I-Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ
Gía trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người
Gía trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
Vai trò và ý nghĩa cảu yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ
- Kĩ năng:
Đọc hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tho Tiếng Việt
Rèn kĩ năng dọc hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch Tiếng Việt.
-Thái độ:
Trân trọng những giá trị của thơ Đường
Biết yêu thương con người, giúp đỡ và đồng cảm với những thân phận nghèo khổ, bất hạnh
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn.
- Trò: SGK, vở bài tập.bảng phụ ghi bảng phiên âm
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 học kỳ I - Tuần 11 - Trường THCS Phan Thúc Duyện năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11
Tiết : 41
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
Đỗ phủ
Ngày soạn:28/10/10
Ngày giảng:1/11/10
I-Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ
Gía trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người
Gía trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
Vai trò và ý nghĩa cảu yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ
- Kĩ năng:
Đọc hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tho Tiếng Việt
Rèn kĩ năng dọc hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch Tiếng Việt.
-Thái độ:
Trân trọng những giá trị của thơ Đường
Biết yêu thương con người, giúp đỡ và đồng cảm với những thân phận nghèo khổ, bất hạnh
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn.
- Trò: SGK, vở bài tập.bảng phụ ghi bảng phiên âm
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :
- Đọc thuộc bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương? Trình bày vài nét về tác giả và hoàn cảnh bài thơ ra dời?- Nêu ý nghĩa bài thơ và những nét nổi bật về nghệ thuật của bài thơ?
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế
Phương pháp:thuyết giảng
Thời gian:2 phút
*Nếu như Lí Bạch …. lãng mạn, tự do, hào phóng thì Đỗ Phủ lại chính là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là thi sử (sử bằng thơ). Cuộc đời long đong, khốn khổ, chết vì nghèo, bệnh, Đỗ Phủ đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, đau buồn, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”là một bài thơ như thế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ,về thể thơ và bố cục
Phương pháp:Hỏi đáp, thuyết giảng ,thảo luận nhóm
Thời gian: 8 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
GV diễn giảng:
- Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thường dân, lo đời...
- Khi có loạn An Lộc Sơn xã hội rối loạn…
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó?
Thuyết giảng:
- Thể thơ này ra đời trước đời Đường vẫn, nhịp, câu, chữ đều khá tự do, phóng khoáng.
Bài thơ gồm phần?
Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần. Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo 1 trình tự chặt chẽ ntn?
Thống kê số câu mỗi phần ?
HS trình bày:Đỗ Phủ là:
- Nhà thơ hiện thực nổi tiếng đời Đường: " Ông thánh làm thơ"
-Cuộc đời long đong, khốn khổ, chết vì nghèo, bệnh.
- Cùng với Lý Bạch , Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ là nhà thơ lớn nhất đời Đường.
- Ông để lại cho đời 1500 bài thơ sáng ngời tình nhân ái.
- Được viết vào những năm cuối của cuộc đời ông.
- Bài thơ được làm theo thể cổ phong có nguồn gốc sâu xa với 1 điệu dân ca cổ
Thảo luận nhóm và trình bày:
Bố cục bài thơ: 4 phần
-Phần 1 : từ đầu đến vào mương sa : tả cảnh gió thu cuốn các mấy lớp tranh của tác giả.
_ Phần 2 : “ trẻ con thôn Nam ……….lòng ấm ức” : kể việc trẻ con cắp tranh đi tuốt vào lũy tre.
_ Phần 3 : “ giây lát …….sao cho trót” : tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.
_ Phần 4 : “Ước nhà rộng………..chết rét cũng được” : biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ.
I. Tìm hiểu chung
1/ Tác giả:
- Đỗ Phủ (712- 770) nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc.
Tự là Tử Mĩ, Hiệu Thiếu Lăng, tỉnh Hà Nam.
2/ Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác dựa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành Đô ( Tứ Xuyên)
- Bài thơ là tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ viết theo bút pháp hiện thực thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả.
