I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Công dụng của trạng ngữ.
- Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
2.Kĩ năng:
- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ trong câu
- Tách trạng ngữ thành câu riêng.
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn.,bảng phụ ghi các ví dụ
- Trò: SGK, vở bài tập.bảng phụ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :
* Hãy cho biết ý nghĩz và đặc điểm hình thức của trạng ngữ.Cho một ví dụ minh họa.
* Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh xác định và phân loại trạng ngữ ở ví dụ sau:
-Vào giờ tan học, đã từ lâu, chúng em luôn ra về đúng luật và trật tự.
-Xuân đến, trăm hoa đua nở. Trên khắp các nẻo đường, mọi người như đẹp hơn.
3.Bài mới:
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 7 học kỳ II - Trường THCS Trần Quý Cáp - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`
Tuần : 25
Tiết : 89
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TT)
Ngày soạn: 15/2/12
Ngày giảng:20/2/12
I-Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Công dụng của trạng ngữ.
- Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
2.Kĩ năng:
- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ trong câu
- Tách trạng ngữ thành câu riêng.
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn.,bảng phụ ghi các ví dụ
- Trò: SGK, vở bài tập.bảng phụ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :
* Hãy cho biết ý nghĩz và đặc điểm hình thức của trạng ngữ.Cho một ví dụ minh họa.
* Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh xác định và phân loại trạng ngữ ở ví dụ sau:
-Vào giờ tan học, đã từ lâu, chúng em luôn ra về đúng luật và trật tự.
-Xuân đến, trăm hoa đua nở. Trên khắp các nẻo đường, mọi người như đẹp hơn.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế
Phương pháp:thuyết giảng
Thời gian:2p
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
Mục tiêu: - Công dụng của trạng ngữ.
- Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
Phương pháp:Hỏi đáp, thảo luận ,đàm thoại
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuẩn kiến thức
Tìm hiểu công dụng của trạng ngữ.
GV dùng bảng phụ ghi Vd1 a, b SGK/45, 46.
a.Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất ... con ve mới lột.
b. Về mùa đông...?
-Tìm trạng ngữ trong những câu văn được trích ở a và b.
.
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu nhưng tại sao trong các câu văn dưới đây ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?
-Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những tình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân, kết quả). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?
.
-Qua việc tìm hiểu công dụng của trạng ngữ từ những ví dụ trên, em hãy cho biết trạng ngữ có cộng dụng gì?
HD Tìm hiểu hiện tượng tách trạng ngữ thành câu riêng.
:GV chép 2 câu ở phần 1 vào bảng phụ:
-Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó (Đ.T.Mai )
- Em hãy cho biết trạng ngữ ở câu đứng trước?
- So sánh trạng ngữ ở câu đứng trước với đứng sau em thấy có gì giống và khác nhau?
-Việc tách trạng ngữ thành câu riêng như ở vd có tác dụng gì?
- GV kết luận: Như vậy để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2 SGK/47
GV: Hệ thống hóa kiến thức
Yêu cầu 2 học sinh tóm tắt nội dung phần ghi nhớ SGK.
- Trạng ngữ có những công dụng gì?
- Trong trường hợp nào thì ta có thể tách trạng ngữ?
- HS thực hiện mục I.
- HS đọc ví dụ SGK (bảng phụ) thảo luận trả lời.
a. Thường thường, vào khoảng đó.
- Trên giàn hoa lí.
- Chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong
b. Về mùa đông
- Bổ sung thông tin cần thiết, giúp ND của câu đầy đủ, chính xác hơn.
Trạng ngữ ở vd này còn có tác dụng nối các câu văn trong đoạn làm cho văn bản mạch lạc. Nêu lược bỏ đoạn văn bản này sẽ mất tính liên kết, thiếu mạch lạc.
- Nối kết các câu trong đoạn, các đoạn trong bài văn giúp cho bài văn thêm mạch lạc, chặt chẽ về lập luận.
HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật trãi bàn để ghi lại các công dụng của việc thêm trạng ngữ vào trong câu
- Học sinh thực hiện mục II.
