Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 1)

Chương 1: Từng bước nhỏ một là gì ?

Từng bước nhỏ một là chương trình can thiệp sớm cho trẻ cpttt có tuổi khôn tối đa là 4. Can thiệp sớm nghĩa là bắt đầu giúp trẻ cpttt càng sớm càng tốt để trẻ phát triển tối đa khả năng của chúng.

Đối tượng của Từng bước nhỏ một là cha mẹ của trẻ CPTTT. Từng bước nhỏ một cung cấp những hướng dẫn thực tiễn để dạy trẻ ở gia đình. Từng bước nhỏ một coi cha mẹ là những người thầy quan trọng nhất của trẻ. Các giáo viên, nhà trị liệu và sinh viên có thể sử dụng Từng bước nhỏ một.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4357 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyển 1: Giới thiệu Từng bước nhỏ một Chương 1: Từng bước nhỏ một là gì ? Từng bước nhỏ một là chương trình can thiệp sớm cho trẻ cpttt có tuổi khôn tối đa là 4. Can thiệp sớm nghĩa là bắt đầu giúp trẻ cpttt càng sớm càng tốt để trẻ phát triển tối đa khả năng của chúng. Đối tượng của Từng bước nhỏ một là cha mẹ của trẻ CPTTT. Từng bước nhỏ một cung cấp những hướng dẫn thực tiễn để dạy trẻ ở gia đình. Từng bước nhỏ một coi cha mẹ là những người thầy quan trọng nhất của trẻ. Các giáo viên, nhà trị liệu và sinh viên có thể sử dụng Từng bước nhỏ một. Từng bước nhỏ một không chỉ nói đến các môn học, nó còn bao gồm cả phương pháp giảng dạy các môn học đó. Có những nguyên lý cơ bản, nhưng cũng có hàng trăm ý kiến chuyên môn thực tiễn dựa trên kinh nghiệm của nhiều năm trực tiếp làm việc của các chuyên gia và dựa trên những ý kiến của cha mẹ về những điều họ đã làm cho con họ. Từng bước nhỏ một có thể được sử dụng một cách uyển chuyển như một tài liệu tham khảo của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hay như một quyển sách gối đầu cho những người mới vào nghề. Từng bước nhỏ một là một sản phẩm của úc, nó phản ánh các điều kiện sinh hoạt ở úc. Từng bước nhỏ một dựa trên cơ sở nào? Từng bước nhỏ một dựa trên chương trình Macquaria cho trẻ CPTTT- chương trình con của chương trình nghiên cứu về hội chứng Down do trường đại học Macquaria ở Sydney thực hiện (cần lưu ý các bài học được biên soạn không chỉ để dùng riêng cho trẻ mắc hội chứng Down). Chương trình nghiên cứu về hội chứng Down, do trường đại học Macquaria ở Sydney thực hiện là chương trình Can thiệp sớm đầu tiên ở úc, đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài trong công tác với trẻ CPTTT ở úc và ở cả ngoài phạm vi nước úc. Một số nguyên tắc của chương trình Macquaria phản ánh trong Từng bước nhỏ một: Mọi trẻ em đều có thể học được. Trẻ CPTTT học chậm hơn, nhưng chúng vẫn có thể học được. Trẻ CPTTT cần được học các kỹ năng mà các trẻ bình thường được học và sử dụng - các kỹ năng giúp chúng chơi đùa, giao tiếp với mọi người, có đươc sự độc lập tối đa và trở thành những thành viên của cộng đồng. Cha mẹ của trẻ là giáo viên quan trọng nhất. Những năm đầu tiên là những năm quan trọng nhất cho việc học. Việc dạy trẻ phải được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện tật của trẻ- vì vậy mà ta dùng thuật ngữ “can thiệp sớm”. Việc đánh giá đúng tật của trẻ và việc sử dụng các kỹ thuật giảng dạy thích hợp sẽ đưa đến hiệu quả học tập cao. Không có trẻ nào giống trẻ nào, và không có gia đình nào giống gia đình nào. Một chương