng lớn, thời gian bốn mùa được chắt lọc, dồn nén nổi bật sắc thái núi rừng Việt Bắc. Mỗi cặp lục bát vẽ một bức tranh “ hoa cùng nguời”. Bốn cặp lục bát kết thành bộ tứ bình cân xứng, cổ điển.
Bức tranh thiên nhiên được dệt bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ thấm đượm trên từng dáng người, từng màu hoa. Bức tranh được dệt bằng sắc màu của núi rừng tươi đẹp. Cảnh làm nền cho con người xuất hiện, bóng dáng con người lặng lẽ là điểm sáng sinh động trên các phòng thiên nhiên tươi thắm hữu tình. Hoa và người hoà quyện vào nhau làm cho cảnh thêm tươi sáng. Bức tranh mùa đông đặc trưng bởi hoa chuối đỏ tươi, giữa thảm rừng trên đèo cao toả nắng, bóng dáng con người xuất hiện với nét riêng của vùng cao. Bức tranh mùa xuân được dệt bằng thảm hoa mơ và dáng người đan nón mềm mại đang “chuốt từng sợi giang”. Bức tranh mùa hạ thêm long lanh bởi tiếng ve cùng hình ảnh lặng lẽ của “ cô em gái hái măng một mình”. Và bức tranh mùa thu ấn tượng bởi ánh trăng thu hoà bình yên ả cùng tiếng hát ân tình thuỷ chung ngọt ngào. Chính thể thơ lục bát đã làm nên linh hồn bức tranh tứ bình Việt Bắc.
Bên cạnh đó, cấu trúc tiểu đối đồng loạt ở các câu hát đã tạo ra một bè trầm của âm hưởng thương nhớ trong lòng người đi kẻ ở. Cấu tạo đối vừa tô đậm ý cho từng vế, vừa mở ra ý ở ngoài lời. Những câu thơ cùng với tiết tấu của nó đã tạo ra ý nghĩa ở ngay khoảng trống giữa các từ, các câu hay giữa các đoạn thơ.
Có thể nói rằng, tính dân tộc là đặc điểm nổi bật ở Việt Bắc. Chính đặc điểm này đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. Tính dân tộc của bài thơ đã giúp nhà thơ chuyển tải được tư tưởng hiện đại, tiên tiến. Đây là một tác phẩm thành công nhất của Tố Hữu, một tác phẩm đã ngợi ca những ngày hào hùng, vẻ vang của dân tộc, những ngày mà toàn dân nô nức ra trận, những ngày mà mảnh đất Việt Bắc in dấu bao thời khắc, chiến công hào hùng, tươi đẹp của dân tộc... Tất cả đều được tái hiện trong một hình thức đặc biệt phù hợp mà Tố Hữu đã lựa chọn và sử dụng.
II. Đề2
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị. Hãy giải thích và làm rõ khái niệm đó qua sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.
Mở bài: - Tố Hữu là nhà thơ lí tưởng cộng sản . Nhà thơ Tố Hữu và nhà chính trị Tố Hữu là một .
- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị
B. Thân bài:
1. Trữ tình, chính trị và thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu
- Trữ tình: là bộc lộ trực tiếp ý thức,tình cảm, cảm xúc, nghĩa là con người cảm thấy qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan đối với thế giới và nhân sinh. Mặt khác, cái tôi trữ tình luôn cảm xúc trước thực tại trên tư cách phổ quát, động tới những vấn đề chung của tồn tại con người (cái chết, tình yêu, nỗi buồn, lẽ sống ...). Cho nên, trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người.
- Chính trị là những khái niệm khô khan được thể hiện dưới hình thức những câu khẩu hiệu mang tính chất cổ vũ, kêu gọi. Các khái niệm đó tưởng chừng như không có gì là thơ cả.
- Đầu thế kỉ XX, thơ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Trần Tuấn Khải,... và phong trào thơ ca Xô viết- Nghệ Tĩnh là những sáng tác mang cảm hứng chính trị tuy vẫn nằm trong thi pháp cổ điển nhưng đã có những đổi mới nhát định.
Tố Hữu vừa kế thừa truyền thống vừa nâng thơ trữ tình- chính trị lên một trình độ nghệ thuật cao hơn. Tố Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một tiếng nói trữ tình với những cảm xúc của một cái tôi hoàn toàn mới mẻ. “ Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất đỗi trữ tình” (Xuân Diệu)
2. Cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu quan niệm: “ Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của tâm hồn”.
- Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu có mối quan hệ gần như máu thịt với đất nước, nhân dân, cộng đồng.