- Học sinh đọc ví dụ ở mục I SGK/46 và thảo luận trả lời.
- Giống nhau: Về ý nghĩa: cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ (có thể gộp 2 câu đã cho thành 1 câu có 2 trạng ngữ)
- Khác nhau: trạng ngữ (để tin tưởng hơn vào tương lai của nó) được tách ra thành một câu riêng.
- Nhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau (để...của nó).
HS nghe
HS đọc ghi nhớ 2 SGK/47
I-Tìm hiểu chung.
1.Công dụng của trạng ngữ
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn lại với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
2. Tách trạng ngữ thành câu riêng:
- Trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là những trạng ngữ ở cuối câu, thành những câu riêng.
3 Ghi nhớ SGK/47.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: - Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ trong câu
Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng nêu tác dụng
Viết đoạn văn có trạng ngữ ,xác định TN,giải thích lý do thêm TN
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận nhóm kết hợp cá nhân
Thời gian:25 phút
GV: Hướng dẫn học sinh làm.
Bài tập 1: Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây: (GV dùng bảng phụ)
- Hãy chỉ ra các trạng ngữ và nêu cộng dụng của chúng ở các đoạn trích a, b?
GV hướng dẫn hs làm bài tập 2.
GV ghi bài tập 2a, b lên bảng.
- Gọi học sinh đọc bài tập 2.
- Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành?
TH Htập gương đạo đức Hồ Chí Minh
Viết một đoạn văn trình bày những điều em học được ở Bác Hồ sau khi em học bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong đó có dùng trạng ngữ
a) Trạng ngữ ở các đoạn trích trên (ở loại bài thứ nhất ; ở loại bài thứ 2 )có tác dụng nối kết các câu, các đoạn với nhau giúp cho đoạn văn được mạch lạc.
b) Trạng ngữ ở đoạn này (đã bao lần, lần đầu tiên chập chững bước đi, lần..., về môn Hóa) vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống, xác định hoàn cảnh diễn ra sự việc vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn giúp cho bài văn trở nên mạch lạc dễ hiêủ.
- HS đọc bài tập 2 trên bảng.
a) Năm 1972 -> nhấn mạnh năm tháng xảy ra sự việc. Năm 1972 là năm kháng chiến chống Mĩ khốc liệt ở các chiến trường Miền Nam, đặc biệt là ở thành cổ Quảng Trị.
b) Trong lúc tiếng đờn vẫn khoắc khoải vẳng lên những chữ đời li biệt bồn chồn ------> nhấn mạnh thông tin ở nồng cốt câu làm nổi bật hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, đồng thời có tác dụng gợi cảm mạnh mẽ
HS thục hiện cá nhân sau đó co hs thảo luận nhóm chọn bài hay của nhóm trình bày trước lớp
II. Luyện tập:
1) Bài tập 1:Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau:
a) Liên kết câu, đoạn, giúp đoạn văn được mạch lạc.
b) Bổ sung thông tin tình huống, liên kết các luận cứ.
Bài tập 2:
a) Năm 1972. Nhấn mạnh năm tháng xảy ra sự việc.
b) Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu, có tác dụng gợi cảm.
Bài 3
Viết đoạn văn
4 - Củng cố:
-HS đọc 2 ghi nhớ SGK
5 – Hướng dẫn tự hoc
- Xác định các câu có thành phần trạng ngữ trong một đoạn văn và nhận xét về tác dụng
Làm bài 3 - Chuẩn bị cho tiết 90: Kiểm tra một tiết Tiếng Việt
Tuần : 25
Tiết : 90
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 16/2/12
Ngày giảng:22/2/12
I-Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
-Củng cố kiến thức đã học về phân môn Tiếng Việt từ đầu học kỳ 2 (gồm câu rút gọn, câu đặc biệt, Đặc điểm và công dụng của trạng ngữ, Tách trạng ngữ trong câu).
- Kĩ năng:
Có ý thức độc lập suy nghĩ làm bài.
Rèn luyện kỹ năng tư duy.
