Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2009 Môn: Địa lí

1. Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

a. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội :

Đường lối đổi mới được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986 ). Nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế :

- Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội;

- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới đã qua chặng đường 20 năm (1986 - 2006), đạt được những thành tựu to lớn :

- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Cơ cấu kinh tế lãnh thổ chuyển biến rõ nét.

- Đạt được thành tựu lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2009 Môn: Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009 MÔN : ĐỊA LÍ 1. Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập a. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội : Đường lối đổi mới được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986 ). Nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế : - Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội; - Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; - Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới đã qua chặng đường 20 năm (1986 - 2006), đạt được những thành tựu to lớn : - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Cơ cấu kinh tế lãnh thổ chuyển biến rõ nét. - Đạt được thành tựu lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. b. Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn : - Toàn cầu hoá là một xu thế lớn, cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt về vốn, công nghệ, thị trường; mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Nước ta là thành viên ASEAN, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), trở thành thành viên WTO. - Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn đầu tư của nước ngoài (FDI), vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cũng tăng mạnh. - Hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật , khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực được đẩy mạnh. - Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới. Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng. c. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới : - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. - Thực hiện đồng bộ cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. - Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hoá; chống các tệ nạn xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường. Địa lí tự nhiên I .Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ a. Vị trí địa lí : Nước ta nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam á. Việt Nam vừa gắn liền với lục địa á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 1050Đ chạy qua nước ta khiến cho đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ thứ 7 (GTM+7). b. Phạm vi lãnh thổ : Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. - Vùng đất của nước ta gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích là 331212 km2. Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt - Trung dài hơn 1400 km; Việt - Lào dài gần 2100 km, Việt nam - Campuchia dài hơn 1100 km. Đường bờ biển nước ta dài 3260 km, cong hình chữ S; 28 trong số 63 tinh / thành phố có điều kiện trực tiếp có biển. Nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo ven bờ và hai qunhotreen Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc Tp Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà). - Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đường phân định trên vịnh Bắc Bộ được coi là đường biên giới quốc gia trong vịnh Bắc Bộ đã được kí kết giữa hai nhà nước CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa năm 2004. - Vùng trời là khoảng không gian giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo. c. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam : * Về mặt tự nhiên, - Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Vì thế thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống, khác hẳn với thiên hiên ở một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam á và Bắc Phi; - Nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinhn vật vô cùng quí giá; - Tự nhiên phân hoá đa dạng; - Nước ta nằm ở vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán) * Về mặt kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng. - Về kinh tế, nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển lớn, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông,... tạo điều kiện để Việt Nam dễ thực hiện chính sách mở cửa (kinh tế cửa khẩu biên giới), hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. - Về văn hoá, xã hội, nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội và các mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực, có điều kiện hợp tác hoà bình và cùng phát triển với các nước láng giềng, đặc biệt là các nước Đông Nam á. - Về an ninh quốc phòng, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm vưói biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. 2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ lước ta là quá trình rất lâu dài và phưc tạp, gồm 3 giai đoạn chính : giai đoạn Tiền Cambri; giai đoạn Cổ kiến tạo; giai đoạn Tân kiến tạo. a. Giai đoạn Tiền Cambri Giai đoạn tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam. Giai đoạn này là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất, diễn ra hơn 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm, chủ yếu diễn ra ở một số nơi, nhưng tập trung nhất là ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ. Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. Cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng, nhiệt độ không khí rất cao. Khi nhiệt độ không khí hạ thấp dần, thuỷ quyển mới xuất hiện với tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái đất. Sự sống xuất hiện; sinh vật còn ở dạng sơ khai, nguyên thuỷ như tảo động và động vật thân mềm. Để nghiên cứu lịch sử địa chất hoặc lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên của nước ta, các nhà nghiên cứu lịch sử địa chất sử dụng bảng Niên biểu địa chất. Đó là bảng xác định các đơn vị thời gian và đơn vị địa tầng trong lịch sử phát triển Trái đất. b. Giai đoạn cổ kiến tạo Giai đoạn này bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 540 triệu năm, qua hai đại cổ sinh và Trung Sinh, chấm dứt và kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm. Đây là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất, có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. Các hoạt động uốn nếp diễn ra nhiều nơi, các địa khối thượng nguồn sông Chảy, Việt Bắc, Kon Tum được nâng lên; trong đại Trung sinh, xuất hiện các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khối núi cao Nam Trung Bộ. Đất đá giai đoạn này rất cổ, bao gồm các loại trầm tích, mác ma và biến chất. Đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi. Vào đại Trung sinh đã hình thành các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam ; các khoáng sản quí như : đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quí. Giai đoạn này lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới đã rất phát triển do các điều kiện cổ địa lí vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta đã hình thành và phát triển. Có thể nói, về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ nước ta hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo c. Giai đoạn Tân kiến tạo Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta có những đặc điểm sau : - Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và đang tiếp diễn đến ngày nay. - Lãnh thổ nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của các kì vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu. Bắt đầu cách đây 23 triệu năm vận động tạo núi Anpơ - Himalaya cho đến nay vẫn tác động đến lãnh thổ nước ta. - Đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà, tác động mạnh đến mực nước biển. Đã diễn ra nhiều lần biển tiến, biển lùi, để lại các dấu vết rõ nét : thềm biển, cồn cát, ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ. Giai đoạn Tân kiến tạo được xem là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay. II. Đặc điểm chung của tự nhiênViệt Nam 1. Đất nước nhiều đồi núi 1. 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH Địa hình nước ta có 3 đặc điểm cơ bản là : - Địa hình đồi núi chiếm phân lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp; - Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung; - Địa hình rất đa dạng và phân chia thành các khu vực. 1. 2. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH a. Khu vực đồi núi : - Địa hình đồi núi: Chia thành 4 vùng : Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn, Nam Trường Sơn + Vùng đồi núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn là : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Hướng núi nghiêng chung tây bắc - đông nam. Những đỉnh cao > 2000 nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá đố sộ > 1000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. + Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn cùng hướng tây bắc - đông nam : phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang 3143 m; phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa, thấp hơn, chủ yếu là dãy xen các sơn nguyên và cao nguyên đá từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối vùng đồi núi đá vôi Ninh Bình-Thanh Hoá.Kẹp giữa các dãy núi các thung lũng các dòng sông cùng hướng. + Vùng núi Bắc Trường Sơn, từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le, hướng tây bắc - đông nam; địa hình thấp và hẹp ngang. Bạch Mã là mạch núi cuối cùng, cũng là bức chắn cản các khối khí lạnh tràn xuống phương nam. + Vùng núi Nam Trường Sơn, gồm các khối núi và cao nguyên. Địa hình núi với những đỉnh cao > 2000 m nghiêng về phía đông. Đường bờ biển khúc khuỷu, sườn dốc với nhiều mạch núi ăn lan sát biển, xen kẽ giữa chúng là những dải đồng bằng hẹp, nhiều đầm phá. - Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. Đó là vùng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng với các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du. Thể hiện rõ nhất là bán bình nguyên Đông Nam Bộ với các bậc thềm phù sa cổ > 100 m và bề mặt phủ badan > 200 m. Dải đồi trung du rộng nhất nằm theo rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung (còn gọi là chân núi, gò đồi). b. Khu vực đồng bằng - Đồng bằng châu thổ sông gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Cả hai đồng bằng đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng. + Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng & sông Thái Bình, rộng ≈ 15.000 km2, được con người khai phá từ lâu và làm biến đổi mạnh. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê hằng năm được bồi tụ phù sa. + Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của sông Tiền và sông Hậu; rộng ≈ 40.0000 km2, địa hình thấp và bằng phẳng. Bề mặt đồng bằng có hệ thống kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, gần 2/3 điện tích đồng bằng bị nhiễm mặn do nước triều xâm nhập mạnh từ biển. Các vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. - Đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích ≈ 15.000 km2. Phần nhiều là hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ (Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, Nam - Ngãi - Định) và các đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ. Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải : giáp biển là cồn cát; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa sông. 1. 3. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA THIÊN NHIÊN CÁC KHU VỰC ĐỒI NÚI VÀ ĐỒNG BẰNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI a. Ở khu vực đồi núi - Các thế mạnh : (1) Khoáng sản làm nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Đó là các khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như : đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crom, vàng, vofram, antimoan,... và các khoáng sản ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá; (2) Rừng và đất trồng là cơ sở cho phát triển nền nông - lâm nghiệp nhiệt đới. Các bề mặt cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao có thể phát triển cây trồng và vật nuôi cận nhiệt và ôn đới. Vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực; (3) Các sông suối có tiềm năng thuỷ điện lớn; (4) Miền núi có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái - Các mặt hạn chế : địa hình dốc, chia cắt gây trở ngại cho giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều thiên tai thường xảy ra như : lũ nguồn, lũ quét, xói lở, nguy cơ động đất., lốc, mưa đá, sương muối, rét hại... ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân cư. b. Khu vực đồng bằng - Các thế mạnh : (1) Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản; (2) Cung cấp một số nguồn lượi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản; (3) Thuận lợi cho xây dựng tập trung đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Các hạn chế : Thường xuyên chịu thiên tai (bão, lụt, hạn hán) gây thiệt hại lớn về người và tài sản. 2. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 2.1 . KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG Biển Đông là một vùng biển rộng, nguồn nước dồi dào, tương đối kín, có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện rõ qua các yếu tố : nhiệt độ, độ muối, sóng, thuỷ triều và hải lưu. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. 2. 2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐẾN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM a) Về khí hậu Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu đại dương, điều hoà hơn. Cùng với các khối khí di chuyển tới lui, Biển Đông đã mang lại một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt nóng bức trong mùa hè. b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển - Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng : vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu với bãi triều rộng lớn, bãi cát phẳng, vịnh nước sâu, đảo ven bờ và những rạn san hô. - Các hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng và giàu có. Trong đó hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích khá lớn, tới 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha, lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau rừng ngập mặn Amadôn Nam Mĩ. Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn,... và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú. c) Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản - Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí, hiện đang dược khai thác và tiếp tục thăm dò. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan. Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ben biển Nam Trung Bộ. - Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Các rạn san hô cùng nhiều sinh vật khác ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là nguồn tài nguyên quí. d) Thiên tai - Hằng năm có nhiều cơn bão qua từ Biển Đông trực tiếp đổ bộ vào đất liền. Bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng gây nhiều thiệt hại, nhất là với dân cư vùng ven biển. - Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển, nhất là dải ven bờ biển Trung Bộ. - Vùng ven biển miền Trung còn chịu tác động của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườnvà làm sa mạc hóa đất đai. 3. Thiên nhiên nhiệt đói ẩm gió mùa 3. 1. KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA a. Tính nhiệt đới : a. Tính nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm, nhiệt độ trung bình lớn > 200C, tổng số giờ nắng 1400 - 3000 giờ. b. Lượng mưa lớn, trung bình năm 1500 - 2000 mm; một số nơi 3500 - 4000 mm. Độ ẩm không khí cao, > 80%, cân bằng ẩm luôn dương. c. Gió mùa, do nằm ở vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên Tín phong nửa cầu Bắc có thể thổi quanh năm ở nước ta. Khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa : gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa lấn át Tín phong; vì vậy Tín phong chỉ hoạt động mạnh vào các thời kì chuyển tiếp gữa hai mùa gió - Gió mùa mùa đông : Từ tháng XI đến tháng IV, nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương bắc di chuyển theo hướng đông bắc nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta thành từng đợt, chỉ tác động mạnh ở miền Bắc và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong nửa cầu Bắc thổi theo hướng đông - bắc chiếm ưu thế, hình thành mùa khô, nắng nóng ở Nam Bộ. - Gió mùa mùa hạ : Mùa hạ có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam. + Các tháng V,VI,VII khối khi nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương theo hướng tây nam xâm nhập gây mưa lớn ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Vượt qua dãy Trường Sơn trở nên khô nóng, goi là gió Tây / gió Lào tràn xuống vùng đồng bằng ven biển TRung Bộ và phía nam Tây Bắc. Đôi khi gió tây xuất hiện ở cả đồng bằng Bắc Bộ (do lực hút của áp thấp Bắc Bộ), nhiệt độ lên tới 35 - 400C, độ ẩn < 50%. + Các tháng VI - X , gió mùa Tây Nam hoạt động. Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam, vượt qua biển xích đạo, trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn, kéo dài cho các vùng sường đón gió ở Tây Nguyên, Nam Bộ. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa mùa hạ gây mưa mùa hạ cho cả hai miền Nam Bắc, và vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam, tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở nước ta. Trong chế độ khí hậu : Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; Miền Nam có hai mùa : mùa khô và mùa mưa rõ rệt; Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập hai mùa mưa/ khô. 3. 2. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC a) Địa hình - Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở miền núi, đặc biệt trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, ở vùng núi đá vôi, tại các vùng thêm phù sa cổ. - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi. Quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. b) Sông ngòi - Mạng lưới sông dày đặc, cả nước có 2360 sông với chiều dài > 10 km; dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỉ m3 / năm; tổng lượng cát bùn chuyển ra Biển Đông là 200 triệu tấn / năm. - Chế độ nước theo mùa, nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa; mùa cạn tương ứng với mùa khô. Tính thất thường của chế dộ mưa qui định tính thất thường của dòng chảy. c) Đất Quá trình ferralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm; trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ cao, tạo nên lướp đất dày. Sản phẩm của quá trình này là đất feralit đỏ vàng (Fe - Al). d) Sinh vật Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Trong giới sinh vật, thành phần các loại nhiệt đới chiếm ưu thế. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất ferralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. 3. ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện phát triển nên nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi; mở rộng mô hình nông - lâm kết hợp. Tuy nhiên tính thất thường của khí hậu cũng gây không ít trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch và nhiều hoạt động khác. khó khăn và trở ngại chính là : nhiều thiên tai, môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái, gây khó khăn cản trở cho phát triển giao thông, vận tải , du lịch, xây dựng cơ bản và công nghiệp khai thác. 4. Thiên nhiên phân hoá đa dạng 4.1. THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ THEO BẮC - NAM a) Thiên nhiên phân hoá theo Bắc - Nam chủ yếu là do dự thay đổi khí hậu; đó là sự tăng bức xạ từ Bắc vào Nam, và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc. Dãy Bạch Mã là ranh giới phân hoá khí hậu và thiên nhiên hai miền Bắc - Nam. b) Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) : Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh - Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm 20 - 250C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vùng trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng có 2 - 3 tháng nhiệt độ < 180C; - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió, cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa; thành phần sinh vật đa dạng bao gồm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. c). Thành phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa - Nền nhiệt cao, quanh năm nóng, t0 trung bình > 250C, không có tháng < 200C. Khí hậu phân thành hai mùa : mùa mưa, mùa khô, đặc biệt từ vĩ tuyến 140B trở vào. - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần sinh vật phần lớn thuộc xích đạo và nhiệt đới từ phương nam di cư tới. 4. 2. THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ THEO ĐÔNG - TÂY Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hoá thành 3 dải rõ rệt : a. Vùng biển và thềm lục địa. Vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền với khoảng 3000 đảo lớn nhỏ. Khí hậu Biển Đông có đặc điểm nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt ẩm dồi dào. b. Vùng đồng bằng ven biển. Thiên nhiên thay đổi tuỳ nơi trong quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông, gồm các đồng bằng châu thổ (Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ), đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt (Nam Trung Bộ). c. Vùng đồi núi. Phân hoá phức tạp theo hướng đông - tây do tác động của gió mùa và hướng núi. Mùa đông lạnh đến sớm ở vùng núi thấp Đông Bắc; mùa đông ở vùng núi Tây Bắc bớt lạnh, nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn. Trong khi sườn đông Trường Sơn có một mùa mưa vào thu đông thì Tây Nguyên là mùa khô, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn Đông Trường Sơn lại có gió Tây khô nóng. 4.3. THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ THEO ĐỘ CAO Theo độ cao, nước ta có 3 đai : a) Đai nhiệt đới gió mùa chân núi có độ cao trung bình dưới 600 - 700 m Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng, trung bình tháng > 250C. Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm. Có hai nhóm đất chính : Nhóm đất đồng bằng chiếm gần 24%, gồm đất phù sa (3,4 triệu ha), đất phèn, đất cát (3,4 triệu ha); nhóm đất ferralit đồi núi thấp chiếm > 60%, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, tốt nhất là đất feralit phát triển trên đá mẹ badan và đất đá vôi. Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới : + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; + Hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa : rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao 600 - 700 m đến 2600 m. Khí hậu mát mẻ, không có tháng > 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Từ 600 - 700 m đến 1600 - 1700 m, khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng; hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng, lá kim phát triển. Ở độ cao trên 1600 - 1700 m nhiệt độ thấp, đất mùn phát triển. Rừng sinh trưởng kém. c) Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600 m trở lên (chỉ có ở miền Bắc) Khi hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm < 150 C, mùa đông < 50C, các loại thực vật ôn đới, đất mùn thô phát triển. Đất mùn của đai cận nhiệt và ôn đới, chiếm ≈ 11% diện tích đất tự nhiên cả nước. 4.4. CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Ranh giới miền nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa tây - tây nam đồng bằng sông Hồng. Hai đặc điểm cơ bản là : quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về địa chất - kiến tạo và chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung. Địa hình đá vôi khá phổ biến. Địa hình bờ biển đa dạng. Vùng biển đáy nông, lặng gió. Tài nguyên khoáng sản đa dạng, giàu than, vật liệu xây dựng, sắt thiếc, chì, bạc, kẽm, vonfram. Thềm vịnh Bắc Bộ có dầu khí. Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh, đem lại mùa đông lạnh. Tính thất thường của thời tiết khí hậu là trở ngại lớn. b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Nằm từ tả ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hai đặc điểm cơ bản là : Có quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc) về địa chất - kiến tạo và ảnh hưởng yếu của gió mùa Đông Bắc. Đây là miền núi có địa hình cao nhất nước với đủ 3 đai cao. Các dãy núi ăn lan sát biển và hình thế đổ nghiêng của dãy Trườ

File đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI TOT NGHIEP DIA LI NAM 2010.doc