trình muốn thành công phải đáp ứng được nhu cầu của trẻ và của gia đình trẻ. Từng bước nhỏ một không phải là một “Sổ tay của người cha hay mẹ tốt”, cũng không nhằm vào chủ đề lớn “Vai trò của người cha/mẹ của trẻ khuyết tật”. Những thông tin bạn tìm thấy trong tài liệu này cần được bổ sung bởi các tài liệu khác và học việc tiếp xúc với những người biết bạn và con bạn. Từng bước nhỏ một là một tài liệu để bạn thực hành, để bạn sử dụng theo cách mà bạn thấy thích hợp nhất. Nó dựa trên sự thừa nhận là ban đã sẵn sàng để cho con bạn những điều quan trọng nhất thông qua tình yêu, sự chấp nhận con bạn và sự chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần mà bạn dành cho con bạn. Chương 2: Chương trình Macquaria Từng bước nhỏ một dựa trên các phương pháp giảng dạy và các chương trình được phát triển trong chương trình nghiên cứu về hội chứng Down của trường Đại học Macquria (gọi là chương trình Macquaria). Chương trình Macquaria là một chương trình Can thiệp sớm, nhằm phát huy tối đa khả năng của trẻ thông qua việc giảng dạy cần thiết trong những năm đầu của cuộc sống, hay từ lúc chúng ta phát hiện sự chậm phát triển ở trẻ. Cho tới thập niên 1970, người ta ít nghe thấy thuật ngữ “Can thiệp sớm”. Trước khi đến trường, hầu hết trẻ CPTTT không nhận được sự giúp đỡ có hệ thống của các chuyên gia được huấn luyện đặc biệt. Hầu hết các trợ giúp đặc biệt ngoại trừ các chăm sóc về y tế, đều nhằm vào các khuết tật về thể chất hơn là các khuyết tật về tinh thần. Bởi vì có rất ít nhận thức về kết quả đạt dược ở trẻ cpttt khi chúng được can thiệp sớm. Nhiều người đã khuyên nên gửi con họ vào các trường dạy trẻ khuyết tật dù rằng những đứa trẻ này có thể tự xoay sở được tại nhà. Người ta cũng khuyên các bậc cha mẹ yêu thương và dành cho con họ các chăm sóc về thể chất cho tới khi con họ đủ tuổi để vào một trường đặc biệt, hạn chế các ý nghĩ về giáo dục trong các lĩnh vực như vệ sinh cá nhân và tự ăn uống. Dĩ nhiên, có những gia đình nhận được sự trợ giúp tuyệt vời của các nhà lao động trị liệu, vật lý trị liệu, điều trị các tật về nói, các y tá cộng đồng với một tầm nhìn mang tính cá nhân về những kết quả có thể đạt được. Và có những gia đình cũng thành công trong việc dạy con tuy không có được sự trợ giúp nào. Cũng có những giáo viên và giáo sư đại học đang đặt câu hỏi về những ý tưởng đang được xác minh. Các học thuyết mới về sự phát triển của trẻ đang nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc học tập các kinh nghiệm trong những năm đầu của cuộc sống. Nếu những kinh nghiệm này quan trọng đối với trẻ bình thường thì tại sao nó lại không quan trọng đối với trẻ khuyết tật ?. Các báo cáo này cho rằng với sự dạy dỗ cẩn thận, đúng lúc phát hiện tật của trẻ, trẻ có thể có những khiếm khuyết về học tập có thể học được phần lớn các ký năng mà trẻ bình thường học được. Chương trình nghiên cứu về hội chứng Down của trường Đại học Seattle (Bang Washington, Hoa Kỳ) có những bản báo cáo hứa hẹn nhất. Trong số những người quan tâm đến các bản báo cáo này có một nhóm nhỏ gồm các thành viên của trường Đại học Macquaria. Một ngân quỹ được dành cho việc lập lại chương trình Seattle ở Macquaria được tiến hành vào năm 1974. Chương trình Macquaria là chương trình Can thiệp sớm trong giáo dục đầu