Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 6)

Chương 1

RL.A:LẮNG NGHE VÀ CHÚ Ý

 Các kỹ năng trong chuỗi này là nền tảng cho sự học hỏi về sau này. Khi một đứa trẻ có thể nhìn và lắng nghe người khác thì bé có thể hiểu được họ, những đứa trẻ điếc hoặc mù thì phải học cách phản ứng kiểu khác, nhưng chúng cũng phải biết tập trung trước khi làm việc khác.

 Khi trẻ và học sinh tham gia vào chương trình mariquiry,bốn kỹ năng đầu tiên trong chuỗi này cung cấp cho họ đIúm khởi đầu. Các kỹ năng này không đòi hỏi những kỹ thuật dạy đặc biệt-thay vào đó phụ huynh được hướng dẫn cách quan tâm bình thường đến con cái của họ và sẽ phát triển kỹ năng này.Thật vậy trong phần lớn các kỹ năng trong chuỗi này chúng ta không phân biệt được giữa các tình huốngdạy và thực hành trong vui chơi hoặc các hoạt động trong nhà.Hầu như mọi việc bạn làm với con bạn đều liên quan đến kỹ năng dạy sự tập trung .

 Bạn sẽ thấy có một số chồng chéo giữa chuỗi này với các kỹ năng cá nhân và xã hội đã miêu tả trong chuỗi PS.A. Đặc biệt ở trẻ mới sinh sự chú ý và sự hoà hợp có danh giới gần nhau. Một khi con bạn biết duy trì giao tiếp bằng mắt,nhận thức về khả năng diễn đạt ngôn ngữ hoặc giao tiếp sẽ làm cho bạn tiếp thu tối đa thời gian với con bạn . Và chúng tôI cũng lưu ý bạn xem quyển 3, chương 1 và 2.

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 RL.A:LắNG NGHE Và CHú ý Các kỹ năng trong chuỗi này là nền tảng cho sự học hỏi về sau này. Khi một đứa trẻ có thể nhìn và lắng nghe người khác thì bé có thể hiểu được họ, những đứa trẻ điếc hoặc mù thì phải học cách phản ứng kiểu khác, nhưng chúng cũng phải biết tập trung trước khi làm việc khác. Khi trẻ và học sinh tham gia vào chương trình mariquiry,bốn kỹ năng đầu tiên trong chuỗi này cung cấp cho họ đIúm khởi đầu. Các kỹ năng này không đòi hỏi những kỹ thuật dạy đặc biệt-thay vào đó phụ huynh được hướng dẫn cách quan tâm bình thường đến con cái của họ và sẽ phát triển kỹ năng này.Thật vậy trong phần lớn các kỹ năng trong chuỗi này chúng ta không phân biệt được giữa các tình huống’dạy ‘và ‘thực hành’ trong vui chơi hoặc các hoạt động trong nhà.Hầu như mọi việc bạn làm với con bạn đều liên quan đến kỹ năng dạy sự tập trung . Bạn sẽ thấy có một số chồng chéo giữa chuỗi này với các kỹ năng cá nhân và xã hội đã miêu tả trong chuỗi PS.A. Đặc biệt ở trẻ mới sinh sự chú ý và sự hoà hợp có danh giới gần nhau. Một khi con bạn biết duy trì giao tiếp bằng mắt,nhận thức về khả năng diễn đạt ngôn ngữ hoặc giao tiếp sẽ làm cho bạn tiếp thu tối đa thời gian với con bạn . Và chúng tôI cũng lưu ý bạn xem quyển 3, chương 1 và 2. Phần lớn các kỹ năng trong chuỗi này được bé thành thạo trong 12 tháng đầu của quá trình phát triển bình thường. Bạn sẽ thấy chỉ có một kỹ năng cho các năm 2 ,3 và 4 tuổi,tất cả những kỹ năng ấy đều đều liên quan đến khả năng tập trung và trả lời một câu chuyện của trẻ. Dưới đây chúng tôi liệt kê tất cả kỹ năng trong chuỗi này. 0 đến 3 tháng tuổi Phản ứng với âm thanh bằng cách giật mình hoặc thay đổi thái độ. Phản ứng với tiếng nói bằng cách giật mình hoặc thay đổi thái độ. Chăm chú nhìn một khuôn mặt trong giây lát . Duy trì sự giao tiếp mặt (nhìn mắt và miệng người nói ). Chú ý môi trường xung quanh bằng cách nhìn từ vật này sang vật kia. 3 đến 6 tháng 6. Mắt nhìn về hướng tiếng động. 7. Quay về hướng tiếng động (xác định vị trí bằng mắt và đầu ). 