3/ Bố cục bài thơ: 4 phần
Hoạt động 3: đọc và hiểu văn bản :
Mục tiêu: Gía trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người
Gía trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
Vai trò và ý nghĩa cảu yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ
Phương pháp: Hỏi đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm,quan sát tranh
Thời gian:25 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Gọi học sinh đọc bài thơ ?
Cho đọc khổ 1 :
Bài thơ này, tác giả sử dụng những pt biểu đạt nào? Tác giả kể và tả việc gì ?
Tuy không nói ra, nhưng theo em qua lời kể và tả em tưởng tượng đượcthái độ tác giả như thế nào?
Tìm những từ tả cơn gió mạnh làm tan nát nhà?
Qua đó em hình dung ngôi nhà của Đỗ Phủ trận gió mạnh như thế nào?
Tác giả kể chuyện gì?
Tìm những từ tả cơn gió mạnh làm tan nát nhà
Qua đó em hình dung ngôi nhà của Đỗ Phủ trận gió mạnh như thế nào?
Khổ 2 tác giả còn đơn thuần là kể và tả không?
Khổ này cho ta biết thêm điều gì về tai hoạ?
Lũ trẻ có những thái độ và hành động gì? Tìm câu thơ diễn tả?
Kể chuyện nhà mình, nhưng Đỗ Phủ đã phơi bày hiện thực gì của xã hội?
Câu thơ nào nói lên trực tiếp thái độ của tác giả?
Câu thơ đó cho em hiểu điều gì về chính xác của tác giả?
Khổ thơ 3 cho em biết 1 tai hoạ nữa áp đến gia đình Đỗ Phủ là gì?
Trong khổ thơ này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh cơ cực của nhà Đỗ Phủ?
Nhận xét, tác dụng?
Câu thơ nào thể hiện sự xót xa của nhà thơ về thời loạn lạc?
Diễn giảng:
3 Khổ, thơ đầu đã nói lên một cách chân thực, xúc động nỗi khổ của một người nghèo trước cảnh căn nhà bị gió thu nho Trung Quốc đời Đường vì chiến tranh, loạn lạc liên miên đgiá trị hiện thực Đỗ Phủ, đồng cảm sâu xa với những nỗi khổ, nỗi đau của dân đen chính bởi gần như suốt cuộc đời nếm trải cảnh bần hàn đó.
Dể m/tả h/thực xh tác giả đã dùng b/pháp nào ? phương thức b/đạt nào ?
Qua 3 khổ thơ đầu ngoài g/trị h/thực thì t/g còn b/cảm g/tiếp em hãy t/bày t/độ của t/g trong 3 khổ đó?
Gọi hs đọc khổ 4
Tác giả sử dụng cách thức biểu cảm nào.
Đỗ Phủ ước điều gì?
Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Tác dụng?
Lời than của nhà thơ ở 2 câu cuối chứng tỏ điều gì?
- Quên nỗi đau riêng mình để nghĩ đến hạnh phúc của thiên hạ
- Ước mơ mãnh liệt và tràn đầy niềm tin.
Giá trị nhân đạo
Có thể nói 5 câu thơ cuối bài thơ thấm đấm tình người chứa chan tinh thần nhân đạo nên giá trị nhân bản sâu sắc.
Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn Đỗ Phủ.
13 TK đã trôi qua "bài ca nhà tranh bị gió thu phá, của Đỗ Phủ vẫn để lại cho chúng ta nhìn rung động và ám ảnh. Ám ảnh về những đau khổ và cay đắng của nhà thơ lối lạc đời Đường phải nếm trải. Rung động về một ước mơ tuyệt đẹp nhưng chẳng bao giờ có được một trong xã hội loạn lạc, bất công và thối nát.
Người đời thường ca ngợi, Đỗ Phủ là"thi thánh" bởi ông làm thơ siêu việt khác thường như tinh thần thánh hay ông có tấm lòng của 1 vị thánh nhân?
