Cân nặng và kích cỡ
Nước là môi trường sống của các động vật to lớn nhất. Dài nhất là loài sứa khổng lồ: 75m, sau đó là cá voi xanh: 35m. Đứng thứ 3 là loài cá nhám voi khổng lồ dài 18m. Cá sấu, trăn, cá đuối cũng nằm trong "top ten" về chiều dài với 8m.
Hươu cao cổ và voi, mặc dù cộng thêm cả chiếc cổ và chiếc vòi cũng chỉ được 6m và 4m. Cá voi xanh vô địch về trọng lượng, con nặng nhất có thể lên tới 190 tấn, xếp thứ hai là cá nhám voi (40 tấn). Những chú voi khổng lồ chỉ xếp hàng thứ 3 vì nặng có 6 tấn. Ngoài ra, tê giác và hà mã cũng có cân nặng đáng kể, 3 tấn.
Dây cơ
Ai cũng nghĩ rằng loài ngựa suốt cuộc đời chỉ biết chạy phải phá kỷ lục về số lượng cơ bắp. Trên thực tế, một con ngựa bình thường có 1.200 dây cơ. Nhưng, kỷ lục thuộc về loài sâu với 2.000 cơ tập trung trong các đốt vòng. Điều này giải thích vì sao chúng có thể vặn vẹo hay quay người một cách dễ dàng.
Răng
Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng, nghĩa là răng nó rụng đi mọc lại 25 lần. Tuy nhiên, kỷ lục nhiều răng lại thuộc về cá mập - có tới 3.000 chiếc. Ngay khi một chiếc bị rụng, một chiếc khác chờ sẵn đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay. Cứ như vậy, trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng. Kỷ lục về răng to và nặng nhất thuộc về loài voi, riêng trọng lượng của bộ răng sữa đã nặng tới 4kg. Còn 1 chiếc răng hàm dưới của hà mã cũng nặng 4kg. Tuy nhiên, răng của loài sư tử biển lại khiến người ta nhớ đến vì nó dài tới 80cm, bằng chiều cao của một đứa trẻ 5 tuổi.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thế giới động vật và những kỷ lục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế giới động vật và những kỷ lục
Từ kỷ lục về cân nặng, kích cỡ, khứu giác, thị giác cho đến giao phối, mang thai của tất cả các loài thú đã được các nhà động vật học thống kê tỉ mỉ trong bài viết dưới đây...
Cân nặng và kích cỡ
Nước là môi trường sống của các động vật to lớn nhất. Dài nhất là loài sứa khổng lồ: 75m, sau đó là cá voi xanh: 35m. Đứng thứ 3 là loài cá nhám voi khổng lồ dài 18m. Cá sấu, trăn, cá đuối cũng nằm trong "top ten" về chiều dài với 8m.
Hươu cao cổ và voi, mặc dù cộng thêm cả chiếc cổ và chiếc vòi cũng chỉ được 6m và 4m. Cá voi xanh vô địch về trọng lượng, con nặng nhất có thể lên tới 190 tấn, xếp thứ hai là cá nhám voi (40 tấn). Những chú voi khổng lồ chỉ xếp hàng thứ 3 vì nặng có 6 tấn. Ngoài ra, tê giác và hà mã cũng có cân nặng đáng kể, 3 tấn.
Dây cơ
Ai cũng nghĩ rằng loài ngựa suốt cuộc đời chỉ biết chạy phải phá kỷ lục về số lượng cơ bắp. Trên thực tế, một con ngựa bình thường có 1.200 dây cơ. Nhưng, kỷ lục thuộc về loài sâu với 2.000 cơ tập trung trong các đốt vòng. Điều này giải thích vì sao chúng có thể vặn vẹo hay quay người một cách dễ dàng.
Răng
Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng, nghĩa là răng nó rụng đi mọc lại 25 lần. Tuy nhiên, kỷ lục nhiều răng lại thuộc về cá mập - có tới 3.000 chiếc. Ngay khi một chiếc bị rụng, một chiếc khác chờ sẵn đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay. Cứ như vậy, trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng. Kỷ lục về răng to và nặng nhất thuộc về loài voi, riêng trọng lượng của bộ răng sữa đã nặng tới 4kg. Còn 1 chiếc răng hàm dưới của hà mã cũng nặng 4kg. Tuy nhiên, răng của loài sư tử biển lại khiến người ta nhớ đến vì nó dài tới 80cm, bằng chiều cao của một đứa trẻ 5 tuổi.