- Thái độ: Tự tin
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: Đọc kỹ sgk, tài liệu tham khảo, thống nhất ra đề, đáp án.
- Trò: Ôn và nắm kỹ kiến thức, chuẩn bị dụng cụ làm bài.
MA TRẬN ĐỀ
Môn: Tiếng Việt Lớp 7 Tuần 25 Tiết 90 Năm học: 2011 – 2012
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Vận dụng
Cấp độ cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Câu rút gọn
Câu 2,3
1đ
câu1
1đ
câu1
1đ
3 câu
3đ
Câu đặc biệt
Câu 1,4
1đ
zâu3
1,5đ
3 câu
2,5đ
Thêm trạng ngữ chocâu
Câu5
0,5đ
Câu 6
0,5đ
câu 2
2đ
3 câu
3đ
Tách trạng ngữ thành câu riêng
câu3
1,5đ
1 câu
1,5đ
Tổng số
5 câu
2,5đ
1 câu
1đ
1 câu
0,5đ
1 câu
1đ
1 câu
2đ
1 câu3đ
9 câu
10 đ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :
3.Bài mới:
I. Ổn định:
II. Phát đề:
A-Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi và chọn ý trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu:
Đoạn văn
“Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi?
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.”
Câu 1/ Câu nào là câu đặc biệt?
a. Lá ơi c. Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi.
b Chim sâu hỏi chiếc lá. d. Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Câu 2 / Câu: “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.” Là câu rút gọn, rút gọn bộ phận gì?
a. Vị ngữ. c. Chủ ngữ
b. Chủ ngữ.và vị ngữ d. Trạng ngữ.
Câu 3/ Em chọn cụm từ nào sau đây để thiết lập bộ phận rút gọn cho câu trên?
a. Cuộc đời bạn. b. Cuộc đời em.
c. Cuộc đời anh d. Cuộc đời tôi.
Câu 4/ Đoạn văn sau có mấy câu đặc biệt?
“ Mưa và rét! Vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước. Dân công ùn ùn lướt theo…”
a. Một. b. Hai c. ba.
Câu 5/ Xác định nội dung cơ bản trong các ý sau đây và điền vào chỗ dấu chấm:
a/ Về ………………:Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
b/ Về ……………....: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Câu 6: Có mấy trạng ngữ trong câu sau: “ Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, cái mùi thơm mát của bông lúa còn non không?”
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn
.
Tự luận (7đ )
Câu 1/ Thế nào là câu rút gọn? Dùng câu rút gọn với những mục đích nào ?. ( 2đ)
Câu 2: Đặt 4 câu ,trong mỗi câu có một trạng ngữ bổ sung ý nghĩa :
- thời gian,
-nơi chốn,
- nguyên nhân
, - mục đích
.Gạch chân các trạng ngữ đó và ghi rõ ở dưới đó là trạng ngữ gì ?( 2 điểm)
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (5 - 8 dòng) tả quang cảnh trường em, trong đó có ít nhất một trạng ngữ tách thành câu riêng và một câu đặc biệt. Gạch châ n các câ u đ ó .(3 điểm)
ĐÁP ÁN:
A. Trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
c
d
b
-Về hình thức
- Về ý nghĩa
b
B. Tự luận:
Câu 1 Nêu đúng khái niệm1đ.Nêu đúng ,đủ 4 tác dụng ghi 1đ( mỗi tác dụng ghi 0,25 đ)
Câu 2. Đặt mỗi câu đúng 0,5điểm:
-Có trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích hoặc nguyên nhân: 0,25 điểm
- Gạch chân đúng thành phần trạng ngữ: 0,25 điểm.
Câu3 . Viết được đoạn văn 5 à8 dòng :, đúng đề tài .diễn đạt tốt ghi 1.5 điểm,
- có trạng ngữ tách thành câu riêng:, có câu đặc biệt:. phải gạch chân và gạch đúng mỗi câu theo yêu cầu: 0,75 điểm/ 1 câu.