2 hs đọc
HS đọc khổ 1
- Kể và tả
Kể chuyện nhà ông bị trận cuồng phong mùa thu làm tan nát.
- Mái nhà bị cuốn khí có gió mạnh mùa thu tới "tháng 8, thu cao, gió thét già"
- Thét, cuộn, bay, treo, tót, quay lộn.
- Ngôi nhà tan nát bay mất mái tranh.
Đau khổ vì mất nhà
- Bất lực, khiếp sợ trước tai hoạ bất ngờ của thiên nhiên
- Thét, cuộn, bay, treo, tót, quay lộn.
- Ngôi nhà tan nát bay mất mái tranh.
Đau khổ vì mất nhà
- Đọc khổ thơ 2
Tự sự kết hợp biểu cảm
- Lũ trẻ con hàng xóm kéo đến cướp tranh
- > trơ tráo, ngang nhiên.
- Thời loạn, đạo lý suy đồi với lũ trẻ con " đạo tặc" là sản phẩm của xh đại loạn.
- "Môi khô miệng cháy gào chẳng được/ quay về, chống gậy, lòng ấm ức”.
- Nỗi đau về nhân tình thế thái cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ.
- Đọc khổ 3.
- Trời mưa rét thâu đêm
- Miêu tả + Biểu cảm
- Gió, mưa, nhà giột mền rách, giường ướt.
Tả thực, cụ thể tái hiện chân thực nhất nỗi bất hạnh.
- "Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?
Nỗi khổ nhân lên gấp bội.
HS thảo luận nhóm trả lời :
Bút pháp hiện thực, p/thức m/tả, t/sự , b/cảm
Đau khổ vì mất nhà.
Nỗi đau nhân tình thế thái
Nỗi đau thời thế
- Đọc khổ 4
- Biểu cảm trực tiếp
- Mơ ước một ngôi nhà" Rộng muôn ngân gian" vô cùng vững chắc "Gió mưa chẳng núng vững như thạch bàn, để che khắp thiên hạ".
- So sánh thậm xưng đ diễn tả ước mơ to lớn và cảm hứng lãng mạn dào dạt làm sáng bừng, lên lòng nhân ái bao la của con người qua nhiều bất hạnh.
Ước mơ mang tinh thần vị tha đến mức xả thân vì người khác.
Ông nói những lời gan ruột, tâm huyết "Than ôi" Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được
Bài thơ giúp em hiểu thêm về tâm hồn Đỗ Phủ: thương dân lo đời
II-Đọc và hiểu văn bản:
Giá trị hện thực của tác phẩm
-Khổ 1 :
Kể chuyện nhà ông bị trận cuồng phong mùa thu làm tan nát.
Khổ 2
Lũ trẻ con hàng xóm cướp tranh chạy
. Khổ 3
Nỗi khốn cùng của gia đình nhà thơ trong đêm mưa rét, nhà dột.
=>khái quát về hiện thực cuộc sống của người nghèo khổ
*Nghệ thuật :
-sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và b/cảm
-bút pháp hiện thực : tái hiện lại các chi tiết , sự việc nối tiếp từ đó khắc họa bức tranh về những người nghèo khổ
2-Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
Sự thấm thía sâu sắc nổi khổ của người nghèo
Khổ 4
-Mơ ước về một ngôi nhà rộng để che mưa cho tất cả người nghèo
-Niềm vui của bản thân trước h/phúc của người nghèo
=> Tấm lòng cao cả của kẻ sỹ chân chính:
Thương dân lo đời.
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu :Tổng kết giá trị nội dung , nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản
Phương pháp:Vấn đáp , thảo luận nhóm
Thời gian:25 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Nêu những nét thành công về nội dung và nghệ thuât của bài thơ?
