Môn Ngữ văn trong những năm gần đây không còn được học sinh yêu thích và xem trọng vì những lí do khách quan: các ngành nghề trong xã hội chưa xem trọng môn Văn. PHHS và cả bản thân học sinh không thích các ngành nghề liên quan đến môn Văn vì có rất ít khả năng tìm việc và chỉ cho thu nhập không cao như các ngành khác. Vấn đề Phân phối chương trình và Sách giáo khoa chưa phải là mảnh đất tốt cho GV và HS có điều kiện làm nên vụ mùa bội thu ! Bên cạnh đó còn có nguyên nhân chủ quan của mỗi GV chúng ta : các tiết dạy chưa được đầu tư đúng mức, chưa dồn hết tâm sức cho giờ dạy, chưa tìm cách đổi mới cách dạy, cách ra đề đề gây hứng thú cho HS
Nhiều học sinh – kể cả học sinh khá giỏi cũng học lệch- chấp nhận một điểm Văn thấp để không phải đầu tư nhiều thời gian cho học Văn mà dành thời gian cho các môn sẽ thi đại học. Ngay cả GV các môn tự nhiên cũng tạo rất nhiều áp lực cho HS khi cho bài tập về nhà, nhiều khi lấy hết thời gian học của các em, không còn thời gian để chuẩn bị cho môn Văn.
Phân phối chương trình chỉ 3t/ tuần là quá ít cho môn Văn. Có những tác phẩm rất hay và rất sâu, phải dạy đến 3-4 tiết mới chuyển tải hết được giá trị nội dung, nghệ thuật.
Đề thi TNPT và CĐ, ĐH gần đây luôn đổi mới cách ra đề và cách ra đáp án, làm GV bất ngờ, không kịp đối phó.
Chúng tôi được phân công viết về đề tài này dù biết rằng những điều mình đã làm cũng không có gì mới và hay hơn các trường bạn, những cũng xin phép được trình bày lại những bài học kinh nghiệm của chúng tôi.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và ôn thi THPT môn Ngữ Văn - Trường THPT Long Kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY VÀ ÔN THI TNPT MÔN NGỮ VĂN
Tổ Ngữ văn THPT Long Kiến
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Ngữ văn trong những năm gần đây không còn được học sinh yêu thích và xem trọng vì những lí do khách quan: các ngành nghề trong xã hội chưa xem trọng môn Văn. PHHS và cả bản thân học sinh không thích các ngành nghề liên quan đến môn Văn vì có rất ít khả năng tìm việc và chỉ cho thu nhập không cao như các ngành khác. Vấn đề Phân phối chương trình và Sách giáo khoa chưa phải là mảnh đất tốt cho GV và HS có điều kiện làm nên vụ mùa bội thu ! Bên cạnh đó còn có nguyên nhân chủ quan của mỗi GV chúng ta : các tiết dạy chưa được đầu tư đúng mức, chưa dồn hết tâm sức cho giờ dạy, chưa tìm cách đổi mới cách dạy, cách ra đề đề gây hứng thú cho HS…
Nhiều học sinh – kể cả học sinh khá giỏi cũng học lệch- chấp nhận một điểm Văn thấp để không phải đầu tư nhiều thời gian cho học Văn mà dành thời gian cho các môn sẽ thi đại học. Ngay cả GV các môn tự nhiên cũng tạo rất nhiều áp lực cho HS khi cho bài tập về nhà, nhiều khi lấy hết thời gian học của các em, không còn thời gian để chuẩn bị cho môn Văn.
Phân phối chương trình chỉ 3t/ tuần là quá ít cho môn Văn. Có những tác phẩm rất hay và rất sâu, phải dạy đến 3-4 tiết mới chuyển tải hết được giá trị nội dung, nghệ thuật.
Đề thi TNPT và CĐ, ĐH gần đây luôn đổi mới cách ra đề và cách ra đáp án, làm GV bất ngờ, không kịp đối phó.
Chúng tôi được phân công viết về đề tài này dù biết rằng những điều mình đã làm cũng không có gì mới và hay hơn các trường bạn, những cũng xin phép được trình bày lại những bài học kinh nghiệm của chúng tôi.