8. Quay về hướng giọng nói ( xác định vị trí bằng mắt và đầu ). 6 đến 9 tháng 9. Ngồi yên trên ghế và chú ý đến một người hoặc vật. 10. Xem tranh hoặc vật hai phút với người lớn. 11.Thay đổi vẻ mặt phản ứng với giọng nói thân thiện hay giận dữ. 9 đến 12 tháng 14.Lắng nghe một người nói trong khi xung quanh ồn ào 18 tháng đến 2 tuổi 37.Lắng nghe hết một truyện ngắn. 2 đến 3 tuổi 64.Chú ý vào một câu chuyện trong 10 phút,một người đọc một người nghe. 3 đến 4 tuổi 91.Trả lời các câu hỏi đơn giản,bằng lời hoặc chỉ chỏ,trong suốt một câu chuyện. PHảN ứng LạI ÂM THANH BằNG CáCH GIậT MìNH HOặC THAY Đổi tháI độ RL.A1. Kỹ năng này được coi là điểm mốc của sự phát triển,được dùng trong hầu hết các đánh giá để xác định một mức độ phát triển nào đó đã đạt được hay chưa.Kỹ năng này thường không đòi hỏi kỹ thuật dạy đặc biệt nào cả.Nếu một đứa trẻ sau vàI tuần đầu đời vẫn tỏ ra không phản ứng chút nào với âm thanh,thì mới cần tìm đến sự lượng giá mang tính chuyên môn . Dù không cần phương pháp dạy đặc biệt,tuy nhiên ngay từ ban đầu cần tạo thói quen giới thiệu cho con bạn các loại âm thanh khác nhau-không phảI làm bé giật mình (trừ phi với mục đích đánh giá ),mà để gia tăng từ từ nhận thức của bé về các loại âm thanh xung quanh bé . Cách đánh giá -Dụng cụ : Một cáI chuông hoặc lúc lắc kêu to. -Phương pháp : khi con bạn tỉnh táo và nằm ngửa,lắc chuông hoặc lúc lắc gần trẻ nhưng ngoàI tầm nhìn của trẻ.Bạn có thể thử vàI lần . Con bạn có thể nhận biết tiếng động này bằng cách chớp mắt hoặc hơI cứng người một chút ,hoặc thay đổi cử động .Có thể bé bắt đầu khóc,hoặc nếu bé đang khóc thì sẽ ngừng khóc . Bạn cũng có thể đánh giá khả năng này bằng cách quan sát kỹ con bạn khi chuông điện thoại reo hoặc khi có tiếng đập cửa. đánh dấu + nếu con bạn biểu lộ nhận thức về âm thanh theo bất cứ cách nào đã mô tả như trên . PHảN ứng LạI TIếNG NóI BằNG CáCH GIậT MìNH HOặC THAY Đổi THáI Độ RL.A2 Phản ứng lại giọng nói thường bắt đầu hơI trễ hơn so với phản ứng lại âm thanh ,dù rằng không thường xuyên như vậy. Và ,tuy rằng thường không đòi hỏi phương pháp dạy đặc biệt, nhưng theo nguyên tắc chung, rất cần phải nói chuyện với con bạn ngay khi bé mới trào đời.Với một số phụ huynh,điều này đến thật tự nhiên ;trong khi một số khác lại thấy khó hơn, đặc biệt trong những tuần đầu trước khi bé bắt đầu biết cười và nói chuyện đáp lại.Nếu bạn thấy khó, hãy nói ra những điều bạn nghĩ với con bạn hoặc tả lại những gì bạn đang làm trong công việc hàng ngày.Chẳng bao lâu bạn sẽ thấy rằng bé thích lắng nghe đến mức nào. Cách đánh giá -Phương pháp : Chọn lúc con bạn đang nằm ngửa,và xung quanh đang yên lặng được một lúc .Gọi tên bé,lúc đầu từ một bên ,rồi đổi bên kia . Quan sát xem bé có thay đổi tháI độ như đã mô tả ở RL.A1. đánh dấu + nếu con bạn phản ứng lại tiếng nói của bạn bằng cách giật mình hoặc thay đổi tháI độ. CHĂM CHú NHìN MộT KHUÔN MặT TRONG GIÂY LáT RL.A.3 Bạn sẽ thấy ở đây rất giống với đề mục PS.A.2.Chúng tôI đề cập đến nó trong cả hai bảng kiểm tra vì kỹ năng chú ý đến khuôn mặt của một người rất quan trọng đối với cá nhân và xã hội lẫn nhậ biết ngôn ngữ.Thật vậy ,sụ phát triển trong cả hai lĩnh vực này có mối tương quan