Tự học Thiết kế Microsoft Powerpoint - Phần 3

2) Thẻ Mouse Over: :  Ít dùng, nhưng hay.

● Khi trình chiếu, chỉ cần cho trỏ Mouse chạy qua đối tượng thì đối tượng được kích hoạt. :  Khi con trỏ chuột đi ngang qua nút thì xuất hiện hiệu ứng.

● Cũng có những lệnh tùy chọn như Mouse Click.

:  Bạn áp dụng kỹ thuật này qua ví dụ sau, nhé:

Bước 1: Tạo một File Vidu1.Ppt với 5 slide với các nội dung sau:

Slide1: Chèn nền (BackGround) + 1 Câu chào (TextBox) + 1 ảnh.

Slide2: Chèn nền (BackGround) + 1 Câu chúc (TextBox) + 1 ảnh.

Slide3: Chèn nền (BackGround) + 1 Câu chúc (TextBox) + 1 ảnh.

Slide4: Chèn nền (BackGround) + 1 Câu chúc (TextBox) + 1 ảnh.

Slide5: Chèn nền (BackGround) + Các nội dung của 4 Slide trên

 + 1 Câu cám ơn (TextBox) + Họ tên của Bạn (WofdArt)

 

doc8 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự học Thiết kế Microsoft Powerpoint - Phần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2) Thẻ Mouse Over: J: - Ít dùng, nhưng hay. ● Khi trình chiếu, chỉ cần cho trỏ Mouse chạy qua đối tượng thì đối tượng được kích hoạt. J: - Khi con trỏ chuột đi ngang qua nút thì xuất hiện hiệu ứng. ● Cũng có những lệnh tùy chọn như Mouse Click. J: - Bạn áp dụng kỹ thuật này qua ví dụ sau, nhé: Bước 1: Tạo một File Vidu1.Ppt với 5 slide với các nội dung sau: Slide1: Chèn nền (BackGround) + 1 Câu chào (TextBox) + 1 ảnh. Slide2: Chèn nền (BackGround) + 1 Câu chúc (TextBox) + 1 ảnh. Slide3: Chèn nền (BackGround) + 1 Câu chúc (TextBox) + 1 ảnh. Slide4: Chèn nền (BackGround) + 1 Câu chúc (TextBox) + 1 ảnh. Slide5: Chèn nền (BackGround) + Các nội dung của 4 Slide trên + 1 Câu cám ơn (TextBox) + Họ tên của Bạn (WofdArt) Bước 2: Cài đặt hiệu ứng (Mở trang, đối tượng): Tùy ý của Bạn. Bước 3: Cài đặt nút lệnh: Slide1: Chèn 2 nút: + Button1: Truy xuất Slide2 + Button2: Truy xuất Slide5 Slide2: Chèn 1 nút: + Button1: Truy xuất Slide1. J: - Quay về Slide1 Slide3: Chèn 1 nút: + Button1: Truy xuất Slide2. J: - Quay về Slide2. Slide4: Chèn 1 nút: + Button1: Thoát chương trình. J: - End Show. Slide5: Chèn 1 nút: + Button1: Truy xuất Slide1. J: - Quay về Slide2. J: - Đây là kết quả của Slide5 tơ đã thiết kế đó. Đơn giản chưa. Hì hì !!! 11. Cài đặt hiệu ứng – Custom Animation: J: - Ồ ! thiệt là giản dị. J: - Bạn quên cách cài đặt hiệu ứng cho đối tượng rồi ư ? HiHi !! Vậy thì bi giờ ôn tập lại chứ có sao. Bạn thao tác theo nhá. Nhớ cho là các ví dụ này chỉ minh họa, không phải là phương cách duy nhất. Vi tính mà ! Bạn chú ý chuổi thao tác lệnh sau: → Slide Show → Custom Animation, → Chọn đối tượng (cần đặt hiệu ứng). J: - Click vào đối tượng đó. → : Nút mở ngăn chứa các lệnh về hiệu ứng. Chọn