Tài liệu Xe tăng 390 mới là xe đầu tiên vào dinh độc lập chứ không phải là xe tăng 843 như từng được công nhận trước đó

Cuộc gặp đặc biệt hé lộ cuốn nhật ký

Gần đây, khi vào Bảo tàng LSQSVN, tôi thấy cuốn nhật ký của anh Lê Văn Phượng, cựu pháo thủ số 2 xe tăng 390 trong số hiện vật trưng bày.

Nhớ lại cách đây 13 năm, bộ phim truyền hình Những người lính xe tăng 390 ngày ấy phát sóng đã chứng minh sự thật lịch sử rằng xe tăng 390 mới là xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập.

Sau sự kiện gây chấn động dư luận đó, Tiền Phong là một trong những báo viết đầu tiên. Từ đó người viết bài này nhiều lần gặp các anh. Tuy nhiên trong những lần gặp đó, chưa khi nào tôi nghe anh Phượng đề cập đến cuốn nhật ký của mình.

Khoảng dăm năm trở lại đây, công chúng được biết đến một số cuốn nhật ký thời chiến, mà nổi bật là Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.

 

doc55 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Xe tăng 390 mới là xe đầu tiên vào dinh độc lập chứ không phải là xe tăng 843 như từng được công nhận trước đó, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XE TĂNG 390 MớI LÀ XE ĐầU TIÊN VÀO DINH ĐộC LậP CHứ KHÔNG PHảI LÀ XE TĂNG 843 NHƯ TừNG ĐƯợC CÔNG NHậN TRƯớC ĐÓ. Cựu binh xe tăng 390 và cuốn nhật ký riêng mình (Theo Tiền Phong ) TP - Nhắc đến Lê Văn Phượng, một trong 4 thành viên xe tăng 390 - xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 lịch sử thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, việc anh có cuốn nhật ký được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) sau một cuộc gặp đặc biệt thì hầu như chưa được đề cập. Cựu pháo thủ Lê Văn Phượng bên bản sao cuốn nhật ký Cuộc gặp đặc biệt hé lộ cuốn nhật ký Gần đây, khi vào Bảo tàng LSQSVN, tôi thấy cuốn nhật ký của anh Lê Văn Phượng, cựu pháo thủ số 2 xe tăng 390 trong số hiện vật trưng bày. Nhớ lại cách đây 13 năm, bộ phim truyền hình Những người lính xe tăng 390 ngày ấy phát sóng đã chứng minh sự thật lịch sử rằng xe tăng 390 mới là xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập. Sau sự kiện gây chấn động dư luận đó, Tiền Phong là một trong những báo viết đầu tiên. Từ đó người viết bài này nhiều lần gặp các anh. Tuy nhiên trong những lần gặp đó, chưa khi nào tôi nghe anh Phượng đề cập đến cuốn nhật ký của mình. Khoảng dăm năm trở lại đây, công chúng được biết đến một số cuốn nhật ký thời chiến, mà nổi bật là Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Do chưa nghe anh Phượng đề cập đến cuốn nhật ký của mình, tôi nghĩ chắc nó mới được trưng bày tại bảo tàng. Nhưng khi gặp anh, tôi mới biết cuốn nhật ký trên đã được Bảo tàng LSQSVN nhận về từ tháng 5/1995, nghĩa là trước khi các anh được mọi người biết đến qua bộ phim Những người lính xe tăng 390 ngày ấy phát sóng năm 1996. Tôi có hỏi “một chuyện như vậy sao từ bấy đến nay anh không bật mí cho mọi người biết”- Anh Phượng cười: “Nhật ký của mình cũng bình thường như nhiều cuốn khác thôi, đâu có gì để nói”. Gặng hỏi, anh Phượng mới kể về cuốn nhật ký của mình. Cuốn nhật ký trưng bày ở Bảo tàng LSQSVN - Ảnh: K.N Cuốn nhật ký của cựu pháo thủ Lê Văn Phượng được đưa vào Bảo tàng LSQSVN xuất phát từ một thời điểm đáng nhớ. Đó là năm 1995, nữ nhà báo Pháp Francoise de Mulder, người mà vào thời điểm lịch sử 30-4-1975 chụp được