Thể dục vận động cơ bản

I. MỤC TIÊU: Phát triển thể chất kết hợp thẩm mỹ

- Trẻ ném xa đúng tư thế, biết dùng sức để bật, dùng tay để ném.

- Khi bật rơi xuống nhẹ nhàng, khi ném xa mắt nhìn thẳng, tay lăn, đẩy vật ném mạnh.

- Hứng thú tham gia luyện tập. Mạnh dạn thi đua với bạn và giữ đúng luật chơi theo tư thế.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Luyện tập.

- Làm mẫu.

III. CHUẨN BỊ:

- Sân bãi sạch sẽ, 5 túi cát.

IV. TIẾN HÀNH:

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thể dục vận động cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 01 tháng 12 năm 2008. Thể dục vận động cơ bản. Ném xa bằng 1 tay. MỤC TIÊU: Phát triển thể chất kết hợp thẩm mỹ - Trẻ ném xa đúng tư thế, biết dùng sức để bật, dùng tay để ném. - Khi bật rơi xuống nhẹ nhàng, khi ném xa mắt nhìn thẳng, tay lăn, đẩy vật ném mạnh. - Hứng thú tham gia luyện tập. Mạnh dạn thi đua với bạn và giữ đúng luật chơi theo tư thế. PHƯƠNG PHÁP: Luyện tập. Làm mẫu. CHUẨN BỊ: Sân bãi sạch sẽ, 5 túi cát. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CUẢ CHÁU Hoạt động 1: -Khởi động: Chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân. 2.Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung: Cô điều khiển trẻ tập mỗi động tác 4 lần 8 nhịp: Tay vai 1: - Chân : - Bụng 1: Bật 2: 3. Hoạt động 3: “Ném xa bằng 1 tay” -Cô làm mẫu lần 1. -Lần 2, cô giải thích: Chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng chiều với chân sau. Cầm túi cát đưa ra trước xuống dưới ra sau lên cao rồi ném. Bước lên vạch chuẩn & dùng sức của 2 tay bật đi thật xa. -Cô mời trẻ thực hiện lần 3. Luyện tập: -Cô quan sát và sửa sai cháu. 4.Trò chơi: -Trò chơi “ Kéo co”:Cô chia 2 đội. Dùng tay ôm eo bạn tạo thành dây xích. Dùng sức kéo mạnh về mình. 5. Kết thúc: -Hồi tĩnh : vun tay hít thở nhẹ nhàng. -Đi vòng tròn, vừa đi vừa hát , kết hợp đi các kiểu chân 2m bình thường, 2m = mũi bàn chân,... -Đưa tay ra trước, gập trước ngực. -Tay chống hông, co chân về trước. -Đưa tay lên cao gập người xuống đất. -Bật tách khép chân. -Chú ý xem. -Lắng nghe cô giải thích. -Trẻ thực hiện (1 lần 2 trẻ)/ 2 lần. -Hứng thú tham gia. -Đi nhẹ nhàng về chổ. Một số phương tiên giao thông đường bộ phổ biến. MỤC TIÊU CHUNG: Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp thẩm mỹ. Trẻ biết tên và đặc điểm về cấu tạo, nơi hoạt động, tiếng còi hoặc động cơ,...và người điều khiển một số loại phương tiện giao thông đường bộ phổ biến. So sánh và phân loại được những điểm giống và khác nhau của 1 số loại phương tiện giao thông. Tham gia trò chơi và chấp hành tốt luật lệ giao thông. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại. Trực quan. CHUẨN BỊ: Cô: Sưu tầm tranh ảnh đồ chơi về các loại phương tiện giao thông đường bộ. 3 quả bóng to, phương tiện giao thông làm vật cản. Cháu: Mỗi trẻ 1 vòng bằng nhựa làm vô lăng ôtô. Giấy vẽ, bút màu. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU 1. Hoạt động 1: - Hát múa và làm điệu bộ “Tập lái ô tô”. -Ô tô là phương tiện giao thông chạy ở đâu? -Có 4 loại phương tiện giao thông phổ biến đó là phương tiện nào? -Vậy hôm nay lớp mình sẽ cùng tìm hiểu về “Một số phương tiện giao thông đường bộ phổ biến” nhé ! 2. Hoạt động 2: Xem tranh ảnh ( đồ chơi) đàm thoại về các phương tiện giao thông. * Cô đọc câu đố: “ Xe hai bánh Chạy bon bon Kêu kính cong Cho người tránh.” - Đố biết là gì? - Cháu quan sát mẫu xe đạp. - Xe đạp di chuyển được nhờ gì? - Xe đạp chạy ở đâu? - Xe đạp có những bộ phận nào? - Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? - Vận tốc của xe đạp có như những loại xe khác không? -Ngoài ra còn phương tiện giao thông nào khác nữa? * Cô đọc tiếp câu đố: “Xe hai bánh Chạy bon bon Máy nổ giòn Kêu bình bịch” -Là gì? - Cho cháu xem mẫu hình xe gắn máy. -Xe gắn máy chạy ở đâu? -Xe gắn máy chạy được nhờ gì? - Xe có những bộ phận nào? - Xe gắn máy chở được bao nhiêu người? - Có một qui định mới đối với người tham gia giao thông bằng xe honda, gắn máy. Đó là qui định gì? - Ngoài xe đạp và xe gắn máy, con còn biết loại PTGT đường bộ nào nữa không? - Cô có gì đây? - Xe ôtô chạy ở đâu? - Là PTGT đường gì? - Xe chạy được nhờ gì? - Người lái xe ôtô gọi là gì? - Chiếc ôtô này chở được bao nhiêu người? - Chúng ta cùng quan sát các bộ phận của xe nhé! - Cô chỉ từng bộ phận của xe cho cháu quan sát và trả lời theo gợi ý. - Cô gợi ý cho cháu kể thêm một số loại ôtô: Xe 4, 6, 12... chổ ngồi, ôtô tải, ... 3. Hoạt động 3: So sánh , phân loại sự giống nhau và khác nhau giữa các loại phương tiện giao thông đường bộ: - Xe đạp và xe gắn máy có điểm nào giống và khác nhau? - Và hiện nay có một loại xe đạp có thể chạy mà không cần sức người, con có biết đó loại xe đạp nào không? - Xe đạp điện là loại xe như thế nào? - Xe đạp điện chạy bằng điện, khi hết điện thì chúng ta sẽ nạp điện vào, nếu đang lưu thông trên đừơng mà hết điện thì chúng ta có thể dùng sức của chân để đạp nó đi. 4. Hoạt động 4: Trò chơi: “Ô tô về bến”. -Tổ chức cho cháu lái xe ô tô đón khách. - Cô giải thích cách chơi: Các con sẽ kết nhóm: nhóm xe đạp, gắn máy, ôtô để tham gia giao thông trên đường, nhớ phải chạy đúng tuyến đường của mình nhe! . Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt. - Cô cho cháu tham gia chơi 3-4 lần. 5. Hoạt động 5: -Cho trẻ vẽ các phương tiện giao thông. -Cả lớp hát múa cùng cô. -Là phương tiên giao thông chạy trên đường bộ. -Trẻ kể theo hiểu biết: Hàng không, đường thuỷ,... -Dạ. -Lắng nghe. - Là xe đạp. - Cháu quan sát. - Nhờ sức của chân. - Cháu trả lời theo hiểu biết. - Cháu kể: Cổ xe, sườn xe... - Cháu nói theo hiểu biết. - Dạ không, xe đạp chạy chậm. -Lắng nghe và đoán. -Là xe gắn máy. - Cháu quan sát. - Cháu trả lời theo hiểu biết. - Nhờ xăng, động cơ. - Cháu trả lời theo