I . Mục tiêu cần đạt :
1-KiÕn thøc: Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau .
2-KÜ n¨ng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận .
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể .
II . Chuẩn bị của thầy trò:
- Thày: SGK + SGV + giáo án
- Trò: SGK+ Vở ghi.
- Phương pháp: Đàm thoại , diễn giảng
III . Tiến trình lên lớp
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 học kỳ II - Trường THCS Trần Quý Cáp - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22
Tiết : 79
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn:22/1/12
Ngàygiảng:30/1/12
I . Mục tiêu cần đạt :
1-KiÕn thøc: Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau .
2-KÜ n¨ng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận .
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể .
II . Chuẩn bị của thầy trò:
Thày: SGK + SGV + giáo án
Trò: SGK+ Vở ghi.
Phương pháp: Đàm thoại , diễn giảng
III . Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là văn bản nghị luận?
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
-Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: thuyết trình
-Thời gian: 1p
Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, các em đã biết được thế nào là văn bản nghị luận. Ở tiết học này, các em sẽ tìm hiểu các yếu tố nội dung của văn bản nghị luận. Đó là các thuật ngữ luận điểm, luận cứ, lập luận. Đó là nội dung của tiết học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: I. T×m hiÓu chung
-Mục tiêu: Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
-Thời gian: 15p
GV giới thiệu về luận điểm cho HS
Đọc văn bản “chống nạn thất học” cho biết luận điểm chính?
Đầu đề của bài văn có phải là luận điểm chính không?
Luận điểm là gì?
GV giới thiệu sơ lược luận cứ
Em hãy nêu ra lụân cứ trong văn bản “chống nạn thất học”và cho biết luận cứ đóng vai trò gì?
*Các luận cứ đó đóng vai trò ĐVĐ,GQVĐ,KTVĐ cho bài văn nghị luận.Nó có sức thuyết phục cao vì nó đặt được v/đ có ý nghĩa thgực tiễn(luận cứ đầu ) vừa nêu ý nghĩa cấp thiết của v/đ đề ra giải pháp cụ thể(luận cứ trong TB ) cuối cùng là lời kêu gọi động viên.
Khi làm văn nghị luận ta sử dụng luận cứ để làm gì?
GV giới thiệu vài nét về lập luận SGK trang 19
Em hãy chỉ ra trình tự lập kuận của văn bản “chống nạn thất học”?
Lập luận như vậy tuân hteo trật tự gì?Có ưu điểm gì ?
Lập luận là nêu vấn đề gì?
Thế nào là luận điểm,luận cứ và lập luận?
HS trả lời
- Luận điểm nêu ra dưới dạng tiêu đề bài viết,được cụ thể hóa thành câu :“Cần phải cấp tốc chống nạn thất học”.
-Luận điểmđó là vấn đề chủ yếu cần được giải thích và chứng minh trong bài văn.
Nó được triển khai một cách thuyết phục do lập luận rành mạch,có hệ thống,vừa có lí lẽ,vừa có dẫn chứng với lời văn giản dị,thiết tha kêu gọi.
HS cùng bàn luận suy nghĩ.
HS chia nhãm tr¶ lêi
Luận cứ trong MB: “ xưa kia Pháp cai trị nước ta chúng thi hành chính sách ngu dân”
Luận cứ ở phần TB:
_ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc hiện nay là nâng cao dân trí
_ Những người đã biết chữ dạy những người chưa biết chữ
_ Những người chưa biết chữ phải gắng sức học chio biết chữ
_ Phụ nữ lại càng phải học
c.Luận cứ ở phần kết
Công việc này mong anh chị em sốt sắng giúp đỡ
HS cùng bàn luận suy nghĩ
-Bài văn nhìn từ tổng quát là bài văn nghị luận cótính chất kêu gọi,động viên nhân dân nên lập luận đi từ thực tiễn đến giải pháp giải quyết và kết luận bằng lời kêu gọi.