IV. Củng cố: thu bài.
Tuần :25
Tiết : 91
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Ngày soạn: 17/2/12
Ngày giảng:22/2/12
I-Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
- Kĩ năng:
Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn.,bảng phụ
- Trò: SGK, vở bài tập. ,bảng phụ
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra :
- Thế nào là nghị luận chứng minh ?Lý lẽ và dẫn chứng trong văn chứng minh phải như thế nào?
_ kiểm tra vở bài tập
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế
Phương pháp:Đàm thoại
Thời gian:2p
Giáo viên thực hiện (có thể vào bài bằng cách khai thác câu “có bột mới gột nên hồ”. Muốn có hồ ¦ có bột? ¦gột hồ ¦ (cách làm bài)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
Phương pháp:Hỏi đáp, làm việc theo nhóm
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuẩn kiến thức
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước làm văn chứng minh
-GV chép đề ở SGK/48 lên bảng.
-Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Gọi học sinh đọc đề.
HD HS bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
-Đề nêu ra cái gì? Và yêu cầu chúng ta phái làm gì?
-Câu tục ngữ khẳng định điều gì? Có chí nghĩa là gì?
Trong bài tiếng Việt giàu và đẹp về phép lập luận chứng minh ta đã biết muốn chứng minh một vấn đề có 2 cách lập luận:
-GV nêu hai cách lập luận: Nêu dẫn chứng xác thực và nêu lý lẽ.
-Vậy để tìm ý cho bài này theo em cần dựa vào những lý lẽvà những dẫn chứng gì?
...
-Qua việc phân tích đề bài vừa rồi, em hãy cho biết khâu tìm hiểu đề và tìm ý có vai trò như thế nào trong việc làm văn nghị luận chứng minh?
GV liên hệ thực tế từ bài làm của HS
: Hướng dẫn HS lập dàn bài
-Một văn bản nghị luận thường gồm có mấy phần chính? Đó là những phần nào?
-Bài văn chứng minh có nên đi ngược lại quy luật chung đó hay không?
-Vậy trong bài văn chứng minh phần mở bài chúng ta thực hiện điều gì theo đề bài đã cho?
-Ở phần thân bài chúng ta cần lập luận thân bài như thế nào?
-Kết bài, kết luận về khuyên con người như thế nào?
-GV dùng bảng phụ ghi phần lập dàn bài ở mục II SGK/49 cho học sinh củng cố lại kiến thức phần này.
HDHS tìm hiểu bước Viết bài:
HD HS Viết mở bài.
Gọi HS đọc mục 3a sgk/ 49.
-Ba cách mở bài khác nhau về cách lập luận như thế nào?
HDHS viết thân bài
Gọi HS đọc3b sgk/ 50
-Khi viết phần thân bài, làm thế nào để đoạn thân bài được liên kết với mở bài? và cần phải làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó?
.
HDHS: viết kết bài
GV cho HS đọc 3c sgk/ 50
-Kết bài đã tương ứng với mở bài chưa?
-Kết bài đã cho thấy luận điểm cần chứng minh chưa?
-GV củng cố kiến thức bằng cách gọi 1¦2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/50.
-GV gọi HS đọc 2 đề văn SGK/51
Em hãy làm theo các bước như thế nào?
-Hai đề này có gì giống và khác nhau so với đề văn mẫu ở trên?
-Học sinh thực hiện mục I
-Học sinh đọc đề chú ý những từ ngữ quan trọng
.
-Đề nêu ra một tư tưởng và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn
--Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. Chí có nghĩa là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều đó sẽ thành công trong sự nghiệp
-Về lý lẽ: bất cứ việc gì nếu không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì khó mà thực hiện đượckhông?
Nếu gặp khó khăn mà chùn bước thì sẽ như thế nào?
-Về dẫn chứng: nêu những dẫn chứng trong thực tế cho thấy biết bao tấm gương nhờ nêu cao ý chí, quyết tâm mà thành đạt như: Nguyễn ngọc Ký.. Người tàn tật đoạt huy chương vàng ở Paragame
-Rất cần thiết và quan trọng, nếu không hiểu đúng làm bài sẽ lạc đề và không xác định được nội dung bài viết
HS thảo luận nhóm để lập dàn ý cho đề bài trên
Có ba phần chính, đó là: Mở bài, thân bài và kết bài
- Không nên, bài văn chứng minh phải đi đúng quy luật chung đó.