chặt chẽ với nhau trong suốt năm đầu tiên và cả thời gian tiếp sau đó. Nhìn mặt người đối diện là bước đầu tiên trong sự giao tiếp bằng mắt –rất quan trọng trong giao tiếp xã hội ,tập trung và học hỏi.Như chúng tôI đã lưu ý ở PS.A.2,nói chuyện và cười với con bạn là những cách tốt nhất khuyến khích bé nhìn mặt bạn ,và có thể làm như vậy ngay từ khi bé sinh ra . Cách đánh giá -Phương pháp : Nói chuyện và cười với con bạn ; Đánh dấu + nếu con bạn nhìn mặt bạn chăm chú trong một hoặc hai giây .Không cần bé phảI nhìn vào mắt bạn. DUY TRì Sự GIAO TIếP MặT (NHìN MắT Và MIệNG NGƯời nói ) RL.A.4. Bây giờ đứa bé không chỉ nhìn mặt bạn ,mà còn tiếp tục nhìn vào mắt và miệng bạn khi bạn nói chuyện với bé .Bạn có thể khuyến khích bé làm như vậy bằng cách ngợi khen bé,giao tiếp bằng mắt với bé kèm theo nụ cười và nois chuyện nhiều hơn .Vào giai đoạn này cần phảI cho bé nhiều thời gian tìm kiếm bạn .Trong suốt cuộc chuyện trò,rất có thể bé sẽ đánh mất rồi lại tìm thấy sự giao tiếp bằng mắt với bạn. Cách đánh giá -Phương pháp : Cũng như RL.A.3,chỉ khác là vẫn nói chuyện và khuyến khích bé nhìn. Đánh dấu + nếu con bạn nhìn miệng và mắt bạn liên tục trong năm giây hoặc hơn nữa. CHú ý MÔI TRƯờng xung QUANH BằNG CáCH NHìN Từ VậT NàY SANG VậT KIA RL.A.5 Đối với bé ,bạn vẫn là vật hấp dẫn nhất để bé nhìn .Nhưng khi lớn lên bạn sẽ thấy rằng bé cũng sẽ quan tâm nhiều hơn đến những thứ khác xung quanh bé .Cách nhìn thoáng qua lúc đầu được thay thế bằng cáI nhìn chăm chú từ vật này sang vật kia-đầu tiên nhìn vào cửa sổ,và sau đó có thể nhìn vào những vật có trên giường bé. Không phảI lúc nào con bạn cũng nhìn xung quanh bạn một cách có chủ định ,vì vậy hãy quan sát bé vào những lúc bé lanh lợi nhất và tỉnh táo nhất để đánh giá kỹ năng này. Cách đánh giá -Phương pháp : Giữ con bạn ở tư thế nửa dựa,hoặc quan sát bé khi bé ngồi trên ghế trẻ em. Đánh dấu + nếu con bạn nhìn từ vật này sang vật khác trong phòng-chẳng hạn từ một tranh màu sắc sặc sỡ sang màu nhạt hơn ,hoặc từ một vật di động đến mặt bạn. Cách dạy Cung cấp nhiều vật màu sặc sỡ cho con bạn nhìn ,và thử nghiệm ở những khoảng cách khác nhau.Bắt đầu từ những khoảng cách chừng 30 cm tính từ mắt bé . những vật di động phát ra âm thanh dễ chụi chẳng hạn dùng chuông gió,sử dụng vào việc này rất lý tưởng,hoặc những vật di động khác chẳng hạn như màn cửa khi bay trước gió nhẹ. Thay đổi hình ảnh và những vật di động trong phòng con bạn để kích thích bé chú ý .Việc này có thể làm bạn tốn kém một chút ,dùng hình ảnh tạp chí hoặc áp phích mượn của thư viện đồ chơI ,và những vật làm từ bong bóng,dảI ru băng màu sắc sặc sỡ hoặc các mảnh bìa cứng cắt ra.Nừu bạn có con lớn hơn một chút,hãy nhờ cháu giúp bạn trang trí môI trường xung quanh cho bé ,cháu sẽ rất thích thú với công việc này. MắT TìM Về HƯớng TIếNG Động RL.A.6 Phản ứng lớn nhất của con bạn đối với những tiếng động lớn và đột ngột sẽ là một phản ứng giật mình,như đã nói ở RL.A.1.