một trong Kiểu: Entrance : Kiểu hiệu ứng làm cho đối tượng xuất hiện. – Màu xanh. Emphasis : Kiểu hiệu ứng nhấn mạnh , đối tượng hoạt động tại chổ. – Màu vàng. Exit : Kiểu hiệu ứng làm cho đối tượng biến mất/ thóat. – Màu đỏ. Motion Paths : Kiểu hiệu ứng đối tượng chuyển động theo quỹ đạo. – Màu trắng/ không màu. Vài ví dụ/ Thực hành kỹ năng cài Custom Animation cho đối tượng: 1. Quả bóng rơi, nảy: J: - Bạn chú ý và tự phân tích, tìm hiểu Hiệu ứng nào dành cho đối tượng nào ấy nhá. 1- Dùng Oval vẽ quả bóng: J: – Nhớ nhấn Shift. + Tô màu: → Fill Effects → Gradient: Chọn Two color + Diagonal/ No Line. 2- Đặt hiệu ứng: [Không màu]: + Oval 1: Down [chuyển động rơi] - Cài chế độ cho hiệu ứng “Bóng rơi”: → Nhấn vào của → bấm chọn Eiffect Options : ● Thẻ Effect: → Smooth Start [bỏ Smooth End] ● Thẻ Timing: Chọn Fast + Oval 1: → Curve [đường cong parabol] - Cài chế độ cho hiệu ứng “Bóng nảy”: → Eiffect Options : ● Thẻ Effect: → Smooth End [bỏ Smooth Start] ● Thẻ Timing: Chọn Fast ● Start: After Previous J: - Bạn đã thành công rồi ư ? Hãy giải thích biểu ượng/ thuật ngữ sau, nhá: - có trong là: .. - có trong là: .. - Smooth Start là: .. Smooth End là: .. - Fast có trong là: .. 2. Chuyển động tròn đều: 1- Dùng Oval và MagneticDisk (hình trụ) vẽ Group1: + Tô màu: → Fill Effects → Gradient: Chọn Two color + Diagonal/Line cùng màu. 2- Đặt hiệu ứng: Motio Paths [không màu]: + Group 1: Circle [chuyển động tròn] - Cài chế độ cho hiệu ứng “Circle”: → Eiffect Options : ● Thẻ Effect: bỏ Smooth End, bỏ Smooth Start ● Thẻ Timing: Chọn Until Next Click 1’- Copy Group1 hai lần, ghép chúng đối xứng nhau và group lại, được Group4: 2’- Đặt hiệu ứng: Emphasis [màu vàng]: + Group 1: Spin [chuyển động quay tròn] - Cài chế độ cho hiệu ứng “Spin”: ● Thẻ Effect: bỏ Smooth End, bỏ Smooth Start ● Thẻ Timing: Chọn Until Next Click ● Start: With Previous Group1 Group4 Hiệu ứng: J: - Bạn chạy thử đi nào. Rồi giải thích biểu tượng/ thuật ngữ sau, nhá: - Trong Effect tại sao bỏ chọn Smooth End, Smooth Start ? .. - Trong Timing tại sao chọn Until Next Click? .. - là: . - Bạn có thấy các vật thể chuyển động giống & khác nhau gì không ? .. - Bạn dùng lệnh nào để vật chuyển động ngược lại? .. .. 3. Chuyển động dao động: 1- Vẽ vật: J: - Tớ vẽ hình trái tim. - Heart 1 + Tô màu: → . → Gradient: Chọn Two color + Diagonal/Line cùng màu. 2- Đặt hiệu ứng: [không màu]: + Group 1: Right [chuyển động về phải] - Cài chế độ cho hiệu ứng “chuyển động Right”: → Eiffect Options : ● Thẻ Effect: Chọn Auto-Reverse + Smooth ● Thẻ Timing: Chọn Until Next Click ● Start: With Previous Hiệu ứng: J: - Bạn nghĩ sao nếu tớ yêu cầu Bạn giải thích chế độ của hiệu ứng và thuật ngữ Auto-Reverse ? Hihi !! 