Từ những gì đã phân tích em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
HS thảo luận nhóm:
Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Bài thơ thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Nhưng nhà thơ biết vượt lên trên bất hạnh cá nhân để bộc lộ một khát vọng cao cả là ước có được 1 ngôi nhà rộng muôn ngàn gian để che chở cho tất cả mọi người trong thiên hạ
- Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện lại những chi tiết, các sự việc nối tiếp, từ đó khắc hoạ bức tranh về cảnh ngộ những người nghèo khổ.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
HS nêu ý nghĩa của văn bản
HS khác nhận xét, bổ sung
III. Tổng kết:
1.Nội dung:
2.Nghệ thuật:
3/ Ý nghĩa văn bản:
Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.
Hoạt động 4: HDTH
- Cảm nhận em sau khi học xong bày thơ
-Học thuộc lòng bài thơ
-Học toàn bộ kiến thức phần văn bản từ tuần 1-10 để chuẩn bị ktra
- Soạn bài "Từ đồng âm"
Tuần :11
Tiết : 42
KIỂM TRA VĂN
Ngày soạn:28/10/10
Ngày giảng:1/11/10
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
Kiến thức:
Hệ thống hoá các kiến thức đã được học ở phân môn Văn: Văn bản nhật dụng, ca dao- dân ca, Thơ Đường luật Trung Quốc, các nhà thơ và tác phẩm thơ Việt Nam.
Kĩ năng:
Biết, nhớ và thực hành bằng một đề văn cụ thể qua việc viết và vấn đáp bằng các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm.
Thái độ:
Tuân thủ và làm đúng những yêu cầu và dặn dò của giáo viên
II-Chuẩn bị :
GV: SGK, SGV, giáo án, đề kiểm tra….
HS : hoc bài để có kiến thức kiểm tra, viết…..
III-Tiến trình dạy học:
MA TRẬN
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nội dung văn bản Cổng trường mở ra.
Câu1
0,5
1
(0,5)
Tác giả của bài thơ Thiên Trường vãn vọng.
Câu2
0,5
1
(0,5)
Nội dung đoạn trích Sau phút chia ly.
Câu3
0,5
1
(0,5)
Nghệ thuật trong Qua Đèo Ngang.
Câu4
0,5
1
(0,5)
Dịch nghĩa câu thơ trong Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Câu5
0,5
1
(0,5)
Ý nghĩa của văn bản" Sông núi nước Nam".
Câu6
0,5
1
(0,5)
Hiểu biết về thể thơ tứ tuyệt luật Đường
1
2,0
1
(2,0)
Chép một bài ca dao về quê hương đất nước và nêu cảm nhận về bài ca dao đó .
1
5,0
1
(5,0)
Tổng
3
(1,5)
3
(1, 5 )
1
(2.0)
1
5,0
8
(10,0)
Đề:
Phần I: Trắc nghiệm: (6 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng 3 điểm).
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án trả lời đúng nhất:
Câu1: Văn bản "Cổng trường mở ra" viết về nội dung gì?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể lại tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
Câu 2: Bài thơ "Thiên Trường vãn vọng" (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) là của tác giả nào?
A. Tác giả dân gian. C. Hồ Xuân Hương.
B. Trần Nhân Tông. D. Nguyễn Trãi.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích " Sau phút chia ly" là:
A. Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa chinh phu và chinh phụ.
B. Diễn tả hình ảnh hào hùng của người chinh phu khi ra trận.
C. Diễn tả tình cảm thuỷ chung son sắt của người chinh phụ.
D. Diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau khi tiễn chinh phu ra trận.
Câu 4: Nghệ thuật miêu tả nổi bật trong hai câu thơ:" Lom khom dưới núi tiều vài chú. Lác đác bên sông chợ mấy nhà ( "Qua Đèo Ngang"- Bà Huyện Thanh Quan) là:
A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Đảo ngữ. D. Điệp ngữ.