tiên ở úc, vì vậy người ta không chỉ quan tâm liệu Can thiệp sớm có hữu dụng không, mà còn quan tâm đến việc làm cho nó thích nghi với các điều kiện thực tế ở úc. Mối quan tâm thứ 3 là giải thích các phương pháp và kết quả cho những người quan tâm khắp nước úc, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các lớp học kiểu mẫu được thiết kế sao cho mọi người có thể quan sát được. Ngày nay có nhiều chương trình Can thiệp sớm khắp nước úc, phần nhiều sử dụng phương pháp và tài liệu của chương trình Macquaria. Chương trình Macquaria cũng được sao chép lại ở Hồng Kông và được quan tâm ở các nước châu á. Sự phát triển của chương trình Can thiệp sớm là nhờ ở hiệu quả của nó. Các nghiên cứu so sánh cho thấy rằng những đứa trẻ được Can thiệp sớm học được các kỹ năng với một tỷ lệ cao hơn trước khi vào trường so với những trẻ không nhận được sự giúp đỡ tương tự. Hơn bao giờ hết, có nhiều trẻ CPTTT đang theo học ở các trường bình thường ở địa phương và nhiều học sinh theo suốt những năm tiểu học. Những trẻ bị khuyết tật nặng và vừa đang học đọc và học viết, và đang giao tiếp một cách có hiệu quả với những người khác. Trẻ đang học những điều này không phải là do chúng được dành một sự điều trị đặc biệt nào, mà là do chúng được dạy những điều thích hợp vào lúc thích hợp và theo một phương pháp thích hợp. Bộ tài liệu Từng bước nhỏ một này sẽ giúp bạn làm được điều đó với con bạn. Đặc điểm của chương trình Macquarie Sau đây là vài đặc điểm quan trọng của chương trình Macquarie và cũng là của phương pháp mà bạn sẽ thấy trong Từng bước nhỏ một: - Mục đích của phương pháp là giúp trẻ cpttt có được cuộc sống càng bình thường càng tốt. Trẻ khuyết tật càng học được nhiều, chúng càng tham gia được nhiều vào đời sống gia đình và các hoạt dộng cộng đồng. - Nó là một chương trình mang tính giáo dục nhiều hơn là mang tính trị liệu. Nghĩa là nó dạy cho trẻ những kỹ năng trẻ đã sẵn sàng để học hơn là đưa ra các giải pháp về các nguyên nhân hay điều kiện. Các phương pháp điều trị đó là cần thiết thì bác sỹ sẽ phụ trách công việc này. Các giáo viên và các nhà trị liệu ở Macquarie dạy các kỹ năng cho trẻ thông qua việc dạy cho cha mẹ cách dạy các kỹ năng này tại nhà. - Nó dạy những kỹ năng phát triẻn bình thường. Nghĩa là nó dạy những kỹ năng mà trẻ bình thường học khi chúng phát triển- những kỹ năng làm cơ sở để chúng phát triển xa hơn. Trong Từng bước nhỏ một bạn sẽ chỉ tìm thấy những hoạt động quen thuộc ở trẻ bình thường. - Nó chia việc giảng dạy thành từng bước nhỏ một. Vì vậy mà chúng có tên Từng bước nhỏ một. Trẻ khuyết tật cũng học cùng một cách như trẻ bình thường, nhưng chúng học chậm hơn. Một thách thức, có thể là một trở ngại lớn đối với trẻ khuyết tật, có thể được vượt qua nếu nó được chia thành các thách thức nho nhỏ. - Nó dựa trên sự đánh giá cẩn thận. Trẻ khuyết tật học tốt nhất nếu chúng được dạy những bài học phù hợp ở thời điểm phù hợp. Vì vậy, trước khi bắt đầu việc dạy phải dành thời gian để tìm hiểu xem trẻ đã có thể làm được gì, để biết trẻ sẵn sàng học cái gì kế tiếp. - Hoạt động của trẻ nhằm vào các mục tiêu. Các kỹ năng trẻ học ở những khoảng thời gian nhất định gọi là những mục tiêu. Các mục tiêu cho biết việc trẻ có thể làm được khi trẻ đạt được một kỹ năng. Các mục tiêu này