4. Dao động của lò xo: 1- Vẽ vật: J: - M-PP đặt tên là Group 1 + Vẽ nhiều đoạn Line và group lại làm một lò xo. + Copy thêm một lò xo nữa: → Quay ngược lên 1800 → Xếp nối với lò xo kia. → No line một cái. + Group hai lò xo lại làm một. 2- Đặt hiệu ứng cho lò xo: Emphasis [màu vàng] + Grop 1: Grow/Shrink J: - Co/giản ?! - Cài chế độ cho hiệu ứng “chuyển động Right”: → Eiffect Options : ● Thẻ Effect: Chọn Auto-Reverse + Smooth ● Thẻ Timing: Chọn Until Next Click ● Size: Chọn Horizontal 2 lò xo nối với nhau Một cái bị No Line và Group làm một Hiệu ứng: J: - Phần khuất của lò xo không hiển thị khi trình chiếu, nên Bạn có thể cho “nó” nằm ngoài phạm vị Slide. - Cần có “2 trong 1” lò xo là vì - Chế độ Size được chọn là 150% Horizontal nghĩa là thế nào hè ? ... - Bạn nhấp vào nút của và thử lần lượt các tùy chọn dưới đây, nhớ ghi chú vào [] đó nhá: Vertical : Both : Huge : Larger : Small : Tiny : 4. Dao động của con lắc đơn: 1- Vẽ vật: J: - M-PP đặt tên là Group 1 + Vẽ 1 quả nặng và 1 đoạn Line group lại + Copy thêm một nữa: → Quay ngược lên 1800 → Xếp nối với kia. → No fill + No line cái trên. J: - Dấu nó đi. + Group hai lại làm một và xoay chúng khoảng 100. 2- Đặt hiệu ứng cho quả lắc: Emphasis [màu vàng] + Grop 1: Spin J: - Quay. - Cài chế độ cho hiệu ứng “chuyển động Spin”: → Eiffect Options : ● Thẻ Effect: Chọn Auto-Reverse + Smooth ● Thẻ Timing: Chọn Until Next Click ● Amount: 200 Countclock J: - Gõ vào 20 và chọn Countclock. J: - Bạn có nhận ra “Quả lắc” và “Lò xo” có cùng nguyên lý dao động không ? 5. Vật tự quay quanh tâm của nó – Vô lăng: 1- Vẽ vật: J: - M-PP đặt tên là Group 1 + Vẽ 2 Vòng tròn kích thước khác nhau, group lại. + Vẽ thêm hai đường tâm () nữa: 2- Đặt hiệu ứng cho “vô lăng”: Emphasis [màu vàng] + Grop 1: Spin J: - Quay. - Cài chế độ cho “Spin”: → Eiffect Options : ● Thẻ Effect: BỏAuto-Reverse và cả Smooth ● Thẻ Timing: Chọn Until Next Click ● Amount: 3600 Clockwise 12. Cài đặt Triggers cho hiệu ứng: J: - Ồ ! thiệt là giản dị. J: - Bạn đang chuẩn bị thực hành kỹ thuật “cao” rồi đó. Lý thuyết về Triggers, thì nhức đầu lắm. Tớ không dám bàn đâu, nói phiên phiến là: gán việc khởi động hiệu ứng HA của đối tượng A cho việc khởi động hiệu ứng HB của đối tượng B. J: - Ví như: Nhấp nút Power thì Vô lăng quay. Bạn tìm hiểu qua vài ví dụ thực hành này nha: 1. Nút khởi động Vô lăng: J: - Như công tắc động cơ điện dzậy. 1- Vẽ vô lăng (Group 1) và đặt hiệu ứng “quay”. J: – Xem lại V/d 5 ở phần 11 trên đây. - Vẽ 1 nút (ActionButton) + Add Text là “Power” - Đặt hiệu ứng cho “nút”: Emphasis [màu vàng] + ActionButton: Change Fill Color J: - Đổi màu nền 2- Đặt Triggers cho “Vô lăng quay” qua “Power”: + Chọn Group 1 → Trong Timing: Chọn Triggers → Start on click of → Chọn Custom6: Power → Ok Þ Trên khay hiệu ứng: 2. Soạn bài trăc nghiệm: J: - Bạn có thường dùng cho Bt. củng cố ? 