gợi ý của cô. - Cháu nói theo hiểu biết. - Phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe honda, gắn máy. - Cháu kể thêm một số loại ôtô. - Xe ôtô. - Cháu trả lời theo hiểu biết. - Đường bộ. - Cháu kể. - Là tài xế. - Cháu trả lời theo gợi ý. - Cháu kể theo hiểu biết. - Cháu so sánh theo gợi ý của cô. Giống:Là PTGT đường bộ, có cổ xe, sườn xe, 2 bánh xe... Khác: - Xe đạp: Chạy bằng sức người, chạy chậm, không sử dụng nhiên liệu... - Xe máy: Chạy bằng động cơ, nhiên liệu, bánh xe to hơn bánh xe đạp, ... - Là xe đạp điện. - Chạy bằng điện. -Cháu chú ý nghe - Chú ý nghe. -Thực hành theo nhóm. Hoạt động góc Góc phân vai: Cửa hàng bán xe. Góc xây dựng: Bến xe khách NHẬN XÉT …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thứ ba, ngày 02 tháng 12 năm 2008 Kể cho trẻ nghe: Chuyện: MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực ngôn ngữ kết hợp nhận thức. Trẻ hiểu nội dung truyện, biết đánh giá đúng tính cách nhân vật. - Cháu có kỹ năng trả lời tròn câu, rõ ý. - Mạnh dạn, tự tin khi trả lời câu hỏi của cô. II. PHƯƠNG PHÁP: - Kể diễn cảm. - Đàm thoại. III.CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa chuyện,mô hình(Nếu có) - Bảng. - Đàn, trống lắc. VI.TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU. Hoạt động 1: -Cô và cháu hát “Em đi qua ngã tư đường phố”. - Con vừa hát bài hát nói về việc gì? - Khi đi trên đường phố, gặp đèn đỏ thì con sẽ làm gì? - Đèn vàng thì sao? - Còn đèn xanh? Các con rất giỏi, biết chấp hành tốt luật lệ giao thông. Có 1 câu chuyện cũng kể về bạn nhỏ qua đường, không biết bạn có chầp hành tốt luật lệ giao thông như các con không. Các con hãy lắng nghe câu chuyện:" Qua đường" nhe!. Hoạt động 2: -Cô kể lần 1 + minh hoạ điệu bộ, nét mặt. -Cô kể lần 2 +mô hình hoặc tranh và đổi giọng Giải thích từ khó mà cháu thắc mắc. Cô gợi ý cháu nói nội dung chuyện : Mai và An không nghe lời mẹ dặn, khi qua đường không nhìn tín hiệu đèn cho nên sắp bị xe đụng vào, rất nguy hiểm. 3. Hoạt động 3: Đàm thoại đi sâu nội dung truyện: -Cô vừa kể chuyện gì? -Trong truyện có mấy nhân vật? - Trước khi đi mẹ của Mai và An dặn gì? - Mai và An có nghe lời mẹ không? - Nếu không có chủ cảnh sát giaop thông giúp đỡ thì chuyện gì sẽ xảy ra với Mai và An? - Nếu con là Mai và An thì con sẽ làm gì? -Câu chuyện đã daỵ các con điều gì? - Nếu là con là tác giả, con sẽ đặt tên chuyên là gì? - Cô ghi tên câu chuyện cháu vừa đặt lên bảng, cho cháu tìm chữ cái học rồi. 4. Hoạt động 4: -Trò chơi: Cho cháu tham gia chơi: "Em đi qua ngã tư đường phố" - Cô giải thích cách chơi: Con sẽ tham gia lưu thông trên đường, khi thấy tín hiệu đèn đỏ thì con dừng lại, đèn vàng con chuẩn bị dừng, đèn xanh con sẽ tiếp tục chạy. - Cho cháu tiến hành chơi 2-3 lần. - Giáo dục chấp hành tốt luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường, khi đi qua đường phải có người lớn dắt