- Trong từng phần của bài lập luận luôn kết hợp lí lẽ và dẫn chứng,có khi rất cụ thể,toàn diện như dẫn chứng về các bịên pháp “người biết chữ dạy người không biết chữ”
- Ưu điểm chính là tính rõ ràng mạch lạch,dễ nắn bắt cách trình bày của vấn đề,vừa có tình vừa có lí.
HS trả lời cá nhân.
I.Luận điểm,luận cứ và lập luận
Mỗi bài văn nghị luận điều có luận điểm,luận cứ và lập luận.Trong bài văn có thể có một luận điểm chính và một luận điểm phụ.
1.Luận điểm
-Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng,quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định(hay phủ định)được diễn đạt sáng tỏ,dễ hiểu,nhất quán
Luận điểm là linh hồn của bài viết,nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Luận điểm phải đúng đắn,chân thật,đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
2. Luận cứ
-Luận cứ là lí lẽ,dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.Luận cứ phải chân thật,đúng đắn,tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
3.Lập luận
-Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.Lập luận phải chặt chẽ ,hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
Hoạt động 3: Luyện tập
-Mục tiêu: HS biÕt lµm bµi tËp.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích. Minh ho¹, nªu vÊn ®Ò.
-Thời gian: 20p
Tìm luận điểm,luận cứ và lập luận trong bài “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống”Nhận xét sức thuyết phục của bài văn?
Luận điểm,luận cứ và cách lập luận trong bài “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống”
_ Luận điểm là tiêu đề của bài
_ Luận cứ :
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người phân biệt được thói quen xấu nhưng vì thói quen nên khó bỏ.
+ Tạo nên thói quen tốt là rất khó nhưng nhiễm thói quen xấu thì rất dễ
* Cách lập luận có sức thuyết phục vì đi từ khía niệm cơ bản(thói quen tốt,thói quen xấu) đến dẫn chứng sâu xa,cụ thể ( có ý phê phán)các thói quen xấu tứ đó nêu lời kêu gọi động viên
II.Luyện tập
Tìm luận điểm,luận cứ và lập luận trong bài “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống”.
4.Củng cố
. Thế nào là luận điểm? luận cứ ,lập luận
* Hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy
Khi làm bài người ta sử dụng luận cứ,lập luận để làm gì?
5. HDVN:
Học bài cũ.Đọc soạn trước bài mới “đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận” SGK trang 21
Tuần : 22
Tiết : 80
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Ngày soạn:25/1/12
Ngàygiảng:1/2/12
I . Mục tiêu cần đạt :
1-KiÕn thøc: Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận .
2-KÜ n¨ng:
Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận
So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm
II . Chuẩn bị của thầy trò:
Thày: SGK + SGV + giáo án
Trò: SGK+ Vở ghi.
Ph ương pháp: Đàm thoại , diễn giảng
III . Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :Thế nào là luận điểm,luận cứ và lập luận?
Nêu đặc điểm của văn bản nghị luận bằng sơ đồ tư duy
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
-Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: thuyết trình
-Thời gian: 2p
Giới thiệu bài: Với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm… trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ càng đề bài và yêu cầu của đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Nhưng đề văn nghị luận, yêu cầu của bài văn nghị luận vẫn có những đặc điểm riêng. Tiết học hôm nay, Chúng ta sẽ tìm hiểu về đề văm nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
-Mục tiêu: : Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận .
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
-Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Đọc các đề văn nghị luận và trả lời câu hỏi SGK trang
Các đề văn trên có thể xem là đề bài ,đầu đề không ?Nếu dùng làm đề văn có dược không?
Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?
? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đ/v việc làm văn?
-Tính chất của đề văn như( lời khuyên,tranh luận,giải thích) có ý nghĩa định hướng cho bài viết,chuẩn bị cho người viết thái độ,giọng điệu
Đề văn nghị luận nêu ra nội dung và tính chất gì?
Tìm hiểu đề văn “ chớ nên tự phụ”
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK trang 22.
Đề nêu vấn đề gì?