ở vào khoảng ba tháng tuổi của quá trình phát triển,bé sẽ bắt đầu tìm kiếm những nghuyên nhân gây ra tiếng động ,bằng cách nhìn xung quanh mình.Rồi sẽ đến lúc bé xác định được nhanh chóng và chính xác nơI phát ra âm thanh,nhưng trong đề mục này chúng ta chỉ đề cập đến những nỗ lực tìm kiếm của bé,cho dù có thành công hay không . Cách đánh giá -Dụng cụ : Một cáI chuông hoặc lúc lắc nhỏ. -Phương pháp : Trong khi con bạn đang nằm ngửa lắc chuông hoặc lúc lắc một bên không để bé nhìn thấy. Đánh dấu + nếu con bạn di chuyển mắt (cũng có thể quay đầu ) khi nghe tiếng chuông hoặc lúc lắc .Không cần bé phảI xác định vị trí của vật . Cách dạy Mặc dù trên đây chúng tôI chỉ đề cập đến chuông và lúc lắc ,nhưng tiếng nói cũng quan trọng không kém ! hãy tập trung thói quen nói chuyện với con bạn ,chẳng hạn có thể gọi tên bé trước khi bạn lọt vào tầm nhìn của bé khi đang tiến lại cũi để bồng bé lên .Quan sát xem bé có nhìn xung quanh để tìm bạn không. Cũng như vậy ,hãy thực hành như đã mô tả ở phần cách đánh giá trên đây .Nếu bé không tìm kiếm chuông hay lúc lắc ,bạn đưa nó vào tầm nhìn của bé ,khuyến khích bé nhìn lại nó khi bạn lắc nó rồi sau đó lại đưa ra chỗ khác. Hãy làm cho mọi tìm kiếm của bé đều thành công bằng cách bảo đảm là cuối cùng bé sẽ tìm thấy vật phát ra tiếng động hoặc người đang nói . Có thể kết hợp dạy kỹ năng này với dạy kỹ năng tiếp theo trong chuỗi này ,vậy thì bây giờ bạn hãy đọc chúng. QUAY Về Hứơng Có TIếNG Động (HạN ĐịNH BởI MắT Và ĐầU ) RL.A.7 QUAY Về HƯớng TIếNG NóI (HạN ĐịNH BởI MắT Và ĐầU ) RL.A.8 Các kỹ năng này là mở rộng của RL.A.6,là kỹ năng bé tìm hiểu nghuyên nhân phát ra âm thanh mà không cần phảI tìm ra nó . Bây giờ bé trở nên có chủ ý hơn và cân chính xác hơn khi tìm ra nguồn phát ra tiếng động hoặc tiếng nói .Mặc dù bạn đang đỡ đầu bé bé sẽ quay về hướng âm thanh,cho dù nó ở ngoàI tầm nhìn của bé . Vào khoảng lúc này,phần lớn trẻ biết rằng tiếng nói hấp dẫn hơn tiếng động tiếng chuông.Con bạn không cần phảI thực hành theo kỹ năng này theo thứ tự,bạn có thể làm việc cùng lúc với cả hai . Cách đánh giá Đánh giá như RL.A.6. sử dụng tiếng nói của bạn lẫn tiếng chuông hoặc lúc lắc theo bất cứ trình tự nào . Đánh dấu + cho RL.A.7 nếu con bạn di động mắt hoặc quay đầu tìm chuông hoặc lúc lắc . Đánh dầu + cho RL.A.8 nếu con bạn di động mắt và quay đầu tìm người nói chuyện với bé . Cách dạy Nếu con bạn không quay về phía bạn ,để một tay sâu xuống một bên đầu bé và nhẹ xoay mặt bé về phía bạn .luôn gọi tên bé.Khi bé tìm thấy bạn thưởng bé bằng nụ cười thật tươI và khen ngợi bé thật nhiều . Cố gắng chạm nhẹ hơn vào bé trong lần gọi kế tiếp .Rồi bạn sẽ thấy bé tự mình cố di chuyển đầu đúng lúc .Chỉ giúp bé khi cần,không giúp gì thêm ngoàI nhu cầu . Nhiều trẻ thấy rằng quay đầu bên này dễ hơn bên kia ,những trẻ này cần được luyện tập thêm ở bên yếu hơn . Làm các bước tương tự với chuông và lúc lắc . NgoàI ra cũng thử nghiệm với các tiếng động khác .Bạn có thể dùng tay bóp giấy bóng kính,hoặc bóp đồ chơI chút chít hoặc lắc chùm chìa khoá-thử với bất cứ cáI gì có trong tay. Ghi nhớ và mở rộng Quan sát xem các dấu hiệu phản ứng với những âm thanh bất ngờ ở thế giới xung quanh bé –tiếng bước chân đI tới ngoàI hành lang,chuông đIửn thoại tiếng chó sủa ngoàI hàng xóm ,tiếng người nói chuyện bên ngoàI phòng.Bạn có thể khuyến khích bé lưu tâm đến sự việc ấy bằng cách nói chuyện với bé về chúng .mặc dù bé chưa hiểu lời bạn nói ,nhưng bé sẽ có cảm giác bạn đang hia sẻ với bé về những sự việc đang xảy ra . NgồI YÊN TRÊN GHế HOặC CHú ý ĐếN MộT NGƯời HOặC MộT VậT RL.A.9. Một khi con bạn có được kỹ năng này ,bạn có thể chỉ cho bé xem và dạy bé đủ mọi điều .Bé không chỉ nhìn bạn mà còn nhìn những vật bạn chỉ cho bé .