Câu 5: Dịch nghĩa của câu thơ "Hương âm vô cải, mấn mao tồi" trong văn bản "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" là: Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 6: Hãy viết tiếp vào chỗ trống để có một nhận định đúng: "Bài" Sông núi nước Nam" (tương truyền là của Lý Thường Kiệt) được coi là .... đầu tiên của dân tộc Việt Nam ?
Phần II: Tự luận(7 điểm)
Câu 1:(2 điểm):
Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường? Kể tên 2 bài thơ được các nhà thơ Việt Nam đã viết theo thể thơ này, ghi rõ tên tác giả của từng bài?
Câu 2( 5 điểm):
Ghi lại một bài ca dao về tình yêu đối với quê hương đất nước
Viết bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao đó
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0, 5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
D
C
A
bản Tuyên ngôn Độc lập
Phần II. Tự luận.
Câu
ý
Nội dung cần đạt
Điểm.
1
(2,0 đ)
a.
( 1,0đ)
b.
( 1,0đ)
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường:
+ Nguồn gốc có từ đời Đường - Trung Quốc.
+ 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Ngắt nhịp: 4/3; 2/2/3
+ Hiệp vần chân: tiếng cuối câu 1, câu 2 và câu 4 cùng vần với nhau.
- Nêu tên chính xác bài thơ của tác giả Việt Nam làm theo thể thơ này( Ví dụ: Bánh trôi nước; Sông núi nước Nam; )
- Nêu chính xác tên tác giả.
0, 25 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0,25 đ/ 1 bài
0,25 đ/ 1 tác giả.
2
(5,0đ)
- Yêu cầu cần đạt:
a)ghi đúng bài ca dao
b)Nêu được cảm nghĩ về bài ca dao đó
+ Hình thức:
Bài văn ngắn, bố cục 3 phần.
Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ.
+ Kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ.
+ Nội dung: Phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao mà em yêu thích đã được học, đọc thêm.
. Giới thiệu ngắn gọn bài ca dao mình thích.
. Cảm xúc của em về nội dung và nghệ thuật mà tác giả dân gian đã thể hiện trong bài.
. Bài ca dao đã để lại trong em bài học gì.
- Biểu điểm:
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung.
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về mặt diễn đạt.
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên, văn viết có cảm xúc. Bài còn sơ sài, mắc một vài lỗi về diễn đạt và lỗi chính tả.
+ Bài đi đúng hướng, nhưng nội dung sơ sài, đoạn văn dài quá so với yêu cầu, văn chưa mạch lạc, lỗi nhiều.
+ Lạc đề.
1điểm
4,0 điểm.
ĐỀ 2
MA TRẬN
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Từ ghép, từ láy
Câu 1,2,4
(0,75)
Câu 6
(0,25)
4
(1,0)
Từ trái nghĩa
Câu 5
(0,25)
1
(0,25)
Từ Hán Việt
Câu 8
(0,25)
1
(0,25)
Quan hệ từ
Câu 7
(0,25)
1
(0,25)
Từ đồng nghĩa
Câu 3
(0,25)
1
(0,25)
Vận dụng viết đoạn văn về bảo vệ môi trường có sử dụng từ láy.
Câu1
(3,0)
1
(3,0)
Vận dụng sự hiểu biết tiếng Việt vào việc viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ.
Câu2
(5,0)
1
(5,0)
Tổng
4
(1,0)
4
(1,0)
1
(3,0)
1
(5,0)
10
(10,0)
Phần I: Trắc nghiệm: (8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm, tổng 2 điểm).
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
A. Từ có 2 tiếng có nghĩa.
B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
C. Từ có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp.
D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Câu 2: Từ láy là gì?
A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa.
B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
D. Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
Câu 3: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ"thi nhân"?
A. Nhà văn. B. Nhà thơ. C. Nhà báo. D. Nghệ sĩ.
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu : Công việc đã được hoàn thành một cách……….