những bức ảnh xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập đã trở lại Việt Nam để dự lễ kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam. Khi đó, bà Mulder có mang theo những bức ảnh mình đã chụp trước kia. Căn cứ vào những bức ảnh, khoảnh khắc vĩ đại của lịch sử dần được nhìn nhận lại khi thấy rằng xe tăng 390 mới là xe đầu tiên vào Dinh Độc Lập chứ không phải là xe tăng 843 như từng được công nhận trước đó. Bà Mulder đề nghị được tìm gặp bốn thành viên xe tăng 390 (lúc này đều đã nghỉ hưu) và được chấp thuận. Sau khi gặp được các anh Nguyễn Văn Tập (lái xe) và Vũ Đăng Toàn (trưởng xe), bà Munder tìm gặp anh Lê Văn Phượng (cần nói thêm, sau đó bà Mulder tìm gặp anh Ngô Sĩ Nguyên, pháo thủ số 1 nhưng không được-PV). Lúc này, cựu pháo thủ 2 xe tăng 390 đang hành nghề cắt tóc tại khu vực gần nhà (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) thì bà Mulder cùng một đoàn người tìm đến. Về nhà anh Phượng, bà Mulder đưa những bức ảnh mình chụp khi xe tăng 390 vào Dinh Độc Lập để anh Phượng xem và hỏi về những thành viên xe 390 có mặt trong ảnh. Anh Phượng nhận rõ từng đồng đội, rồi lấy ra cuốn nhật ký mà mình đã ghi chép trong nhiều năm để mọi người xem. Cuốn nhật ký có tên Chặng đường quân ngũ, trong đó anh Phượng ghi lại những chuyện từ khi mình nhập ngũ, chiến đấu cho đến khi nghỉ hưu. Chiến dịch Hồ Chí Minh Chiến dịch Hồ Chí Minh Một phần của Chiến dịch mùa xuân năm 1975 Xe tăng QĐNDVN tiến vào Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 . Thời gian 26 tháng 4 năm 1974 đến 2 tháng 5 năm 1975 Địa điểm Sài Gòn - Gia Định và Đồng bằng sông Cửu Long Kết quả Quân đội Nhân dân Việt Nam chiến thắng Chính quyền Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Tham chiến Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân giải phóng miền Nam Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Chỉ huy Văn Tiến Dũng Lê Trọng Tấn Vũ Lăng Nguyễn Hòa Hoàng Cầm Nguyễn Hữu An Đinh Đức Thiện Trần Văn Trà Lê Đức Anh Dương Văn Minh Cao Văn Viên Trần Văn Đôn Vĩnh Lộc Chung Tấn Cang Nguyễn Hữu Hạnh Nguyễn Văn Toàn Nguyễn Khoa Nam Đổng Văn Khuyến Lâm Văn Phát Lực lượng 250.000 quân chủ lực, 20.000 quân địa phương và du kích, 180.000 quân hậu cần chiến dịch.[1] Quân đoàn III: 245.000 quân chính quy. Quân đoàn IV: 175.000 quân chính quy[2] Tổn thất 6.000 chết và bị thuơng.[3] 160.000 chết và bị thương. Số còn lại tan rã tại chỗ.[4] . Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự có thời gian diễn biến ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (tại Sài Gòn) và kéo theo các cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến kết quả là chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo. [sửa] Bối cảnh [sửa] Nguồn gốc tên gọi Chiến dịch Hồ Chí Minh Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập với thành phần: Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính uỷ: Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Quyền Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Có hai nhân vật lãnh đạo không phải là quân nhân tham gia là các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Ông Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách công tác phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố. Ông Võ Văn Kiệt được giao phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở kinh tế, kỹ thuật sau khi QĐNDVN chiếm được thành phố. Các thành viên dự hội nghị đã nhất trí đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên gọi "Chiến dịch Hồ Chí Minh" thay cho tên gọi "Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định". Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam gửi bức điện số 37/TK cho Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định: “ Đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh ” —Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, [5] [sửa] Tình thế trước cuộc tấn công Do kết quả của Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận tấn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long, đến ngày 25 tháng 4 năm 1975 Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn. Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng đường không. Tuy nhiên, đến ngày 26 tháng 4, các hãng hàng không nước ngoài đã đổi hướng tất cả các chuyến bay quá cảnh Tân Sơn Nhất và hủy bỏ hầu hết các chuyến bay đến và đi từ Sài Gòn. Đại sứ quán các nước lần lượt đóng cửa, hạ cờ. Theo mô tả của nhà báo Pháp Paul Drayfrus, thành phố này đã gần như điên loạn và đang chứng kiến sự kết thúc của một chế độ.[6] Ngay khi sắp sửa phải rời đi khỏi Sài Gòn, CIA cũng vẫn không buông tha Việt Nam. Ngày 25 tháng 4, một đài phát thanh bí mật của CIA giả danh Đài phát thanh Giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt tại Okinawa đã tung ra một tin thất thiệt là có một cuộc đảo chính vừa xảy ra tại Hà Nội và ba sư đoàn QĐNDVN đã phải quay lại miền Bắc.[7]. Nhưng chính những người của CIA tại Sài Gòn khi đó cũng nhận định rằng đây là một trò đùa tồi và phần lớn người Sài Gòn đều cho rằng đó là một tin ngớ ngẩn và rằng mọi cố gắng nhằm lung lạc ý chí của đối phương ngay trước cửa ngõ Sài Gòn đều là những cố gắng vô ích, làm trò cuời cho thiên hạ[8] Trong một nỗ lực cuối cùng để mở được cuộc nói chuyện với "phía bên kia", cho dù kết quả là rất mong manh, ngày 28 tháng 4, hai viện của Quốc hội VNCH đã "mời" tổng thống Trần Văn Hương từ nhiệm sau một tuần nắm giữ chức vụ và đưa tướng Dương Văn Minh, một người chịu ảnh hưởng của Pháp và là tác giả chủ chốt của cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm - Nhu ngày 3 tháng 11 năm 1963 lên ghế tổng thống. Họ cho rằng với sự giúp đỡ và vận động của Đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie Merillon và người phó của ông ta là Vanussème, "phía bên kia" sẽ chấp nhận thương lượng. Tướng Minh cho biết "người Pháp cho rằng có một cường quốc nào đó không muốn cho Bắc Việt Nam trở thành hùng cường nên họ có thể ngăn chặn thắng lợi của Hà Nội". Ông ta cũng tin rằng "Hà Nội chưa chắc đã có một bộ máy hành chính để quản lý toàn quốc nên họ có thể sẵn sàng chấp nhận một chế độ quá độ". Tuy nhiên, đến chiều tối ngày 28 tháng 4 thì tất cả hy vọng vào những lá bài ngoại giao cuối cùng đều tan vỡ khi những loạt đạn 130 mm của trung đoàn pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng - QĐNDVN) đặt tại trận địa Nhơn Trạch nã cấp tập vào Sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau trận ném bom của phi đội A-37 do Nguyễn Thành Trung dẫn đường. Ba "sứ giả" do tổng thống Dương Văn Minh phái đi đàm phán với đối phương về một giải pháp ngừng bắn phải ngủ đêm tại trụ sở của hai phái đoàn VNDCCH và CPCMLTCHMNVN trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên tại Trại Davit cạnh sân bay Tân Sơn Nhất.