Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - Chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – Góc sách ở trường mầm non

Thư viện đồ chơi trường mầm non được hình thành từ năm 2000. Ngoài những giờ học, hoạt động trên lớp, trẻ được luân phiên đến thư viện chơi, tập bởi nơi đây vó nhiều loại sách, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng. Thư viện đồ chơi có nhiều góc chơi giúp trẻ học bằng chơi, chơi mà học rất có kết quả. Trong những năm qua, nhà trường đầu tư ở góc sách trong thư viện đồ chơi nhiều loại sách từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo theo chủ đề, chủ điểm phục vụ nội dung chương trình giáo dục của ngành mầm non.

 

Từ năm thứ nhất thực hiện chuyên đề “Làm quen văn học - chữ viết”, nhà trường đã có suy nghĩ cần phải phát huy, khai thác hiệu quả phòng thư viện đồ chơi, nhằm tạo điều kiện để trẻ được thực nghiệm. Đây là môi trường phong phú giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách” từ tuổi mầm non. Bước đầu hình thành cho trẻ có một số kỹ năng “đọc viết” chuẩn bị điều kiện để trẻ vào học phổ thông.

 

Đến nay nhà trường đã có các loại sách: Những bộ tranh nhà trẻ, truyện tranh chữ to, thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo đều có hình ảnh minh hoạ. Về truyện thì có truyện cổ tích kể theo tranh, truyện dân gian Việt Nam, truyện kể sáng tạo. Những bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và các nội dung sách có liên quan đặc thù văn hoá địa phương. Sách là một phần trong đồ dùng đồ chơi cho trẻ: sách giúp trẻ làm quen môi trường chung quanh, làm quen với tạo hình, với toán, với chữ viết

