Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 7)

Quyển 7

“ Từng bước nhỏ một “ là một chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển . Bộ gồm 8 cuốn sách và một chương trình băng hình ảnh hỗ trợ .

Tập 1: Giới thiệu về tập sách “ từng bước nhỏ một “

Tập sách này giới thiệu về quá trình đào tạo của “ từng bước nhỏ một “ và đề xướng những phương pháp trẻ có thể dùng .

Tập 2 : “ Chương trình cho con trẻ của bạn “

Tập sách giải thích cách chọn mục tiêu cho từng trẻ riêng biệt và làm cách để giúp trẻ đạt được những mục tiêu trong bối cảnh của cuộc sống gia đình .

Tập 3 : “ kỹ năng giao tiếp “

Tập sách này liên quan đến vấn đề học ngôn ngữ , ở cả ngôn ngữ trước nói và lời nói . Ngôn ngữ được tìm thấy trong bối cảnh của sự ảnh hưởng qua lại của xã hội và các kỹ năng được dạy qua trò chơi và các hoạt động hằng ngày

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Từng bước nhỏ một - Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ (quyển 7), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từng bước nhỏ một Chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển Quyển 7 “ Từng bước nhỏ một “ là một chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển . Bộ gồm 8 cuốn sách và một chương trình băng hình ảnh hỗ trợ . Tập 1: Giới thiệu về tập sách “ từng bước nhỏ một “ Tập sách này giới thiệu về quá trình đào tạo của “ từng bước nhỏ một “ và đề xướng những phương pháp trẻ có thể dùng . Tập 2 : “ Chương trình cho con trẻ của bạn “ Tập sách giải thích cách chọn mục tiêu cho từng trẻ riêng biệt và làm cách để giúp trẻ đạt được những mục tiêu trong bối cảnh của cuộc sống gia đình . Tập 3 : “ kỹ năng giao tiếp “ Tập sách này liên quan đến vấn đề học ngôn ngữ , ở cả ngôn ngữ trước nói và lời nói . Ngôn ngữ được tìm thấy trong bối cảnh của sự ảnh hưởng qua lại của xã hội và các kỹ năng được dạy qua trò chơi và các hoạt động hằng ngày Tập 4 : “ kỹ năng vận động thô “ Cuốn sách này trình bày những khả năng liên quan đến sự vận động cơ bắp lớn của trẻ . Nó giúp trẻ có khả năng ngồi, bò, đi, bát bóng và vân vân….Cuốn sách này được soạn ra bởi những chuyên viên đầy kinh nghiệm về phương pháp trị liệu cho trẻ tàn tật . Tập 5 : “ kỹ năng vận động tinh “ Kỹ năng vận đông tinh sử dụng những cơ nhỏ của tay và mắt . Những kỹ năng từ cái nắm đầu tiên vào ngón tay của cha mẹ cho đến những kỹ năng phức tạp như là vẽ và cắt . Cuốn sách này cũng giới thiệu cả kỹ năng giải quyết vấn đề và sự phát triển của các khái niệm ngư là màu sắc , hình dạng và kích thước . Tập 6 :“ kỹ năng lĩnh hội ngôn ngữ “ Kỹ năng lĩnh hội ngôn ngữ và sự hiểu biết ngôn ngữ của những người khác. Kỹ năng này giúp cho trẻ chú ý đến những gì người khác nói, để theo được những sự hướng dẫn và quan trọng nhất là trẻ có thể sử dụng từ ngữ cho riêng mình . Tập 7 : “ kỹ năng cá nhân và xã hội “ Trong cuốn sách này , chúng ta được thấy các kỹ năng giúp trẻ liên kết với những người khác, chơi đùa và đạt được sự độc lập trong việc ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo và ăn mặc chỉnh tề . Tập 8 : Tóm tắt những kỹ năng phát triển Cuốn sách gộp lại những phần riêng lẻ của “ từng bước nhỏ một “ . Đó là một chuỗi các bảng kiểm tra được dùng để đánh giá đứa