1- Đánh câu hỏi / Phần dẫn vào 1 Text Box. - Đánh các phương án trả lời: Mỗi phương án làm trong 1 Text Box riêng. - Tạo các WordArt “ĐÚNG”, “SAI”. - Đặt hiệu ứng “xanh” cho WordArt “ĐÚNG” 2- Đặt Triggers cho “Phương án ĐÚNG” qua “ĐÚNG”: + Chọn “Đúng” → Trong Timing: Chọn Triggers → Start on click of → Chọn Phương án ĐÚNG 3- Làm tương tự cho các “Phương án SAI” qua “SAI” J: - Bạn thấy thế nào ? Mẫu trắc nghiệm này, Hs chọn ngẫu nhiên bất kỳ phương án trả lời nào cũng có hồi đáp tương ứng. Triggers hay quá hahả? Phần 3. “CÔNG NGHỆ” SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ. J: - Dưới đây là những kinh nghiệm được các chuyên gia của Bộ GD-ĐT tổng kết và phổ biến từ những năm 2007 lận kia. Tớ chỉ có công “rút gọn” lại cho dễ nhớ thôi. Cũng đáng để lưu ý lám đó. A. KHÁI LƯỢC: Trong Bài Giảng điện tử sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, bao gồm: Phần chữ. J: - Bạn gõ văn bản trong textbox, hoặc lấy từ tài liệu tham khảo – file M-Word, Phần hình tỉnh. J: - Sáng tác bằng thanh công cụ Drawing trong Microsoft Office, Paint trong Windows hoặc các phần mềm đồ họa khác. + Tài liệu tham khảo: Ấn phẩm của máy ảnh, máy quét... Phần hình động. J: - Có thể sáng tác bằng PowerPoint, hoặc cài thêm Flash, ... các file hoạt hình có thể chuyển thành file AVI hoặc MPEG ... + Tài liệu tham khảo: Dĩa CD (thì copy), C. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ THIẾT KẾ VÀ TRÌNH DIỄN: 1/. Nguyên tắc về phương pháp trình diễn: J: - Cần khai thác tối đa các PPDH tích cực. Không lệ thuộc quá nhiều vào máy tính. 1.1 Các ứng dụng trên máy tính phải hổ trợ một cách hiệu quả, đúng và đủ: +1. Đúng lúc: Là lúc HS mong muốn được quan sát nhiều nhất. +2. Đủ cường độ (thời lượng): Thích hợp (vừa) với trình độ tiếp thu của Hs. J: - Mỗi loại PTDH đều có các mức độ sử dụng khác nhau, nếu kéo dài hoặc lập lại hiệu quả sẽ giảm sút. - Việc ứng dụng máy tính không phủ nhận hoặc thay thế vai trò của GV trong quá trình dạy học trên lớp. 1.2 Khai thác triệt để thế mạnh của máy tính trong các tính huống dạy học: Tiết kiệm thời gian. Khả năng liên kết nhanh nhiều kênh thông tin khác nhau như đồ họa, hoạt hình, hình ảnh với chữ viết , âm thanh, hướng vào mục tiêu dạy học. Khả năng mô tả các kết cấu phức tạp, mô phỏng các hiện tượng và quá trình trưù tượng , khó hoặc không thể quan sát trong thực tế. J: - Mô hình động. 2/. Kỹ thuật trình bày: Khi trình bày