[9] [sửa] Binh lực và phương án tác chiến của hai bên [sửa] Quân đội Nhân dân Việt Nam Bản đồ các mũi tiến công [sửa] Hướng Bắc Quân đoàn 1 gồm các Sư đoàn bộ binh 312, 320B; Trung đoàn pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng) ; Lữ đoàn tăng thiết giáp 202; Sư đoàn pháo cao xạ 367; Lữ đoàn công binh 299; được tăng cường lữ đoàn pháo binh 38, trung đoàn tên lửa 263, ba trung đoàn công binh 239, 259, 279; một trung doàn phòng không hỗn hợp, ba tiểu đoàn pháo binh độc lập rút từ Bộ Tư lệnh pháo binh. Tổng quân số 31.227 người; 778 xe vận tải, 44 xe tăng; 36 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và 75 mm; 120 khẩu cao xạ 57 mm và 37 mm; 9 xuồng máy, 2 ca nô, 12 xe công binh chuyên dụng.[10][11] Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Hòa Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Minh Thi[12] Nhiệm vụ của Quân đoàn 1 là bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên; ngăn chặn Sư đoàn 5 QLVNCH rút về nội đô và vô hiệu hóa đơn vị này; tấn công đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh; tổ chức một lực lượng tấn công hợp điểm với các quân đoàn khác tại Dinh Độc Lập.[13][14] Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thuỷ, bộ và đuờng không. Quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác.[15] [sửa] Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 ban đầu gồm các Sư đoàn bộ binh 325, 304; Lữ đoàn pháo binh 164; Lữ đoàn tăng thiết giáp 203; Sư đoàn phòng không 673; Lữ đoàn công binh 219; Trung đoàn đặc công 116. Tổng số xe chở hàng, chở người của Quân đoàn 2 lên tới 2.267 chiếc, Trong đó có 54 xe tăng, 35 xe thiết giáp, 223 xe kéo pháo, 87 khẩu pháo 130 mm và 105 mm; 136 pháo cao xạ. Do được phối thuộc sư đoàn 3 từ Quân khu 5 và một số dơn vị rút, tổng quân số của Quân đoàn lên đến hơn 40.000 người (trước đó là 32.418 người).[16][17] Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Hữu An Chính ủy: Thiếu tướng Lê Linh, Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ tiến công trên chính diện rộng 86 km với chiều sâu nhiệm vụ từ 68 đến 70 km.[18] Nhiệm vụ ban đầu của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, cảng và bến phà Cát Lái, chi khu Đức Trạch, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, quận 9 và quận 4 Sài Gòn. Tổ chức lực lượng thọc sâu đánh chiếm quân 1 và quận 3, hợp điểm tại Dinh Độc Lập.[19] [sửa] Hướng Tây Bắc Quân đoàn 3 gồm các Sư đoàn bộ binh 316 (đoàn Bông Lau), 320A (đoàn Đồng Bằng), 10; Trung đoàn đặc công 198 (đoàn đặc công hậu cứ); hai Trung đoàn pháo mặt đất 40 và 575 (đoàn Anh Dũng); Trung đoàn xe tăng 273 (đoàn Sơn Lâm); Các Trung đoàn phòng không hỗn hợp 234 (đoàn Tam Đảo), 593 (mới bổ sung) và 232 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); hai Trung đoàn công binh 7 (Đoàn Hùng Vương); 575 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); trung đoàn thông tin 29; các trung đoàn Gia Định 1 và 2. Tổng quân số 47.400 người, 54 xe tăng, 64 xe bọc thép, gần 100 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và hỏa tiễn H12, trên 250 khẩu cối từ 61 mm đến 120 mm, 110 pháo phòng không 57 mm và 37 mm, hơn 250 khẩu súng máy phòng không các cỡ 12,4 mm và 14,5 mm.