trẻ và là một sự chỉ dẫn để xây dựng mục đích . Mục lục Lời nói đầu Chương I PS.A : Xã hội hoá và sự vui chơi Chương II PS.B : Ăn và uống Làm thế nào để dạy trẻ ăn và uống Chuơng III PS.C : Cách ăn mặc Làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng ăn mặc Chương IV PS.D : Đi vệ sinh Làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng đi vệ sinh Chương V PS.E : Tắm rửa và chải chuốt . Lời nói đầu Kỹ năng cá nhân là những kỹ năng giúp ta chăm sóc cho bản thân trong các lĩnh vực như ăn, mặc và vệ sinh cá nhân. Kỹ năng xã hội là những kỹ năng đi cùng với kỹ năng giao tiếp , giúp ta có sự tác động qua lại với những người xung quanh . Bởi vì vui chơi là giữ vai trò quan trọng trong hành vi xã hội của trẻ nhỏ nên chúng ta cũng kể đến những kỹ năng vui chơi trong phần này . Trật tự trong chương là : PS.A : Xã hội hoá và sự vui chơi PS.B : Ăn và uống PS.C : Cách ăn mặc PS.D : Đi vệ sinh PS.E : Tắm rửa và chải chuốt Các điểm chính để ghi nhớ về cách dạy kỹ năng cá nhân và xã hội là gì ? Trong các kỹ năng cá nhân và xã hội, thật không dễ dàng cho các bậc cha mẹ tìm ra điểm dung hoà giữa một bên là mong đợi quá nhiều một bên là mong đợi quá ít. Các bạn sẽ nghe nhiều ý kiến trái ngược nhau, thí dụ, về việc khi một đứa trẻ nên được hướng dẫn đi vệ sinh và một đứa trẻ nên có thái độ vui vẻ khi chia đồ chơi cho trẻ khác cùng chơi. Điều đó sẽ giúp bạn nhận thức được chuyện gì xảy ra ở mỗi cấp độ phát triển, và sự mong đợi của bạn ở trẻ mang tính thực tế . Việc khó nhất về dạy trẻ kỹ năng tự lo cho bản thân là bạn tự làm việc đó thì luôn luôn nhanh hơn. Trong khi để trẻ tự ăn thì chậm và bừa bãi hơn nhiều và thật khó khăn khi phải dành thời gian để trẻ tự đi tất trong lúc cả nhà vội vã đi học và đi làm. Các bậc cha mẹ thường đối mặt với vấn đề này ở chừng mực nhất định, và đây có thể là vấn đề thật sự khó khăn đối với bạn . Cuốn sách sẽ giúp bạn suy nghĩ về thời gian bạn sẽ tiết kiệm được về lâu dài bằng cách dạy cho con bạn càng độc lập càng tốt. Chương I PS.A : Xã hội hoá và sự vui chơi Trong chương này, chúng tôi xin trình bày các kỹ năng liên quan đến khả năng của trẻ tác động qua lại với những người xung quanh và khả năng vui chơi của trẻ. Hai lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau - khi đứa trẻ chơi với một người nào khác, đứa bé sử dụng cả hai kỹ năng chơi và xã hội hoá . Ngoài ra, tất cả các kỹ năng trong phần này gắn bó mật thiết với các kỹ năng được tìm thấy trong chương trình - với kỹ năng vận động tinh và vận động thô hoặc kỹ năng ngôn ngữ . Để chọn ra một nhóm các kỹ năng và nói “ Đây là những kỹ năng chơi “ hoặc “ Đây là những kỹ năng xã hội “ , là áp đặt các kỹ năng trong hành vi của trẻ . Cuối cùng, phần lớn mỗi kỹ năng mà bạn dạy cho trẻ trong chương trình này sẽ giúp con bạn vui chơi và có sự phản ứng qua lại với những người xung quanh, có thể xảy theo nhiều cách khác nhau . Mục đích của chương này là để trình bày các kỹ năng quan trọng một cách chọn lọc, nhiều kỹ năng trong số đó là những điểm mốc cổ điển trong sự phát triển, giúp bạn đánh giá đúng mức sự tiến bộ của trẻ trong lĩnh vực vui chơi và xã hội hoá, và nhờ đó lượng giá sự ưu tiên của bạn khi bạn đặt kế hoạch cho chương trình riêng của con