Phần mở bài
-Nêu vai trò của ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà tục ngữ đã đúc kết, đó là một chân lý.
Thân bài: chứng minh.
-Xét về lý: (lí lẽ)
+Chí: cần thiết phải vượt qua trở ngại.
+Không có chí: không làm được việc gì.
-Xét về thực tế: (nêu dẫn chứng)
Người có chí đều thành công. (dẫn chứng)
Chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn (dẫn chứng
Kết bài: mọi người nên tu dưỡng ý chí.
HS đọc
-Cách mở bài thứ 1 đi thẳng vào vấn đề.
-Cách lập luận thứ 2 đi từ cái chung đến cái riêng.
-Cách mở bài thứ 3 suy từ tâm lý con người.
HS thực hiện cá nhân viết đoạn thân bài nhóm 1,2,3 viết đoaạn giải thích .Nhóm 4,5,6 viết đoạn chứng minh
-Dùng từ ngữ chuyển tiếp: Đúng như vậy, Thật vậy, ...
-Viết đoạn phân tích lý lẽ.
-Viết đoạn dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng ¦ tăng tính thuyết phục.
Có thể dùng từ ngữ chuyển đoạn như: “Tóm lại...” hoặc nhắc lại ý của phần mở bài.
-Nên hô ứng với thân bài
Ba kết bài trên đã tương ứng với 3 phần mở bài
-Học sinh đọc ghi nhớ
-Tìm hiểu đề và tìm ý ¦ lập dàn bài ¦ viết bài ¦ đọc và sửa chữa.
I. Tìm hiểu chung
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
1.Tìm hiểu đề và tìm ý:
-Xác định yêu cầu chung của đề, từ đó cho biết đề bài khẳng định điều gì.
-Chứng minh điều mà đề bài khẳng định bằng hai cách lập luận: nêu dẫn chứng xác thực và nêu lý lẽ.
2. Lập dàn bài:
a)Mở bài:
-Nêu vai trò quan trọng, ý nghĩa hoặc tính đúng đắn như một chân lý của đề ra và trích đề bài.
b)Thân bài:
Lập luận bằng hai cách:
-Nêu lý lẽ của vấn đề cần chứng minh.
-Nêu dẫn chứng thực tế.
c)Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh, rút ra bài học kinh nghiệm.
3.Viết bài:
a)Mở bài:
Có 3 cách mở bài:
-Đi thẳng vào vấn đề
-Đi từ cái chung đến cái riêng.
-Suy từ tâm lý con người.
b)Thân bài:
-Dùng từ ngữ chuyển tiếp: Đúng như vậy, thật vậy, ...
-Viết đoạn phân tích lý lẽ.
-Viết đoạn dẫn chứng tiêu biểu.
c)Kết bài:
-Dùng từ ngữ chuyển đoạn.
-Kết bài phải hô ứng với mở bài.
4/Đọc và sửa chữa:
Ghi nhớ SGK/50
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận nhóm
Thời gian:20 phút
Hoạt động 6: Luyện tập:
GV ghi đề 1 sgk/ 51
lên bảng. Hướng dẫn tìm hiểu đề.
-Em hãy tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
So sánh nội dung đề này với nội dung đề vừa học
-
Giống nhau: đều khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí trong công việc
-Khác nhau: Đề bài “Có công mài sắt ... nên kim” khi chứng minh cần nhấn mạnh điều thuận: bền lòng quyết chí ¦ công việc dù khó khăn vẫn thành công.
-Đề bài “không có ... làm nên” khi chứng minh cần chú ý cả hai chiều thuận và nghịch.
-Không bền lòng thì không làm được việc.
-Quyết chí thì dù dời non lấp biển cũng làm nên.