[20][21] Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Lăng Chính ủy: Đại tá Đặng Vũ Hiệp Khác với Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 phải tấn công trên một chính diện hẹp từ 7 đến 10 km nhưng có chiều sâu nhiệm vụ lên đến 100 km.[22] Nhiệm vụ của quân đoàn trong giai đoạn 1 là sử dụng sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 QLVNCH tại Gò Dầu, Trảng Bàng, cắt đường 1B, bao vây, chia cắt không cho QLVNCH điều các đơn vị ở Tây Bắc lui về Đồng Dù, Củ Chi. Trong giai đoạn 2, Quân đoàn có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận đưa một bộ phận lực lượng thọc sâu, hợp điểm với các đơn vị khác tại Dinh Độc Lập[23] [sửa] Hướng Đông Quân đoàn 4 gồm các Sư đoàn 6, 7, 341; lữ đoàn bộ binh 52; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không hỗn hợp, ba tiểu đoàn xe tăng - thiết giáp. Sau trận Xuân Lộc, quân số của quân đoàn còn khoảng 30.000 người. Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Cầm Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm cả sở chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1, 2, 3, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH, Bộ Quốc phòng VNCH, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, Đài phát thanh Sài Gòn.[24][25]Cũng như Quân đoàn 1, đến 17 giờ chiều 27 tháng 4, Quân đoàn 4 mới chuẩn bị xong bàn đạp tiến công và bắt đầu nổ súng chậm hơn một ngày.[26] [sửa] Hướng Tây Nam Đoàn 232 gồm các Sư đoàn 5, 9, 3 (nguyên là sư đoàn 303 - Phước Long); bốn trung đoàn độc lập 16, 88, 24, 27B; tiểu đoàn 26 xe tăng (17 xe T-54), một trung đoàn đặc công, tiểu đoàn xe tăng 24 (18 xe PT-85), tiểu đoàn 23 xe bọc thép ( 22 xe BTR-60 và 8 xe M-113); 5 đại đội pháo binh gồm 27 khẩu từ 85 mm đến 130 mm, bốn khẩu cối 160 mm và một dàn hỏa tiễn H12; trung đoàn phòng không hỗn hợp 595, một tiểu đoàn pháo phòng không 23 mm và một tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 mm.[27][28] Sau khi được tăng cường sư đoàn 8, quân khu 8, tổng quân số của doan 232 lên đến khoảng 42.000 người.[29][30] Tư lệnh: Thiếu tướng Lê Đức Anh Chính ủy: Thiếu tướng Lê Văn Tưởng, Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức - ngã ba Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, thọc sâu đánh chiếm Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô, cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11. [31] Ngoài ra, đoàn 232 còn có nhiệm vụ đánh chiếm các tỉnh lỵ Long An, Kiến Tường; chốt chặn đường số 4 không cho QLVNCH ở Sài Gòn rút về đồng bằng sông Cửu Long. [32][33][34] Mặc dù Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn, rộng trên dưới 1000 km vuông, vào thời điểm tháng 4 năm 1975 có hơn 3,5 triệu dân nhưng Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chọn 5 mục tiêu quan trọng nhất cần đánh chiếm trong thời gian ngắn nhất: Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha Cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập.[35] [sửa] Quân lực Việt Nam Cộng hòa Loạt bài Chiến tranh Việt Nam Giai đoạn 1954–1959 Miền Bắc – Miền Nam Thuyết Domino Giai đoạn 1960–1965 Diễn biến Quốc tế – Miền Nam Kế hoạch Staley-Taylor Sự kiện Phật Đản, 1963 Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm Giai đoạn 1965–1968 Miền Bắc Chiến dịch: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền Miền Nam Chiến dịch: Các chiến dịch Tìm-Diệt Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968 Diễn biến Quốc tế Giai đoạn 1968–1972 Diễn biến Quốc tế Việt Nam hóa chiến tranh Hội nghị Paris Hiệp định Paris Chiến dịch: Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 – Hè 1972 –Linebacker –Linebacker II Giai đoạn 1973–1975 Chiến dịch: Xuân 1975 Phước Long Huế - Đà Nẵng – Tây Nguyên Phan Rang - Xuân Lộc Hồ Chí Minh Trường Sa và các đảo trên Biển Đông Sự kiện 30 tháng 4, 1975 Hậu quả chiến tranh Chất độc da cam Thuyền nhân sửa tiêu bản Đến thời điểm mở chiến dịch, QLVNCH chỉ còn trong tay hai quân đoàn (III và IV), trong đó Quân đoàn III đã bị tổn thất đáng kể trong Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận đánh ở vùng ven đô. [sửa] Quân đoàn III và Biệt khu Thủ đô Quân số 245000 người (bao gồm cả tàn binh từ Quân đoàn I và Quân đoàn II đã bị đánh tan nhập vào), 406 khẩu pháo, 624 xe tăng và xe thiết giáp, hơn 800 máy bay, 852 tàu các loại và xuồng chiến đấu.[36] Tư lệnh Quân đoàn III: Trung tướng Nguyễn Văn Toàn; Tư lệnh Biệt khu Thủ đô: Thiếu tướng Lâm Văn Phát; Các tuyến phòng thủ gồm có: Tuyến ngoài:[37] Sư đoàn 22 bộ binh (mới tái lập) ở Long An, Bến Lức, ngã ba Trung Lương, sở chỉ huy đạt tại Long An; Sư đoàn 25 bộ binh giữ Đồng Dù, Trảng Bàng, Củ Chi, Hậu Nghĩa, sở chỉ huy đặt tại căn cứ Đồng Dù; Sư đoàn 5 bộ binh giữ Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương, sở chỉ huy đặt tại Lai Khê; Sư đoàn Thủy quân lục chiến (chỉ còn 2 lữ đoàn) giữ Long Bình; Sư đoàn 18 (chỉ còn 2 chiến đoàn) giữ Bàu Cá, Trảng Bom, Suối Đĩa; Sư đoàn 5 không quân đóng tại Tân Sơn Nhất; Lữ đoàn 3 thiết giáp giữ Biên Hoà; Lữ đoàn 1 dù giữ Bà Rịa - Vũng Tàu; Tuyến trong:[38] Ba liên đoàn biệt động quân được triển khai tại Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Triệu. Bốn Khu chiến được thành lập sau ngày 14 tháng 4 gồm: - Liên đoàn đoàn 9 biệt động quân, 2 liên đoàn công binh và số quân đang huấn luyện tại trại Quang Trung giữ Khu chiến Bắc từ Hóc Môn qua Cầu Bông đến sân bay Tân Sơn Nhất. - Các liên đoàn biệt động quân 7, 8 giữ Khu chiến Tây từ Vĩnh Lộc qua Tân Hiệp, Bà Hom đến Bình Chánh. - Liên đoàn bảo an 239 và một liên đoàn phòng vệ dân sự đuợc vũ trang giữ Khu chiến Nam từ Nhà Bè đến Nhơn Trạch. - Lữ đoàn dù 4, Liên đoàn bảo an 391 và học viên Quân trường Thủ Đức giữ Khu chiến Đông từ Gò Vấp, Quận 9 đến Thủ Đức. Năm liên khu phòng thủ nội đô gồm: Liên khu 1 (các quận 1, 3), Liên khu 2 (các quận 5, 6), Liên khu 3 (các quận 2, 4), Liên khu 4 (các quận 7, 8), Liên khu 5 (các quận 10 và 11). Các ổ đề kháng cũng được tổ chức tại Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Bộ Tổng tham mưu (do Liên doàn biệt kích dù 81 phòng thủ), Tổng nha Cảnh sát, Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Bản thân Dinh Độc Lập cũng đuợc bố trí làm một trung tâm đề kháng với một lữ đoàn cảnh vệ quốc gia có xe tăng và xe bọc thép tăng cường.