bạn. Đối với một số kỹ năng trong chương này, chúng tôi đề nghị những phương pháp riêng để dạy kỹ năng bằng cách đặt câu hỏi. Tuy nhiên với nhiều kỹ năng khác, chúng tôi chỉ trình bày các bước để đánh giá và đưa ra vài kỹ năng từ chương khác mà có thể được dạy để khiến khích sự tiến triển. Chúng tôi chập nhận sự hạn chế này bởi vì sự phức tạp của các hành vi có liên quan với nhau . Nhiều kỹ năng không thể dạy trực tiếp qua một bài tập đơn thuần , mà là kết quả của sự dạy dỗ trong nhiều lĩnh vực cũng như tuỳ thuộc vào sự chín muồi trong môi trường hỗ trợ . Trình tự này sẽ giúp bạn tìm ra phương hướng khi bạn làm việc với trẻ trong các lĩnh vực quan trọng của sự vui chơi và xã hội hoá - nó sẽ gợi ra mục tiêu mà bạn có thể làm tất cả với con bạn . Dưới đây là danh sách tất cả các kỹ năng trong chuỗi này : 0 đến 3 tháng tuổi : Nín khóc khi được ẫm . Để ý đến một khuôn mặt bất kỳ lúc nào . Cười hoặc phát âm để nói hoặc sờ chạm . 3 đến 6 tháng tuổi : Cầm một món đồ chơi hoặc vật gì đó để đưa vào miệng Mong đợi được ẫm lên bằng cách chuyển động cánh tay hoặc chân , ngẩng cao đầu ..v.v Cười tự phát . Đưa tay ra để được ẵm lên . Cười với hình ảnh trong gương . Vận động để lấy một món đồ chơi ngoài tầm . Cười lên khi đầu được phủ bằng một mảnh vải . 6 đến 9 tháng tuổi : 14. Cười với các trò chơi quen thuộc . Phản ứng với người lạ bằng cách nhìn chằm chằm hoặc khóc lên . Chơi với nhiều thứ đồ chơi trong 10 phút . 9 đến 12 tháng tuổi : Tham gia chơi trò ú tim . Chơi các trò chơi có sự ảnh hưởng qua lại như “ chư heo con này “ bằng cách giơ tay ra . Bày ra các trò chơi có chức năng đơn giản như để một cái tách hoặc một cái thìa vào miệng . Chơi bóng bằng cách đẩy bóng về cho cha/mẹ . Chơi một mình – gần một người lớn – khoảng 15 đến 20 phút . 12 đến 15 tháng tuổi : Thường ném đi các đồ chơi trong khi chơi hay để từ chối . “ Phô trương “ để được sự chú ý của người lớn . Đưa hoặc cho người lớn xem một món đồ chơi . 15 đến 18 tháng tuổi : Chuyển một bức hình hay một quyển sách trở về vị trí thích hợp nếu như vật đó bị đảo lộn hoặc mặt trước ra mặt sau . Bắt chước làm việc nhà . Bày ra các trò chơi có thêm nhiều chức năng hơn . 18 tháng đến 2 tuổi : Giao lưu với bạn cùng lứa bằng cử chỉ . Tham gia các trò chơi đồng lứa , quan sát các trẻ em khác . Boả vệ vật sở hữu . 2 đến 3 tuổi : Tham gia vào các trò chơi tưởng tượng về gia đình . Chơi gần các trẻ em và đôi khi có tác động qua lại . Giúp đỡ được trong các công việc nhà đơn giản . Hợp tác với các yêu cầu của người lớn bằng phân nửa thời gian . Lựa chọn khi được yêu cầu . Thay phiên dưới sự hướng dẫn của người lớn . Chú ý vào âm nhạc hay một câu chuyện vào khoảng 10 phút trong một nhóm . Nói “ làm ơn “ với sự nhắc nhở . Tham gia vào một bài hát hay một bài thơ . Không khóc khi vắng mẹ . 