Điều này tạo nền tảng cho khả năng cùng chơI và cùng nói chuyện . Cách đánh giá -Dụng cụ : Để sẵn vàI thứ đồ chơI ,đồ vật và hình để chỉ cho con bạn . -Phương pháp : Để con bạn ở tư thế ngồi ,bạn ngồi đối diện với bé ,.Nếu con bạn phảI dựa vào mới ngồi được đặt bé ngồi ở vị trí mà bé có thể nhìn được mặt bạn lẫn những vật mà bạn sẽ chỉ cho bé . Nói (tên bé )’Nhìn mẹ này ‘.Khi bé đang nhìn thì nói :’Nhìn này đây là một….hãy nhìn ..’.Nếu bé chú ý ,hãy để bé chơI với vật đó ,rồi lập lại với những vật khác . Đánh dấu + nếu con bạn tạo được giao tiếp bằng mắt với bạn ,rồi nhìn vào vật hoắc hình bạn chỉ bé ,và duy trì sự chú ý được một phút hoặc hơn nữa ít nhất một lần. Cách dạy Nếu bé thiếu chú ý có thể bé sẽ thất bại trong việc giao tiếp bằng mắt với bạn và /hoặc với vật ,hoặc khi tạo đước giao tiếp bằng mắt thoáng qua ,có thể đôI khi bé cũng ngọ ngoậy đầu . Mục đích trước hết là tạo giao tiếp bằng mắt với bạn còn những vật khác để sau.Đầu tiên gọi tên con bạn ,rồi đợi bé phản ứng.Nếu bé không phản ứng gọi tên bé lần nữa và nhẹ nhàng xoay đầu bé đến khi bạn tạo được giao tiếp bằng mắt với bé Sau đó lại nói tên bé lần nữa và vỗ vàomá bé để khen thưởng bé đã đáp lại . Bạn cũng có thể nhờ một người tính thời gian xem bé nhìn bạn được bao lâu trong hai phút bạn dạy bé .Tốt nhất là lấy số trung bình sau vàI buổi dạy .Tiếp đó chọn lấy một lần hơI lâu để tiếp tục luyện tập theo như mục tiêu của bạn khi đạt được mục tiêu này chọn lấy một thời gian lâu hơn nữa .Tăng giần lên đến khi con bạn nhìn bạn khoảng 30 giây trong 2 phút .(Không cần phảI liên tục-bé có thể nhìn chỗ khác rồi nhìn lại trong buổi dạy ). Bây giờ đưa vào các buổi học một món đồ chơI và dạy dần dần cho đến khi bé hoặc nhìn bạn hoặc nhìn món đồ chơi trong khoảng phân nửa buổi học hai phút . Làm thế nào để khiến con bạn nhìn?Đóng kịch thường là câu trả lời cho câu hỏi này-bạn phải tự làm, và qua trò chơi mà đồ chơi trở nên hấp dẫn hơn bất cứ thứ gì khác trong phòng,và cũng hay hơn là cứ ngọ ngoậy nhìn quanh quẩn.Hãy đáp bằng bằng cách nhiệt tình nhất mỗi lần con bạn nhìn vào bạn . Con bạn cần phải biết rằng bé sẽ nhận được phần thưởng khi chú ý đến bạn và nhiều điều thú vị sẽ xuất hiện giữa bạn và bé. Đôi khi sự phấn khích thôi chưa đủ, bé vẫn không tiến triển với cách này, bạn có thể thử những cách khác. Sử dụng một phòng yên tĩnh.Cho con bạn ở nơi yên tĩnh nhất trong nhà trong buổi học này . Nói chuyện nhỏ và điềm tĩnh cũng có thể hiệu quả hơn đối với một số trẻ.Nếu có hiệu quả, dần dần đưa vào những yếu tố gây xao lãng khác . Làm theo sự dẫn dắt của con bạn .Nếu con bạn đang chơI một cách linh hoạt hãy ngồi xuống và chơI cùng bé ,luân phiên với bé chơI những đồ chơI bé thích .Rồi bắt đầu nói chuyện với bé về những chuyện bé đang làm.Giúp bé chơI trò chơI của bé mà không dành quyền chủ động .Khi bé thích thú với sự hiện diện của bạn trong vai trò’Làm theo’,bắt đầu đưa ra nhưng ý tưởng và đồ vật của riêng bạn . Sau cùng,yêu cầu con bạn nhìn vào bạn trước khi bạn cho bé xem một cáI gì mới . 3.Dành một phần thưởng rõ ràng cho sự chú ý : Nếu những phương pháp trên vẫn không đưa được bạn đến đâu,có lẽ bạn phảI hướng sự chú ý vào những gì mà bạn biết rằng con bạn thích ,.