qua... - Cháu tham gia hát cùng cô. - Cháu trả lời theo hiểu biết. - Cháu chú ý lắng nghe. - Cháu chú ý lắng nghe. - Cháu thắc mắc từ khó. - Tham gia nói nội dung câu chuyện. - Tham gia đàm thoại. - Câu chuyện : " Qua đường" - Cháu nói... - Cháu nói lên suy nghĩ của mình. - Cháu tham gia tìm chữ cái học rồi. - Tham gia chơi cùng cô. - Chú ý nghe cô giải thích từ khó. - Cháu tham gia . - Chú ý nghe và ghi nhớ. Hoạt động góc Góc phân vai: Thi cấp bắng lái xe Nghệ thuật tạo hình: tô màu PTGT, đèn hiệu, đèn báo. NHẬN XÉT …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thứ tư, ngày 03 tháng 12 năm 2008. Vận động : Đường em đi. Nghe hát : “ Ru em” Trò chơi : “ Sol- mi” MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp nhận thức. Cháu hát đúng kết hợp thực hiện động tác minh họa bài “Đường em đi”, thể hiện phong cách âm nhạc nhịp nhàng. Giáo dục trẻ biết đi đúng đường, thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông. Qua bài hát nghe “Ru em” dân ca Xê Đăng, giáo dục cháu tình cảm yêu mến các dân tộc. Chơi tốt trò chơi. PHƯƠNG PHÁP: Làm mẫu. Dùng lời. CHUẨN BỊ: Cô:+ Đàn, băng casset. + Tranh vẽ cảnh đường đi. Cháu: Mũ mèo trắng – mèo vàng. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Giới thiệu bài: -Trò chuyện với cháu đi như thế nào cho đúng luật lệ giao thông. -Đi đường mọi người phải đi như thế nào? -Tại sao không được đi bên trái đường? -Đúng rồi, và chú Ngô Quốc Tính đã dạy cho các con biết điều đó rồi phải không? -Nhạc “Đường em đi” trổi lên. -Đó là bài? -Cô đàn giai điệu cho cháu hát. Hướng dẫn vận động: -Con đường đưa các con đi khắp mọi nơi, trên đường đi có chim hót, hoa nở rất vui phải không? Vậy các con hãy dậm chân làm động tác minh họa theo lời bài hát nhe. -Cô hướng dẫn cháu vận động: + Câu 1: “Đường em đi...bên phải”. + Câu 2: “Đường ngược....bên trái”. + Câu 3: “Đường bên trái...không đi”. + Câu 4: “Đường bên phải....em đi”. + Câu 5: “Một hai....”. -Cô chú ý quan sát cháu thực hiện. -Cô gợi ý cho cháu thực hiện vận động theo ý thích của mình. Nghe hát: “Ru em” - Con đường thân yêu đã đưa các con đến với Tây Nguyên. Ở đây có những bài hát, điệu múa của dân tộc Tây Nguyên. Một trong những bài hát hay, mượt mà tình cảm, đó là bài “Ru em” dân ca Xê Đăng. -Cô đàn giai điệu cho cháu nghe. -Cô đàn hát thật diễn cảm. -Cô múa minh họa theo băng casset. Trò chơi: “Sol – mi”. -Cô nhắc lại cách chơi. -Trước khi chơi cô tập cho cháu nghe đàn và xướng âm đúng với cao độ của 2 nốt nhạc “Sol – mi”. -Khi chơi cô cho cháu đội mũ làm mèo vàng – mèo trắng cho thêm vui. -Giáo dục: Khi cháu đi đường thì phải thực hiện đúng luật lệ giao thông. để đảm bảo an toàn. -Nghe và trả lời theo hiểu biết của cháu. -Đi bên phải đường. -Vì đi bên trái là sai luật giao thông rất nguy hiểm. -Dạ. -Cháu lắng nghe giai điệu. -Đường em đi. -Cả lớp hát (2 lần). -Cháu đứng đội hình 3 hàng