3 đến 4 tuổi : Làm theo luật của trò chơi nhóm với sự hướng dẫn của người lớn . Thay phiên nhau với các trẻ khác . Chơi gần gũi và nói chuyện với các trẻ khác . Nô đùa với những trẻ khác chiếm 50% thời gian chơi . Nói “ làm ơn “ và “ cám ơn “ khoảng 50% số lần không có sự nhắc nhở. Hợp tác trong các yêu cầu của người lớn trong khoảng 75% thời gian . Giáo dục giới tính thông qua các câu hỏi . Làm các công việc vặt đơn giản trong nhà . Tránh xa mối nguy hiểm . ở trong vòng ranh giới mà cha mẹ đã định sẵn . Chia sẻ sự chú ý của người lớn với người khác . Nín khóc khi được ẵm P.S.A.1 Đây là sự việc sảy ra rất sớm của sự xã hội hoá . Đứa trẻ thể hiện rằng nó yên lòng khi được gần gũi với một người khác . Làm sao để đánh giá : Phương pháp : Quan sát trẻ qua nhiều giờ liên tiếp . ẵm bé lên khi bé khóc hoặc khi bé không ngủ được . Cho điểm công nếu như bé nín khóc khi được ẵm lên . để ý đến một khuôn mặt bất cứ lúc nào p.s.a.2 Đây là bước đầu tiên trong việc phát triển sự tiếp xúc bằng mắt - đó là điều chủ yếu để tham gia hoạt động xã hội , tham gia và học hỏi . Làm thế nào để đánh giá : Phương pháp : Nói và cười với trẻ Cho điểm cộng nếu trẻ quan sát khuôn mặt bạn trong một hoặc hai giây . Bé không nhất thiết phải nhìn trực tiếp vào mắt bạn để được điểm trong phần này . Ghi chú : Nói và cười với trẻ có thể bắt đầu từ lúc trẻ mới sinh . Giữ khuôn mặt bạn cách mặt bé khonảg 30 cm – việc này sảy tự nhiên khi bạn nâng niu bé trong vòng tay bạn hoặc cúi xuống để nói chuyện với bé khi bạn thay đồ cho bé hoặc tắm cho bé . Cười hoặc phát âm để nói hay sờ chạm p.s.a.3 Trẻ thể hiện thay đổi trong thái độ khi bé tìm thấy sự hiện diện của người khác bằng sự dễ chịu hoặc hứng thú hoặc yên lòng . Làm cách nào để đánh giá : Phương pháp : Cúi xuống gần bé để mặt của bạn gần với mặt của bé . Nói và vuốt ve bé . Cho điểm cộng nếu thái độ của trẻ thay đổi trong sự hưởng ứng lại sự có mặt của bạn . Bé có thể cười hay gây tiếng ồn . Nếu bé đang chòi đạp , có lẽ bé sẽ ngừng lại . Nếu bé đang nằm im , có lẽ bé sẽ bắt đầu chòi đạp . Ghi chú: Đây là một ý kiến hay , đúng ngay vào lần đầu tiên , để cho trẻ có thời gian để nhận thức được sự có mặt của bạn trước khi bạn ẵm bé lên . Bé sẽ học được để liên tưởng đến sự có mặt và giọng nói của bạn vối sự tiếp xúc nhẹ nhàng sau đó . Điều này sẽ giúp bé tìm thấy sự an tâm trong lồi nói của bạn khi bạn không thể ẵm bé ngay được . cầm một vật gì đó hoặc một món đồ chơi để đưa vào miệng ngậm P.S.A.4 Trẻ con khám phá các vật thể chung quanh chúng bằng miệng trước tiên . Đây là một bước quan trọng ban đầu trong sự phát triển của kỹ năng chơi. Cách đánh giá : Phương pháp : Để một món đồ chơi hoặc một vật gì đấy trong tay của trẻ , và quan sát . Chọn một vật nhẹ và dễ cân bằng . Cho điểm cộng nếu con bạn đưa tay lên miệng khi tay bé vẫn còn cầm món đồ chơi . Bé không cần thiết phải thành công trong việc đưa món đồ chơi vào miệng để được điểm . Ghi chú : Bạn sẽ dạy cho trẻ cách cố nắm lấy các vật như trong phần kỹ năng vận đông tinh . Luôn luôn dành thời gian cho bé khám phá vật thể mà bé đang cầm . Nếu con bạn không cố gắng để đưa vật thể – hai tay của bé – vào miệng , bạn có thể nhẹ nhàng hướng dẫn bé cách làm . Đừng lo ngại rằng bạn đang bắt đầu những thói quen xấu – sự khám phá bằng miệng là bình thường và là giai đoạn có tính cách xây dựng của sự chơi đùa . Mong đợi được ẵm lên bằng cách chuyển động cánh tay hay chân , ngẩng cao đầu… p.s.a.5 Trong tập 3 , chương 2 chúng tôi có nói về sự quan trọng của việc giúp đỡ con bạn đẻ “ mong đợi “ các sự kiện đó là một phần của lề thói hàng ngày của bé . Được ẵm thường là sự kiện đầu tiên mà bé mong đợi – cuối