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - Chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – Góc sách ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách Ở TRƯỜNG MẦM NON Thư viện đồ chơi trường mầm non được hình thành từ năm 2000. Ngoài những giờ học, hoạt động trên lớp, trẻ được luân phiên đến thư viện chơi, tập… bởi nơi đây vó nhiều loại sách, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng. Thư viện đồ chơi có nhiều góc chơi giúp trẻ học bằng chơi, chơi mà học rất có kết quả. Trong những năm qua, nhà trường đầu tư ở góc sách trong thư viện đồ chơi nhiều loại sách từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo theo chủ đề, chủ điểm phục vụ nội dung chương trình giáo dục của ngành mầm non. Từ năm thứ nhất thực hiện chuyên đề “Làm quen văn học - chữ viết”, nhà trường đã có suy nghĩ cần phải phát huy, khai thác hiệu quả phòng thư viện đồ chơi, nhằm tạo điều kiện để trẻ được thực nghiệm. Đây là môi trường phong phú giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách” từ tuổi mầm non. Bước đầu hình thành cho trẻ có một số kỹ năng “đọc viết” chuẩn bị điều kiện để trẻ vào học phổ thông. Đến nay nhà trường đã có các loại sách: Những bộ tranh nhà trẻ, truyện tranh chữ to, thơ chữ to, tạp chí, hoạ báo đều có hình ảnh minh hoạ. Về truyện thì có truyện cổ tích kể theo tranh, truyện dân gian Việt Nam, truyện kể sáng tạo. Những bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và các nội dung sách có liên quan đặc thù văn hoá địa phương. Sách là một phần trong đồ dùng đồ chơi cho trẻ: sách giúp trẻ làm quen môi trường chung quanh, làm quen với tạo hình, với toán, với chữ viết… Ngoài ra, còn có sách cho giáo viên tham khảo những nội dung văn hoá dân tộc Việt Nam , chăm sóc sức khoẻ, sách truyện tranh của nước ngoài… đối với trẻ đồ chơi cũng là một loại sách đặc biệt sinh động. Trẻ không những xem tranh, ngắm nhìn tranh trong sách mà trẻ còn hoạt động với đồ vật, đồ chơi, và tự kể theo ngôn ngữ của trẻ. Giáo viên giúp trẻ sửa những từ trẻ dùng không đúng và giúp trẻ phát triển từ mới. Trẻ có thể tự làm sách truyện từ tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc sưu tầm để rèn luyện khéo tay. Trẻ chơi ghép tranh có từ dưới tranh, trẻ chỉ các “chữ cái” hoặc “từ” trẻ đã làm quen. Trẻ kể chuyện theo tranh về các loại thực phẩm, món ăn cách chế biến. Bộ tranh lô tô giúp trẻ kể chuyện những vật nuôi trong gia đình, con vật sống trong rừng… trên cùng một bức tranh, nhiều trẻ kể theo nhiều cách khác nhau. Ngoài ra với đồ chơi nước, trẻ tưởng tượng thuyền, đò trôi trên sông, đồ chơi cát trẻ nghĩ ra cách chơi đắp núi, xây cầu vừa chơi vừa đọc thơ, ca dao, đồng dao… Trong thư viện đồ chơi có bàn xoay, có tranh rời trẻ tự sắp thành câu chuyện, có sân khấu rối với đủ loại rối… để trẻ diễn tập, tạo nhiều hứng thú. Trẻ giới thiệu nhân vật trong truyện và thơ, trẻ có thể thể hiện các nhân vật trong vai Thánh Gióng, Tấm Cám, Cấy khế… làm tái hiện tâm trạng, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong câu chuyện, trẻ cũng tự chơi với nhân vật rối và còn dùng rối để kể, nói chuyện một cách tự nhiên. Đồ chơi vốn có nhiều chủng loại trong đó đồ chơi bằng điện tử mang tính giáo dục hiện đại. Loại đồ chơi này vừa hình ảnh vừa có âm thanh, trẻ phân biệt tiếng kêu của nhân vật, phân biệt các phương tiện giao thông. Trẻ chơi chuyển động các hình ảnh trên màn hình thật say sưa hấp dẫn. Trẻ hiểu tiếng tượng thanh như “suối chảy róc rách”, “chim hót líu lo” tiếng tượng hình “mây trôi lững lờ”, em bé được “nâng niu”. Giáo viên hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều truyện, nắm vốn từ phong phú phân biệt từ láy như “lung linh, lấp lánh…” hiểu từ chính xác hơn như “run cầm cập, kêu ầm ĩ”… bước đầu cảm nhận từ văn học “đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm”… trẻ nói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình; và có thể sử dùng các từ này vào đời sống của trẻ. Ở phòng thư viện đồ chơi còn trang bị phương tiện nghe, nhìn đầy đủ với băng tiếng, băng hình như Tích Chu, Cô bé quàng khăn đỏ… trẻ nghe mãi, thích xem phim, hiểu rõ nội dung câu chuyện, kể lại cho ông bà cha mẹ và bạn bè nghe. Trường đã chỉ đạo giáo viên ở lớp và giáo viên phụ trách phải nắm chương trình giảng dạy, và cùng hợp tác rất chặt chẽ nên việc thực hiện chuyên đề đã đạt kết quả rất cao. Để có được đồ chơi đáp ứng yêu cầu của trẻ, trong quá trình thực hiện chuyên đề trường đã đầu tư kinh phí , tân dụng nguyên vật liệu, và vận động phụ huynh hỗ trợ sách cho trẻ nên góc sách số lượng ngày càng nhiều và phong phú. Đến nay thư viện đồ chơi của trường đã có số sách và đồ chơi như sau: Thơ nhà trẻ: 12 cuốn Truyện nhà trẻ: 17 cuốn Truyện cổ tích:37 cuốn truyện sáng tạo: 45 cuốn Truyện tranh nước ngoài: 34 cuốn Sách cho trẻ thực hành: 68 cuốn Sách tham khảo của giáo viên: 12 cuốn Đồ chơi, tranh tự vẽ, lô tô, rối đủ loại: 26 bộ Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tăng cường các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích văn học, phát triển năng khiếu. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ trước quần chúng, trước các bậc phụ huynh, các buổi liên hoan văn nghệ, không chỉ có trẻ năng khiếu tham gia mà lần lượt các trẻ trong trường đều được trình diễn kể chuyện, đọc thơ gây được nhiều niềm tin, cảm tình. Nhờ có sự đầu tư trên nên đã phát huy tối đa khả năng hoạt động của trẻ, kích thích sự khám phá bằng các giác quan, phát triển trí tò mò ham hiểu biết của trẻ. Trong những năm qua, nhà trường đã đạt nhiều giải nhất, nhì trong các Hội thi kể chuyện sách, cấp Huyện và cấp Tỉnh. Đó cũng là hiệu quả phấn khởi của việc đầu tư thích đáng vào hoạt động đồ chơi, sách, tranh truyện của nhà trường. Góc sách, thư viện đồ chơi đã giúp trường MN nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Sự phong phú, đa dạng của sách, đồ chơi phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, giàu trí tưởng tượng. Đó chính là những trang sách giúp trẻ bước đầu học làm người, trẻ làm quen với việc học, đọc một cách tự nhiên và hứng thú. Trẻ sẽ yêu sách, biết bảo quản sách, được hoạt động với đồ vật đồ chơi sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện. Để làm tốt vấn đề này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của nhà trường còn rất cần đến sự đồng tình, ủng hộ cả tinh thần và vật chất của phụ huynh và toàn xã hội. Cẩm Khê ngày 25/5/2008 Người viết Hà Thị Tuyết Mai

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem hay .doc