[39] [sửa] Quân đoàn IV Vùng đồng bằng sông Cửu Long do Quân khu IV - Quân đoàn IV QLVNCH) có 175.000 quân được biên ché thành 3 sư đoàn bộ binh 7, 9, 21, một lữ đoàn bộ binh độc lập, sư đoàn 4 không quân, ba trung đoàn thiết kỵ, hai hải đoàn tuần duyên, ba giang đoàn; được trang bị 493 xe tăng, xe thiết giáp, 366 khẩu pháo, 409 máy bay (trong đó có 118 máy bay chiến đấu), 579 tàu, xuồng chiến đấu các loại. Các lực lượng này được bố trí trong các cụm đề kháng quanh các thành phố lớn, thị xã, các trục đường giao thông lớn trong đó có hai trọng điểm là Thành phố Cần Thơ và đường số 4.[40] Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam [sửa] Các diễn biến tại khu vực Sài Gòn - Gia Định [sửa] Đợt 1 Pháo nòng dài 130mm M1954 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt tại Nhân Trạch để tấn công sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 25/4/1975 đến khi kết thúc chiến dịch. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh. 7 giờ sáng 26 tháng 4, một số đơn vị thám báo của QLVNCH tại cụm căn cứ Nuớc Trong, Long Thành đã có vài cuộc chạm súng nhỏ với các đơn vị trinh sát của Sư đoàn 304. Quân đoàn III - QLVNCH tăng phái cho cụm quân ở Nước Trong - Long Thành lữ đoàn Thủy quân lục chiến 468. Từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, tướng Nguyễn Văn Toàn lệnh cho sư đoàn 5 không quân đánh phá tuyến chuẩn bị của Quân đoàn 2 nhưng không gây được thiệt hại đáng kể cho đối phương và bị bắn rơi bốn chiếc A-37, một chiếc HU-1A.[41] 17 giờ chiều 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu với tiếng gầm thét của cuộc pháo kích cấp tập từ hơn 20 tiểu đoàn pháo binh thuộc các Quân đoàn 2, 3 và 4 QĐNDVN vào các căn cứ của QLVNCH tại Nhơn Trạch, Hố Nai, Biên Hoà, Nước Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa, Đồng Dù, Trảng Bàng, Gò Dầu. Trận pháo kích kéo dài gần 1 giờ liền đã làm rung chuyển nội đô Sài Gòn. Pháo binh QLVNCH phản ứng yếu ớt và nhanh chóng bị hỏa lực của QĐNDVN dập tắt.[42] Trên hướng Đông , Quân đoàn 2 sử dụng sư đoàn 304 mở màn cuộc tấn công vào cụm Long Thành - Nước Trong, đánh bật được lữ đoàn Thủy quân lục chiến 468 ra rừng cao su, bắn cháy gần 20 xe tăng, xe bọc thép nhưng và chỉ bị tổn thất một xe tăng. [43] Đến đêm 26 tháng 4, sư đoàn 304 chỉ chiếm được trường thiết giáp, chưa giải quyết được khu vực trường bộ binh và ngã ba đường 15 với các chốt công sự kiên cố vẫn ở trong tay QLVNCH. Tại mũi thứ yếu, sư đoàn 3 Sao Vàng đã chiếm được các khu vực Bình Giã, Ngãi Giao và Núi Đất sau 2 giờ giao chiến. 17 giờ chiều 27 tháng 4, trung doàn 141 của sư đoàn này và đại đội xe tăng 4 có pháo binh yểm hộ đã đánh chiếm thị xã Bà Rịa và huyện Xuyên Mộc. QLVNCH chốt giữ tại cầu Cỏ May đã phá cầu nhưng không chặn được mũi vu hồi sâu của sư đoàn 3 Sao Vàng và phải rút chạy. 16 giờ ngày 29 tháng 4, sư đoàn 3 chiếm thị xã Vũng Tàu.[44]. Các phân đội Z23, Z22 lữ đoàn 316 và tiểu đoàn 81 (trung đoàn đặc công cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc nhưng bị QLVNCH phản kích nên có 30 người hi sinh [45] Các lực lượng địa phuơng giải phóng các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và các mảng nông thôn 2 bên quốc lộ 15, 25, 19, 1 và 2. Trung đoàn 115 đã sử dụng những khẩu pháo phản lực DKB như thế này để phóng 200 quả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 29 tháng 4 năm 1945. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sáng 27 tháng 4, sư đoàn 325 từ mũi thứ yếu chuyển thành mũi chủ yếu đánh vu hồi vào sườn trái cụm quân VNCH tại Nuớc Trong - Long Thành, phối hợp với sư đoàn 304 tấn công từ hướng đối diện. Sư đoàn 5 không quân VNCH điều động hơn 114 phi vụ oanh kích vào đội hình QĐNDVN nhưng không cản được đuờng tiến của lữ đoàn xe tăng 203 QĐNDVN và bị bắn rơi 2 chiếc F-5, 4 chiếc A-37, 3 chiếc A-1 và 1 chiếc HU-1A.