cùng việc đó xảy ra rất nhiều lần trong ngày . Cách đánh giá : Phương pháp : Trước khi ẵm bé lên , nói chuyện với bé , đợi bé nhìn bạn và đưa tay ra cho bé . Lặp lại nhiều lần trong ngày . Cho điểm cộng nếu con bạn chứng tỏ bé có sự mong đợi bằng cách ngẩng đầu lên và hoặc cử động tay và cánh tay để cố gắng chạm vào bạn . Chú ý rằng sự vận động không cần thiết phải đúng chính xác như yêu cầu ở P.S.A.7 Nhưng bạn nên xem xét một sự phản ứng thích hợp qua nhiều lần thử . Ghi chú : Mỗi lần bạn chuẩn bị bồng bé lên , dùng từ thíh hợp như là từ “ lên “ khi dang tay hướng về bé . Nếu như bé không có phản ứng lại , âng tay bé về phía bạn , lập lại từ “ lên “ trước khi bạn bồng bé lên . Bắt đầu ngay để giúp bé biết trước được các sự việc quan trọng khác trong thói quen hàng ngày của bé . Chỉ cho bé nình sữa hay vú mẹ trước khi cho bé bú , và vục tay bạn trong nước tắm của bé , khuyến khích bé nhìn , trước khi cho bạn cởi quần áo cho bé – sử dụng từ thích hợp , như là “ lên “ , “giờ ăn “ và “ giờ tắm “ sẽ giúp bé tạo ra sự nối tiếp giữa các từ và các sự kiện mà nó biểu thị . Nụ cười tự phát p.s.a.6 Các nụ cười đầu tiên của em bé là sự huyền diệu dối với tất cả các bậc cha mẹ . Sự xuất hiện của nụ cười tự nhiên của bé , đó không phải là kết quả của sự nỗ lực rõ ràng của cha mẹ , đó là điểm mốc cổ điển trong sự phát triển . Cách đánh giá : Phương pháp : Quan sát con của bạn khi bé ở gần , nhưng không chơi đùa hay nói chuyện trực tiếp với bé . Cho điểm cộng nếu bé cười một mình , không có sự vuốt ve hay nói chuyện của người lớn với bé . đưa tay ra để được nâng lên p.s.a.7 Đây là phần nối tiếp của P.S.A.5 . Bây giờ trẻ tự tạo chuyển động có kiểm soát được hành động của cánh tay hướng về cha mẹ . Cách đánh giá : Phương pháp : Như ở P.S.A.5 . Cho điểm cộng nếu như tay của con bạnn chuyển động rõ ràng hướng về ơhía bạn trong sự mong đợi được ẵm lên . Bé có thể không duy trì cánh tay trong một vị trí thẳng đứng nhưng động tác ban đầu phải là có chú ý . Ghi chú Dạy trẻ như ở P.S.A.5 – con bạn sẽ dần dần có được những hành động có chú ý . Tiếp tục khuyến khích bé để đoán trước các sự việc . Nếu như bé đang ăn thức ăn đặc , bạn có thể chú ý cách bé há miệng để ăn bằng muỗng . Bé có lẽ sẽ cười khi bé nghe leng keng của chìa khoá ở cửa , hoặc bước chân quen thuộc của anh hay chị của bé . Bé có thể cũng đoán biết được các sự việc kém thú vị – bé có lẽ sẽ bực dọc và vùng vẫy khi thấy bồn tắm . Nhớ kỹ sự liên hệ mật thiết giữa mong đợi và giao tiếp . Khi con bạn đến vối bạn bằng cánh tay dang rộng , bé nói với bạn rằng bé muốn được ẵm lên . Khi bé chụp lấy chai sữa vào giờ ăn , bé đang nói với bạn rằng bé đã sẵng sàng để uống sữa . Khi bé có thể sử dụng các điệu bộ đơn giản , như là đụng đến và chụp lấy , với mục đích làm sự việc sảy ra , bé đang trên con đường của sự giao tiếp tốt có hiệu quả . Cười với hình bé trong gương p.s.a.8 Đây là một điểm mốc cổ điển khác trong sự phát triển xã hội ban đầu ; Cách đánh giá : Phương pháp : Chỉ có con bạn thấy hình ảnh của bé trong gương . Cho điểm cộng nếu như bé cười với hình ảnh của chính bé . Ghi chú : Bắt đầu chỉ cho bé thấy hình ảnh của bé trong gương khi mà bé có thể giữ vững đầu bé để xem . Khuyến khích bé nhìn hình của