- Cảm hứng chủ đạo của thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư. Chính vì thế, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu trước hết là cái tôi- chiến sĩ( bắt đầu từ Từ ấy ). Cái tôi ấy đã hoá thân vào những nhân vật trữ tình mang những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc qua những thời kì lịch sử khác nhau:- Bà má Hậu Giang, Lượm, Tiếng hát trên đê...( Từ ấy)
- Chị Trần thị Lý, Bà bủ, Phá đường...( Việt Bắc)
- Mẹ Suốt, anh Nguyễn Văn Trỗi , anh giải phóng quân ....( Ra trận, Gió lộng)
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tập thơ Tố Hữu là con người cộng sản, lí tưởng cách mạng. Trước cách mạng, lẽ sống đó là con đường từ một thanh niên tri thức trở thành một chiến sĩ cộng sản. Từ tập thơ Việt Bắc trở đi, thơ Tố Hữu nêu lên những vấn đề lớn như: lẽ sống dân tộc, quan hệ giữa dân tộc và thời đại .... - Song song với lẽ sống cách mạng là tình cảm cách mạng . đó là tình đồng chí, đồng đội, tình cảm đối với nhân dân, với Đảng, với lãnh tụ, tinh thần quốc tế vô sản,...
-Những bài thơ hay nhất của Tố Hữu là những bài thơ kết hợp hài hoà giữa lẽ sống cách mạng và tình cảm cách mạng ( Việt Bắc, Mẹ Suốt, Bác ơi!, Quê mẹ, Miền Nam, ...)
3. Giọng điệu thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu : giọng tâm tình, ngọt ngào.
- Giọng tâm tình ngọt ngào xuất phát từ chiếc nôi quê hương và gia đình cùng nguồn mạch thơ ca dân gian.
- Dù sử dụng đa dạng các thể thơ, song Tố Hữu đặc biệt thành công với thể thơ lục bát ( Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du,...)
- Lối ngắt nhịp , gieo vần trong thơ Tố Hữu rất tự nhiên, khiến cho giọng thơ du dương trầm bổng, dễ đọc, dễ thuộc.
4. Trữ tình chính trị không có nghĩa là không nói đến đời tư, cá nhân. Tố Hữu đã đưa không ít những chi tiết đời tư, cá nhân vào thơ. Có điều chúng luôn được gắn với nội dung chính trị:
- Hình ảnh người mẹ sinh thành ra nhà thơ đã hoà cùng hình ảnh của Huế- hình ảnh tổ quốc...
- Tình yêu đôi lứa cũng được chính trị hoá...
C. Kết bài
- Tố Hữu đã đem vào thơ cách mạng một tiếng nói trữ tình với những cảm xúc chân thành , mãnh liệt.
-Tố Hữu đã kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca yêu nước của dân tộc và phát triển trong thời đại mới.
Đất Nước
( Trích trường ca Mặt đưòng khát vọng)
Nguyễn Khoa Điềm
I. Đề 1: Những chiêm nghiệm của Nguyễn Khoa Điềm về “Đất Nứơc” qua đoạn trích cùng tên( trong trường ca Mặt đưòng khát vọng )
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình tri thức cách mạng. Ông là người có đóng góp quan trọng trong việc phát triển thơ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Với trường ca Mặt đưòng khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã tìm cho mình một định nghĩa thật cụ thể, sinh động về đất nước từ đó ông thể hiện những suy tưởng và chiêm nghiệm của mình về đất nước Việt Nam.
Trường ca Mặt đường khát vọng được nhà thơ sáng tác năm 1971, lần đầu được in năm 1974, nhằm mục đích thức tỉnh tuổi trẻ các vùng thành thị, vùng tạm chiếm miền Nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về đất nước, ý thức được vai trò, suy ngẫm của nhà thơ về đất nước, về cội nguồn tạo nên sức mạnh của dân tộc.
Với Nguyễn Khoa Điềm, trước hết đất nước là lịch sử văn hoá, phong tục ngàn đời : “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có từ trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”
Nguyện Khoa Điềm đã khẳng định điều đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc: Đất nước Việt Nam đã hình thành, tồn tại từ ngàn đời nay. Đất nước là khuôn giá trị được bao thế hệ cha ông tạo dựng bồi đắp. Lời thơ gợi lại không khí cổ tích xa xưa, gợi lên hình thù một đất nước cổ kính. Đất nươc có từ ngày xửa ngày xư, đất nước có từ trong những câu chuyện cổ tích mà bà, mẹ đã kể lại cho con cháu nghe.
Hình hài đất nước không cần tìm đâu xa mà chúng ta nhìn thấy đất nước trong những hình anhe gần gũi nhất, bình dị và đơn sơ nhất.Đất nước có từ xưa trong tục ăn trầu của bà của mẹ. Đất nươc có trong truyền thông trồng tre giết giặc, giữ nước, đất nước chính là phong tục tập tập quán , là cách bới tóc ăn mặc hàng ngày:
File đính kèm:
- On Thi tot nghiep.doc