Ăn
Dẫn đầu danh sách các con vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành ngốn hết 200kg cỏ khô, uống hết 200 lít nước. Tiếp theo là kền kền và sư tử, mỗi bữa chúng có thể ăn liền một mạch hết 40kg thức ăn. Loài khỉ nổi tiếng ăn nhanh, có thể xơi một mạch 50 quả chuối. Còn loài chim cổ đỏ mỗi ngày ngốn hết 4,3m sâu. Xét về khả năng nhịn ăn, họ nhà rắn được gọi là vua: mỗi năm chỉ cần 8-10 bữa ăn là đủ cho chúng; một con trăn có thể nhịn đói suốt 12 tháng liền.
Khứu giác
Từ trước đến nay ta vẫn nghĩ rằng chó là loài vật thính nhất, nhưng thực tế chỉ đứng thứ 3 về khả năng nhận mùi từ xa mà thôi. Phá kỷ lục trong lĩnh vực này là bướm đêm. Một con ngài đực có thể ngửi thấy mùi cách nó 11km, sau đó đến rái cá biển, có thể nhận ra mùi khói cách 8km. Cá mập có thể phát hiện được mùi của một giọt máu nhỏ hòa tan trong 115 lít nước. Tuy nhiên loài chó lại dẫn đầu danh sách về con vật phân biệt được nhiều mùi nhất: 100.000 mùi.
Thính giác
Tiếng kêu khỏe nhất thuộc về loài cá voi xanh. "Giọng nói" của nó có thể đạt tới cường độ âm thanh của một tên lửa đưa tàu con thoi vào vũ trụ. Mặt khác, nó có một cái tai rất thính, có thể giao tiếp với đồng loại ở bên kia đại dương. Tiếng kêu của một chú khỉ có thể được nghe thấy trong chu vi 15 km.
Còn chim diệc sao nằm trong sách Guinness với tiếng "hót" như bò rống và phát đi xa 4 kmĐối với loài thỏ, để báo hiệu nguy hiểm, chúng chỉ dùng chân sau đập đập vài cái xuống đất. Cá heo vẫn không ngừng là đối tượng của nhiều nghiên cứu vì ngôn ngữ của chúng rất đa dạng và kỳ bí. Đặc biệt, thính giác của chúng phát triển hơn con người 10 lần, chúng có thể nghe được siêu âm trong khi con người không thể.
Giao phối
Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lần giao phối của hai loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây. Thời gian mỗi lần dành cho "chuyện ấy" của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ. Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ, vì thế sau khi giao phối, chuột đực chỉ sống thêm được 5-10 ngày.
Kỷ lục về số lần thuộc về loài sư tử: 86 lần mỗi ngày. Còn bọ ngựa cái lại khiến người ta ngạc nhiên vì sau khi thoả mãn nó lại xơi tái bạn tình. Có lẽ đây là "kinh nghiệm" cho loài nhện học tập, để tránh bị nhện cái ăn thịt, nhện đực dâng cho bạn tình một con mồi, khi con cái đang bận đánh chén thì nó "hành động".
Chó sói nổi tiếng là hung tợn nhưng lại là loài vật "hiền lành" nhất trong chuyện "phòng the". Loài vật được coi là chung thủy nhất có lẽ thuộc về sóc, nó có thể "gắn bó" 18 năm liền với một bạn tình.
Mang thai
Con vật mang thai ngắn nhất là thú có túi ở châu Mỹ: 12 ngày, tiếp theo là chuột: 3 tuần. Chiếm vị trí thứ 3 là thỏ: mang thai 1 tháng và có thể đẻ 5-12 con mỗi lần. Con vật mang thai lâu nhất là tê giác: 1 năm 6 tháng 20 ngày và voi châu á: 2 năm 1 tháng. Nhưng kỷ lục lại thuộc về loài kỳ nhông đen sống ở vùng núi Alpes: 3 năm 2 tháng và 20 ngày.
Thị giác
Các loài chim săn mồi có cái nhìn tinh nhất: chim cắt di cư có thể nhận ra một con bồ câu ở khoảng cách 8 km; đại bàng có thể phát hiện ra một con thỏ rừng từ trên độ cao 3.000m. Động vật có mắt to nhất là mực thẻ khổng lồ: thủy tinh thể của nó có đường kính 38cm. Ngựa giật kỷ lục có mắt to nhất (đường kính 5,5cm), vì thế nên người ta nói rằng ngựa nhìn thấy con người to gấp 7 lần kích cỡ thực.
( theo Tuần báo Quốc tế)
File đính kèm:
- the_gioi_dong_vat_va_nhung_ky_luc.doc