bài giảng: 2.1 Hạn chế nhìn lên màn hình trình chiếu. Nên hướng mắt về Hs. 2.2 Dùng que đỏ (đèn rọi) hợp lý, không đi lại trước ống kính. 2.3 Nên tắt máy chiếu khi: Mở rộng hay giảng giải về 1 nội dung không hay ít liên quan đến thông tin đang trình diễn / Không sử dụng trong thời gian dài. J: - Tránh những hạn chế của việc sử dụng máy tính trong dạy học. 3/. Nguyên tắc về nội dung trình chiếu: 3.1 Bố cục nội dung: + Sắp xếp dàn ý trình bày hợp lý. + Tinh giản các nội dung cần trình chiếu. J: - Vì mỗi slide từ 2 đến 5 phút. + Trên slide dùng các từ khóa, hạn chế dùng câu hoàn chỉnh. + Giới thiệu hoặc tóm tắt các ý chính bằng các dấu bullet. + Không trình bày nguyên văn nội dung trên slide. + Nếu ý trình bày là lớn thì chia thành nhiều ý nhỏ, mỗi ý trên một slide. 3.2 Màu sắc - Color: + Tránh sử dụng nhiều màu nóng như đỏ, cam nên có sự tương phản rõ rệt giữa màu nền và màu chữ. + Không dùng quá 3 màu trên 1 slide + Nên trình chiếu nơi có đủ ánh sáng. Các cặp màu sau có độ tương phản mạnh Các cặp màu sau có độ tương phản yếu Đen – Vàng Xanh - Trắng Đen - Trắng Đỏ - Trắng Trắng - Vàng Xanh - Vàng Đỏ - Xanh lá cây Đỏ - Vàng 3.3 Chữ viết – Text: + Kiểu chữ đơn giản, dể đọc. + Nhất quán phông chữ và cỡ chữ. J: - Thường là 24 pt - 28 pt trở lên. + Những điểm quan trọng có thể chữ đậm hay IN HOA. + Ngắt dòng hợp lý. 3.4 Chuyển cảnh - Navigation: + Có thể thiết kế bằng siêu liên kết từ một từ/nhóm/câu hoặc hình ảnh hoặc một nút nhấn để thể hiện. + Không dùng quá nhiều loại chuyển cảnh làm phân tâm Hs, mất tính thống nhất. 3.5 Âm thanh, Phim - Movies and Sounds: J: - Rất hạn chế. Nên có khi nó là nội dung giảng dạy: Nhạc, phim minh họa. + Phải rõ, thuyết minh phải chuẩn, chuẩn bị kịch bản của lời đọc tốt. 3.6 Hoạt hình: + Cần xác định mục đích của hoạt hình với những chuyển động đặc trưng. 3.7 Hình ảnh và đồ họa: + Có màu sáng, rõ, tránh chập chờn, đường nét cở 4 pt. + Hạn chế ảnh quét. Nên dùng máy ảnh kỹ thuật số độ phân giải tối thiểu 72dpi (dots per inch), cũng không nên quá lớn làm nặng tập tin. 4/. Kiểm tra, tập dượt: Trước khi trình chiếu, nên kiểm tra thiết kế và tập dượt ít nhất 2 lần. 5/. Nguyên tắc về sử dụng phương tiện: 5.1 Bảo đảm an toàn và độ tin cậy: + An toàn về điện, nhiệt, về thị giác, thính giác. + Có phương án dạy học thay thế khi cần. 5.2 Đúng chỗ: + Vị trí sắp xếp trên lớp hợp lý nhất. Không ảnh hưởng đến lớp học khác. + Các phương tiện được sắp xếp khoa học, khi cần lấy ra rất nhanh. Thực hành: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG: : - Bi giờ Các Bạn đang ở cương vị của một đạo diễn, dàng dựng một tập phim. Bạn đã hình dung công việc phải làm rồi chứ ? Giản