A. nhanh nhảu. B. nhanh nhẹn. C. nhanh chóng. D. nhanh nhanh.
Câu 5: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. trẻ- già. B. chạy - nhảy. C. sáng- tối. D. giàu- nghèo.
Câu 6: Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ " nhỏ nhặt". Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 7: Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng quan hệ từ?
A. trẻ thời đi vắng B. mướp đương hoa C. chợ thời xa D. ta với ta
Câu 8: Yếu tố " thiên" nào trong các từ ghép Hán Việt sau có nghĩa là "trời"?
A. Thiên tử. B. Thiên lý mã. C. Thiên vị. D. Thiên đô.
II. Tự luận( 8 điểm):
Câu 1. (3 điểm).
Viết đoạn văn ngắn miêu tả một công việc lao động của học sinh có ý nghĩa giữ gìn vệ sinh môi trường mà em biết, trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy.(Ghi lại 2 từ láy đó)
Câu 2. (5 điểm).
Viết đoạn văn (khoảng 10- 12 câu) phát biểu cảm nghĩ về mái trường em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và một cặp từ đồng nghĩa (Ghi lại các cặp từ đó).
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0, 25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
B
C
B
B
D
A
Phần II. Tự luận.
Câu
ý
Nội dung cần đạt
Điểm.
1
( 3 đ)
a.
b.
- Yêu cầu cần đạt:
+ Hình thức:
. Đoạn văn ngắn; Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ.
. Có sử dụng ít nhất 2 từ láy.
+ Kiểu bài: Miêu tả.
+ Nội dung: Miêu tả một công việc lao động của học sinh có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
. Giới thiệu công việc, đối tượng mình định tả.
. Miêu tả công việc đó một cách ngắn gọn nhưng vẫn rõ, cụ thể công việc, các thao tác mà các bạn học sinh đang làm.
. Cảm xúc của bản thân về công việc đó.
- Biểu điểm:
*) Ghi lại đúng 2 từ láy đã sử dụng trong đoạn văn.
*) Nội dung:
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên.Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung. Đoạn văn sử dụng từ láy một cách tự nhiên.
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên; sử dụng đúng 2 từ láy một cách tự nhiên; bài sơ sài; mắc một vài lỗi nhỏ về mặt diễn đạt.
+ Bài đi đúng hướng, nhưng nội dung sơ sài, đoạn văn dài quá so với yêu cầu, văn chưa mạch lạc, lỗi nhiều.
+ Lạc đề.
1 đ.
2 đ.
1,5 đ
dưới 1,0
0 đ
2
( 5 đ)
a.
b.
Yêu cầu cần đạt:
+ Hình thức:
. Đoạn văn khoảng 10 - 12 câu; Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ.
. Có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và một cặp từ đồng nghĩa.
+ Kiểu bài: PBCN.
+ Nội dung: PBCN về mái trường em đang học.
. Giới thiệu được về mái trường em đang theo học.
. Nêu suy nghĩ của mình về mái trường nói chung: hàng cây, lớp học, sân trường, thầy cô, bạn bè...
. PBCN về một đối tượng gây ấn tượng mạnh, đã để lại trong em nhiều cảm xúc.
. Cảm xúc của bản thân về mái trường.
- Biểu điểm:
*) Ghi lại đúng cặp từ trái nghĩa và cặp từ đồng nghĩa đã sử dụng trong đoạn văn.
*) Nội dung chấm:
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên. Các câu trong đoạn có sự liên kết về mặt hình thức và nội dung. Đoạn văn sử dụng cặp từ đồng nghĩa và cặp từ trái nghĩa một cách tự nhiên. Văn viết có cảm xúc.
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên; sử dụng đúng 2 cặp từ một cách tự nhiên; mắc một vài lỗi nhỏ về mặt diễn đạt.
+ Bài viết đi đúng, đầy đủ nội dung yêu cầu cần đạt trên; sử dụng đúng 2 cặp từ một cách tự nhiên; tuy vậy bài còn sơ sài, mắc lỗi về mặt diễn đạt.