cả khuôn mặt bạn , khi bạn cười và nói với sự phản chiếu của bé trong gương . Vài đứa trẻ có sự quan tâm nhiêu nhưng không phải lúc nào cũng thật sự mỉm cười với chính bé . Sự thú vị quan trọng nhất là ở đây . Vận động lấy một món đồ chơi ngoài tầm p.s.a.9 Đây là dấu hiệu cho biết đứa trẻ bắt đầu di chuyển có chủ đích . Đó là dường như đứa trẻ nói với chính nó . “ Nếu như tôi di chuyển cơ thể , tôi có thể lấy được những gì tôi muốn “ . Kỹ năng này là quan trọng trong sự phát triển khái niệm của trẻ về cơ thể của bé và mối quan hệ của nó với các thứ khác . Cách đánh giá : Vật liệu : đồ chơi quen thuộc Phương pháp : Giúp con bạn chơi với món đồ chơi để khuyến khích sự thích thú của bé . Sau đó , đặt nó ngoài tầm của bé một chút . Cho điểm cộng nếu con bạn vận động bất cứ phần nào của cơ thể để với lấy món đồ chơi . Con bạn không cần thiết phải chạm thật sự vào món đồ chơi để được điểm . Ghi chú : Mục này quan tâm nhiều về ý định hơn là khả năng vật lý của trẻ để thật sự lấy được món đồ chơi .Nhưng dĩ nhiên bạn sẽ muốn bé học cách để lấy được món đồ chơi , và kỹ năng ban đầu trong kỹ năng vận động thô và tinh sẽ giúp bé tiến tới mục tiêu này . Cười lớn khi đầu bé bị phủ bởi một tấm vải p.s.a.10 Chơi những trò chơi như là ‘ ú..à..’ với em bé thấm nhuần sâu trong nền văn hoá ta . Trẻ em yêu trò chơi này và học được từ đó đoán trước cái gì sẽ sảy ra tiếp theo và tham gia cả bằng lời nói và hành động . Trong mục này ,chúng ta sẽ tìm hiểu không biết trẻ có thể hiện sự thích thú của trẻ với trò chơi qua tiếng cười . Cách đánh giá : Phương pháp : Chơi trò này nhiều lần với con bạn , để nó trở nên quen thuộc với trẻ trước khi đánh giá . Trùm đầu bé với một cái tã lót hoặc miếng vải mềm khác , rồi nói “ở đâu ?” lấy miếng vải trùm đầu ra và nói “ ú ..à “ (có rất nhiều biến thể của trò chơi này , và bạn có thể thay thế bằng cách riêng của bạn khác với cách mô tả ở đây ) Cho điểm cộng nếu như con bạn cười lớn khi trò chơi này . Ghi chú : Các biến thể của trò chơi bao gồm cả việc dấu mặt của bạn cũng như của bé , xuất hiện và biến mất sau cái giường cũi , làm cho gấu Teddy xuất hiện và biến mất … Khi sử dụng phương pháp tã lót được nêu trên , ngừng nhiều lần để xem nếu như con bạn có cố gắng để kéo các tã lót xuống khỏi mặt bé . Xem qua P.S.A.20 ( tham gia trong trò ú ..à ) và xem chừng nếu như con bạn có đoán được chỗ mà bạn sẽ có mặt khi bạn xuất hiện lần tới . Cười với các trò chơi quen thuộc p.s.a.14 Có nhiều trò chơi dân gian đơn giản và có sự tác động qua lại lẫn nhau ( và với mục đích tốt ) được chơi với trẻ sơ sinh , giữ một vai trò quan trọng trong sự tiếp xúc giữa bạn và trẻ . Có sẵn rất nhiều nguồn sách là hướng dẫn tốt cho bạn . Một số trò chơi phổ biến như chú heo con đi chợ, đây là cách chạy xe của quý bà, vòng và vòng quanh vườn, và chèo, chèo, chèo thuyền . Cách đánh giá : Phương pháp : Chọn vài trò chơi với con bạn , như các trò chơi nêu trên Cho điểm cộng nếu như con bạn tỏ ra vui vẻ mong đợi bằng tiếng cười , hoặc một vài phản ứng quen thuộc với bạn , khi trò chơi bắt đầu . Ghi chú Chọn một vài trò chơi để chơi mỗi ngày, để các trò đó trở nên quen thuộc với trẻ. Sự quen thuộc sẽ giúp bé đoán được cái gì sẽ đến. Khuyến khích anh chị của