ngang theo tổ. -Chú ý xem. -Cháu dậm chân đi bên phải 7 bước. -.....................................trái ............về chổ cũ. -Cháu giơ tay trái ra trước và lắc nhẹ. -Đưa tay phải ra phía trước vẫy sang phải. -Vun tay dậm chân đi tiến lên trước theo nhịp bài hát. -Cháu thực hiện cả lớp, từng tổ, từng đôi.... -Lắng nghe. -Cảm nhận giai điệu bài hát. -Nghe cô hát và xem cô múa(có thể hát theo cô nếu thuộc). -Chú ý nghe. -Mèo trắng kêu: meo ..meo. -Mèo vàng kêu: mèo...mèo... -Tham gia chơi cùng cô. -Lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động góc Góc nghệ thuật- tạo hình: Biểu diễn văn nghệ Thiên nhiên khoa học: chơi “ Em đi qua ngã tư đường phố” NHẬN XÉT …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thứ 5, ngày 04/12/2008 ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHẢI TRÁI TẬP ĐỌC CÁC SỐ TRÊN BIỂN SỐ XE I. MỤC TIÊU Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp với thể chất. Giúp trẻ xác định phía phải, phía trái có 1 vật chuẩn có sự định hướng. Trẻ trả lời chọn câu đọc đúng 1 số chữ số trên biển số xe. Giáo dục tính tập thể, phối hợp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. II. PHƯƠNG PHÁP Luyện tập Thực hành III. CHUẨN BỊ: Các loại PTGT đường bộ có số lượng 3 Mỗi trẻ 1 gổ giáo cụ V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “em đi qua ngã tư đường phố” Oân lại định hướng phải trái của bản thân trẻ. Các có muốn tham quan mô hình ngã tư đường phố trên sân trường của mình không? Vậy trước khi đi tham quan lớp mình hãy xếp hàng ngay ngắn nhé. Trước khi đi các con vận động cho cơ thể khỏe mạnh nhé. Trẻ đặt tay phải trái lên hông Đầu nghiên sang phải trái Giậm chân phải trái + cô chọn 3 bạn, bạn nào đứng ở giữa, bạn nào đứng bên phải, bạn nào đứng bên trái? Lớp mình giỏi lắm biết trả lời đúng câu hỏi của cô vậy hôm nay cô sẽ dạy cho các con định hướng phải trái trong không gian. Trẻ tham gia hát cùng cô Trẻ trả lời Trẻ xếp thành 3 hàng dọc Dạ Cả tổ trả lời Hoạt động 2: Hát “đường em đi” Trên ngã tư này các con thấy loại xe gì? Có bao nhiêu xe ở bên phải, có bao nhiêu xe ở bên trái? Bạn an đang đứng ở cạnh xe gì? Bạn đang đứng phía bên nào của xe? Mỗi xe điều có 1 biển số riêng trên biển số có ghi các chữ số cố định, các con tham gia tập đọc các chữ số cùng cô. Đây là số mấy? Tương tự cô hỏi tiếp các số còn lại sau đó cho trẻ đọc liên tục các số trên biển số xe. Trẻ trả lời theo hiểu biết Trẻ đếm Trẻ trả lời Bên phải Trẻ trả lời Trẻ đọc cùng cô Hoạt động 3: luyện tập cô cho trẻ thực hiên theo nhóm Các con vừ tham quan xong rồi vậy các con hãy cùng nhau mô tả lại bằng mô hình cho cô và các bạn xem nhé. Cô hỏi từng tổ thích làm mô hình như thế nào? Cô quan sát trẻ làm mô hình và kiểm tra từng nhóm. Nhóm 1 các con làm mô hình gì? Phía phải mô hình các con đặt đồ vật gỉ? Đồ vật gì các con đặt phía trái mô hình? Cô hỏi tiếp nhóm 2,3 