dị thôi ! Đó là: I. Chọn kịch bản: Nội dung bài dạy của Bạn, nhưng chỉ phần nào Bạn cần đưa vào phim, thì đó là kịch bản phim của Bạn. II. Phân cảnh: Bạn cần tải số nội dung (đã có trong kịch bản) qua mấy cảnh ? J: − Mấy Slide ? J: − Thông thường là mỗi đơn vị kiến thức nên có từ 1 đến 3 cảnh (Slides) diễn: Câu hỏi củng cố, bài tập trắc nghiệm, đề bài tập, đáp án là các cảnh nên có. III. Chọn phim trường: Căn cứ phần phân cảnh, Bạn tạo trước số lượng Slides. Nên dùng trang trống (Blank), chọn nền (BackGround) thích hợp cho từng trang. IV.Chọn diễn viên: Trong mỗi cảnh (Slide), cần có các diễn viên thủ vai phù hợp: Đó là các đối tượng mà Bạn chọn, tạo ra, chèn, vào slide, có điều, mỗi đối tượng có những khả năng diễn xuất (hiệu ứng) khác nhau mà Bạn phải chỉ định và cài cho “nó” diễn theo ý của Bạn. J: - Bước đầu, tớ gợi ý cho nhé, thay vì 1 cảnh với nhiều diễn viên, Bạn tách cảnh đó ra thành hai, ba lớp, mỗi lớp sẽ có ít diễn viên hơn. Cụ thể, một slide nếu có quá nhiều đối tượng sẽ khó cài đặt hiệu ứng cho chúng, chi bằng, sau khi sắp xếp một số đối tượng (vừa phải), Bạn Copy slide đó (coi như cùng cảnh), và Paste ngay liền sau. Đối tượng nào còn cần thì để lại, số kia xóa hết, chừa chổ cho các đối tượng mới. Như vậy Bạn sẽ thấy việc thiết kế bài giảng bằng M-PP thiệt là giản dị và hứng thú nữa. KẾT J: - Thế là “Chị ơi, rụng bông hoa gạo..” nha, chớ tớ “cháy rùi”. Mà tớ nhắn nhỏ lời nì, tớ dzốn .. “u” lắm (lại “nheo” nữa), dzậy mờ dzới một chút “chịu” (đọc/hỏi), tớ thấy dùng M-PP cơ bản để soạn bài giảng cũng đơn thôi, huống gì Bạn ưu thế có thừa: Trẻ, khỏe, đẹp, thông minh (ai biểu yêu cầu cao chi, lúc đó M-PP khó lắm chớ chơi à, tớ “tắt tị” nhiều nhiều thứ trong khi dùng M-PP chứ có hơn gì đâu. Hic hic !!). Chúng mình chỉ trao đổi vài kinh nghiệm vụn thôi mà. Há ? Dzậy nên tớ: Chúc Bạn thành công với M-PP: Ồ, thiệt là giản dị! . [Teeter – “lắc lắc”, xanh] + [Ply Out– “bay mất”, đỏ] ● Tớ không cám ơn Bạn đã “chịu khó” nghe/đọc tới đây đâu - Hihi!!. Bạn bè mà, ơn nghĩa gì. Còn các bậc Cao nhân thì họ vào đây làm gì, phải hông ? [J: - Nếu lỡ có duyên, có vị cao nhân nào đó vô tình đọc tài liệu này, Trình tôi xin rửa tai nghe lời chỉ giáo]. ● Nhưng sẽ rất cám ơn Bạn khi tớ nhận được những góp ý của Bạn về mọi mặt trong tài liệu này. Trước hết là các khiếm khuyết về nội dung, hình thức trình bày, cách “hành văng”, lỗi chính tả (cái này thì búa xua),? Do đó Bạn phải cho tớ có cơ hội được “Cám ơn Bạn !”. Không được “ích kỉ - khỉ tha” à nha. Có dzậy, lần sau mới có cái để “nâng cao” chứ. [Faded Zoom, màu đỏ].

File đính kèm:

  • docGiaoTrinh M-PP_O Thiet gian di (3).doc
Giáo án liên quan