giúp cho cha mẹ và các giáo viên không bị chệch hướng. - Mỗi trẻ có một chương trình riêng của nó. Các mục tiêu của trẻ ở một khoảng thời gian nào đó được gọi là chương trình của trẻ. Nội dung của chương trình tuỳ thuộc vào những kỹ năng trẻ sẵn sàng để học, vào thời gian và nguồn lực sẵn sàng có để dạy trẻ. Chương trình đặt ra để giúp trẻ trải qua sự thành công, có tính thực tiễn và có thể thực hiện ở gia đình. Hầu hết các kỹ năng được dạy trong Từng bước nhỏ một đều được rút ra từ các môn học của chương trình Macquarie, được coi như là bảng liệt kê các kỹ năng phát triển, nhưng các phương pháp giảng dạy phải phù hợp với từng kỹ năng trẻ cần học. - Các kỹ thuật giảng dạy được học một cách dễ dàng và không đòi hỏi một kỹ thuật đặc biệt nào. Chúng dựa trên nhiều năm điều tra cẩn thân để tìm ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả và thực tiễn, có thể được dùng ở nhà cũng tốt như ở lớp. Thường thường những kỹ thuật này có thể trở thành một phần trong cách đối sử chung của trẻ, nhiều kỹ năngcó thể được dạy như một bộ phận của đời sống hàng ngày này không đòi hỏi phải có thì giờ dành riêng cho chúng. những điều xảy ra khi thực hiện chương trình. Cùng với các gia đình, trẻ bắt đầu tham gia chương trình khi chúng 6- 8 tuần tuổi. Trẻ gặp gỡ các giáo viên và nhà trị liệu mỗi tuần một lần. Giáo viên và nhà trị liệu sẽ trò chuyện với cha mẹ của trẻ về sự tién bộ của trẻ trong tuần qua. Họ quan sát trẻ để xem trẻ có sẵn sàng để học bài học mới chưa, và họ làm mẫu phương pháp dạy của họ cho phụ huynh. Bất cứ khi nào có thể được, họ lồng việc dạy voà trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, để không phải dành một khoảng thời gian riêng cho việc dạy. Ngay khi bắt đầu, mỗi chương trình được thiết kế riêng cho từng trẻ sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực phát triển: sự phối hợp tai và mắt, sự hiểu lời nói của người khác, sự phát triển các bắt thịt lớn của cơ thể, sự bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của trẻ, khả năng chơi đùa và xã hội hoá của trẻ, và các kỹ năng tự chăm sóc bản thân của trẻ. Khoảng 18 tháng tuổi, trẻ vào nhà trẻ (Toddler Class or early Preshool). ở giai đoạn này, trẻ tham gia chương trình mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 giờ. Trong các buổi này, sẽ có những khoảng thời gian ngắn khoảng 10- 15 phút, giáo viên dành cho mỗi trẻ để làm việc với chương trình cá nhân của trẻ, có thể tại một góc bàn yên tĩnh hay tham gia một trò chơi nào đó. Hầu hết thời gian của trẻ dành cho các hoạt động chơi đùa, giúp trẻ thích thú sử dụng các kỹ năng đã học. Trong suốt thời gian đó, trẻ cũng học cách làm thành viên của một nhóm, học âm nhạc và các hoạt động khác. Đây là một sự chuẩn bị quan trọng cho sự hoà nhập vào môi trường mẫu giáo bình thường. Các cuộc trao đổi thường xuyên giữa giáo viên và phụ huynh sẽ bảo đảm rằng lớp học và môi truơngf gia đình đang giúp trẻ tiến đến cùng một mục tiêu. Bốn tuổi, trẻ vào lớp lớn (Advanced Preshool Class). Trẻ tham gia chương trình 3 lần một tuần, nhưng thời gian mỗi lần có hơi dài hơn. Giai đoạn này chú trọng nhiều hơn đến hoạt động nhóm: làm việc theo nhóm, chơi đùa theo nhóm. Khi trẻ đã sẵn sàng, chúng sẽ được làm quen với môn tập đọc, tập viết và làm quen với