II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỰC HIỆN
1. Thay đổi quan niệm học lệch của học sinh
a/. Vào đầu năm học, GVBM cần phải dành thời gian để tâm tình, tìm hiểu tâm tư suy nghĩ của học sinh, chỉ ra tác hại của việc học lệch, phân tích cho các em thấy tầm quan trọng của bộ môn Văn trong nhà trường cũng như trong đời sống, các giá trị tư tưởng, nhân văn trong các tác phẩm và năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt sẽ còn cần phải mang theo trong suốt cuộc đời mình.Những kiến thức về ngôn ngữ, văn chương luôn được sử dụng mỗi ngày để giao tiếp, làm việc…
b/. Mỗi GVBM cần phải tích cực đổi mới PPGD làm sao cho giờ học Văn phải sinh động, tươi mới và hấp dẫn (điều này quả không dễ dàng !). Đừng đòi hỏi quá cao, quá nghiêm khắc với HS. Cần chấp nhận một sự thật: HS còn rất yếu môn Văn, kiến thức xã hội còn kém, tư duy logic và tư duy trừu tượng chưa cao, cần phải uốn nắn từ từ. Nếu GV nổi nóng và có những phát ngôn gây phản cảm cho HS thì sẽ càng đẩy môn Văn đến bờ vực phá sản !
2. Kết hợp với nhà trường và PHHS trong nhiệm vụ giảng dạy
a/. GVBM theo dõi sát các lớp mình dạy, ghi nhận tất cả các trường hợp tiêu cực như không học bài, lơ đãng trong giờ học, không soan bài, nghỉ học… GVBM cần tập hợp diện này lại để tìm hiểu, động viên tinh thần, nhắc nhở uốn nắn sai phạm trong những lần đầu
b/. Quan hệ mật thiết với GVCN, đề nghị nhắc nhở, kiểm điểm khi HS tái phạm nhiều lần.
c/. Báo với Đoàn trường, BGH những trường hợp đặc biệt để nhờ sự tiếp tay theo dõi.
d/. Báo với PHHS những vi phạm có hệ thống,nhờ GVCN mời cha mẹ các em tới trường, GVBM sẽ tìm hiểu bàn bạc với PHHS để họ tiếp tay uốn nắn và có biện pháp tích cực hơn.
e/. Xin với BGH tăng thêm một tiết ôn tập/tuần/lớp và các tiết bồi dưỡng HS yếu kém theo kế hoạch chung của trường.
3. Những yêu cầu chung với GVBM
a/. Luôn cập nhật, bổ sung kiến thức cho đầy đủ qua các tài liệu tham khảo : sách GV, sách chuẩn kiến thức, tài liệu ôn thi môn Ngữ văn của NXBGD, của SGDĐT AG...
GV cần đọc nhiều tài liệu, sách báo có quan hệ đến văn chương và nên xem đều đặn các bản tin thời sự trong và ngoài nước để có những liên hệ đời sống hấp dẫn cho bài dạy.
b/. Tham khảo các đề thi, đáp án đã cho các năm trước, các đề kiểm tra của các trường bạn trên mạng để giúp HS có cái nhìn bao quát về cách làm bài. Chuẩn bị một kho câu hỏi và các đề NLXH, NLVH để cho HS thực hành.
c/. Xác định trọng tâm ở các bài học, có sơ đồ bài học rõ ràng, ngắn gọn cho HS ôn tập và nắm vững trọng tâm.
d/. Luôn chuẩn bị hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ, câu hỏi cho bài soạn mới, cho nội dung các tiết ôn tập tới…
e/. Luôn có thái độ thân thiện, gần gũi, yêu thương, thông cảm với HS, không quá tạo áp lực về điểm số cũng không quá khắt khe với những thiếu sót của HS, làm sao tạo được tiết học sinh động và hứng thú với các em. Có một sự thật là HS yêu thích một môn học nào chính là do các em yêu thích và quí trọng thầy cô dạy môn ấy.
4. Những yêu cầu chung với học sinh
a/. Đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo, nhất là cần xem các tin thời sự mỗi ngày để mở rộng kiến thức chung.
b/. Nắm vững những kiến thức cơ bản của các bài trước.Hoàn thành các bài tập, bài soạn khi đến lớp.
5. Những bài học kinh nghiệm trong giảng dạy và các hình thức kiểm tra, ôn tập
a/. Trong các tiết dạy, cần khuyến khích các em tham gia xây dựng bài, luôn khen ngợi, động viên các em có tiến bộ, dù nhỏ, tránh dùng những từ phê phán nặng lời. Cho điểm khuyến khích, điểm cộng với những phát biểu có chiều sâu, mạch lạc, rõ ràng, đầy đủ. Tạo điều kiện cho các em học yếu, có điểm kém các lần trước có cơ hội phát biểu, lấy điểm cộng cải thiện điểm số. Phải làm cho HS tin rằng : Nếu chịu học, chịu nghe lời thầy cô thì dù đang học yếu, các em cũng có thể đạt điểm trung bình môn Văn trong năm học và trong các kì thi ! Về mặt tâm lí, HS rất thích những lời ngọt ngào, động viên, khen ngợi hơn là các biện pháp trách phạt, kỉ luật. Nên dùng Đức trị hơn là Pháp trị !