+ Bài đi đúng hướng, nhưng nội dung sơ sài, đoạn văn dài quá so với yêu cầu, văn chưa mạch lạc, lỗi nhiều.
+ Lạc đề.
1 đ
4 đ
2,5- 3,5 đ
2đ
dưới 2đ
0 đ
Tuần : 11
Tiết : 43
TỪ ĐỒNG ÂM
Ngày soạn: 28/10/10
Ngày giảng:3/11/10
I-Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Khái niệm từ đồng âm.
Việc sử dụng từ đồng âm.
Kĩ năng:
Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; Phân biệt từ dồng âm với từ nhiều nghĩa.
Đặt câu phân biệt từ đồng âm
Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
Thái độ:
Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
Có thái độ cẩn trọng: tránh gây nhằm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
I-Chuẩn bị của thầy và trò:
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, tài liệu chuẩn KTBM…….
HS: SGK, tập soạn, tập ghi…..
III. Tiến trình các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :
Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
Đọc đoạn văn có sử dụng từ traí nghĩa
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế
Phương pháp:thuyết giảng
Thời gian:1 phút
Ở bậc Tiểu học, chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là từ đồng âm. Để tìm hiểu rõ hơn từ đồng âm là gì và tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm ra sao . Tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: Khái niệm từ đồng âm.
Việc sử dụng từ đồng âm.
Phương pháp:Hỏi đáp, thuyết giảng , thảo luân nhóm
Thời gian: 17 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV gọi HS đọc mục 1 SGK trang 135
Giải thích nghĩa của mỗi từ “lồng” trong những câu sau?
Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên
Từ lồng ở đây từ loại là gì?
-Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng.
Từ lồng ở đây từ loại là gì?
GV cho hs đọc yêu cầu 2
Qua phân tích em thấy nghĩa của từ lồng trong hai ví dụ có gì giống và khác nhau.
* GV : Như vậy âm thanh giống nhau mà nghĩa khác xa nhau không liên quan gì đến nhau đó là từ đồng âm.
Từ những gì đã phân tích, em hiểu từ đồng âm là gì?
-Gv nhận xét và cho HS đọc ghi nhớ
*Chuyển: Trong giao tiếp chúng ta phải sử dụng từ đồng âm như thế nào? Ta sang II
GV cho hs đọc yêu cầu mục 1.II
Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên?
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 2.II SGK trang 135.
Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu câu “Đem cá về kho” thành mấy nghĩa?
Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 3.II SGK trang 135.
Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
* Từ những gì đã phân tích GV cho HS rút ra kết luận về việc sử dụng từ đồng âm và cho hs đọc ghi nhớ
HS đọc
-> Miêu tả trạng thái của con ngựa -> nhảy dựng lên (phản ứng mạnh của loài ngựa)
->Động từ
- Chỉ đồ vật đan bằng tre nứa->Danh từ
- HS đọc
-Giống nhau: Âm thanh đọc giống nhau
-Khác nhau: nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau
HS rút ra từ đồng âm là gì
HS khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc ghi nhớ
-Hs đọc yêu cầu mục 1.II
Dựa vào ngữ cảnh.
-Hs đọc yêu cầu mục 2.II
-Từ kho có hai nghĩa.
a.1 Kho : cách chế biến thức ăn.
a.2 Kho : nơi chứa cá
à “Đem cá về mà kho hoặc Đem cá về để nhập kho.
-> Từ kho được dùng với nghĩa nước đôi.
- Hs đọc yêu cầu mục 3.II
- Chú ý ngữ cảnh
-HS rút ra kết luận
- Hs đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung :
1/ Thế nào là từ đồng âm?
-Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau ,không liên quan gì với nhau.
2/ Sử dụng từ đồng âm
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; Phân biệ
File đính kèm:
- tuan 11.doc