các con số cũng như sẽ tiếp tục học các kỹ năng khác. Hầu hết thời gian của chúng được dành cho các hoạt động mẫu giáo bình thường như: vẽ, trò chơi với các khối, ăn mặc giả trang, các trò chơi ngoài trời... Trong giai đoạn này, trẻ cùng đến lớp mẫu giáo bình thường tối thiểu một ngày trong tuần. Các giáo viên của chương trình đến thăm trường mẫu giáo và trò chuyện với các giáo viên ở đó, và quan sát cách trẻ sử dụng các kỹ năng trẻ đã học tại Macquarie. Dù rằng vai trò của giáo viên ngày càng lớn hơn, nhưng cha mẹ của trẻ vẫn tiếp tục là người thầy, cô quan trọng nhất của chúng. Họ dành cho trẻ nhiều thời gian hơn bất cứ ai khác. Cha mẹ cũng thường có hiều điều gợi ý cho các giáo viên!. Tất cả các giáo viên làm việc ở Macquarie mang một món nợ lớn với cha mẹ trẻ, những người cộng tác với họ, về những hiểu biết sâu sắc họ nhận đuợc, không chỉ về bản thân trẻ mà còn về bản chất của việc dạy và học. một số câu hỏi và trả lời Dưới đây là một số câu hỏi về chương trình Macquarie về Từng bước nhỏ một mà chúng tôi nhận được và các câu trả lời của chúng tôi: 1. Có phải chương trình Macquarie chỉ dành cho trẻ mắc hội chứng Down? Hầu hết trẻ tham gia chương trình Macquarie đều là trẻ mắc hộ chứng Down. Đó là mục đích nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cần nghiên cứu trên nhóm trẻ có khuyết tật thấy ngay từ khi mới sinh và có khả năng học tập tương đối giống nhau. Nhưng các phương pháp và bài giảng không được soạn ra để dạy cho trẻ mắc hội chứng Down, mà có thể dùng cho trẻ mắc các khuyết tật khác, ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Chúng được dùng cho trẻ phát triển bình thường ở hầu hết mọi lĩnh vực, chỉ chậm phát triển ở một lĩnh vực duy nhất, chẳng hạn chậm phát triển ngôn ngữ. Chúng được biên soạn để đáp ứng nhu cầu của từng trẻ. 2. Từng bước nhỏ một có theo sát các chương trình Macquarie? Bạn sẽ thấy rằng chương trình học trong Từng bước nhỏ một cũng tương tự như chương trình tại Macquarie, tuy nhiên đối tượng của Từng bước nhỏ một là trẻ từ sơ sinh đến 4 tuổi, trong khi chương trình Macquarie có cả trẻ 5 tuổi. Chúng được chọn điêm kết thúc sớm hơn vì những lý do mang tính thực hành, và că các chương trình cho lứa tuổi lớn hơn có sẵn, độc lập với nhau. Chi tiết để đăng ký mua sách sẽ được nêu ở chương 5. Phương pháp giảng dạy và cách đánh giá được mô tả trong Từng bước nhỏ một cũng tương tự như phương pháp giảng dạy và được đánh giá trong chương trình Macquarie. 3.Từng bước nhỏ một có thể được dùng chung với một chương trình Can thiệp khác không? Được chứ, miễn là bạn phải bàn bạc với giáo viên và hay bác sỹ của trẻ. Nếu không, các mục tiêu trái ngược nhau có thể xảy ra, làm cho cả bạn và đứa trẻ của bạn phải bbối rối. Nếu trẻ tham gia một chương thình can thiệp sớm. “ Từng bước nhỏ một “ có thể là nguờn cung cấp những ý tưởng bổ sung, hay các điểm để thảo luận. Nhưng rốt lại, chính những người hiểu rõ con bạn ( nhất là bạn, kế đó là giáo viên và bác sỹ) có đủ khả năng nhất để quyết định chọn phương pháp trong hoàn cảnh của bạn. 4. Ông nói rằng chương trình Can thiệp sớm giúp con tôi học nhiều hơn, nhưng hiệu quả lâu dài sẽ như thế nào? Đây là một câu hỏi khó, bởi vì như chúng ta đã biết chương trình can thiệp sớm chưa hình thành lâu lắm, cho