Đối với những trẻ nhỏ,thức ăn thường là câu hỏi hay nhất ,.Bạn có thể hoặc cho một miếng thức ăn nhỏ khi con bạn nhìn bạn trong mỗi buổi dạy,hoặc xắp xếp những buổi dạy vào những giờ ăn ,yêu cầu bé phảI nhìn bạn trước mỗi lần bạn đút thức ăn cho bé .Đây chỉ là một biện pháp ngắn hạn.Ngay khi con bạn nhìn bạn một cách dễ dàng ,hãy bắt đầu đút cho bé thưa hơn hay yêu cầu bé nhìn bạn nhiều hơn với cũng một lượng thức ăn như vậy.Nếu ngay khi bắt đầu ,bạn cho bé lời khen cũng như cho thức ăn thì sẽ đến lúc chỉ còn lời khen cũng khiến con bạn vui thích .ở quyển 3 chương hai bạn sẽ thấy nhiều chi tiết hơn nói về cách dùng thức ăn để động viên bé . giờ chơI và các hoạt động trong nhà Tất nhiên là việc dạy các kỹ năng chú ý không cần giới hạn trong các buổi dạy riêng biệt .Bạn sẽ thấy là không cần dạy dành riêng chút nào cả.Có thể dạy chú ý vào những lúc thay tã,giờ ăn ,giờ tắm và những lúc bạn âu yếm bé .Các anh chị của bé cũng có thể tham gia vào-hầu hết các trẻ em đều thích đưa vật này vật nọ cho em bé xem ,và làm cho em bé nhìn chúng. Ghi nhớ và mở rộng Khi bạn kết thúc chuỗi này,và tiến đến chuỗi RL.B,hãy tiếp tục dành thời gian đơn giản chỉ để nói chuyện với con bạn và khuyến khích bé nhìn vào những thứ bạn cho bé xem .Đừng lo lắng nếu giao tiếp bằng mắt giữa bé và bạn giảm đI-đIũu này hoàn toàn bình thường khi sự chăm chú của bé vào các đồ vật tăng lên.Thỉnh thoảng bé sẽ liếc nhìn bạn khi bạn cùng chơI đồ chơI,và sẽ dành giao tiếp cao độ nhất cho những lần nói chuyện. Khi bạn đạt đến đây có nghĩa là bạn đang vững tiến trên con đường dạy con bạn giao tiếp ,và các hoạt động luân phiên và bắt chước như đã nói ở Quyển 3 chương 2 trở nên hết sức quan trọng .Từ giờ trở đI bạn sẽ có thêm những lĩnh vực cần suy nghĩ,nhưng bạn có thể tiến hành với niềm tin rằng con bạn đã có một cơ sở tốt để đạt kỹ năng mới giúp bé hiểu biết và diễn đạt chính miình. XEM TRANH HOặC VậT HAI PHúT VớI NGƯời lớN RL.A.10 Đây là phần mở rộng của kỹ năng trước trong chuỗi này. cách đánh giá -Dụng cụ : Một quyển sách màu sắc sặc sỡ hoặc vàI mòn đồ chơI hấp dẫn. -Phương pháp : Đặt con bạn ngồi trên đùi ,cho bé xem tranh hoặc đồ chơI,nói chuyện với bé về từng cáI một và để cho bé cầm chúng. Đánh dấu + nếu con bạn chú ý đến tranh hoặc vật được ít nhất hai phút .Nhớ chọn những tranh có bố cục rõ ràng.Thỉnh thoảng bé có thể nhin từ tranh vật và sang bạn . nhưng không nên để cho bé bị xao lãng bởi những vật hoặc sự kiện khác trong phòng. Cách dạy Dạy như RL.A.9.dần dần tăng thời gian chú ý của con bạn lên. THAY Đổi Vẻ MặT Để PHảN ứng với GiọNG NóI THÂN THIệN HAY GIậN Dữ RL.A.11 ở đây chúng ta xem xét một khía cạnh khác của bé khi phản ứng với môI trường xung quanh .Chúng ta xem trẻ có gắn bó với giọng nói của người thân quen hay không. Vào khoảng thời gian này bạn cũng có thể làm việc với RL.B.12,trong đó chúng tôI nói đến sự phản ứng của trẻ với những vẻ mặt khác nhau.Rõ ràng là hai đề mục này có liên quan đến nhau ..Nhưng trong khi ở RL.B.12 đứa trẻ có thể phản ứng với một vẻ mặt bằng cách bắt trước khi bé tham gia một trò chơI,thì ở đây chúng tôI muốn đề cập đến sự phản ứng ngay tức thì của trẻ. Cách đánh giá -Phương pháp : Quan sát phản ứng cuả con bạn khi cha hoặc mẹ hoặc một người quen thuộc khác nói bằng một