II. Luyện tập
IV. Củng cố: Gọi HS nhắc lại các bước làm bài văn chứng minh.
V. Dặn dò: Viết bài văn chứng minh cho một trong hai đề văn phần luyện tập để chuẩn bị cho tiết Luyện tập lập luận chứng minh.
Tuần :25
Tiết : 92
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Ngày soạn: 18/2/12
Ngàygiảng:24/2/12
I-Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
Cách làm bài văn nghị luận chứng minh cho một nhận định , một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gủi quen thuộc
- Kĩ năng:
Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn văn chứng minh
II-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn. Tài liệu chuẩn kiến thức
- Trò: SGK, vở bài tập.thực hiện các bước của bài lập luận chứng minh cho một đề tài cụ thể ở nhà.
- Phương pháp: Phân tích quy nạp, luyện tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định:
2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế
Phương pháp:thuyết giảng
Thời gian:2p
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: Cách làm bài văn nghị luận chứng minh
Phương pháp:Hỏi đáp,
Thời gian: 8 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuẩn kiến thức
Thế nào là lập luận chứng minh?
Nêu các bước làm một bài văn chứng minh
Bố cục một bài văn chứng minh gồm mấy phần
Mở bài trình bày ý gì?
Thân bài gồm những nội dung nào?
Kết bài nêu ý gì?
Lý lẽ và dẫn chứng trong văn chứng minh phải như thế nào?
HS thảo luận nhóm trình bày
I. Củng cố kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn văn chứng minh cho một vài đề bài cụ thể
Phương pháp: Hỏi đáp, thuyết giảng, thảo luận nhóm, kỹ thuật độngnão
Thời gian:33 phút
Để viết một bài văn chứng minh ta cần thực hiện theo mấy bước
Tìm hiểu đề.
GV dùng bảng phụ ghi đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý “ăn ... cây”, “uống nước ... nguồn”.
- Điều phải chứng minh của đề bài là gì?
- Theo em đề yêu cầu lập luận chứng minh đòi hỏi phải làm như thế nào?
Tìm ý.
+GV đặt câu hỏi:
-Nếu theo đề bài thì có đòi hỏi phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa của 2 câu tục ngữ đó không? Vì sao?
-Em diễn giải ý nghĩa của nó như thế nào?
-Theo em những biểu hiện nào trong thực tế đời sống có thể chứng minh cho đạo lý “uống ... nguồn”, “ăn quả ... cây”?
-Ngoài những nội dung vừa nêu trên em có thể bổ sung những biểu hiện nào?
- Các lễ hội có phải là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên không?
-Hãy kể một số lễ hội mà em biết?
-Các ngày giỗ trong gia đình có ý nghĩa như thế nào?
-các ngày TBLS, NGVN 20 - 11, QTPN 8 -3, TTVN 27 - 2…có ý nghĩa như thế nào?
-Người VN có thể sống thiếu phong tục, lễ hội ấy được không?
-Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” gợi cho em suy nghĩ gì?
Lập dàn bài
GV HDHS xây dựng dàn bài trên cơ sở đã chuẩn bị ở phần trên, dựa vào sự hiểu biết ở các tiết trước.
-Gợi ý HS nêu những biểu hiện của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” theo trình tự thời gian:
Viết Bài
+GV HD cho HS viết mở bài.
-Tổ chức trò chơi “làm bài tập nhanh” lấy điểm gợi hứng thú cho HS (chọn 5 em nhanh nhất.
Sửa chữa đánh giá, đọc bài hay nhất.
+GV HD cho HS viết mở bài,đoạn thân bài,đoạn kết bài
- Lần lượt đi theo 4 bước:
Tìm hiểu đề và tìm ý ¦ lập dàn bài ¦ viết bài ¦ đọc và sửa chữa-
Lòng biết ơn những người tạo ra thành quả để mình được hưởng - một đạo lý sống đẹp đẽ của con người VN.
- Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp.
Có, bởi vì việc diễn giải rõ ràng hơn sẽ giúp ta định hướng đúng và tìm được ý.
Ý nghĩa: bất cứ thành quả nào trên đời cũng do con người cụ thể nào đó tạo ra.
