Tham luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường THCS

Để giảm sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất và bảo vệ môi trường con người đã nghiên cứu và tìm ra các nguồn năng lượng khác để thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt hay sản xuất điện từ mặt trăng rồi truyền về trái đất, lấy năng lượng từ sét nhưng hiệu quả còn thấp, một phần đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. Vì vậy trước mắt trong thời gian gần con người vẫn phải lệ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất đang dần cạn kiệt.

 Trên thế giới có nhiều quốc gia có nguồn năng lượng phong phú, nhưng do kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, chính trị mất ổn định hoặc lấy năng lượng để trao đổi về mục đích khác nên càng làm cho tình hình thiếu năng lượng trở nên trầm trọng hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tHam luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trường thcs Họ tên: Đặng Việt Dũng Đơn vị công tác: Trường THCS Hợp Hoà - Phòng Giáo dục - Đào tạo Lương Sơn - Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hoà Bình. Kính thưa các vị đại biểu ! Thưa toàn thể hội nghị ! Hiện nay việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính là sự quan tâm không chỉ của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của toàn thế giới, vì năng lượng hiện nay do con người tạo ra phần lớn từ nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất, những nguồn năng lượng đó không phải là vô tận mà còn gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn làm biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu con người (phần lớn là người nghèo). Để giảm sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất và bảo vệ môi trường con người đã nghiên cứu và tìm ra các nguồn năng lượng khác để thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt hay sản xuất điện từ mặt trăng rồi truyền về trái đất, lấy năng lượng từ sét nhưng hiệu quả còn thấp, một phần đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. Vì vậy trước mắt trong thời gian gần con người vẫn phải lệ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất đang dần cạn kiệt. Trên thế giới có nhiều quốc gia có nguồn năng lượng phong phú, nhưng do kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, chính trị mất ổn định hoặc lấy năng lượng để trao đổi về mục đích khác nên càng làm cho tình hình thiếu năng lượng trở nên trầm trọng hơn. Trong bối cảnh đó chúng ta buộc phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chính là bảo đảm được an ninh năng lượng quốc gia vừa có đủ năng lượng cho quá trình phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước diễn ra nhanh, vừa hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch của trái đất để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đó cũng chính là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên do người dân Việt Nam chưa có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, mặc dù đã được cơ quan chức năng cũng như các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền nhưng hiệu quả đạt được còn thấp, một số chỉ là hình thức tiết kiệm ở gia đình mình, nhưng khi đến cơ quan thì tâm lý của Nhà nước, của chùa nên không cần phải tiết kiệm, thậm chí còn dùng năng lượng của cơ quan để làm việc riêng cho gia đình mình. Vì vậy đi đôi với giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng cho người lớn chúng ta phải tuyên truyền và giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho học sinh là một bộ phận không nhỏ của xã hội. Vì giáo dục từ nhỏ để tạo thành thói quen cho các em, từ thói quen dẫn đến hành động cụ thể, qua các em về tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng với gia đình và những người xung quanh Tuy vậy việc giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng chưa trở thành một môn học hay một bài học riêng, mà thường được tích hợp trong các phần nhỏ của các bài thuộc các môn học như: Toán học, Vật lý, Sinh học, Hoá học, Địa lý ... nhưng tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của giáo viên vì phần lớn giáo viên chưa được đào tạo, tập huấn về giảng dạy Giáo dục ý thức cho học sinh là một quá trình liên tục lâu dài đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, ý thức và kiên trì, linh hoạt đưa những câu chuyện từ thực tế vào bài giảng, biến những câu chuyện đó thành những tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết vấn đề rút ra được mục đích và ý nghiã của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng ở đây không chỉ là tiết kiệm điện, tắt điện khi không dùng tới mà còn sử dụng dây dẫn, công tác vào các thiết bị khác phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng. Tiết kiệm năng lượng còn tiết kiệm sử dụng khoáng sản hợp lý đạt hiệu quả cao nhất, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. ở môn Địa lý trong chương trình THCS cũng như các môn học khác việc giáo dục sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng chưa được tích hợp vào các bài cụ thể mà do giáo viên nhận thức và phụ thuộc vào trình độ, đối tượng nhận thức của học sinh mà đưa vào các bài cho phù hợp. Theo ý kiến cá nhân của riêng tôi có thể đưa vào các phần trong các bài sau: ở chương trình lớp 6: Bài 15 các mỏ khoáng sản ở phần 1 các loại khoáng sản. Bài 18 thời tiết - khí hậu và nhiệt độ không khí ở phần 2 nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí Bài 24: Biển và Đại dương ở phần 2/b sự vận động của nước biển và đại dương ở chương trình lớp 7: - Bài 14 hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà. 1- Nền nông nghiệp tiên tiến. Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hoà. 1- Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng. Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà. 1- Ô nhiễm không khí. 2- Ô nhiễm nước. Bài 39: Kinh tế Bắc Mỹ. 1- Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Bài 55: Kinh tế Châu Âu Bài 57: Khu vực Tây và Trung Âu. 2- Kinh tế. ở chương trình lớp 8. Bài 1: Vị trí địa lý, địa hình và khoang sản Châu á. 2- Khoáng sản. Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước Châu á. 2- Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội. Bài 9: Khu vực Tây Nam á. 2- Đặc điểm tự nhiên. Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông á 2/a. Nhật Bản. Bài 21: Con người với môi trường địa lý. 2- Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lý. Bài 26 đặc điểm tự nhiên khoáng sản Việt Nam. 3- Vấn đề kinh tế và bảo vệ môi trường. Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. 2- Phát triển kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông. Bài 41: Miền Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. 4- Tài nguyên phong phú đa dạng. ở chương trình lớp 9. Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. I- Các nhân tố tự nhiên. II/2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp. II- Các ngành công nghiệp trọng điểm. Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. IV/1. Công nghiệp. Bài 21: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng. IV/1. Công nghiệp. Bài 29: Vùng Tây Nguyên. IV/2. Công nghiệp. Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ. IV/1. Công nghiệp Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. 3- Khai thác, chế biến khoáng sản biển. - Phương pháp: + Nêu vấn đề. + Đàm thoại. + Diễn giải. Trên đây là một số ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, rất mong được sự đóng góp bổ xung của các đồng chí để bản tham luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Lương Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2007 người viết Đặng Việt Dũng

File đính kèm:

  • doctham_luan_ve_su_dung_nang_luong_tiet_kiem_va_hieu_qua_trong.doc