giọng giận dữ và bằng một giọng thân thiện (tiện nhất là với một người lớn khác hoặc đứa trẻ khác lớn hơn ). Đánh dấu + nếu con bạn thay đổi vẻ mặt để phản ứng với giọng nói .Ví dụ khi nghe một giọng giận dữ,bé trở nên im thin thít,chăm chú nhìn mặt người nói và tỏ vẻ sợ hãi.khi nghe giọng nói thân thiện bé có thể mỉm cười . cách dạy Tất nhiên bạn không muốn con bạn khiếp sợ ,hoặc sắp đặt những giọng nói giận dữ để làm bé hoảng hốt ! Nhưngcó những cách khác giúp bạn làm tăng tính nhạy cảm của con bạn đối với những giọng nói khác nhau.Hãy tận dụng nhiều giai đIửu trẻ thơ và những câu chuyện đơn giản có nhiều thay đổi trong diễn đạt .Những giai đIửu trẻ thơ như Chú Bé Quả Trứng , Cô Bé Muffet và Ba Con Mỡo Con quá quen thuộc nên chúng tôI gom thành một nhóm ,hát với giọng đều đều ,nhưng khi bạn nghĩ về bản chất thực của chúng thì thấy ngay ở đấy một nguồn kịch tính dồi dào ! Dùng gương mặt cũng như giọng nói của bạn để chuyển tảI sắc tháI tình cảm,và tìm ở bé những biểu hiện đang bắt chước bạn .Con bạn sẽ không hiểu lời câu chuyện hoặc các giai đIửu trẻ thơ trong một thời gian ,nhưng các sắc tháI cảm xúc thay đổi được truyền đI qua giọng nói của bạn tự chúng đã có những tác dụng kể truyện –là một trong những lôI cuốn tuyệt vời đối với con bạn . LắNG NGHE MộT NGƯời nói TRONG KHI XUNG QUANH ồn ào RL.A.15 Khi con bạn lần đầu học chú ý ,bé sẽ rất khó duy trì chú ý trong một môI trường xung quanh ồn ào ,bận rộn.Nhưng khi các kỹ năng chú ý chú ý của bé phát triển ,bé sẽ biết phân biệt những âm thanh hấp dẫn nhất đối với bé ,và tập trung vào chúng để loại trừ mọi thứ khác ra . Hầu hết trẻ học kỹ năng này không cần bất cứ sự dạy giỗ đặc biệt nào ,miễn là chúng có nhiều cơ hội .Chúng ta thường hay quên nói chuyện với con của chúng ta khi đang bận mua bán ở siêu thị hoặc khi nhà bận rộn công việc ,Cần nhớ rằng con bạn sẽ rất có lợi khi lắng nghe bạn nói trong những điều kiện đầy thử thách như thế . Cách đánh giá -Phương pháp : Quan sát con bạn khi bé lắng nghe một người lớn nói khi xung quanh đang ồn ào. Đánh dấu + nếu bé tiếp tục chú ý đến người nói mặc dù xung quanh ồn ào . LắNG NGHE HếT MộT CÂU TRUYệN NGắN RL.A.37. Ba đề mục trong chuỗi này liên quan tới khả năng của trẻ chú ý đến một câu truyện . ở độ phát triển 18 đến 2 tuổi.Một câu truyện ngắn đIún hình có khoảng một chục bức tranh (có thể có một tranh cho phần mở đầu ) và một hai câu đI kèm với bức tranh.Các sách truyện ‘chú vịt Bruna’ là một ví dụ cho loại này.Bạn sẽ tìm thấy một vàI sách truyện tương tự ở cửa hàng sách thiếu nhi.Lưu ý rằng ở đây chúng tôI đang nói về sách truyện,phân biệt với những sách có hàng tranh vẽ loạt liên hệ rời rạc. Việc lắng nghe các câu truyện có quan hệ chặt chẽ với các kỹ năng đọc sách đã nói ở chuỗi FM.G. Cách đánh giá -Phương pháp : Đọc cho con bạn nghe một câu truyện ngắn. Đánh dấu + nếu con bạn chú ý toàn bộ câu truyện bằng cách xem tranh và nhìn mặt bạn. cách dạy Dạy con bạn chú ý đến các truyện ngắn bằng cách biến chúng thành một phần quan trọng trong hoạt động thường ngày.Khi đọc,hãy tỏ cho con bạn thấy là bạn hứng thú với những đIũu đang sảy ra. Hầu hết trẻ đều có những câu truyện chúng ưa thích và chúng muốn nghe đI nghe lại mãi.