_ Đề nêu một tính xấu của con người và khuyên người ta từ bỏ tính xấu đó
Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
Khuynh hướng tư tưởng của chủ đề là khẳng định hay phủ định?
Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
Khi tìm hiểu đề cần xác định những vấn đề gì?
Xác định luận điểm cho đề “chớ nên tự phụ”?
? Xây dựng lập luận?
Có thể xây dựng lập luận theo 2 cách của SGK
Lâp ý cho bài văn nghị luận phải làm như thế nào?
Đọc các đề văn nghị luận và trả lời câu hỏi SGK trang
HS trả lời
- Các đề văn này cung cấp đề bài cho bài văn nên có thể dùng làm đề bài,đầu đề của bài văn.Thông thường,đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó
- Đó là một đề văn nghị luận,bởi mỗi đề văn nêu ra một khái niệm,một vấn đề lí luận(đề 1,2…) một nhận định,một quan điểm,một tư tưởng(đề 4,5,6,7) chỉ có dùng các thao tác nghị luận(giải thích,phân tích,chứng ninh,bình luận) thì mới giải quyết được các vấn đề trên.
-Tính chất của đề văn như( lời khuyên,tranh luận,giải thích)
Đề nêu một tính xấu của con người và khuyên người ta từ bỏ tính xấu đó
Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là phân tích cái xấu,tác hại của thói tự phụ và khuyên mọi người không nên tự phụ
Khuynh hướng của đề là phủ định.
Đề này đòi hỏi người viết phải giaỉ thích rõ thế nào là tính tự phụ,phân tích những tác hại và biểuhiện của nó,phải có thaíu độ phê phán và thói tự phụ khẳng đinh sự khiêm tốn.
Cho đề văn “chớ nên tự phụ”
_ Tự phụ là một thói xấu của con ngừời .
_ Mọi người nên từ bỏ thói tự phụ và hãy rèn luyện đức tính khiêm tốn
* Luận điểmchính thành các luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến bản thân con người không tự biết mình.
+ Tự phụ luôn đi kèm với thái độ coi thường,khinh bỉ người khác.
+ Tự phụ khiến bản thân bị mọi người chê trách và xa lánh
Tìm luận cứ cho luận điểm trên?
_ Tự phụ là gì? – là đánh giá cao bản thân mình.
_ Tác hại cùa tự phụ?
_ Tự phụ có hại cho ai?
-Chọn dẫnchứng?
Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm,cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ,tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn
I.Tìm hiểu chung:
1.Nội dung và tình chất của đề văn nghị luận
-Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một v/đ để bàn bạc vàđòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đ/v đề đó.Tính chất của đề như: ca ngợi,phân tích,khuyên nhủphản bác…đòi hỏi bài làm phải vận dụngcác phương pháp phù hợp.
2.Tìm hiểu đề văn nghị luận
-Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề,phạm vi,tính chất của bài nghị luậnđể la,2 bài cho khỏi sai lệch
3.Lập ý cho bài văn nghị luận
-Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm,cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ,tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn
Hoạt động 3: Luyện tập.
-Mục tiêu: HS biÕt lµm bµi tËp.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích.
-Thời gian: 15p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Tìm hiểu đề và lập ý “sách là người bạn lớn của con người”
HS thảo luận nhóm
Tìm hiểu đề
Nêu lên ý nghĩa quan trọng của sách đối với con người
Đối tượng và phạm vi nghị luận là bàn về ích lợi của sách và thuyết phục mọi người có thói quen đọc sách
Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định
Đòi hỏi người viết phải giải thích được “sách là gì”,phân tích và chứng minh ích lợi của việc đọc sách từ đó khẳng định “sách là người bạn lớn của con người”và nhắc nhở mọi người phải có thái độ đúng đối với sách
Lập ý cho đề bài:
a. Xác định luận điểm:
Khẳng định việc đọc sách là tốt,là cần thiết,không có gì để thay thế được
b. Tìm luận cứ:
Dùng lí lẽ và dẫn chứng để xây dựng các ý sau:
Sách là kết tinh của nhân loại
Sách là một kho tàng kiến thức phong phú,gần nhu vô tận,khám phá và chiếm lĩnh mọi lĩnh vực của đời sống.