đến khi trẻ trong chương trình đã đến tuổi trưởng thành. Rõ ràng là 5 tuổi có tham gia chương trình can thiệp sớm sẽ học được nhiều kỹ năng của lứa tuổi 5 tuổi hơn một đứa trẻ cùng hoàn cảnh không tham gia chương trình can thiệp sớm. Thời gian sẽ xác nhận liệu đối với những trẻ 18 tuổi, kết quả có như vậy không. Chúng tôi tin rằng trẻ tham gia chương trình can thiệp sớm có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sóng của chúng( cơ hội tiếp xúc với trẻ đồng cảnh ngộ, được độc lập hơn, giao tiếp hiệu quả hơn với người khác). ở một phạm vi rộng hơn, trách nhiệm là của những nhà giáo dục cho trẻ lớn tuổi hơn, của những người hoạch định chính sách bbố trí việc làm đẩm bảo rằng trẻ có được những thuận lợi nhờ những kinh nghiệm nó thu thập được trong thời thơ ấu của chúng Và chính chúng ta cũng gặp thách thức khi muốn gây ảnh hưởng đến những người có quyền quyết định. 5. Tôi sẽ cần bao nhiêu thời gian để dạy con tôi ở nhà? Dù bạn có tham gia chương trình can thiệp sớm hay không thì bạn vẫn phải dỵ con bạn. Trẻ chiếm nhiều, thậm chí chọn thời gian của chúng ta. Khi con bạn còn rất nhỏ, bạn dành rất ít hoặc hầu như không cần dành nhiều thôì gian để dạy trẻ, bởi vì việc dạy trẻ được lồng trong mọi việc ta làm với trẻ. Thay vì tiêu tốn nhiều thời gian hơn, bạn sẽ dùng một số thời giờ của bạn một cách khác đi, hay tối thiểu bạn cũng nhận biết rõ động cơ của những việc mà bạn đang làm. Bạn có thể sẽ cảm thấy việc dạy con bạn tốn quá nhiều thời gian, dù là nó không tốn thêm bao nhiêu thời gian so với thời gian quy định. Thỉnh thoảng, nó hấp dẫn đến nỗi nó thu hút hết tâm trí bạn, làm cho bạn quên hết mọi thứ khác. Vì vậy, nói rằng nó không làm mất nhiều thời gian không có nghĩa là bảo bạn không cảm thấy sự khác biệt. Vấn đề là liệu bạn có nhận ra sự khác biệt trong cách bạn sử dụng thời gian. Và những điều mà bạn nghĩ đến khi bạn ở bên con bạn là thú vị và bổ ích. Trong khi một số ít phụ huynh cho rằng họ và cả con cái họ, khônh hề trải qua một tâm trạng căng thẳng nào. Một số ít lại hoàn toàn không quan tâm đến điều đó. Bắt đầu một chương trình can thiệp sớm cũng giống như bắt đầu một cái gì mới .Phải mất nhiều thời gian trong giai đoạn đầu ,cho đến khi bạn quen với nó,xây dựng được một kế hoạch hành động và bắt đầu hoạt động .Nếu bạn sử dụng Từng bước nhỏ một bạn phải đọc khá nhiều tài liệu trước khi ban bắt đầu, và bạn sẽ tốn một ít thời gian để đánh giá con của bạn .Phải luôn nhớ rằng bạn không thể vội vã mà phải tiến hành từ từ từng chút một .Một khi bạn đã xây dựng được trương trình và bắt đầu dạy cho con bạn .Thời gian dành cho việc đọc và chuẩn bị sẽ bớt đi. các ý kiến phản hồi của phụ huynh: Khi trò chuyện với phụ huynh tại Macquarie, chúng tôi đã yêu cầu họ cho biết một số ý kiến về chương trình Can thiệp sớm. Sau đây là một số ý kiến của họ. Việc David tham gia chương trình Macquarie đã đem lại lợi ích cho bản thân nó và cho cả gia đình tôi. Chương trình can thiệp sớm chỉ cho tôi cách dạy dạy vào lúc nào và dạy cái gì cho nó: tôi cảm thấy những kiến thức này là mới ,tôi chưa từng biết, dù rằng tôi đã có hai đứa con khác. Chương trình can thiệp sớm cũng có lợi cho các bạn của tôi, nó giúp họ hiểu biết nhiều hơn về trẻ khuyết tật. Tôi đã không phải từ bỏ hoạt động nào để