bé tham gia vào trò chơi - nhiều trẻ em thích có một trò chơi mà đặc biệt để chơi với em bé . Xem qua P.S.A.21 ( chơi các trò chơi có tác động qua lại đơn giản ) nơi mà trẻ được khuyến khích để trẻ chơi tích cực trong các hoạt động của trò chơi . Phản ứng lại với người lạ bằng cách nhìn chằm chằm hay khóc p.s.a.15 Đây là một điểm mốc khác trong sự phát triển . Nó cho ta thấy rằng trẻ nhận thức được sự khác biệt giữa những người quen và lạ , và học tính khác biệt của cái mới . Nó không thể được dạy dỗ trực tiếp - mà là vấn đề của sự trưởng thành . Cách đánh giá : Phương pháp : Quan sát con bạn khi có sự có mặt của người lạ . Cho điểm cộng nếu như con bạn nhìn chằm chằm vào người lạ hay khóc bất thình lình khi bé thấy mặt người lạ. Chơi với nhiều thứ đồ chơi trong 10 phút p.s.a.16 Mục này chú trọng đến khả năng của trẻ tự bận rộn trong một khoảng thời gian ngắn không có sự để ý trực tiếp của người lớn . Trong trường hợp thực hành, tức là bạn có thể đưa cho trẻ một vài món đồ chơi và bận rộn làm một việc gì đó trong cùng căn phòng, tính trước rằng sự chăm sóc của bạn sẽ không cần thiết trong khoảng 10 phút hay hơn nữa. Thuật ngữ “ chơi đùa “ là quan trọng ở đây. Không cộng điểm cho con bạn nếu như trẻ có hành vi tự gây hứng thú như nút ngón tay hay đá qua đá lại. Cách đánh giá : Phương pháp : Đưa vài món đồ chơi quen thuộc và ưa thích cho bé. ở gần bé, nhưng không phải quan tâm trực tiếp bé. Cho điểm cộng nếu như con bạn chơi khoảng 10 phút. Bé có lẽ sẽ nhìn những người khác trong chốc lát giữa thời gian chơi. Bé cũng có thể sẽ “ nói chuyện “ với bạn, nhưng không được yêu cầu bạn bỏ những gì bạn đang làm để đến với bé. Ghi chú : Trẻ càng biết nhiều cách chơi càng có thể chơi độc lập . Trẻ em nói chung có khoảng thời gian chú ý ngắn , vì thế bé sẽ cần các kỹ năng để thử nghiệm với nhiều đồ vật để chơi trong 10 phút . Để dạy con bạn biết tự chơi một cách độc lập, bạn phải dạy cho bé bằng cách chơi với bạn . Kỹ năng vận động tinh trong chương trình này sẽ dạy các cách để chơi với nhiều loại đồ chơi khác nhau. Kỹ năng vận động thô cũng rất quan trọng – con bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi chơi một cách độc lập nếu bé có đủ sự cân bằng và vận đông để với tới và tìm được các đồ chơi đặt ở chung quanh bé . Nếu bé có đầy đủ các kỹ năng chơi đùa, nhưng vẫn đòi bạn tiếp tục chăm sóc, hãy hướng dẫn dần dần cho bé chơi đùa một mình. Bắt đầu bằng việc đi chỗ khác một vài lần trong chốc lát và từ từ tăng khoảng thời gian lên. Đừng để đến khi bé khóc mới chăm sóc bé, đến gần bé hoặc nói chuyện với bé, đều đều có chừng mực khi bé đang chơi đùa vui vẻ. Bé sẽ khám phá ra rằng khóc lóc không phải là cách duy nhất để có được sự chú ý của bạn , và chơi đùa một mình không có nghĩa là một sự xa cách không thể thay đổi được với bạn . Tham gia trò chơi ‘ ú …à’ p.s.a.20 Đây là một phần mở rộng của P.S.A.10 . trong mục này , chúng ta tìm hiểu xem trẻ có biết được bước tiếp theo trong trò chơi . Cách đánh giá : Vật liệu : Một miếng bìa cứng , khoảng 30cmH30cm, với một lỗ tròn ở chính giữa . Phương pháp : Khi con bạn đang nhìn bạn, giấu mặt bạn sau tấm bìa cứng. Nhìn chung quanh tấm giấy, và nói “ú..