b/. Các bài kiểm 15 phút, 1- 2 tiết theo PPCT, GV cần chấm thật cẩn thận, có đánh dấu những chổ HS làm tốt, làm được và chưa được, những chổ sai chính tả,sai từ, sai câu... cần được phát hiện. Khi trả bài kiểm tra, yêu cầu các em ghi nhận cụ thể những sai sót và cách khắc phục, nộp lại một bài phạt đã bổ sung đủ kiến thức.Việc đánh giá đúng một tiến bộ nhỏ của các em cũng sẽ làm các em tự tin và quí trọng thầy cô hơn. (Hỡi ơi, điều này thật mất nhiều thời gian, công sức !)
c/. Ở các tiết bồi dưỡng, tăng tiết, dành thời gian nhất định để kiểm tra các bài đã học. Mỗi tháng cho kiểm tra tổng hợp kiến thức.
- Hình thức kiểm tra giấy : cho HS làm và chấm chéo tại lớp theo đáp án của GV. Phát hiện những em không học bài thì cho chép bài phạt. (chỉ yêu cầu vừa sức)
- Kiểm tra miệng : cho những câu hỏi nhỏ nhằm định hướng bài học, trọng tâm,ý cơ bản. Rèn luyện cách trả lời rõ ràng, mạch lạc và đủ ý. Uốn nắn sửa chữa những phát âm sai, từ sai ; cách diễn đạt chưa tốt.
- Kiểm tra trên bảng : chia làm bốn tổ lên bảng thi đua tổ, gọi nhiều đối tượng HS lên bảng.Nên cho những câu hỏi nhỏ, ngắn gọn để kiểm tra phần lí thuyết ; các luận điểm chính ; các đặc điểm, phẩm chất của nhân vật; các dẫn chứng quan trọng... Cho tổ khác nhận xét, bổ sung sau đó GV đánh giá, cho điểm, tổng kết khen thưởng(có thể có những món quà nhỏ cho vui !). Cách này sẽ làm cho tiết ôn tập sinh động hơn, GV sẽ nhận ra những từ HS viết sai, hiểu sai để chấn chỉnh lại kịp thời.
d/. Trong các tiết ôn tập, cần kiểm tra lại và khắc sâu Mục tiêu bài học, Ý nghĩa văn bản. Chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, các luận điểm chính,các luận cứ, luận chứng của mỗi ý. Vẽ lại sơ đồ bài học thật ngắn gọn và yêu cầu các em vẽ lại được.
- Dành thời gian nhất định cho HS viết các đoạn văn của mỗi kiểu bài NLXH và NLVH. Có thể cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận nhóm trước để hỗ trợ, nhắc nhở nhau cách làm bài, sau đó cho các em viết đoạn. Gọi nhiều đối tượng đọc bài làm của mình. Cả lớp nhận xét, GV bổ sung cho hoàn chỉnh. Có thể cho điểm khuyến khích những em làm đạt yêu cầu.
- Đối với HS viết chữ quá xấu, không đọc được , cần chỉ cho HS cách rèn nét chữ, tập viết lại từng chữ cái, sửa xong chữ này mới đến chữ khác, phải kiên nhẫn suốt năm. Cho HS về viết lại bài học. GV sẽ kiểm tra đánh giá sự tiến bộ.
- Đối với diện HS không chịu học hoặc học quá yếu, kém trí nhớ… GV cần xác định rõ đối tượng, dành thời gian ngoài giờ để chỉ dẫn thêm, động viên tinh thần thái độ các em.
Nếu số lượng nhiều, cần thống kê ở toàn khối 12, đề nghị BGH xếp thêm các tiết bồi dưỡng riêng trong thời gian ôn thi TNPT cho lớp đặc biệt này. GV sẽ rút gọn yêu cầu, chỉ đòi hỏi nắm được những kiến thức cơ bản nhất, đảm bảo có thể kiếm được điểm trung bình.
III. KẾT LUẬN
Dạy Văn là một công việc hết sức nặng nề, khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, lâu dài, cần phải có nhiều kinh nghiệm và sự sáng tạo trong giảng dạy. Mỗi GV cần phải luôn tìm tòi, học hỏi từ sách vở và từ các bạn đồng nghiệp mới mong đạt được kết quả cao trong giảng dạy, đó không chỉ là con số đậu TNPT mà còn là những gì mình để lại được trong tâm hồn, suy nghĩ và cách sống của mỗi HS khi bước vào đời.
Trên đây chỉ là một số bài học kinh nghiệm mà tổ Ngữ văn trường THPT Long Kiến đã tổng kết được qua một số năm giảng dạy và đã đạt được một số kết quả nhất định, mong được chia sẻ với quý thầy cô. Mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và sự thông cảm cho những gì còn sơ sót của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn.
Long kiến, ngày 05/3/2013
File đính kèm:
- 3.Tham luận THPT Long Kiến.doc