+để tạo ra một thành quả tốn rất nhiều công sức. Có thành quả tạo nên từ công sức một đời người, có khi bằng xương máu một thế hệ.
-Vậy phải ghi nhớ công ơn những người đã tạo ra thành quả để ta hưởng ngày hôm nay.
Phải ghi nhớ công ơn ông bà, cha mẹ, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết ơn những người đã cho ta cuộc sống hôm nay...
-Trân trọng những người đã tạo ra các thành quả về tinh thần, vật chất: nhà thơ, nhạc sĩ, nông dân, công nhân…
-Trân trọng biết ơn các anh hùng liệt sĩ..
-Thực hiện tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng các bà mẹ VN anh hùng.
Các lễ hội tưởng nhớ các
vị tổ tiên
- Lễ hội Đền Hùng, giỗ tổ Hùng Vương, Hội làng Gióng…
Bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên.
-Bày tỏ lòng biết ơn của quần chúng nhân dân đối với những người đã góp xương máu cho nền độc lập dân tộc của tổ quốc và những người làm các nghề cao quý.. đã hy sinh thầm lặng cho con cháu.
-Không thể . Vì lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là nét bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta.
--Sống sao cho xứng đáng với thế hệ cha anh.
HS thảo luận nhóm lạp dàn ý
+Xưa: Dân tộc ta đã luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết ơn những người đã cho mình thành quả trong cuộc sống.
+Nay: đạo lý ấy vẫn được người VN hiện đại tiếp tục phát huy.
HS tham gia trò chơi thi viết nhanh các đoạn
Viết theo nhóm nhóm 1,2 viết đoạn mở bài
Nhóm 3 viết đoạn thân bài (Đoạn lý lẽ)
Nhóm 4 viết đoạn thân bài ( đoạn CM)
Nhóm 5,6 viết đoạn kết bài
II Luyện tập
* Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả...”, “Uống nước nhớ nguồn”
* Cách làm
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
a) Tìm hiểu đề
* Thể loại: Chứng minh
* Nội dung (luận điểm): Lòng biết ơn những người đã tạo thành quả để mình được hưởng – một đạo lí sống đẹp của dân tộc VN...
* Giới hạn: trong cuộc sống + văn học
b) Tìm ý
* Lí lẽ: ý nghĩa 2 câu tục ngữ (nghĩa bóng)
* Dẫn chứng:
- Con cháu biết ơn ông bà
- Các lễ hội văn hóa: giỗ tổ Hùng Vương...
- Các ngày lễ, kỉ niệm: thương binh liệt sĩ, nhà giáo Việt Nam...
- Các câu ca dao khuyên: ghi nhớ công ơn ông bà, cha mẹ...
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa...
* Suy nghĩ về đạo lí sống
2. Lập dàn bài
a) Mở bài: luận điểm: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng là một đạo lí sống tố đẹp của dân tộc Việt Nam.
b) Thân bài: Chứng minh
- Lí lẽ
- Dẫn chứng
c) Kết bài: suy nghĩ, bài học rút ra
3. Viết bài
a.Viết đoạn văn mở bài.
b. Viết một đoạn thân bài
c. Viết kết bài
4 Củng cố:
- Khi làm một bài văn lập luận chứng minh cần thực hiện lần lượt như thế nào?
- Có mấy cách mở bài trong văn lập luận chứng minh? Giữa mở bài và kết bài phải như thế nào?
5 Hướng dẫn tự học
- Bài tập về nhà: Lập dàn bài chi tiết cho đề bài. Chứng minh rằng: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Chuẩn bị cho tiết bài viết tuần sau.
Chuẩn bị bài tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ.(tr 52)
ĐÊ 1
A/ Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và chọn ý trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu:
“Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi?
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.”
1/ Câu nào là câu đặc biệt?
a. Chim sâu hỏi chiếc lá. c. Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi.
b. Lá ơi. d. Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
2/ Câu: “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.” Là câu rút gọn, rút gọn bộ phận gì?
a. Vị ngữ. c. Cả chủ ngữ và
File đính kèm:
- tuần25.doc