à..” Lặp lại , xuất hiện ở cùng một bề mặt của tấm bìa như lần trước. Bây giờ dấu mặt lần nữa, và nhìn xuyên qua lỗ tròn để nhìn nếu như con bạn đang nhìn về cùng phía của tấm bìa nơi mà bạn đã xuất hiện lần trước . Cho điểm cộng nếu như con bạn giấu mặt và nói : “ú..à” với bạn Ghi chú :Bạn cũng có thể lặp lại trò chơi nhiều lần để cho con bạn đoán trước được sự việc tiếp theo của trò chơi . Bạn có thể dùng bất cứ vật cản nào để chơi ú ..à.., lặp lại nhiều lần ở một nơi đến kho con bạn tìm thấy bạn ở đó . Sau đó bạn có thể chọn một nơi mới để xuất hiện lại - con bạn sẽ vẫn tiếp tục nhìn về chỗ cũ để tìm bạn, nhưng bé sẽ khám phá ra sự thay đổi để điều chỉnh đúng nơi tìm . Tham gia các trò chơi có sự ảnh hưởng lẫn nhau như “ chú heo con này “ bằng cách giơ tay ra p.s.a.21 Trong P.S.A.14 ( cười với các trò chơi quen thuộc ) đứa trẻ thể hiện sự thích thú và đoán trước được bằng tiếng cười lớn . ở đây , chúng ta quan tâm đến với sự hiếu động. Bé không cần phải thực hiện các hành vi một cách chính xác, nhưng bé có thể học được cách khẳng định vị trí của mình trong một trò chơi hay tham gia vào các động tác đơn giản như: lắc lư , nhún lên nhún xuống hay vỗ tay . Cách đánh giá : Phương pháp : Chơi một vài trò chơi với con bạn , như là các trò chơi được giới thiệu trong phần P.S.A.14 Cho điểm cộng nếu như con bạn tham gia vào trò chơi bằng cách giơ tay ra, lắc lư trên đầu gối bạn hay làm các động tác thích hợp với trò chơi . Ghi chú : Sự lập đi lập lại rất quan trọng để tham gia vào trò chơi như các trò trên . Con bạn thì rất có khả năng tham gia vào trò chơi nếu như bé biết rõ về trò chơi . Nói cho con bạn biết về trò chơi mà bé chuẩn bị được chơi và dành cho bé thời gian để sắp xếp và phản ứng . Nếu cần thiết, giúp bé chuẩn bị cho trò chơi, chỉ giúp đỡ bé những gì bé cần, và để cho bé càng nhiều tự do vận động càng tốt . Khi bạn kết thúc trò chơi, ngừng một lát, nhìn bé một cách mong đợi và hỏi “ Con có muốn chơi thêm không ? “ . Cái này làm cho bé cơ hội để bắt đầu làm quen với lần chơi khác bằng cách giơ tay lên hay làm một động tác thich hợp với trò chơi . Bày ra các trò chơi có chức năng đơn giản như là để một cái tách hay một cái thìa vào miệng p.s.a.22 Giai đoạn ban đầu trong sự phát triển của các kỹ năng chơi đùa, trẻ em xem xét các đồ vật bằng cách ngậm, sờ và nhìn. Ngay sau đó chúng tìm hiểu qua lúc lắc, đập mạnh và thả rơi hoặc ném món đồ vật. Tiếp theo, chúng bắt đầu nhận thức được các cách mà các món vật liên quan với nhau bằng cách đập các vật vào nhau hoặc đặt vật này cào trong hay lên trên các vật khác. Bạn sẽ tìm thấy tất cả các kỹ năng này có trong phần kỹ năng vận động tinh của tập 8 . Chúng ta đề cập ở đây với sự phát triển xa hơn khả năng để sử dụng đồ vật vào mục đích mà trẻ định dùng . Trẻ em học được các chức năng của đồ vật quen thuộc qua kinh nghiệm sống hàng ngày . Con bạn có lẽ thỉnh thoảng đã và đang thể hiện cho bạn thấy rằng cái tách và thìa của bé được dùng vào việc gì, khi chúng được mang ra cho bé mỗi bữa ăn . Trong phần này, chúng ta tìm hiểu xem trẻ có dùng – hoặc là giả bộ dùng – các vật vào mục đích đã định như là một phần của sự chơi đùa . Kỹ năng này đặt ra một nền tảng cho sự phát triển về các trò chơi giàu sức tưởng t

File đính kèm:

  • docQuyen_7.doc