[46] 16 giờ 30 phút chiều 27 tháng 4, Sư đoàn 325 đánh chiếm Long Thành, bắt hơn 500 tù binh. Sang ngày 28 tháng 4, căn cứ Nhơn Trạch bị sư đoàn 304 đánh chiếm. Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 cho triển khai ngay Lữ đoàn pháo binh 164 tại đây để pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tuyến phòng thủ hướng Đông Nam Sài Gòn của Quân đoàn III - QLVNCH bị vỡ một mảng lớn.[47] Trên hướng Đông Bắc 4 giờ 7 phút sáng 27 tháng 4, Quân đoàn 4 gồm sư đoàn 341 và sư đoàn 6 tấn công Trảng Bom, Suối Đỉa và Long Đạt, tướng Lê Minh Đảo điều chiến đoàn 52 có 8 xe tăng yểm hộ đánh vào suờn đội hình tấn công của sư đoàn 7 nhưng lại bị sư đoàn 341 tấn công từ bên suờn, mất 4 xe tăng bị bắn cháy. 8 giờ 30 phút sáng 27 tháng 4, yếu khu quân sự Trảng Bom bị QĐNDVN đánh chiếm, gần 500 sĩ quan, binh sĩ QLVNCH bị bắt làm tù binh. 9 giờ sáng 27 tháng 4, số quân còn lại của sư đoàn 18 và một chi đoàn của lữ đoàn 3 thiết giáp QLVNCH rút từ Trảng Bom về Suối Đĩa đã bị phục kích hai bên đường, hơn 2000 quân và gần 100 xe các loại bị sư đoàn 341 QĐNDVN tiêu diệt và bắt giữ.[48] Trên hướng thọc sâu, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) phát triển đến Hố Nai thì phải dừng lại để phối hợp với sư đoàn 341 à sư đoàn 6 thực hiện đòn tấn công tổng hợp vào các lực lượng của Lữ doàn 3 thiết giáp và lữ đoàn dù 4 QLVNCH. Đến quá nửa đêm 28 tháng 4, do bị thệt hại nặng, Lữ đoàn 3 xe tăng và lữ đoàn 4 dù phải lùi về Gò Vấp.[49]. Trung đoàn đặc công 113 của QĐNDVN chiếm Cầu Gềnh , Rạch Cát nhưng không giữ được, chưa chiếm được Cầu Mới. Đoàn Pháo binh 75 đặt trận địa tại Hiếu Liêm từ ngày 14 tháng 4 liên tục khống chế tê liệt sân bay Biên Hoà. Trên hướng Tây Bắc Từ chiều 26 tháng 4, sư đoàn 316 (Quân đoàn 3 QĐNDVN) và lực lượng vũ trang Tây Ninh đã liên tiếp đánh chiếm một loại đồn bốt của QLVNCH dọc theo quốc lộ số 1 và đuờng 22, chia cắt sư đoàn 25 QLVNCH tại Gò Dầu - Trảng Bàng với Sài Gòn và chặn nốt cả đường rút của sư đoàn này về Đồng Dù, Củ Chi. Ngày 27 tháng 4, sư đoàn 316 tiếp tục dẩy lùi cuộc phản kích của Trong các trận đấu pháo từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 4 trên hướng này, 39 khẩu pháo các cỡ của Quân đoàn 3 QĐNDVN đã phá hủy 33 khẩu pháo các cỡ 155 mm và 105 mm của QLVNCH tại Đồng Dù, Phước Mỹ, Đồng Chùa, Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ, Bến Kéo, Khiêm Hạnh, phá hủy 11 trận địa pháo, gây thiệt hại năng cho 7 trận địa pháo khác của QLVNCH. Trong đội hình Quân đoàn 3, sư đoàn 10, trung đoàn xe tăng 273 và lực lượng công binh của Quân đoàn đã chuẩn bị xong các phương tiện vuợt sông Sài Gòn. Sư đoàn 320A đã tiềm nhập vào khu vực Củ Chi, áp sát căn cứ Đồng Dù[50] Trên hướng Nam và Tây Nam 22 giờ ngày 26 tháng 4, Sư đoàn bộ binh 5 mở đầu chiến dịch trên hướng này bằng đòn đánh chia cắt đường số 4 tại bốn điểm Rạch Chanh, ngã ba Nhị Thành, ấp Bình Yên, Phú Mỹ và áp sát thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa. Đến ngày 27 tháng 4, s

File đính kèm:

  • doctai_lieu_xe_tang_390_moi_la_xe_dau_tien_vao_dinh_doc_lap_chu.doc