theo đuổi chương trình của David. Lối sống của chúng tôi không thay đổi . Việc dành thời gian cho David làm cho tổ trở nên khoan dung và hiểu biết hơn. Tôi cảm thấy mình được thưởng khi David làm chủ được một kỹ năng nào đó, vì như vậy là các nỗ lực giúp đỡ David thật đáng bỏ công. Ngày David ra đời, tôi hầu như hoàn toàn sụp đổ, chỉ vì khi đó tôi chưa có một chút hiểu biết nào về trẻ khuyết tật. Bây giờ, sau khi thấy những thành quả mà họ đạt được nhờ vào những việc làm đòi hỏi nhiều cố gắng cả về thể xác và tinh thần. Tôi biết tương lai của David sẽ sáng sủa hơn nhiều so với những ý nghĩ tiêu cực mà tôi dã có lúc ban đầu. Bắt đầu một chương trình với trẻ khuyết tật là một việc làm rất có ích, nó bắt đầu một cái nhìn có trách nhiệm cho sự tiến bộ và tương lai của đứa trẻ. Một khía cạnh mới được bổ sung vào quan điểm về đời ssóng của phụ huynh và nó có thể là một sự tăng cường cho gia đình và cuộc sống xã hội của người đó. Lời khuyên là hãy học chấp nhận hoàn cảnh mới của đứa con khuyết tật của mình với suy nghĩ lạc quan và nhận biết về tương lai. Tôi đã phải từ bỏ những hoạt động xã hội nhất định (Những hoạt động này cũng thường có thể bị cản trở khi bạn mới sinh một đứa con bình thường). Tuy nhiên, những phần thưởng bạn nhận được khi bạn tham gia chương trình can thiệp sớm có giá trị hơn nhiều so với các niềm vui bạn có được trong các hoạt động xã hội. Alana gặp nhiều khó khăn hơn trẻ bình thường khi thực hiện những kỹ năng thuộc về lứa tuổi của chúng. Nhưng khi nó làm chủ được những kỹ năng này vẻ mặt của nó – biểu hiện sự mãn nguyện và sự độc lập- làm cho tôi cảm thấy thời gian mình đã dành để chăm sóc cháu thậm chí trở nên có giá trị hơn và đang hài lòng hơn. Việc tham gia vào một chương trình can thiệp sớm đã thay đổi một cách đột ngột những suy nghĩ của tôi về khuyết tật của con mình. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó Alana sẽ hầu như không còn phải phụ thuộc vào ai nữa. Cháu sẽ không được hoàn toàn hạnh phúc nếu cháu vẫn còn phải phụ thuộc vào ai đó. Mục tiêu tôi đặt ra cho Alana rất cao, bởi vì nếu tôi không nhằm tới những mục tiêu này, có thể tôi sẽ tìm thấy những lý do để bào chữa cho sự chậm chạp của nó. ở một vài lĩnh vực nào đó, và sẽ để nó chìm trong sự ngu độn hơn là đạt được hết tiềm lực của nó. Điều này có lẽ sẽ làm tôi thất vọng lắm, nhưng thực ra Alana đã vượt xa những mong đợi của tôi về những thành tích mà nó đạt được ở lứa tuổi này. Tôi đã phải rời trường cao đẳng khi sinh cháu, nhưng khi May-May đến trường thì tôi trở lại trường cao đẳng của tôi. Thời gian tôi dành cho May-May được đền bù xứng đáng, tôi cảm thấy tất că những điều tôi đã dạy mang tới nhiều lợi ích cho nó. Tôi mong rằng các bậc cha mẹ nên bắt đầu tham gia chương trình ngay khi có thể, tạo cho con họ một cơ hội tốt nhất, và không cứ lặp đi lặp lại rằng “ Phải chi tôi đừng đẻ nó ra”. Đứa con gái lớn của tôi cũng tham gia chương trình cùng em Jonh của nó, vì tôi phải chăm sóc cả hai, tôi không thể bảo nó tránh ra chỗ khác được. Tôi thấy rằng việc tham gia chương trình đã nâng coa tinh thần tôi: thông qua chương trình tôi cảm thấy có thể làm một điều gì đó có tính xây dựng để giúp đỡ con giá tôi, và tôi nghĩ chính điều đó đã cải thiện mối quan hệ giữa Kelly và tôi. Bởi vì