Sách đem lại cho con người lợi ích,thõa mãn nhu cầu hưởng thụ va phát triển tâm hồn,trí tuệ của con người.
c.Xây dựng lập luận
Bắt đầu từ việc nêu lên lợi ích của việc đọc sách
Đi đến kết luận khẳng định “sách là người bạn lớn của con người” và nhắc nhở mọi người có thói quen đọc sách
II.Luyện tập.
Tìm hiểu đề và lập ý “sách là người bạn lớn của con người
4.Củng cố
Đề văn nghị luận nêu ra vấn đề gì?
Tìm hiểu đề văn nghị luận là làm gì ?
Lập ý cho bài văn nghị luận là làm gì?
5. HDVN
Học bài cũ.Đọc soạn trước bài mới “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” SGK trang 24.
Tuần : 22
Tiết : 81
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
Ngày soạn: 26/1/12
Ngày giảng:2/2/12
I . Mục tiêu cần đạt :
1-KiÕn thøc: Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta .
Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản
2-KÜ n¨ng: - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội .
Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội .
Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh
3- Th¸i ®é: Gi¸o dôc lßng yªu níc.
II . Chuẩn bị của thầy trò:
Thày: SGK + SGV + giáo án
Trò: SGK+ Vở ghi.
- Ph ương pháp: Đàm thoại , diễn giảng .Vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
III . Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ giờ trước T77?
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
-Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
-Phương pháp: thuyết trình
-Thời gian: 2p
Sau chiến thắng Biên Giới và Trung Du, đại hội Đảng lần 2 đã diễn ra tại chiến khu Việt Bắc vào mùa xuân 2/ 1951, chủ tịch HCM đã trình bày trước đại hội Đảng bản báo cáo chính trị. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một phần nhỏ trong bản báo được coi như một kiểu mẫu về văn chứng minh, tiêu biểu cho phong cách chính luận của HCM: Ngắn gọn súc tích, cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng (lịch sử, XH) vừa cụ thể vừa khái quát.cáo chính trị ấy. Văn bản này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: I. T×m hiÓu chung
-Mục tiêu: HS n¾m xuÊt xø v¨n b¶n, ®äc bµi.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
-Thời gian: 10p
Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ và đọc văn bản, thể loại.
Thông qua chú thích, HS nêu xuất xứ văn bản.
=> GV nhận xét, chốt lại như chú thích.
- GV đọc một đoạn và hướng dẫn HS đọc các đoạn còn lại :
Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
-GV yêu cầu HS đọc thầm các chú thích SGK
-GV kiểm tra vài từ khó (mục chú thích: Hòm, kiều bào, điền chủ…)
Baøi vaên vieát theo phưng thức gì ?
-GV nhận xét phần trình bày cuả HS
-Yêu cầu HS đọc chú thích (*).
HS trả lời:
Nghị luận chứng minh
I. Xuất xứ :
-Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng lao động Việt Nam .
Hoạt động 3: Đọc và hiểu văn bản
-Mục tiêu: Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta .Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích.Minh ho¹, nªu vÊn ®Ò.
-Thời gian: 20p
Hướng dẫn HS phân tích văn bản
* Bước 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề nghị luận
-GV cho HS đọc lại đoạn (1)
-Hỏi :
Bài văn nghị luận vấn đề gì?
“ Dân ta có ……..của ta”
-GV hoàn chỉnh kiến thức :
+ Vấn đề chính trị, xã hội
+GV liên hệ đến hoàn cảnh đất nước ( cuộc kháng chiến chống Pháp )
*Bước 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục của bài nghị luận
Tìm hiểu bố cục 3 phần bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài?
.
Tác giả đưa ra dẫn chứng nào để chứng minh cho nhận định trong bài?