Đừng ngăn cản đIũu này ,vì trẻ thích thú và học hỏi được qua sự lặp lại như thế . Tất nhiên là bạn vẫn phảI tỏ ra thích thú khi đọc chuyện ba chú heo con đến lần thứ 7 trong tùân. Nếu con bạn chú ý đến các tranh vẽ,nhưng lại mất tập trung vào câu truyện,bạn hãy bắt đầu bằng cách nghĩ ra những câu truyện ngắn xung quanh tranh bạn chỉ cho bé xem. Thay vì nói “Đây là cáI muỗng” và tiếp tục như thế,bạn có thể nói “CáI muỗng này giúp cho Katie ăn cháo bữa sáng,đậu bỏ lò bữa chưa,đậu hà lan,khoai tây và rau câu bữa tối “.Tìm những sách nói về cá nhân một đứa trẻ thực hiện hầu hết mọi hoạt động trong một ngày,và mô tả những bức tranh theo cách có liên quan với những kinh nghiệm của con bạn.Chọn cẩn thận những quyển sách đầu tiên,bảo đảm rằng có một tranh cho mỗi sự kiện đều gần gũi với con bạn .Cũng có thể dùng vàI bức ảnh chụp gia đình để đặt thành một câu chuyện cho riêng con bạn. CHú ý MộT CÂU TRUYệN TRONG MƯời PHúT,MộT NGƯời Đọc MộT NGƯời nghe RL.A.64. ở PS.A.55,chúng ta đã đánh giá xem trẻ có thể chú ý đến một câu truyện trong 10 phút khi ở cùng một đứa trẻ.Còn ở đây chúng ta quan tâm đến khả năng tập trung vào một câu truyện trong 10 phút khi chỉ có bạn với bé . Cách đánh giá -Dụng cụ : Một sách truyện thiếu nhi ,mỗi trang chứa 20 đến 30 từ.Đọc hết truyện này hết khoảng 10 phút. -Phương pháp : Đọc truyện cho con bạn nghe . Đánh dấu +nếu con bạn chú ý đến câu chuyện mà không bị xao lãng bởi tiếng động bên ngoàI hoặc dừng câu chuyện lại để nói về những việc khác. Cách dạy Từ những truyện ngắn đã nói ở RL.A.37,gia tăng dần đến mức độ này. Thử đọc hai hoặc nhiều hoặc nhiều truyện ngắn liền trước khi chuyển sang đọc những chuyện dàI hơn. Nừu con bạn xao lãng câu chuyện lôI kéo sự chú ý sự chú ý của con bạn trở lại bằng cách thay đổi tốc độ,ngữ đIửu giọng nói của bạn ,hỏi bé những câu hỏi những câu hỏi đơn giản (‘Con có thấy ...?’)hoặc bổ xung nhận xét của bạn về những đIũu đang sảy ra. TRả LờI CáC CÂU HỏI ĐƠN GIảN ,BằNG LờI HOặC CHỉ CHỏ,TRONG SuốT MộT CÂU TRUYệN RL.A.91. ở đây yêu cầu bé chú ý đến câu truyện khi bạn đang đọc cũng như có được những thông tin quan trọng về câu truyện,nhờ đó bé có thể trả lời những câu hỏi đơn giản. Cách đánh giá -Dụng cụ : Một câu truyện thuộc loại đã nói ở RL.A.64. -Phương pháp : Đọc truyện ,thỉnh thoảng dừng lại để hỏi những câu hỏi đơn giản chẳng hạn như :’Con sói to độc ác đã làm gì nào?’hoặc ‘Con sâu bướm muốn ăn gì nào?’những câu hỏi như thế đòi hỏi bé phảI chú ý vào câu truyện .Tất nhiên có thể hỏi những câu như :’’…ở đâu?’hoặc ‘Con có thấy.....?’,nhưng không để tính đIểm . Đánh dấu + nếu con bạn trả lời được ít nhất một trong số các câu hỏi.Ví dụ như những câu hỏi đã nêu ở trên,Nếu con bạn chưa biết nói ,bé có thể trả lời bằng cách chỉ trỏ,ra đIệu bộ hoặc làm những động tác diễn tả hành động của bé . Cách dạy Đặt câu hỏi trong khi bạn đọc truyện là một cách tốt nhất để con bạn tập trung vào những sự kiện nổi bật của câu truyện.Hãy biến các câu hỏi thành những cuộc hội thoại qua lại, đừng để con bạn có cảm giác là bé đang bị tra vấn. Nếu câu truyện quen thuộc,bạn có thể đặt câu hỏi về các sự kiện xắp sảy ra cũng như các sụ kiện đã sảy ra. Ghi nhớ và mở rộng Kỹ năng này đánh dấu kết thúc cho chuỗi này,nhưng tất nhiên không có nghĩa là chấm dứt việc đọc sách với con bạn .Với nguồn sách

File đính kèm:

  • docQuyen_6.doc
Giáo án liên quan