Trẻ chia thành 3 nhóm cùng nhau thực hành. Trẻ trả lời theo suy nhĩ. Trẻ trả lời Trẻ trả lời theo sắp xếp mô hình Trẻ trả lời theo sắp xếp mô hình Hoạt động 4 Cho lớp hát và vận đọng theo bài “đường em đi” Cô giải thích cách chơi: Các con sẽ đi theo tổ, tổ 1 đi trước qua con đường, tổ 2 đứng bên lề phải, tổ 3 đứng bên lề trái tổ này sẽ quan sát tổ kia đi xem có đúng luật không. Tương tự 2 tổ còn lại thực hiện. Cho trẻ tiến hành chơi. Nhận xét, tuyên dương Trẻ hát và vận động, kết hợp đi theo luật giao thông Trẻ chơi 2,3 lần. HOẠT ĐỘNG GÓC _Góc xây dựng: mô hình phương tiện giao thông _ Góc xem sách: xem tranh về PTGT đường bộ NHẬN XÉT …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thứ sáu, ngày 05 tháng 12 năm 2008. Dán ô tô chở khách. ( Mẫu ). MỤC TIÊU CHUNG: Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp nhận thức. Cháu biết phết hồ lên mặt trái hình để dán thành ôtô chở khách. Biết sắùp xếp hình hợp lý trên trang giấy. Tham gia học tích cực. CHUẨN BỊ: Tranh cô dán mẫu ô tô chở khách. Các hình chữ nhật cắt sẵn. Các hình tròn, hình vuông, chữ nhật nhỏ,... Tập tạo hình, hồ dán. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động 1: -Cô cháu cùng hát “Tập lái ôtô”. -Cô cháu cùng xem tranh ôtô chở khách và toạ đàm: + Ôtô chở khách là PTGT đường gì? + Ngoài ra còn PTGT nào nữa? + Trong các loại PTGT thì phương tiện nào chở được nhiều khách nhất? -Vậy hôm nay cô cháu ta cùng dán thật nhiều ôtô chở khách nhé! 2. Hoạt động 2: *Quan sát mẫu: -Cô cho cháu xem tranh dán ôtô mẫu và gợi ý cháu phân tích mẫu: + Xe ôtô khách gồm có những hình gì? + Thân xe có dạng hình gì? + Mui xe thế nào? + Cửa sổ ra sao? + Bánh xe dạng hình gì? *Cô làm mẫu: -Cô giới thiệu các hình: tròn, vuông, chữ nhật,...cô cắt sẵn. -Cô xếp mẫu lần lượt từng phần rồi phết hồ dán theo trình tự. - Cô vừa hướng dẫn, vừa thực hành cho cháu xem. 3. Hoạt động 3: -Cho cháu sắp xếp các hình vào vị trí. -Cô hỏi lại thao tác thoa hồ? -Trình tự dán hình? -Cho cháu thực hành. 4. Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm: -Cho cháu nhận xét, đánh giá tranh của mình và bạn. 5. Hoạt động 5: “Em đi qua ngã tư đường phố”: - Cô gợi ý cháu nói lại cách chơi. - Cho cháu tiến hành chơi -Hát và vận động theo cô. -Quan sát tranh. -Đường bộ. -Cháu kể theo hiểu biết... -............................... -Dạ. -Chú ý xem tranh. -Hình chữ nhật, hình tròn,.... -Hình chữ nhật. -Mui xe cắt lượn cong 2 góc trên. -Hình vuông. -Hình tròn. -Chú ý xem và ghi nhớ. -Cháu tự lựa chọn màu theo ý thích. -Nêu lên cách thoa hồ. -Dán cửa sổ, cửa ra vào, bánh vào thân xe. -Thực hành theo nhóm – tổ. -Cháu lên chọn sản phẩm đẹp. - Cháu nhắc lại cách chơi. -Cháu tham gia chơi cùng cô. Hoạt động góc Học tập: Làm album các loại PTGT đường bộ. Phân vai: Thi cấp bằng lái NHẬN XÉT ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docGIAO AN PTGT.doc