Điểm đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt của bài văn?
Tìm những câu trong bài thể hiện hai điểm trên,phân tích giá trị của chúng ?
Đọc đoạn từ “đồng bào ta ngày nay……nồng nàn yêu nước”.
Tìm câu mở đoạn,kết đoạn?
Các dẫn chứng được sắp sếp theo cách nào?
.
Sự việc và con người được liên kết theo mô hình “từ…..đến”có quan hệ vớí nhau như thế nào?
Theo em nghệ thuật nổi bật là gì?
HS cng bn luận suy nghĩ.
GV cho HS thảo luận nhóm ( 1 bàn / nhóm )
-GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày ; nhóm khác nhận xét , bổ sung
+MB (Nêu vấn đề): :“ Dân ta có …. và lũ cướp nước”.
Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đó là sức mạnh to lớn trong cuộc chiến đấu chống xâm lược.
+TB (GQVĐ): :“ Lịch sử ta … nồng nàn yêu nước” . Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
+KB:(KTVĐ): :“Tinh thần …. Kháng chiến”
Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nứơc của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến
HS chia nhóm trả lời
GV cho HS thảo luận nhóm ( 1 bàn / nhóm )
- Nghệ thuật so sánh và liệt kê
-Lấy hình ảnh so sánh “một làn sóng vô cùng mạnh mẽ” với “tinh thần yêu nước”sức mạnh tinh thần yêu nước.
_ So sánh “tinh thần yêu nước” với “ của quí”
à Hình dung hai trạng thi của tinh thần yêu nước:
+ Bộc lộ mạnh mẽ ra ngồi.
+ Tìm tàng kín đáo bên trong.
_ Thủ pháp liệt kê thể hiện sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân
a.Câu mở đoạn: đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng vớí tổ tiên ta ngày trước.
b. Câu kết đoạn :những cử chỉ cao quí…..nồng nàn ỵêu nước .
Được sắp sếp theo thủ pháp liệt kê
Có mối liên hệ hợp lí,được sắp sếp theo cùng một bình diện như:lứa tuổi,địa bàn cư trú,giai cấp.
_ Bố cục ngắn gọn,,lập luận chặt chẽ.
_ Cách trình bày chọn lọc dẫn chứng hợp lí,giàu sức thuyết phục.
_ Cách diễn đạt trong sáng hấp dẫn sử dụng hình ảnh so sánh và liệt kê
II. Đọc và hiểu văn bản
1.Vấn đề nghị luận:
“ Dân ta có ……..của ta”
2. Bố cục của bài nghị luận.
Gồm 3 phần :
+ MB :“ Dân ta có …. và lũ cướp nước”.
+ TB :“ Lịch sử ta … nồng nàn yêu nước” .
+KB:“Tinh thần …. Kháng chiến”
3.Nghệ thụât lập luận trong bài.
_ Lập luận nổi bật là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng để chứng minh.
_ Tinh thần yêu nước biểu hiện các tấm gương anh hùng được kể theo trật tự thời gian.
_ Tinh thần yêu nước của đồng bào trong cuộc kháng chiến(những việc làm biểu hiện tình yêu nước).Dẫn chứng nêu toàn diện ở mọi lứa tuổi ,mọi miền,mọi tầng lớp trong xã hội.
4.Điểm đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt.
- Nghệ thuật so sánh và liệt kê
Hoạt động 4. Tæng kÕt
-Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
-Phương pháp: Hỏi đáp
-Thời gian: 6p
Nội dung nghệ thuật của bài?
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lý : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” .
Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
HS ®äc ghi nhí trong SGK .
4.Củng cố .Nêu bố cục của bài?
* Hệ thống hóa kiến thức bài nghị luận bằng sơ đồ tư duy
. nghệ thuật lập luận trong bài như thế nào?
5.Dặn dò
Học bài cũ.Đọc soạn trước bài mới “câu đặc biệt” SGK trang 27.
File đính kèm:
- tuần 22.doc