tôi đang giúp nó chứ không chỉ đứng ngoài quan sát một cách bàng quan. Như vậy, có sự khác biệt rõ ràng giữa sự tham gia và không tham gia chương trình can thiệp sớm. Tôi khuyên mọi người phải thử – bạn sẽ không đạt được điều gì cả nếu bạn không thử: trái lại, nếu bạn cố gắng thì thậm chí với một sự giúp đỡ nhỏ của bạn con bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Con bạn sẽ độc lập hơn, đó chính là mục đích cuối cùng của bạn phải không? chương 3: chương trình từng bước nhỏ một Đối tượng đầu tiên và trên hết mà chương trình Từng bước nhỏ một nhằm tới là các bậc phụ huynh, những người đã vì sự cần thiết hay vì sự lựa chọn phải lập kế hoạch tự dạy dỗ những đứa con khuyết tật tại nhà của mình. Điều này là do người ta tin rằng phụ huynh chính là người thầy quan trọng nhất của con họ, và do nhiều năm kinh nghiệm về khả năng giảng dạy tuyệt vời của họ. Điều này không có nghĩa là sự tiến bộ của đứa trẻ phản ánh kỹ năng giảng dạy của cha mẹ chúng; sự tiến bộ của đứa trẻ cũng tuỳ thuộc vào khả năng học tập tiềm ẩn bên trong chúng, và tuỳ thuộc vào chất lượng những lời khuyên mà phụ huynh nhận được. Nhưng tại Macquarie, chúng ta sẽ thấy việc này lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng khi cha mẹ đã quyết định con họ sẽ học được một kỹ năng đặc biệt thì con của họ sẽ học kỹ năng đó. Vai trò làm giáo viên của chúng ta là giúp đỡ các bậc phụ huynh nhận biết các bước con họ phải bước để tiến đến mục tiêu đã định, và gợi ý cách dạy ở mỗi bước. Hãy nhìn thật kỹ quan niệm của Từng bước nhỏ một. Tất cả các trẻ em đều học các kỹ năng mới, từng bước một. Không có đứa trẻ nào có thể sau một đêm ngủ dậy bỗng nhiên biết bước đi, biết ăn một mình, hay biết vẽ hình mẹ của nó. Trẻ học các kỹ năng này từng chút một, một kỹ năng mới học được sẽ là điểm tựa để bước vào học một kỹ năng khác. Đôi khi trẻ học nhanh đến nỗi chúng ta có thể vừa đủ thời gian để nhận biết các bước chúng đã đi qua. Đó là điều chúng ta nhắm đến khi chúng ta dạy các trẻ CPTTT, và đây cũng là lý do ta đặt tên cho chương trình là Từng bước nhỏ một. Tài liệu dùng cho chương trình Từng bước nhỏ một khác với các tài liệu đã được xuất bản trước đây cho chương trình Macquarie, trong đó nó: Cung cấp nhiều thông tin cơ bản về cách đánh giá một đứa trẻ phát triển một chương trình và dạy, để nó có thể sử dụng bởi những người không hề có kinh nghiệm giảng dạy trước đó. Cung cấp nhiều chi tiết hơn các mẩu tin đặc biệt trước đây. nội dung của từng bước nhỏ một Từng bước nhỏ một được chia thành hai phầm chính. Quyển 1,2,3 gồm các bài tranh luận về các vấn đề và các phương pháp chính của chương trình Macquarie về Can thiệp sớm. Quyển 5,6,7 và 8 giới thiệu chương trình: 4 cuốn, mỗi cuốn nói về một lĩnh vực khác nhau của sự phát triển; và một cuốn là bảng kê các kỹ năng phát triển của trẻ, một danh sách dùng để đánh giá trẻ. Quyển 1: Giới thiệu Từng bước nhỏ một Quyển này, là quyển bạn đang đọc, giới thiệu với ban về chương trình Macquarie và cách sử dụng chương trình Từng bước nhỏ một. Quyển 2: Chương trình của con bạn Quyển này giảng cách soạn chương trình đúng cho riêng mỗi trẻ, và cách tiến hành chương trình này. Quyển này gồm 6 chương: Chương 1: Cách đánh giá con bạn, để biết cháu đã

File đính kèm:

  • docQuyen_1.Doc